Một số kinh nghiệm trong phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và xã hội để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp - Pdf 25

Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
*
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số kinh nghiệm trong phối hợp các tổ
chức đoàn thể trong nhà trường và xã hội để
làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”
NĂM HỌC 2010-2011
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Trong công tác giáo dục thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm giữ
một vị trí vô cùng đặc biệt, vì thế cho nên mới có câu nói “Cô nào, trò nấy”;
nhìn thầy cô chủ nhiệm sẽ biết ngay học sinh lớp đó như thế nào, cũng như
nhìn học sinh sẽ thấy được kết quả các thầy cô chủ nhiệm rèn giũa những học
sinh của mình ra sao. Để có được một thế hệ học sinh như mình mong muốn
là cả một quá trình gian nan, vất vả, tìm tòi phối hợp của người giáo viên chủ
nhiệm trong suốt ba năm học. Một giáo viên chủ nhiệm giỏi không chỉ là một
người bạn, một người cố vấn tinh thần cho các em trong việc giải quyết, tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc trong học tập, giao tiếp và cuộc sống mà
người giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ
chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp tốt các lực
lượng giáo dục trong các hoạt động xã hội mang lại hiệu quả cao nhất. Với
thực tế làm công tác chủ nhiệm lớp trong suốt 15 năm qua, tôi nhận thấy tầm
quan trọng rất lớn trong việc phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
và xã hội, chính vì vậy tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với chủ
đề: “Một số kinh nghiệm trong phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường và xã hội để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Với mục tiêu mang đến cho học sinh là: “Mỗi ngày đến trường là một
niềm vui” nên trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn đưa ra

Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Giáo dục trong nhà
trường chỉ là một phần, còn cần phải có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia
đình để giúp việc giáo dục tốt hơn. Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy,
nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không
thật hoàn toàn”. Điều Bác nói hoàn toàn đúng, Các phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống của con người nói chung, học sinh nói riêng được hình thành và
phát triển trong các môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Trong mối
quan hệ đó thì nhà trường được xem là trọng tâm, chủ động, định hướng trong
việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường chính là môi trường giáo
dục toàn diện nhất là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên
nghiệp nhất, là nơi hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức
mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Để có được điều đó thì 90% thành
công lại phụ thuộc vào vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
Như chúng ta đã biết, chức năng và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
là:
- Trước hết GVCN phải là thầy dạy bộ môn văn hóa ở lớp.
- GVCN phải cùng với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục
khác chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành nhân cách cho học sinh.
4
- GVCN phải là người biết tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động
trong lớp.
- GVCN phải cố vấn cho tập thể học sinh và Ban chấp hành Đoàn trong
lớp.
- Đồng thời GVCN phải dạy và tổ chức các hoạt động trong học tập và
ngoài giờ của học sinh.
- Phải nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục lao động hướng nghiệp
của nhà trường và xã hội qua các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Làm trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy trò.
Cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành một đơn vị tập thể mang
tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác tự quản của học sinh.

hưu, một số thì kinh doanh buôn bán nên việc quan tâm sát sao đến các em
còn bị hạn chế.
- Quan niệm giáo dục của một số gia đình chưa thực sự tích cực: Họ
phó mặc việc học hành cho nhà trường, thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ
nhiệm, có nhiều phụ huynh học sinh còn mặc cảm, ngại ngần khi gọi điện liên
lạc với giáo viên chủ nhiệm.
- Học sinh nói chung còn mải chơi, ỷ lại, phụ thuộc vào gia đình, chưa
có khả năng tư duy và nhận thức cao, một số em có hoàn cảnh đặc biệt cần
6
phải được quan tâm sâu sắc hơn nữa. Chính vì vậy, Giáo viên chủ nhiệm cần
phải biết phối hợp tổ chức tốt với các đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã
hội, đó chính là:
+ Ban giám hiệu.
+ Đoàn thanh niên.
+ Các Giáo viên bộ môn.
+ Chi hội phụ huynh học sinh.
+ Các tổ chức khác như: Trung tâm dạy nghề, các trung tâm gia sư, ban
bảo vệ
III. Các giải pháp phối hợp giáo dục cụ thể đã thực hiện.
A. Yêu cầu.
- Tích cực tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức, học tập và xu
hương phát triển của từng học sinh để có kế hoạch tác động giáo dục thích
hợp.
- Đảm bảo tính khách quan công bằng và vì lợi tích của học sinh trong
quá trình tìm hiểu, giáo dục học sinh.
- Sử dụng các biện pháp hợp lý để thu thập, xử lý thông tin một cách
khoa học và có hiệu quả.
B. Các biện pháp cụ thể.
* Đối với Ban giám hiệu.
- Tôi thường báo cáo, cung cấp những thông tin liên quan đến trường,

HIV AIDS , tôi đã động viên các em quyên góp ủng hộ tiền hoặc mua tăm
một cách thành tâm, và nhiệt tình. Bên cạnh đó tôi cũng đặt mua Báo Tuổi
Trẻ Thủ Đô để thông qua đó tôi có thể cập nhật, giáo dục cho các em về tình
hình và nhiệm vụ của đất nước cùng những tình hình thời sự chính trị trong
nước và quốc tế, đồng thời kể cho các em nghe về những tấm gương Đoàn
viên tiêu biểu, giỏi giang trong học tập và lao động đã vượt khó vươn lên,
nhằm tiếp thêm động lực cho các em, giúp các em có thêm niềm tin, ước mơ
trong cuộc sống. Thông qua những thông tin trong báo, tôi cũng giúp các em
tránh được những tệ nạn, cạm bẫy, những việc làm xấu trong đời, rèn kỹ năng
sống và định hướng nghề cho các em, kích thích các em chủ động tham gia
các hoạt động của Đoàn một cách nhiệt tình, tích cực, nâng cao hiểu biết về
đời sống và pháp luật một cách đúng đắn và đầy đủ. Mục đích chính là giúp
các em phát huy năng lực, trí lực, tự biết chăm sóc, bảo vệ mình và độc lập
sáng tạo trong mọi mặt, biết xây dựng hoạt động cá nhân và tập thể, biết đóng
góp ý kiến và tự rèn luyện, hoàn thiện nhân cách trong cuộc sống hàng ngày.
* Đối với Chi hội phụ huynh học sinh:
- Trước khi tiến hành cuộc họp phụ huynh học sinh tôi thường trực tiếp
trao đổi trước với Ban Chi Hội để bàn bạc thống nhất về chủ trương, kế hoạch
giáo dục của lớp trên cơ sở thống nhất của đội ngũ cán bộ lớp và cả tập thể
lớp (trừ cuộc họp đầu tiên của năm lớp 10 khi chưa bầu ra BCH).
- Trong cuộc họp, tôi phổ biến chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà
trường, đặc biệt là mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của tập thể lớp.
9
- Thống nhất với phụ huynh về yêu cầu, nội dung, biện pháp, hình thức
giáo dục các em ở nhà: Yêu cầu phụ huynh kiểm tra các em thời khóa biểu,
thời gian biểu cụ thể, thường xuyên để ý, quan tâm, theo dõi nhắc nhở kịp
thời những sai sót của các em. Để làm được điều này, ngoài sổ liên lạc ra tôi
còn trích quỹ lớp mua một điện thoại di động và sim (tiền được nạp vào
những dịp khuyến mại nhân đôi của mạng MobiFone) rồi giao cho một cháu
ngoan và trung thực nhất lớp (không nhất thiết cứ phải là cán bộ lớp) cháu đó

mỗi em 3 tờ mỗi loại, học chính và học thêm). Giấy xin phép này phải được
chính phụ huynh giữ và viết, ký tên chứ không cho học sinh cầm, hoặc viết,
tránh trường hợp nhờ các bác hàng xóm, hàng nước ký hộ.
- Trong cuộc họp tôi cũng gửi lại cho phụ huynh xem tờ bản tự kiểm
điểm của từng em một sau mỗi 1 học kì để phụ huynh biết con mình đã làm
gì, đang như thế nào và sẽ định ra sao ở kỳ sau, thậm chí tôi còn cho các em
viết về ước mơ trong tương lai để giúp cha mẹ hiểu các em hơn, định hướng
cho các em chính xác hơn. Tôi còn yêu cầu các em ghi rõ lịch học thêm ngoài
nhà trường để phụ huynh quản lý các em tốt hơn (vì nhiều phụ huynh không
làm được điều này, chỉ biết cho con tiền đóng học thêm mà không biết chính
11
xác con học ai, ở đâu, giờ nào, học như thế nào để quản lý cho tốt). Có phụ
huynh đã phải trực tiếp nhờ tôi làm việc này hộ. Khi mời phụ huynh đến
trường, ngoài việc phát giấy mời tôi còn phải trực tiếp gọi điện thông báo,
tránh trường hợp phải mời phụ huynh đến mấy lần mới gặp được.
- Khi có những kế hoạch đột xuất hoặc liên quan đến các khoản thu,
chi, tôi đều gõ thông báo gửi đến từng phụ huynh rồi thu lại kiểm tra chữ ký
xác nhận của phụ huynh sau khi nhận được.
- Với những bản cam kết, bản kiểm điểm, sổ liên lạc, tôi đều yêu cầu rõ
phụ huynh phải cho ý kiến chứ không ký xuông, đồng thời tôi cũng mong phụ
huynh học sinh không nên cho con sử dụng điện thoại di động vì “lợi bất cập
hại” (điều này tôi đã phân tích rất rõ trong cuộc họp và tôi đã phải lấy ví dụ
của con mình đang học lớp 11 tại trường ra làm ví dụ minh họa).
- Trong cuộc họp phụ huynh học sinh, tôi cũng đề nghị các gia đình
thực hiện cam kết giữa học sinh – nhà trường và gia đình, đặc biệt không để
các em sa ngã và bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Bởi nhà trường dù là một
pháo đài vững chắc nhưng vẫn có thể bị tập kích từ phía ngoài. Nhà trường
không phải là một ốc đảo tách khỏi xã hội, tách xa thực tiễn cuộc sống, nhất
là cuộc sống xã hội đang có các nhân tố của kinh tế thị trường tác động đến
nhà trường, có lúc nhẹ nhàng có khi sôi động. Những tệ nạn xã hội có thể ảnh

13
mẹ đánh mắng hay quan hệ yêu đương trong lớp ) để từ đó tôi có kế hoạch
điều chỉnh phù hợp.
Vẫn biết giáo dục gia đình là một phần không thể thiếu trong sự nghiệp
giáo dục xã hội. Song giáo dục gia đình vốn có đặc trưng riêng của nó (yếu tố
di truyền, văn hóa gia đình, quan niệm giáo dục ) do đó giáo viên chủ nhiệm
phải biết khéo léo phối hợp với gia đình như thế nào mới đảm bảo được tính
thống nhất, toàn vẹn của quá trình giáo dục nhằm phát huy được sức mạnh
của gia đình trong công tác giáo dục học sinh, để thông qua đó giúp phụ
huynh học sinh hiểu được, hoạt động của chi hội chính là nhằm tổ chức tập
hợp tất cả cha mẹ học sinh của lớp thành một lực lượng giáo dục thống nhất
cùng nhà trường, giáo viên chủ nhiệm thực hiện mục tiêu, nội dung yêu cầu
giáo dục của nhà trường và xã hội.
* Đỗi với giáo viên bộ môn:
Bên cạnh chiến thuật giáo dục “Nói ít làm nghiêm”, bên cạnh sự phối
kết hợp tốt với tổ chức Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh, tôi còn luôn
gần gũi tiếp cận với các giáo viên bộ môn lớp mình để nắm bắt được tình hình
học tập của các em.
- Khi giáo viên bộ môn kêu ca thì tôi lại phải “lên dây cót” siết chặt đội
ngũ cán bộ lớp, họp cán bộ lớp để đề ra những biện pháp cụ thể, khi giáo viên
bộ môn khen thì tôi lại có những hình thức khen thưởng khác nhau đối với
các em.
- Thông qua giáo viên bộ môn, tôi có thể biết được cụ thể em nào học
tốt môn nào, qua đó có thể điều chỉnh sơ đồ lớp hàng tháng để có kế hoạch
14
cho những em khá giúp các em yếu, để có thể ra đời “những đôi bạn cùng
tiến” kịp thời.
- Với các giáo viên bộ môn có thành tích trong việc dẫn dắt lớp đạt kết
quả cao trong mỗi học kì, tôi đều đề nghị BCH phụ huynh học sinh có phần
thưởng xứng đáng và kịp thời (VD: như học kì I năm học 2010-2011 vừa qua

qua đó có thể khẳng định được bản ngã của mình dù ở bất kì lĩnh vực nào.
Sau đây là kết quả cụ thể của tập thể lớp tôi trong năm học 2008-2009
và 2009 - 2010 do tôi chủ nhiệm:
Thời gian
Hạnh kiểm Văn hóa
T K TB Yếu T K TB Yếu
Năm học 2008-2009 (sĩ số 54) 35 16 2 0 1 30 19 3
Năm học 2009-2010 (sĩ số 55) 37 18 0 0 5 37 13 0
Cụ thể, trong các đợt tổng kết dưới cờ sau mỗi học kì, mỗi năm, lớp tôi
thường đứng trong tốp 3 lớp dẫn đầu lớp toàn trường, lớp trưởng thì được
nhận giấy khen của Đoàn trường, lớp có 100% học sinh đứng trong hàng ngũ
của Đoàn. Đó cũng chính là phần thưởng, là sự khích lệ, động viên không nhỏ
đối với tôi trong quá trình phấn đấu làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm của
mình.
16
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy để có được những thành công
nhất định trong sự nghiệp trồng người, chúng ta còn phải phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nữa, không nhất thiết cứ phải rập khuôn hay máy móc áp dụng bất
kỳ một phương pháp giáo dục nào, bởi lẽ sản phẩm của chúng ta ở đây chính
là “con người”. Để hoàn thành chiến lược giáo dục đạo đức học sinh thành
công, đòi hỏi phải luôn có sự hỗ trợ thống nhất của lực lượng xã hội, trong đó
gia đình và xã hội cũng đóng vai trò quyết định quan trọng không kém trong
việc giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học sinh trong nhà trường bên
cạnh sự thành công của một giáo viên chủ nhiệm giỏi. Cả ba lực lượng trên
phải có sự thống nhất toàn diện dưới sự quan tâm lãnh đạo của cấp Ủy, chính
quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương để tạo nên sức mạnh đồng bộ để
cùng giáo dục thế hệ trẻ có những bước đi đúng hướng, đặc biệt là trông chờ
vào đội ngũ cán bộ quản lý, giáo dục thực sự năng động sáng tạo “Dám nghĩ,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status