Hành động “nhờ” trong tiếng việt - Pdf 18

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Bố cục luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Khái niệm lời
1.1.2. Tình thái
1.1.3. Hành động ngôn từ
1.1.3.1.Sơ lược về hành động ngôn từ
1.1.3.2. Phân loại hành động ngôn từ
1.1.4. Hành động cầu khiến trong tiếng Việt
1.1.4.1. Ý nghĩa hành động cầu khiến
1.1.4.2. Phân loại hành động cầu khiến
1.1.5. Hành động hiển ngôn / trực tiếp và hàm ngôn / gián tiếp
1.1.5.1. Hiển ngôn và hàm ngôn
1.1.5.2. Hành động hiển ngôn / trực tiếp và hàm ngôn / gián
tiếp
1.1.5.3. Hành động cầu khiến trực tiếp / gián tiếp
1.1.6. Lời ngôn hành tường minh và lời ngôn hành nguyên cấp
1.1.7. Phân biệt lời cầu khiến bán tường minh và lời cầu khiến
bán nguyên cấp
1.2. HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN
1.2.1. Hành động nhờ trong tiếng Việt
7
7
8
8

2.1.1.1. Sơ lược về ngữ cảnh tình huống
2.1.1.2. Ngữ cảnh cầu khiến
2.1.2. Tiêu chí về mối quan hệ giữa người nói và người nghe
trong lời nhờ
2.1.3. Tiêu chí hồi đáp trong hành động nhờ
2.1.3.1. Tiếp ngôn hồi đáp bằng hành động ngôn từ
2.1.3.2. Tiếp ngôn hồi đáp bằng hành động vật lý
2.1.4. Những dấu hiệu hình thức để nhận diện phát ngôn nhờ
2.1.4.1. Vị từ ngôn hành nhờ
2.1.4.2. Vị từ hành động giúp, giùm, hộ
2.1.4.3. Vị từ cầu khiến mong, muốn
2.1.4.4. Các tiểu từ tình thái ở vị trí cuối lời
2.2. PHƯƠNG PHÁP NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ
TRONG TIẾNG VIỆT
2.2.1. Nét khác biệt giữa hành động nhờ và hành động đề nghị
2.2.2. Nét khác biệt giữa hành động nhờ và hành động yêu cầu
30
30
32
35
35
35
35
38
39
42
42
43
45
46

3.1.5.2. Nhóm 2: đã
3.1.5.3. Nhóm 3: nào, nhé
3.1.5.4. Khả năng kết hợp của các tiểu từ cầu khiến trong lời
62
65
67
72
72
73
80
82
83
85
86
88
89
91
92
92
97
99
105
3
3.1.6. Khả năng kết hợp của phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung
nhờ tường minh và nguyên cấp
3.1.7. Bảng thống kê các phương thức biểu hiện điển hình của
hành động nhờ trong tiếng Việt (dựa trên cơ sở ngữ liệu trong
luận văn)
3.2. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ
GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT

131
134
4
QUY ƯỚC GHI TẮT
1. D1, D2, D3, Dg: Danh từ hoặc đại từ nhân xưng ở ngôi thứ
nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba, ngôi gộp.
2. V: Vị từ.
3. Vck: Vị từ cầu khiến
4. Vtck: Vị từ tình thái cầu khiến
5. Vnhck: Vị từ ngôn hành cầu khiến
6. VnhN: Vị từ ngôn hành nhờ
7. Tck: Tiểu từ cầu khiến
8. Kí hiệu “/”: hoặc
5
6
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ trước đến nay, ngôn ngữ vốn được xem là một công cụ giao tiếp vạn
năng của xã hội loài người. Ngôn ngữ học truyền thống phân loại các phát
ngôn tiếng Việt chủ yếu căn cứ vào bình diện kết học, nghĩa là căn cứ vào
mối quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ khác nhau. Khi ngữ dụng học ra đời
và nhìn ngôn ngữ ở một góc độ mới thì việc phân loại phát ngôn tiếng Việt
được tiến hành trên cơ sở của bình diện dụng học kết hợp với bình diện nghĩa
học và kết học.
Lý thuyết về hành động ngôn từ đã được nhiều tác giả mà điển hình như
J.L.Austin, J.R.Searl tiếp cận và ngày càng có những nghiên cứu sâu sắc, lý
thuyết này đã chỉ ra, ngôn ngữ đúng là đóng vai trò rất quan trọng trong giao
tiếp, nhưng đơn vị giao tiếp cơ bản không đơn thuần là một đơn vị ngôn ngữ
mà là một phát ngôn nhằm thực hiện một hành động nhất định nào đó. Những
hành động mà ta thực hiện bằng lời nói vô cùng phong phú và đa dạng, điển

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm của Ngữ dụng học và Ngữ
pháp chức năng, nghĩa là nghiên cứu hành động nhờ trong hoạt động hành
chức của nó đặt trong một ngữ cảnh cụ thể, bao gồm cả hành động nhờ trực
tiếp và hành động nhờ gián tiếp. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sử
dụng các phương pháp cũng như những thủ pháp sau:
- Phương pháp miêu tả: Luận văn này sử dụng phương pháp miêu tả là
phương pháp chính. Dựa trên việc miêu tả ngữ liệu thì các nhận xét tương ứng
mới được đưa ra. Việc phân tích ngữ liệu được tiến hành song song bao gồm
các ngữ liệu thực tế, là các lời nói thực tế trong đời sống được ghi âm và ghi
8
chép lại và các lời nói hàn lâm được sưu tầm trong các tác phẩm văn chương,
văn học.
Ngoài phương pháp miêu tả thì luận văn sử dụng những thủ pháp sau:
- Thủ pháp phân tích: là thủ pháp nhằm khai thác sâu vào các cấu trúc ngữ
pháp, mô hình hóa các kiểu lời nhờ. Bên cạnh đó, việc phân tích ngữ nghĩa,
phân tích ngữ dụng, phân tích ngữ cảnh giúp cho việc xác định các dấu hiệu
nhận diện và xác định các phương thức biểu hiện của lời nhờ được dễ dàng
hơn.
- Thủ pháp thống kê: là thủ pháp cũng sẽ xuất hiện trong luận văn nhưng
không nhiều bằng các thủ pháp khác, chủ yếu nhằm đo tần số xuất hiện của
các đặc điểm ngôn ngữ khi phân tích hành động nhờ.
- Thủ pháp so sánh: là thủ pháp nhằm tìm ra những điểm tương đồng và dị
biệt giữa hành động nhờ và các hành động liên quan trong phân khúc hành
động cầu khiến.
4. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tư liệu thì phần nội dung luận
văn chia làm ba chương chính như sau:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
1. Các khái niệm liên quan.

ngắn gọn nhất như sau “Lời là hiện dạng của câu trong một ngôn cảnh giao
tiếp”[10]
Như vậy, ngữ pháp của câu thì nghiên cứu các phạm trù ngữ pháp, các
kiểu quan hệ cú pháp của câu. Ngữ nghĩa của câu thì nghiên cứu nghĩa biểu
hiện của câu để phản ánh sự tình tức là nghiên cứu nội dung câu, nghiên cứu
10
các thành phần cấu tạo nên câu. Ngữ pháp ngữ nghĩa của câu xây dựng quy
tắc và sử dụng ý nghĩa của hệ thống các phương tiện ngôn ngữ chủ yếu qua
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.
Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời có đối tượng nghiên cứu là lời, sản phẩm cụ
thể của câu nên việc nghiên cứu không chỉ bao chứa mối quan hệ giữa ngôn
ngữ và tư duy mà còn bao chức sự tác động của các nhân tố như mục đích
nói, hoàn cảnh nói, tâm lý văn hóa dân tộc, vị thế giao tiếp hay tri thức và
tuyến tính hóa thành các biểu thức mang tính quy tắc để mọi người nhận diện
và sử dụng đạt hiệu quả giao tiếp cao. Như vậy, các vấn đề liên quan đến ngữ
pháp ngữ nghĩa của lời nhờ có quan hệ trực tiếp đến người nói và người nghe
trong bối cảnh cụ thể nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
1.1.2. Tình thái
Tình thái là một khái niệm có liên quan đến hành động nhờ trong tiếng
Việt. Một phát ngôn ngoài biểu hiện nghĩa sự tình hay còn gọi là nội dung thì
còn biểu hiện thái độ, ý kiến của người nói gọi là nghĩa tình thái. Tình thái
chủ quan của ngôn ngữ được phân ra làm hai loại là tình thái nhận thức và
tình thái trách nhiệm [10]. Tình thái nhận thức biểu hiện nhận thức, sự đánh
giá của chủ ngôn đối với sự tình được nêu trong lời, đó có thể là sự phỏng
đoán, khả năng, xác nhận về một sự việc nào đó.
Ví dụ: Chiều nay có lẽ trời mưa to.
Tình thái trách nhiệm là loại tình thái liên quan đến ý nguyện, mong muốn
của người nói thể hiện qua phát ngôn nhằm đạt đến một hiệu quả giao tiếp
nhất định. Tình thái trách nhiệm luôn gắn liền với lời, liên quan đến hành
động ngôn từ và chỉ được bộc lộ trong những ngữ cảnh nhất định. Nghĩa tình

Hành động tại lời hay hành động động ngôn trung chính là lực ngôn trung,
đích ngôn trung. Cùng một đích ngôn trung lại có thể thực hiện bằng những
lời có lực ngôn trung ở các cấp độ khác nhau. Xét lại ví dụ trên và một ví dụ
khác:
Ví dụ: (1) Lấy cho chị cái bút.
12
(2) Có lấy cái bút cho chị nhanh lên không thì bảo.
Ở lời (1) đích ngôn trung được thực hiện bằng lực ngôn trung nhẹ, mang
tính cầu, khuyến khích người nghe thực hiện hành động, không quá bắt buộc.
Nhưng ở lời (2) đích ngôn trung được thực hiện bằng một lực ngôn trung
mạnh, mang tính khiến, áp đặt đe dọa người nghe phải thực hiện hành động.
- Hành động dụng ngôn (perlocutionary act) là sự tác động vào tâm lý,
hành vi người nghe một hiệu quả giao tiếp nhất định như: xúc động, yên tâm,
bực mình,phấn khởi… Hành động dụng ngôn còn gọi là hành động mượn lời.
Trên thực tế, một người có thể hiểu ngay được một hành động ngôn trung
nhưng chưa chắc đã nhận ra ngay một hành động dụng ngôn. Gây hiệu quả
dụng ngôn có thể nằm ở hành động ngôn từ, cũng có thể nằm ở những cử chỉ
phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ. Khi đó cử chỉ điệu bộ không nằm trong
hành động ngôn từ. Một hành động ngôn trung có thể có nhiều hành động
dụng ngôn khác nhau.
Ví dụ: Một hành động ngôn trung là người nói muốn nhờ người nghe
mang cho mình cốc nước thì hành động mượn lời có thể là các trường hợp
sau:
a/ Khát quá nhỉ! (Có thể kèm điệu bộ lè lưỡi)
b/ Nhà có nước không anh?
c/ Cho em cốc nước!
Như vậy, theo tác giả Đào Thanh Lan trong [10], hành động tạo ngôn làm
nên nghĩa sự tình của lời thì các hành động ngôn trung làm nên ý nghĩa tình
thái của lời nói giúp cho sự phân biệt các lời nói với nhau. Về mặt tổng quan,
ý nghĩa của lời nói giống ý nghĩa của câu ở chỗ: nó cũng bao gồm hai nét

+ Đích: biểu thị tình cảm.
+ Hướng: zêrô
+ Trạng thái tâm lý: giống đích.
(5) Tuyên bố
+ Đích: gây ra sự thay đổi hiện thực.
+ Hướng: từ lời nói đến hiện thực.
+ Trạng thái tâm lý: không rõ, có các yếu tố thể chế làm nên giá trị lời.
Theo phân loại của J.Searle thì hành động cầu khiến thuộc loại chi phối
(loại 2). Từ loại 2 có thể phân ra làm hai tiểu loại.
14
(2a) Hành động hỏi: hỏi về điều chưa rõ với mong muốn được trả lời, giải
đáp rõ để hiểu, để nhìn nhận.
(2b) Hành động cầu khiến: cầu khiến người nghe thực hiện hành động
mình nêu ra hoặc cầu khiến người nghe cho phép mình thực hiện hành động.
Hướng khớp lời của J.Searle là một tiêu chí rất quan trọng nó làm nên ngữ
cảnh của lời cầu khiến khác hẳn với lời trần thuật và lời cảm thán. Lời cầu
khiến và lời hỏi được xây dựng theo hướng từ lời nói đến hiện thực, nghĩa là
hành động ngôn từ có trước, hành động thực tế có sau, còn lời trần thuật và
cảm thán được xây dựng theo hướng ngược lại nghĩa là từ hiện thực đến ngôn
từ (thực tế có trước, hành động ngôn từ có sau). Về điều kiện ngữ cảnh, lời
cầu khiến và lời hỏi yêu cầu người nghe thực hiện hành động (làm hay nói)
đáp lại người nói nên bắt buộc phải xuất hiện trong bối cảnh giao tiếp trực
tiếp bao gồm cả người nói và người nghe cùng tồn tại tại thời điểm nói. Dấu
hiệu hình thức ngôn từ chỉ ra người nói là danh từ, đại từ ngôi 1. Dấu hiệu
hình thức ngôn từ chỉ ra người nghe là danh từ, đại từ ngôi 2. Hiểu đơn giản
hơn là chủ ngôn (người nói) lẫn tiếp ngôn (người nghe) cùng phải xuất hiện,
hoặc phải ở cùng bối cảnh ngôn ngữ. Lời trận thuật thì có thể xuất hiện trong
bối cảnh giao tiếp gián tiếp.
Ví dụ:
- Lời cảm thán của “tôi”: Phòng này nóng quá -> phản ánh hiện thực là

là các hành động yêu cầu, ra lệnh, cấm, cho phép … Cầu và khiến đều giống
nhau ở mục đích là yêu cầu người nghe thực hiện điều mà người nói mong
muốn, cái khác ở cầu và khiến chính là lực ngôn trung. Nếu cầu kêu gọi sự tự
nguyện của người nghe thì khiến lại áp đặt người nghe phải hành động (xem
lại hai ví dụ dẫn ở trên).
16
Ở Việt Nam, khái niệm cầu khiến được nhiều tác giả đề cập, trải qua các
thòi kỳ, mỗi nhà nghiên cứu dẫn ra một luận điểm khác nhau về vấn đề cầu
khiến. Sau đây luận văn xin được dẫn ra một số quan điểm tiêu biểu về câu
cầu khiến nhìn nhận khái niệm này ở các góc độ khác nhau:
. Theo tác giả Nguyễn Kim Thản [22], động từ mang ý ngĩa ngữ pháp mệnh
lệnh biểu thị yêu cầu, đề nghị của người nói với người nghe đòi hỏi người này
phải thực hiện quá trình do động từ biểu thị. Quan niệm trên của tác giả đã chỉ
rõ quan niệm của ngữ pháp truyền thống về câu cầu khiến: Câu cầu khiến là
câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị.
Tác giả Hoàng Trọng Phiến trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt [21] cho
rằng câu cầu khiến nói lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và người nghe đáp
lại bằng hành động. Về hính thức câu cầu khiến , tác giả nhận thấy loại câu
này không có dấu hiệu ngữ pháp nào đặc biệt ngoài một số phương tiện hư từ
và ngữ điệu.
Tác giả Hồ Lê [17] phân chia câu cầu khiến ra thành câu mệnh lệnh, câu
yêu cầu và câu dặn dò.
Tác giả Cao Xuân Hạo trong cuốn “Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức
năng” 1991 [7] cho rằng đối với tiếng Việt căn cứ vào một số thuộc tính cấu
trúc cú pháp có thể phân câu ra hai loại lớn: câu trần thuật và câu nghi vấn
(hỏi) và căn cứ vào hình thức mà coi câu mệnh lệnh như một tiểu loại của câu
trần thuật, khác các tiểu lại khác về tình thái mặc dù xét về giá trị ngôn trung
câu hỏi gần với câu mệnh lệnh hơn nhiều.
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Dụng học Việt Ngữ” 2000 [6]
cho rằng cầu khiến là hành động mà người nói sử dụng để khiến người nghe

tuổi tác, giới tính, cương vị xã hội của những người tham gia giao tiếp. Quan
hệ thân hữu thuộc phạm trù nhỏ hơn là nhân tố bên trong đối với quá trình
giao tiếp. Nếu như trong quan hệ xã hội, các từ ngữ thể hiện vai giao tiếp
18
được xác định rõ ràng thì trong mối quan hệ thân hữu lại có phần hạn chế
hơn, nó không duy ý chí mà đôi khi tùy vào mong muốn chủ quan của đối
tượng giao tiếp.
b. Quyền lợi của người tiếp nhận hành động được nêu ra trong phát
ngôn
Yếu tố quyền lợi được coi là yếu tố quyết định trong việc lựa chọn ngôn từ
biểu đạt trong phát ngôn cầu khiến. Quyền lợi trong lời cầu khiến mang tính
chất ràng buộc và có diễn biến khá phức tạp luân phiên giữa chủ ngôn và tiếp
ngôn. Trong một số phát ngôn cầu khiến như nhờ, yêu cầu… thì hầu như chủ
ngôn sẽ là người hưởng lợi, tuy nhiên trong một số phát ngôn cầu khiến khác
như dặn, khuyên… thì tiếp ngôn lại là người hưởng lợi nhiều hơn. Bên cạnh
đó, một số phát ngôn cầu khiến trung hòa quyền lợi của cả chủ ngôn và tiếp
ngôn nghĩa là cả hai cùng được lợi. Như vậy, chủ ngôn phải là người chủ
động đồng thời phải có ý thức về quyền lợi và mục đích giao tiếp khi thực
hiện một phát ngôn cầu khiến cụ thể. Kết quả cuối cùng của một hành động
cầu khiến là hướng tiếp ngôn đến một hành động theo ý muốn và nguyện
vọng của chủ ngôn.
c. Cường độ, mức độ cầu khiến của chủ ngôn
Cường độ, mức độ cầu khiến của chủ ngôn với tiếp ngôn có thể ở mức cao,
thấp hoặc trung bình. Cường độ và mức độ cầu khiến có liên quan chặt chẽ
đến thái độ thể hiện của chủ ngôn và của tiếp ngôn.
Các hành động có tính cầu cao thì kêu gọi sự tự nguyện của tiếp ngôn, còn
các hành động có tính khiến cao thì ép buộc, cưỡng chế tiếp ngôn thực hiện
hành động.
Theo tác giả Đào Thanh Lan [10,42], có thể phân loại các hành động cầu
khiến ra thành các tiểu loại chi tiết thể hiện mức độ cầu khiến cao hay thấp

làm
Vnh = khuyến; nên /
Vnh + không nên
8 Rủ Cầu thấp Làm Nhé, có…không
9 Mời Cầu trung bình Làm
Vnh = mời; nhé, có…
không
10
nhờ
Cầu cao Làm
Vnh = nhờ; với
11 Chúc Cầu cao Làm Vnh = chúc, nhé
12 Xin, xin phép Cầu cao Làm
Vnh = xin/xin phép;
nhé
13 Cầu Cầu rất cao Làm Vnh = cầu; với
14 Nài Cầu rất cao Làm
Vnh = xin, van, lạy;
với
15 Van Cầu rất cao Làm Vnh = van; với
16 Lạy Cầu cao nhất Làm Vnh = lạy; với
(Ghi chú: Vhn = vị từ ngôn hành; hãy, đi, nhé, với… = từ có vai trò làm
phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến)
1.1.5. Hành động hiển ngôn / trực tiếp và hành động hàm ngôn / gián
tiếp
1.1.5.1. Hiển ngôn và hàm ngôn
20
Hiển ngôn là thông tin trực tiếp được biểu hiện trực tiếp bằng phương tiện
ngôn từ. Hàm ngôn là thông tin hàm ẩn nằm sau ngôn từ được suy ra từ thao
tác suy ý.

Vậy hàm ngôn ở đây là: giục người bạn của mình mau sinh con trai đi.
Trong giao tiếp rất nhiều trường hợp người nói không muốn thể hiện hiển
ngôn ý định của mình thay vào đó là lời nói hàm ẩn. Bằng lối nói này người
nghe buộc phải thực hiện thao tác suy ý để nắm bắt thông tin từ phía người
nói.
1.1.5.2. Hành động hiển ngôn / trực tiếp và hàm ngôn / gián tiếp
Theo [10], hành động hiển ngôn là hành động mà đích ngôn trung được
biểu hiện trực tiếp bằng dấu hiệu hình thức ngôn từ đặc trưng cho nó còn gọi
là phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung. Hành động hàm ngôn là hành động mà
đích ngôn trung không được biểu hiện trực tiếp bằng phương tiện chỉ dẫn lực
ngôn trung của nó mà được biểu hiện gián tiếp thông qua phương tiện chỉ dẫn
lực ngôn trung của hành động khác.
Ví dụ: (1). (Lúc nãy) Anh có tắt tivi không?
(2). Anh có thể tắt tivi được không?
Ở ví dụ (1) chủ ngôn chỉ chờ đợi tiếp ngôn xác nhận một trong hai khả
năng “có” hoặc “không” là được, tức là phát ngôn này nhằm mục đích ngôn
trung là muốn người nghe trả lời cho lời hỏi nên đó được coi là hành động
ngôn trung trực tiếp. Ở phát ngôn (2) chủ ngôn hỏi tiếp ngôn về khả năng “tắt
tivi” thì chủ ngôn ít nhiều đã biết hoặc kỳ vọng vào khả năng thực hiện hành
động của tiếp ngôn. Trong phát ngôn (2), nếu người nghe trả lời là “có” thì
người nói sẽ yêu cầu người nghe thực hiện hành động “tắt tivi”. Kiểu lời hỏi
(2) này khác với lời hỏi (1) nhằm vào sự xác nhận về hành động – thường là
đã xảy ra. Vì thế lời hỏi (2) này chứa hàm ý: muốn người nghe thực hiện hành
động “tắt tivi”. Tổng kết lại, lời hỏi (2) chứa hai hành động: 1- Hành động
dẫn nhập được biểu thị bằng hiển ngôn. 2 - Hành động cầu khiến là hành động
đích thì dược thực hiện bằng hàm ngôn.
22
Tác giả Đào Thanh Lan [10] đưa ra định nghĩa về hành động trực tiếp và
hành động gián tiếp như sau:
Hành động trực tiếp / hiển ngôn là hành động tạo ra đích ngôn trung hiển

giữa vị từ chúc và hành động chúc là quan hệ một đối một. Từ đó, ta có định
nghĩa: Lời ngôn hành chứa vị từ ngôn hành là lời ngôn hành tường minh.
Ở phương diện khác, ngoài vị từ ngôn hành, ngôn ngữ còn sử dụng những
phương tiện hình thức chuyên dụng làm dấu hiệu đặc trưng để biểu hiện hành
động ngôn từ tương ứng với chúng chẳng hạn như các từ hãy, đừng, chớ là
dấu hiệu hình thức chuyên dụng để biểu hiện lời cầu khiến tiếng Việt:
Ví dụ: Hãy luôn cố gắng phấn đấu học tập cháu nhé!
Đừng về muộn đấy!
Xét ví dụ trên, ta thấy lời được tạo thành với hãy, đừng, chớ cũng là lời
ngôn hành. Tuy nhiên, quan hệ giữa phương tiện biểu hiện và hành động ngôn
trung trong trường hợp dùng hãy, đừng, chớ không phải là quan hệ một đối
một: Ví như từ hãy có thể ứng với hành động rủ, hành động ra lệnh hoặc hành
động yêu cầu… Việc xác định hãy ở lời cụ thể sẽ tương ứng với hành động
tường minh nào phụ thuộc vào bối cảnh giao tiếp cụ thể và ngữ điệu của
người nói. Lời ngôn hành chứa hãy, đừng, chớ là lời ngôn hành nguyên cấp.
Sự khác nhau giữa lời ngôn hành tường minh và lời ngôn hành nguyên cấp
là ở chỗ: lời ngôn hành tường minh thì gọi tên hành động ngôn trung một
cách rõ ràng, cụ thể, xác định còn lời ngôn hành nguyên cấp thì chỉ nêu ra
hành động ngôn trung khái quát, không chỉ ra hành động ngôn trung cụ thể và
nó tương đương với một số hành động ngôn trung cụ thể. Từ đó phân ra được
hai loại của lời cầu khiến.
- Lời cầu khiến tường minh chứa vị từ ngôn hành
- Lời cầu khiến nguyên cấp chứa phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung trực
tiếp khác nhau nằm ngoài vị từ ngôn hành.
24
Mô hình đầy đủ khái quát của lời cầu khiến tường minh, chứa vị từ ngôn
hành cầu khiến là
K1 = D1 + Vnhck + D2 + V(p)
Trong đó:
K1: Lời / biểu thức ngôn hành cầu khiến tường minh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status