Kỷ năng xử lý tình huốngcháy, trộm, cướp, đình công, gây rối... - Pdf 18

Kỹ NĂNG Xử LÝ TÌNH HUốNG
1/ Gây rối trật tự là gì? Cách giải quyết đánh lộn trong khuôn viên mục tiêu?
- Các hành vi trái với trật tự gây bất ổn tại mục tiêu gọi là gây rối
- Trường hợp đánh lộn cần phải thuyết phục để làm giảm cơn nóng giận và giải thích để
họ nhận ra cách giải quyết tốt nhất là bằng thiện chí và lẽ phải , tôn trọng pháp luật và
kỷ cương.
2/ Cách giải quyết vụ gây rối của đám đông ngoài cổng chính?
- Phía ngoài cổng không thuộc phạm vi trách nhiệm theo hợp đồng dịch vụ bảo vệ,
nhưng khi có vấn đề gây rối tại khu vực này sẽ ảnh hưởng tới an ninh khu vực mặt tiền
của cty chủ quản, do đó lực lượng bảo vệ buộc phải có biện pháp giải tán đám đông
này mọi biện pháp cho phép như:
- Yêu cầu đám đông giải tán không tụ tập tại khu vực này
- Không cho họ bao vây chắn lối vào công ty chủ quản
Nếu các biện pháp đề nghị không được sẽ phải báo chính quyền địa phương hoặc
công an hỗ trợ giải tán.
3/ Nếu xảy ra đình công lực lượng bảo vệ làm gì?
- Nắm rõ thành phần tham gia, người đứng đầu, nội dung yêu sách
- Tăng cường tuần tra canh gác
- Ngăn chặn các hành vi quá khích gây mất trật tự
- Xin ý kiến lãnh đạo của chũ quản để giải quyết yêu sách của họ
- Tùy tình hình có thể đề nghị địa phương hỗ trợ giải quyết
4/ Cách giải quyết vụ tai nạn chết người?
- Báo ngay cho cơ quan công an gần nhất
- Bảo vệ hiện trường
- Tuần tra canh gác chặt chẽ
1
- Lập biên bản, báo cáo vụ việc
5/ Khi có người bị tai nạn phải làm gì?
- Sơ cứu người bị nạn
- Báo cho bệnh viện gần nhất yêu cầu gíúp đỡ
- Báo cáo sự việc với chủ quản

Từ thiết bị báo cháy (nếu mục tiêu bảo vệ có lắp đặt trang bị).
Nếu thông tin nhận qua điện thoại hoặc trên cơ sở tín hiệu của thiết bị báo cháy thì phải nhanh
chóng xác minh có đúng là cháy thật hay báo cháy giả (do người có ý đồ xấu, do máy móc,
thiết bị bị trục trặc, nhầm lẫn). Còn những thông tin nhận từ các nguồn đáng tin cậy khác như từ
lãnh đạo của chủ quản hoặc nhân viên bảo vệ thì người nhận tin phải làm rõ:
Nơi vụ cháy xảy ra (vị trí và những vấn đề có liên quan đến cháy của không gian nơi xảy ra
cháy như sự hiện diện của người và tài sản, cách bố trí, che chắn, đường đi, lối vào .v.v…).
Tính chất vụ cháy: nguyên nhân, độ cao của ngọn lửa, tốc độ lan rộng của đám cháy, diện tích
đám cháy đã có, cháy thường, cháy hóa chất, cháy điện.v.v…

Những việc cần làm sau khi xác định chính xác về vụ cháy:
Báo ngay cho 114 nếu vụ cháy lớn, có nguy cơ lan rộng;
Báo ngay cho cơ quan công an cơ sở (phường công an, công an xã nơi mục tiêu bảo vệ tọa
lạc) nếu có người bị thương, bị chết do cháy.
3
Báo động cháy cho toàn mục tiêu (bằng tín hiệu đã được quy định trong phương án PCCC như
hô lớn, đánh kẻng, kéo còi, bấm chuông.v.v…).
Báo cho toàn bộ lực lượng bảo vệ đang làm việc tại mục tiêu về vụ cháy.
Báo cho trưởng ca, tổ trưởng (nếu họ không có mặt) để xin ý kiến chỉ đạo.
Thông báo cho lãnh đạo chủ quản và trưởng ban phòng chống cháy của chủ quản, nếu họ
chưa biết hoặc thông tin cháy không phải do họ báo.
Bố trí lực lượng canh gác vòng ngoài (đề phòng hôi của và giải tán các đám đông hiếu kỳ để
tạo điều kiện cho việc chữa cháy của lực lượng và xe chữa cháy)
Cách ly những vật liệu dễ cháy bằng mọi biện pháp.

Tổ chức chữa cháy:
Cúp cầu dao tổng khu vực có cháy;
Cấp cứu người bị thương do đám cháy gây ra, nếu có;
2.3 Hướng dẫn những người không thuộc lực lượng chữa cháy thoát hiểm theo phương án
phòng cháy đã có;

Khi phòng chức năng của chủ quản phát hiện số hàng hóa hoặc vật tư chứa trong kho không
còn tồn tại như quy định và thông báo là mất thì nhân viên bảo vệ (chịu trách nhiệm chính) hoặc
trưởng ca, trưởng mục tiêu phải làm rõ:
+ Tài sản đó là gì? Tên gọi của nó qua các chứng từ
+ Số lượng và chất lượng theo mô tả của chủ quản hoặc đại diện chủ quản.
+ Làm rõ bằng cách nào tài sản trên hiện diện trong kho (nhập kho thời điểm nào, phiếu nhập
số bao nhiêu, nó là thật hay giả.v…v.)
+ Tài sản đó dùng vào mục đích gì (chức năng của nó).
5
+ Việc nhập tài sản đó có sự kiểm soát của công ty bảo vệ BẢO VIỆT hay không? Ai ký tên theo
dõi?
+ Vẽ “đường đi” của tài sản từ ngoài vào và từ kho đi để phát hiện có đoạn nào sơ hở trong
“đường đi đó”
Nếu có sự đồng ý của chủ quản thì trình báo công an để họ điều tra. Nếu chủ quản chỉ đồng ý
để xử lý nội bộ thì nhân viên bảo vệ phải báo cho các chức danh của Công ty BẢO VIỆT để có
chỉ đạo giải quyết vụ việc.
Lập biên bản và làm báo cáo gửi chủ quản và BẢO VIỆT. Trường hợp vụ mất tài sản được cơ
quan công an điều tra thì biên bản cũng gửi cho cơ quan công an và hỗ trợ tích cực cho cuộc
điều tra làm rõ thủ phạm và thu hồi tài sản cho chủ quản.
Rút kinh nghiệm về kiểm soát xuất nhập kho của lực lượng bảo vệ
Kiến nghị những bổ sung cần thiết về thủ tục theo dõi tài sản và những vấn đề có liên quan.

Đưa tài sản ra ngoài trái phép.
Những trường hợp thường gặp
Tài sản bị “để lẫn” với rác ở nơi gom rác hoặc trong rác nhưng bị nhân viên bảo vệ, khi tuần tra
đã phát hiện ra.
Tài sản được ai đó cất dấu vào phương tiện giao thông như ô tô hoặc các phương tiện khác từ
trong khuôn viên của mục tiêu đi ra qua cổng chính hoặc cổng dành riêng cho hàng hóa, nhưng
bị phát hiện khi nhân viên bảo vệ kiểm tra.
Tài sản được công nhân, nhân viên hành chính hay thầu phụ dấu trong người khi ra khỏi nơi

việc có ký nhận của người làm chứng và bản thân người bị bắt. Nếu người bị bắt là nhân viên
hoặc công nhân của chủ quản thì giao cho phòng hành chính - nhân sự. Trường hợp người bị
bắt quả tang không thuộc biên chế của chủ quản hay công nhân thầu phụ thì giao cho công an
để làm rõ cùng với biên bản sự việc. Việc báo cho công an phải được cân nhắc trên cơ sở ý
kiến của chủ quản và sự nghiêm trọng của vụ việc. Nếu tài sản bị chiếm dụng có giá trị nhỏ mà
lần đầu thì không cần đến sự can thiệp của công an cơ sở. Trường hợp, vụ việc mất tài sản (do
đưa trái phép ra ngoài) đã lặp đi lặp lại nhiều lần, có nhiều tình tiết phức tạp, ảnh hưởng đến uy
tín của lực lượng bảo vệ thì nên có sự can thiệp của công an để làm sáng tỏ những nghi ngờ,
hiểu lầm.
Sau khi giải quyết xong vụ việc cần làm báo cáo theo quy định gửi chủ quản và BẢO VIỆT. Tổ
chức rút kinh nghiệm về bảo vệ tài sản của chủ quản trong nội bộ mục tiêu.
Kỷ năng xử lý tình huống - Giải quyết gây rối trật tự
7

Khái niệm: Những gì trái với trật tự và yên ổn của mục tiêu bảo vệ đều có thể đưa vào danh
mục “gây rối”: thực tế có ba cấp độ khác nhau của các sự việc gọi là “gây rối trật tự”.
+ Thứ nhất, những người làm việc trong mục tiêu (cán bộ-công nhân viên, công nhân thầu phụ,
khách đến tham quan, khách đến làm việc, quan hệ công tác với các đơn vị chức năng của chủ
quản tại mục tiêu) gây mất trật tự: cãi lộn, đánh nhau.
+ Thứ hai, đình công của cán bộ công nhân viên trong mục tiêu, đòi quyền lợi, hoặc yêu sách
đối với ban lãnh đạo của chủ quản.
+ Thứ ba, gây rối trật tự bên ngoài nhà máy, xí nghiệp như biểu tình phản đối ban lãnh đạo của
chủ quản, gây đánh lộn của một vài phần tử quá khích với công nhân hoặc cán bộ của chủ
quản
Trong cả ba cấp độ đó đều ẩn chứa những nguyên nhân cụ thể làm phát sinh mâu thuẫn mà
dẫn đến xung đột: xung đột giữa cá nhân với cá nhân (CN-CN), giữa cá nhân với nhóm (CN-N),
giữa nhóm này với nhóm khác (N-N). Nhiệm vụ đặt ra cho lực lượng bảo vệ tại chỗ là vãn hồi
trật tự bằng cách làm giảm trạng thái cảm xúc, tăng cường khả năng kiềm chế hành vi, khả
năng phân biệt đúng sai, ý thức pháp luật và đạo lý của các bên gây mất trật tự; loại bỏ những
yếu tố gây sốc cho đám đông hoặc những gì đám đông lấy làm nguyên cớ để gây mất trật tự.

vinh như là người đem lại sự yên ổn cho mọi người, vì nghĩa cử cao đẹp chứ khơng phải là
người cố chấp, nhỏ mọn.

Giải quyết trường hợp thứ hai:
Mâu thuẫn dẫn đến xung đột giữa nhóm người này với nhóm người kia theo công thức (N-N)
đòi quyền lợi, yêu sách một cách hợp pháp. Trong trường hợp này, hành vi của những người
đình công biểu tình là hợp hiến. Nhân viên bảo vệ và các lãnh đạo, chỉ huy thuộc mục tiêu phải
nắm rõ về thành phần của những người tham gia; người đứng đầu, nội dung của yêu sách, đối
tượng mà nhóm biểu tình cần gặp.v.v….
Đồng thời với việc nắm thông tin, lực lượng bảo vệ nhanh chóng thông báo cho nhau biết rõ có
sự việc đó xảy ra về vị trí, tính chất để tăng cường tuần tra, canh gác, điều thêm lực lượng đến
để giữ cho đám đông trong trạng thái có tổ chức, không có những hành vi quá khích gây mất
trật tự. Tuyên bố với đám đông sẽ xin ý kiến lãnh đạo chủ quản để giải quyết yêu sách của họ.
9
Báo cáo với chủ quản để họ cử người đại diện làm việc với đám đông, lắng nghe ý kiến và trả
lời các câu hỏi của họ.
Đề xuất với ban lãnh đạo chủ quản gặp gỡ và làm việc với đại diện “người quan trọng” của số
người biểu tình, theo nhận diện của lực lượng bảo vệ.
Khi họ cử đại diện gặp ban giám đốc thì yêu cầu giải tán đám đông trong ôn hòa, ai về vị trí làm
việc của người ấy, chờ kết quả đàm phán.
Tùy tình hình cụ thể mà trưởng ca hoặc tổ trưởng quyết định có báo cáo cho cơ quan công an
địa phương hay không. Nếu là vấn đề nội bộ đơn giản mà ban lãnh đạo của chủ quản có thể
giải quyết được, không cần làm lớn chuyện thì không nên báo. Trường hợp, thấy cần báo cho
công an thì tốt nhất là để đại diện của chủ quản trực tiếp báo với công an. Tuy nhiên, trong bất
kỳ trường hợp nào, giám đốc kinh doanh dịch vụ và phòng nghiệp vụ cũng được thông tin kịp
thời bằng cách nhanh nhất để có sự chỉ đạo. Sau khi giải quyết sự việc xong, báo cáo bằng văn
bản theo đúng quy định cho các địa chỉ như chủ quản và BẢO VIỆT.
Chú ý: - Cần phải làm mọi cách để cuộc đình công diễn ra trong ôn hòa và trật tự, tránh những
việc làm gây kinh động đến đám đông, kích thích sự phẫn nộ của họ.
Chú ý tìm người thực sự “đứng sau” đám đông để làm việc với ho, đặng đạt được mục đích giải

Lúc này việc giải quyết lại như đối với trường hợp thứ hai trên đây.

Chú ý:
Trong khi giải quyết đám đông thì những lực lượng đang canh gác hoặc tuần tra ở những vị trí
khác phải được duy trì và tăng cường để đề phòng các hành vi trộm cắp và đột nhập từ phía
khác của mục tiêu.
Không để xảy ra xung đột giữa đám đông và lực lượng bảo vệ.
Giữ nguyên hiện trường nếu có đập phá, mất mát tài sản do đám đông gây ra.
Cần có sự hỗ trợ chặt chẽ của các phòng chức năng của chủ quản, sự hỗ trợ của ban lãnh đạo
của họ, những nguyên cớ gây nên sự phẫn nộ của đám đông phải được dẹp bỏ.
Kỹ năng xử lý tình huống - Mục tiêu xảy ra tai nạn
11

Giải quyết việc liên quan đến người bị tai nạn

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh có thể xảy ra tai nạn lao động do không chấp hành các
quy định bảo hộ lao động, cũng có thề xảy ra bị thương do sự cố kỹ thuật gây nên.
Trong những trường hợp này lực lượng bảo vệ phải thực hiện những công việc sau đây:
Cùng với tổ trưởng sản xuất sơ cứu người bị tai nạn (theo kiến thức về sơ cứu thương). Nếu
có y, bác sĩ thì đây là việc của họ.
Thông tin cho trưởng ca hoặc tổ trưởng mục tiêu bảo vệ. Báo cho số máy của bệnh viện gần
nhất yêu cầu họ giúp đỡ. Khi điện thoại phải nói rõ địa chỉ để xe cứu thương tìm đến nhanh
nhất, cho họ số điện thoại của tổ bảo vệ hoặc của nhà máy để giữ liên lạc.
Khi xe cứu thương đến phải giúp bệnh nhân ra xe nhanh chóng.
Sau khi đưa người bị thương đi, trưởng ca, hoặc nhân viên bảo vệ phải làm báo cáo cho chủ
quản và BẢO VIỆT.
Giữ nguyên hiện trường, nếu vụ tai nạn nghiêm trọng cần điều tra của cơ quan công an, hoặc
cơ quan bảo hiểm. Lập biên bản sự việc và hỗ trợ điều tra của cơ quan công an, nếu cần.

Trường hợp có người chết tại mục tiêu.

bom);
+ Tên địa chỉ người gọi ….v v…
13
+ Điều quan trọng là ghi nhớ những âm thanh nghe được trong quá trình điện đàm như tiếng xe
chạy, tiếng người nói bên ngoài v v để phục vụ cho việc phán đoán nơi, từ đó kẻ khủng bố gọi
tới. Thông thường các máy điện thoại công cộng dùng thẻ hoặc cũng có thể là máy di động
được dùng để uy hiếp đối tượng.
+ Cần tổ chức ghi chép lại những gì nghe được trong cuộc điện đàm, kể cả thời gian bắt đầu và
kết thúc cuộc truyền tin.

Các công việc cần làm sau khi nhận tin
Sau khi nhận được thông tin cần làm rõ quả bom đã được đặt hay không, ở đâu hay chỉ là lời
đe dọa.
Báo ngay cho lãnh đạo chủ quản , lãnh đạo BẢO VIỆT và cho cơ quan công an gần nhất biết
sự việc.
Tổ chức canh gác vòng ngoài nơi có đặt bom, sao cho nếu quả bom nổ cũng không gây
thương vong cho lực lượng bảo vệ
Hướng dẫn để những người không liên quan đến nhiệm vụ thoát hiểm bằng lối an toàn nhất ra
khỏi vòng canh gác bên ngoài.
Tổ chức di chuyển những tài sản hàng hóa có giá trị, nếu có thể, để đề phòng bom nổ gây thiệt
hại nhưng phải tính đến sự an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ di chuyển.
Chờ đợi các đơn vị chuyên môn (tháo gỡ bom mìn của quân đội hoặc công an)
Thông báo các thông tin nhận được và báo cáo tình hình bố trí lực lượng canh phòng cho các
đơn vị chuyên môn khi họ đến làm nhiệm vụ.

Những việc cần làm sau khi giải quyết xong vụ đặt bom
Làm báo cáo bằng văn bản cho phòng nghiệp vụ BẢO VIỆT và lãnh đạo chủ quản
Đối chiếu giữa phương án phòng chống tình huống đặt bom mìn với thực tế đã xảy ra để có
những bổ sung cho phương án cũ. Đề xuất những vấn đề có liên quan đến đào tạo lực lượng
bảo vệ .

những đáng tiếc xảy ra.

Thư có dấu hiệu “thư bẩn” hoặc “thư bệnh”
Trong khi nhận các bao thư từ bưu tá hoặc người cụ thể trực tiếp tới văn phòng, nhân viên bảo
vệ cần xem xét về trọng lượng của bì thư (dùng cảm giác trọng lượng để phát hiện). Những bì
thư “nặng” hơn những bì thư thường gặp phải được xem xét thêm như:
Về loại bì thư xem có gì đặc biệt, về cách trình bày về nơi gửi và tên người nhận cách viết trên
bì thư v v Tổng hợp những dữ kiện nói trên có thể cho ta nhận định về sự an toàn của các lá
thư để người nhận và mục tiêu được an toàn.
Nếu thấy có bì thư nào đó khác thường và cho rằng có vấn đề thì xử lý tiếp bằng cách báo cáo
cho trưởng ca hoặc người có trách nhiệm của chủ quản để xin ý kiến giải quyết . Trường hợp
cần thiết phải gửi tới các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực này của Bộ Công An hoặc Bộ Quốc
Phòng để giám định phải do cấp có thẩm quyền quyết định.
Chú ý:
Khi có bưu phẩm hoặc thư từ có nghi vấn, nhân viên bảo vệ phải ghi đầy đủ vào sổ trực và sổ
giao nhận công văn .
Trường hợp đã xác định được là thư hoặc bưu kiện có nghi vấn, phải làm báo cáo sự việc gửi
cho chủ quản và BẢO VIỆT để xin ý kiến chỉ đạo.
Kỹ năng xử lý tình huống - Trường hợp trộm đột nhập
16

Trong thực tế có thể có hai trường hợp người ngoài đột nhập vào mục tiêu bảo vệ
Trường hợp 1: Kẻ đột nhập bị nhân viên bảo vệ phát hiện quả tang đang làm các động tác để
đột nhập hoặc đã vào bên trong khuân viên của mục tiêu. Sự phát hiện quả tang diễn ra trong
một không gian rất nhỏ hoặc ở cự ly rất gần có thể nhìn rõ hoặc rất rõ kẻ đột nhập.

Trường hợp 2: phát hiện những dấu hiệu cho thấy có người đột nhập vào mục tiêu nhưng
chưa rõ số lượng người, thời điểm và nơi đột nhập.
Để giải quyết hai trường hợp trên cần có những biện pháp khác nhau nhưng có chung một mục
đích là bắt giữ kẻ đột nhập làm rõ ý đồ và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của họ.

tiếp cận đối tượng, dùng võ thuật trấn áp và bắt giữ đối tượng. Nếu họ là một số người thì phải
xé lẻ, chia cắt để thuận lợi cho việc bắt giữ. Tuy nhiên nếu tình thế làm cho đối tượng không
phản kháng mạnh thì không nhất thiết phải dùng vũ lực nhưng phải tước vũ khí, nếu có.

Những việc cần phải làm sau khi bắt giữ:
Giữ nguyên hiện trường nơi kẻ đột nhập vào mục tiêu.
Lấy lời khai và lập biên bản làm rõ nhân thân, động cơ đột nhập, thời gian và phương thức đột
nhập v v
Giao kẻ đột nhập cho công an địa phương (cùng vũ khí phương tiện nếu có) và biên bản có
chữ ký của người đột nhập và người làm chứng.
Biên bản này cần có bản lưu để báo cáo chủ quản và Công ty BẢO VIỆT.
Làm báo cáo gửi Công ty BẢO VIỆT và chủ quản kèm theo biên bản sự việc.
Rút kinh nghiệm quá trình giải quyết cuộc bắt giữ kẻ đột nhập về khả năng cơ động của lực
lượng bảo vệ những bổ sung mới về canh gác và tuần tra, việc củng cố tường rào của mục
tiêu; sự chỉ định của các cấp chỉ huy, sự phối hợp với cơ quan công an địa phương và cơ quan
chủ quản v…v…

Giải quyết trường hợp thứ 2
Xác minh làm rõ những dấu hiệu nghi vấn có kẻ đột nhập vào bên trong mục tiêu
18
Nếu có dấu hiệu kẻ đột nhập vào bên trong mục tiêu qua tường rào, cống thoát nước, đột nhập
từ trên xuống qua mái lợp, ống thông hơi, cửa thoát hiểm v v thì cần làm rõ những dấu hiệu
tiếp theo để có hướng truy tìm và vây bắt kẻ đột nhập. Cũng qua dấu vết để lại có thể phỏng
đoán số lượng người đột nhập qua dấu chân dấu tay, từ dấu vết cạy phá có thể phán đoán tính
chuyên nghiệp của kẻ đột nhập. Nhưng quan trọng nhất là nơi chúng đang lẩn trốn, vũ khí,
công cụ đem theo. Giải đáp vấn đề này là bài toán khó vì vậy nhân viên bảo vệ phải thực hiện
những vấn đề sau:
Bằng mọi cách thông báo cho các nhân viên khác biết tình hình để họ cảnh giác ngay nơi họ
đang canh gác hoặc tuần tra.
Báo cho trưởng ca hoặc tổ trưởng để xin ý kiến chỉ đạo và tăng cường lực lượng.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status