skkn sử dụng bài tập bằng hình vẽ nhằm tăng hứng thú học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh phần hoá học phi kim lớp 10 nâng cao - Pdf 19

A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hóa học là khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, trong quá trình dạy
học bên cạnh việc cung cấp cho học sinh các kiến thức về lí thuyết căn bản, các
phương pháp giải bài tập còn phải rèn kĩ luyện kĩ năng thực hành cho học sinh
thông qua các tiết học thực hành. Bởi lẽ, giai đoạn các em thực hành được coi là
bước trung gian để giúp các em có thể chuyển hóa những kiến thức lí thuyết đã
học đến gần hơn với thực tế. Ngoài ra, làm thực hành còn để kiểm nghiệm lại
các kiến thức lí thuyết đã được học đồng thời cũng giúp các em nhớ được các
kiến thức đó tốt hơn.
Song song với việc tổ chức cho học sinh thực hành thì việc cung cấp thêm
cho học sinh các bài tập mang tính thực nghiệm cũng rất hữu ích ví dụ như: bài
tập nhận biết, bài tập tách chiết, bài tập điều chế, bài tập mô tả và giải thích hiện
tượng, bài tập thực hành bằng hình vẽ…
Việc sử dụng bài tập thực nghiệm vào các giờ thực hành nếu được thực
hiện tốt thì không những giúp học sinh củng cố và vận dụng những kiến thức đã
học trên lớp mà còn rèn luyện các kỹ năng thực hành cho học sinh: các thao tác
lấy hóa chất, lắp dụng cụ thí nghiệm, cẩn thận khi tiếp xúc với hóa chất. Thông
qua các thí nghiệm đó, học sinh có thể sáng tạo ra các phương án khác nhau, các
em được đóng vai trò như các nhà nghiên cứu, tìm tòi, phân tích một mẫu chất
nào đó. Điều này đã gây được hứng thú học tập hóa học cho học sinh, chuẩn bị
trước cho các em một hành trang trong tương lai.
Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “ Sử dụng bài tập bằng hình vẽ
nhằm tăng hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh
phần hóa học phi kim lớp 10 nâng cao”
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
- Tôi tiến hành nghiên cứu trong phạm vi kiến thức 2 chương: chương halogen
và chương oxi – lưu huỳnh thuộc chương trình hóa học lớp 10 nâng cao
- Thời gian tiến hành: Sử dụng bài tập trong các tiết học bài mới, các tiết luyện
tập , ôn tập chương, các tiết thực hành, các bài kiểm tra đánh giá kết quả của
chương halogen và chương oxi-lưu huỳnh thuộc học kì 2 chương trình lớp 10

3. Thực trạng về học sinh
Đối với học sinh các em được làm thí nghiệm ít vì nhiều lí do ( do giáo
viên ngại tổ chức tiết thực hành, hoặc do thiếu hóa chất dụng cụ hoặc do thiếu
an toàn…) cho nên khi gặp bài tập dùng hình vẽ mô phỏng học sinh thường lúng
túng như: không biết tên các dụng cụ, không biết cách để lắp dụng cụ để tiến
hành khi cho sẵn các dụng cụ vì thế khi có điều kiện làm thực hành các em
thường mắc lỗi. Ngoài ra cũng do trong các câu hỏi và bài tập ở các kì thi tốt
2
nghiệp, cao đẳng và đại học hầu như không có bài tập bằng hình vẽ nên các em
thường ít quan tâm đến loại bài tập này
Từ những thực trạng trên tôi thấy việc xây dựng và sử dụng các bài tập
mô phỏng bằng hình vẽ không những giúp học sinh thông hiểu kiến thức lí
thuyết mà còn làm cho học sinh có hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng thao tác
thực hành, cho dù không được thực hành các em cũng có thể tưởng tượng được
các thao tác thực hành, khi có điều kiện thực hành các em không bị lúng túng.
3
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Cấu trúc chương trình chương nhóm halogen và chương oxi-lưu huỳnh
lớp 10 nâng cao.
- Chương nhóm halogen: Tổng tiết học là 15 tiết trong đó có 4 tiết luyện tập, ôn
tập và 2 tiết thực hành
- Chương oxi-lưu huỳnh: Tổng số tiết học là 15 tiết trong đó có 3 tiết luyện tập
ôn tập và 2 tiết thực hành
Như vậy theo cấu trúc chương trình thì 2 chương mà tôi nghiên cứu chiếm 1/3
chương trình học của lớp 10 nâng cao. Mặt khác, số tiết luyện tập, ôn tập và
thực hành cũng chiếm một lượng đáng kể nên có nhiều điều kiện để cung cấp
cho HS các bài tập thực nghiệm thông qua hình vẽ nhằm củng cố kiến thức và
rèn kĩ năng thực hành, đồng thời tăng tính sinh động của các dạng bài tập (thông
thường bài tập cung cấp dưới dạng con số và chữ) từ đó làm tăng hứng thú học

II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BẰNG HÌNH VẼ
1. Bài tập về nhóm halogen
Bài 1: Quan sát hình vẽ 1 và sắp xếp thứ tự thao tác hợp lý khi tiến hành thí
nghiệm điều chế clo và thử tính tẩy màu của clo ẩm.
1. Lấy kẹp gỗ (hoặc giá gỗ) kẹp ống nghiệm.
2. Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống hút nhỏ giọt dung dịch
HCl đặc vào ống nghiệm đựng KMnO
4
.
3. Lấy 1 lượng nhỏ KMnO
4
cho vào ống nghiệm.
4. Kẹp 1 mảnh giấy màu ẩm, 1 mảnh giấy màu ở miệng ống nghiệm.
5. Bóp nhẹ đầu cao su của ống hút cho 3 - 4 giọt dung dịch HCl đặc vào KMnO
4
.
A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 3, 4, 2, 5 C. 1, 2, 3, 5, 4 D. 1, 5, 2, 3, 4
Hãy chọn đáp án đúng.
Hướng dẫn :
Dựa vào các quy trình để tiến hành làm thí nghiệm ở trong bài
thực hành ở bài thực hành số 02 trong sách hóa học 10 – bài 27.
=> Đáp số: Đáp án B
Phân tích cách chọn:
5
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng ta cần chú ý việc đặt giấy quỳ
tím tiếp xúc với dung dịch axit vì nếu để cho giấy quỳ tiếp xúc nó sẽ chuyển
thành mầu đỏ và khi đó chúng ta chỉ quan sát được hiện tượng mất màu của giấy
quỳ
Trong thí nghiệm chúng ta có thể để bước 4 là bước cuối cùng nhưng
chúng ta sẽ không nên làm như thế bởi khí Clo là một khí độc gây ảnh hưởng tới

khí nào mà cho một loạt chất khí và yêu cầu các em học sinh xác định xem chất
khí nào có thể thu được bằng phương pháp nào.
Bài 4: Trong thí nghiệm ở hình bên người ta
dẫn khí clo mới điều chế từ MnO
2
rắn với
dung dịch HCl đậm đặc vào ống hình trụ A
có đặt một miếng giấy mầu. Nếu đóng khóa
K thì miếng giấy mầu không mất màu, còn
nếu mở khóa K thì mầu giấy mất mầu. Giải
thích hiện tượng của thí nghiệm.
Hướng dẫn:
Dựa vào nguyên tắc của bình ta xem xét khí clo sau khi điều chế đi như
thế nào. Nếu ta đóng khóa K thì khí clo ẩm sẽ đi qua dung dịch H
2
SO
4
đặc qua
đây thì hơi nước sẽ bị giữ lại, clo khô thì không có khả năng mất màu giấy mầu.
7
dung dịch HCl đặc
MnO
2
bông tẩm NaOH đặc
Khí clo
Còn nếu mở khóa K thì khí clo đi qua khóa K, do trong khí còn có hơi nước nên
sẽ có phản ứng:
2 2
Cl H O HCl HClO
→

2
, NaOH, H
2
SO
4
đặc, dung dịch HCl. Vẽ sơ đồ
qui trình làm sạch khí clo bằng hoá chất đã xác định ở trên.
8
dd NaCl
H
2
SO
4
đặc
Hình 06
4
3
bông tẩm NaOH đặc
Khí clo
Hướng dẫn: Dựa vào tính chất vật lí của Clo và dựa vào phương pháp điều chế
khí Clo
X
Y
Dung dịch NaCl
H
2
SO
4
đặc
Dung dịch KMnO

SO
4
đặc, MnO
2
, HCl đặc, NaCl
Hướng dẫn:
Chúng ta nhìn vào hình vẽ sẽ nhận thấy rằng đây là sơ đồ thí nghiệm điều chế
khí Clo, nên chúng ta nhớ lại các chất cần dùng để điều chế ra khí Clo và thứ tự
sắp xếp và bố trí các thí nghiệm để thu được khí Clo khô.
Và để nâng cao độ khó của câu hỏi chúng ta có thể chỉ cho biết rằng đây là sơ đồ
phản ứng dùng để điều chế ra khí Clo và yêu cầu học sinh lựa chọn ra các chất
phù hợp cho các vị trí số ta đánh trong sơ đồ.
Bài 8: Hình vẽ bên mô tả cách điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, hãy giải
thích sơ đồ lắp ráp đó?
9
Khí clo
Y
X
Khí clo
Y
X
1
2
Khí clo thoát ra thu trực tiếp vào bình đựng khí để ngửa, không nút đậy
(phương pháp đẩy không khí), vì khí clo nặng hơn không khí và không tác dụng
với không khí
Bài 9: Phân tích chỗ sai trong sơ đồ
hình vẽ điều chế khí clo trong phòng thí
nghiệm
Bài 10: Thí nghiệm so sánh hoạt động hoá học giữa clo, brom, iot

nghiệm có nhánh và cốc thủy tinh chỉ thấp hơn mặt dung dịch từ 3 đến 5mm.
- Dùng dung dịch hồ tinh bột loãng.
- Dung dịch NaOH đặc chứa trong cốc thủy tinh dùng hoà tan lượng
halogen còn dư để tránh độc hại cho giáo viên và học sinh.
II. Bài tập chương oxi-lưu huỳnh
Bài 1: Người ta có thể điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng thiết bị sau
(hình ở dưới)
11
Hãy cho biết (1), (2), (3) và (4) lần lượt là những chất nào. Chọn đáp án đúng?
A.
2 2 2 2 2
, , ,MnO H O O H O
B.
2 2 2 2 2
, , ,MnO O H O H O
C.
2 2 2 2 2
, , ,MnO H O H O O
D.
2 2 2 2 2
, , ,MnO H O H O O
Hướng dẫn: Học sinh dựa vào nguyên tắc điều chế và cách thu khí oxi.
Qua đó có đáp án là D.
Để có thể nâng cao mức độ hơn chúng ta có thể biến nó thành bài tự luận
là cho một loạt các chất và yêu cầu học sinh lựa chọn ra các chất phù hợp cho
việc điều chế
Bài 2: Hãy ghi chú cho 2 hình vẽ miêu tả thí nghiệm điều chế
2 2
,SO H S


2 3
Na SO
; (2):
dd HCl
; (3)
2
dd Br
(4)
FeS
; (5)
2 4
dd H SO
; (6)
2
dd H S
Bài 3:
12
KMnO4
bông
Hình vẽ bên là cách lắp đặt dụng cụ
thí nghiệm, điều chế oxi trong phòng
thí nghiệm. Hãy giải thích cách lắp
đặt đó.
Hướng dẫn: Hình 12
- Ống nghiệm hơi trúc xuống, để hơi nước trong quá trình đun nóng KMnO
4
không rơi xuống đáy ống nghiệm làm vỡ ống nghiệm.
- Trước khi đậy nút cần cho vào ống nghiệm một ít bông để hạn chế bụi thuốc
tím bay sang ống dẫn khí khi phản ứng xảy ra.
- Dùng đèn cồn hơ lướt nhẹ dọc ống nghiệm, sau đó đun tập trung ngọn lửa vào

Bài 5:
Cho các hoá chất: Cu, H
2
SO
4
đặc
nóng. Các dụng cụ thí nghiệm:
bình cầu có nhánh, phễu, giá thí
nghiệm, bình tam giác, bông tẩm
dung dịch NaOH đặc. Hãy vẽ sơ
đồ thí nghiệm điều chế khí SO
2
Hướng dẫn: Hình vẽ ở bên
Bài 6: Hãy lựa chọn hoá chất và các dụng cụ cần thiết để điều chế khí SO
2
tinh
khiết. Vẽ sơ đồ thí nghiệm điều chế khí SO
2
tinh khiết đó.
Hướng dẫn
- Hoá chất: Cu với H
2
SO
4
đặc, hoặc dung dịch Na
2
SO
3
với
dung dịch H

bông tẩm NaOH
Hình 14
Bài 7: Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ: bình cầu chứa khí SO
2
có cắm
ống dẫn khí vào các cốc đựng nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Khi
mở khoá K hiện tượng quan sát được là:
A. Nước không màu phun vào trong bình
cầu
B. Nước có màu hồng phun mạnh vào
bình cầu
C. Nước có màu xanh phun mạnh vào
bình cầu
D. Không có hiện tượng gì xảy ra
Hướng dẫn:
Dựa vào tính chất vật lí của
2
SO
Đáp án: B
Bài 8: Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ: bình cầu chứa khí SO
2
có cắm
ống dẫn khí vào các cốc đựng dung dịch brôm. Khi mở khoá K hiện tượng quan
sát được là:
A. Không có hiện tượng gì xảy ra
B. Nước phun mạnh vào bình cầu
C. Dung dịch brôm phun mạnh vào bình
D. Chất lỏng không màu phun mạnh vào bình
Hướng dẫn: SO
2

Nhận xét và giải thích?
Hướng dẫn:
- Trong ống hình trụ, dung dịch axit clohiđric loãng tác dụng với sắt (II) sunfua
tạo thành khí hiđro sunfua. 2HCl + FeS → FeCl
2
+ H
2
S
- Các mảnh giấy đặt trên thành ống có màu đen vì: Khí H
2
S bay lên tác dụng với
đồng sunfat và chì nitrat. Phương trình phản ứng:
CuSO
4
+ H
2
S → CuS↓ + H
2
SO
4
Pb(NO
3
)
2
+ H
2
S → PbS↓ + 2HNO
3
Chú ý :
Khí hiđro sunfua rất độc nên cần được điều chế và thử tính chất trong thiết bị

3
)
2
→ PbS↓(đen) + 2HNO
3
- Lượng H
2
S còn dư chuyển sang cốc thủy tinh và hoà tan trong nước, đảm bảo
an toàn.
Chú ý:
- Các đầu ống dẫn khí đặt trong ống nghiệm và cốc nước chỉ cách mặt thoáng
của chất lỏng chừng 3mm. Nếu đặt sâu quá, dụng cụ điều chế khí không hoạt
động được:
- Dung dịch H
2
SO
4
cho tác dụng với kẽm có nồng độ khoảng 20%
- Khí hiđro sunfua mùi trứng thối rất độc. Vì vậy, trước khi tiến hành thí nghiệm
cần kiểm tra độ kín của thiết bị.
- Khi rửa dụng cụ, trước hết tháo ống dẫn khí cao su nối với dụng cụ điều chế
hiđro, sau đó nhúng cả ống thủy tinh, ống nghiệm có nhánh dưới nước để tháo
rửa dụng cụ vì hiđro sunfua tan trong nước.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
17
Hình 18
1. Thời gian thực hiện:
Sử dụng bài tập đã biên soạn để giảng dạy phần kiến thức cho 2 chương: chương
nhóm halogen và chương oxi-lưu huỳnh của học kì 2
2. Cách tổ chức thực hiện

Tôi đã thực hiện khảo sát chất lượng của lớp đối chúng và lớp thực nghiệm để
chứng minh tính hiệu qủa của đề tài
Bảng 1. Thống kê chất lượng kiểm tra 45 phút chương halogen
ĐỐI
TƯỢNG
TỔNG
SỐ
LƯỢNG
GIỎI (9-10đ) KHÁ (7-8đ) TB (5-6đ) YẾU,KÉM (dưới 5 đ)
SL % SL % SL % SL %
TN 45 11 24,44 23 51,11 11 24,45 0 0
ĐC 45 9 20,00 15 33,33 17 37,78 4 8,89
Bảng 2: Thống kê chất lượng kiểm tra 45 phút chương Oxi –lưu huỳnh
ĐỐI
TƯỢNG
TỔNG
SỐ
LƯỢNG
GIỎI (9-10đ) KHÁ (7-8đ) TB (5-6đ) YẾU,KÉM (dưới 5đ)
SL % SL % SL % SL %
TN 45 14 31,11 20 44,44 9 20,00 2 4,45
ĐC 45 12 26,67 15 33,33 13 28,88 5 11,12
Nhận xét:
- Qua bảng kết qủa cho thấy ở hai bài kiểm tra tỉ lệ điểm khá giỏi ở lớp thực
nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng. Trong khí đó tỉ lệ điểm yếu kém ở lớp đối
chứng lại chiếm nhiều. Như vậy, việc áp dụng bài tập bằng hình vẽ đã góp phần
nâng cao hiệu quả giảng dạy, đặc biệt là tăng hứng thú tập cho học sinh trong
tình hình các em chịu nhiều áp lực thi cử.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
20
Mai Thị Hương

21


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status