Nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội của người lao động tại các doanh nghiệp - 6 potx - Pdf 19

tăng trưởng là 24,18% tương ứng tăng 1.012,167 tỷ đồng, 2001 tốc độ tăng trưởng
22,12% tương ứng là 1.149,963 tỷ đồng và đặc biệt đến năm 2003 tốc độ tăng
trưởng tăng cao nhất trong các năm 64,99% tương ứng với 4525,327 tỷ đồng (có số
thu năm 2003 tăng cao như vậy là vì đây là năm đầu tiên số thu BHYT Việt nam
được tính chung vào số thu BHXH Việt nam do vậy có thể nói năm 2003 là năm có
tốc độ tăng trưởng cao nhất trong thời kì từ năm 1995 đến năm 2004. Nhưng trong
khi đó có một số năm tốc độ tăng trưởng lại rất thấp tương ứng với số thu chênh
lệch so với năm trước đó cũng thấp đi như: năm 1998 là 10,93% tương ứng 384,135
tỷ đồng, năm 1999 tốc độ tăng trưởng là 7,39% tương ứng 287,559 tỷ đồng và đến
năm 2004 nếu so với số thu của năm 2003 thì tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm
và chỉ đạt 12,54% so với năm 2003 tương ứng 1440,650 tỷ đồng. Như vậy, chỉ tính
riêng cho số thu của 6 tháng đầu năm 2004 theo báo cáo của BHXH các tỉnh thành
phố tính đến hết ngày 25/6/2006 số thu BHXH bắt buộc là 6.127,2 tỷ đồng, đạt 48,6
% kế hoạch năm 2004, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2003.
Nhìn vào số liệu bảng 5 cho thấy số thu quỹ BHXH (bao gồm cả BHYT) tăng
không đồng đều qua các năm là do có một số Nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do có sự thay đổi trong chính sách, sự quan tâm của các cấp chính quyền
đoàn thể, và sự đôn đốc của các cán bộ chuyên thu làm cho số thu BHXH từ các
đơn vị sử dụng lao động ngày một được triệt để hơn.
- Do đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng qua
các năm như năm 1997 số lao động tham gia tăng lên gần 3.560 nghìn người, năm
Năm 2000 số người tham gia là 4.246 nghìn người năm 2001 số người tham gia là
4.476 nghìn người. Năm 2003 do thực hiện Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
09/01/2003 về việc sửa đổi bổ sung, sửa đổi một số điều lệ BHXH ban hành kèm
theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ nên số lao động tham gia
BHXH tăng lên 542.598 người do đó số thu của năm 2003 có mức thu cao đột biến
so với các năm khác
- Do sự thay đổi về mức tiền lương tối thiểu của Chính phủ làm cho số thu
BHXH tăng lên như năm 2000 điều chỉnh mức lương tăng lên là 144.000
đồng/tháng lên đến 180.000 đồng/tháng, năm 2001 mức lương được điều chỉnh lên

Tình hình nợ đọng BHXH. Tình hình nợ đọng BHXH của các đơn vị tham gia
BHXH khá phổ biến và với số tiền rất lớn. Đây là một trong những vấn đề tồn tại
nhất trong công tác thu BHXH, nợ đọng BHXH ở nhiều đơn vị tham gia BHXH ở
các ngành, các cấp các đơn vị sử dụng lao động. Số nợ tiền đóng BHXH ở các cơ
quan đơn vị này ngày càng tăng đặc biệt từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế thị
trường và thực hiện Nghị định 12/CP của thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng đối
tượng tham gia ra đến các thành phần kinh tế thì số lượng người tham gia BHXH
không ngừng tăng lên nhưng kéo theo đó thì số nợ, trốn đóng BHXH của các doanh
nghiệp kể cả trong và ngoài quốc doanh luôn tăng lên. Tính đến cuối tháng 6 năm
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2004, số tiền nợ đọng mà BHXH phải thu là 562,723 tỷ đồng và đến hết năm 2004
số tiền nợ đọng là 578,624 tỷ đồng. Dưới đây là bảng số liệu thống kê tình hình nợ
đọng BHXH qua các năm (2000- 2004)
Qua số liệu bảng 6 cho thấy, đến hết năm 2004 số tiền nợ đọng BHXH là
578,624 tỷ đồng. Đây là số tiền rất lớn mà cơ quan BHXH cần phải có biện pháp, kế
hoạch thu nhằm đảm bảo cho nguồn quỹ BHXH có khả năng thực hiện tốt hơn nữa
các chế độ chi trả BHXH cho NLĐ.
Đặc biệt, có hai ngành nợ đọng BHXH với số tiền nhiều nhất là ngành Giao thông
vận tải và Tổng công ty Cà Phê Việt nam trong đó:
+ Ngành Giao thông vận tải tính đến hết năm 2004 số tiền nợ đọng lên đến 41,72 tỷ
đồng. Chính do các doanh nghiệp ngành Giao thông vận tải nợ đọng BHXH nên đã
xảy ta tình trạng nhiều công nhân đến tuổi nghỉ chế độ đã không làm thủ tục được
để về nghỉ chế độ…
+ Tổng công ty Cà Phê Việt nam thì tính đến hết năm 2004 các doanh nghiệp thuộc
Tổng công ty Cà Phê Việt nam nợ BHXH 38 tỷ đồng.
Qua báo cáo của BHXH về tình hình nợ BHXH ở một số địa phương như: Hà Nội,
Hải Phòng, Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương … thì tình hình thất
thu BHXH là rất lớn, nợ đọng BHXH nhiều (nếu tính đến hết năm 2004 thì một số
tỉnh) như:
+ Hà Nội hiện còn nợ 53,689 tỷ đồng

đúng luật định, không quan tâm đến quyền lợi của NLĐ.
Về tổ chức thực hiện: chưa có giải pháp tích cực để tăng nguồn thu và chống thất
thu quỹ. Cho đến năm 2000 thất thu do chưa đóng tiền BHXH từ các đơn vị tham
gia lao động là khoảng 300 tỷ đồng chiếm 5,88% tổng thu năm 2000, năm 2001 thất
thu là 325 tỷ đồng chiếm 5,13% tổng thu năm 2001, tình trạng trốn đóng gian lận
chiếm dụng tiền của người lao động còn xảy ra ở nhiều loại hình doanh nghiệp…
Cán bộ chuyên trách thu: cán bộ chuyên thu, đốc thu khi thực hiện nhiệm vụ của
mình đi kiểm tra đôn đốc việc thu nộp vẫn chưa được kiên quyết trong các trường
hợp người sử dụng khất nộp, chậm nộp. Nhiều cán bộ còn e dè, nể nang do quen
biết từ trước hoặc do NSDLĐ là chỗ thân quen của mình nên thường né tránh sự va
chạm, đốc thúc thu nộp BHXH, …
Một số lĩnh vực về thông tin: Thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH
cho NLĐ và NSDLĐ chưa rộng rãi, chưa thường xuyên. Cơ quan BHXH chưa xây
dựng được mạng lưới tuyên truyền viên để tuyên truyền sâu rộng đến từng cơ sở,
đến từng cơ quan, đơn vị về BHXH. Hơn nữa độ chính xác của thông tin tuyên
truyền về BHXH phải chính xác, dễ hiểu đối với NSDLĐ và NLĐ để khi nắm bắt
được thông tin đó NSDLĐ không hiểu sai về quy tắc làm việc hay các quy định liên
quan đến BHXH.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động và chính sách BHXH chưa thật
sâu rộng, người lao động chưa nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình khi
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
tham gia BHXH nên gây ra nhiều trở ngại cho cán bộ thu BHXH. Có một số các
đơn vị doanh nghiệp còn lấy lý do nọ, kia để kéo dài thời gian thậm chí lãnh đạo cơ
quan còn cố tình không tiếp cán bộ thu BHXH nên cũng đã gây ức chế cho cán bộ
thu BHXH mà hiện tại vẫn chưa tìm được biện pháp khắc phục tồn tại trên.
Công tác quản lý thu và đốc thu: còn nhiều hạn chế, chưa sâu sát tới từng cơ sở,
chưa thường xuyên đối chiếu số liệu với các đơn vị sử dụng lao động. Hơn nữa trình
độ năng lực cán bộ làm công tác thu BHXH không đồng đều, còn nhiều cán bộ chưa
được đào tạo chuyên môn sâu về nghiệp vụ thu BHXH…
Chế tài xử lý các vi phạm chính sách BHXH: chưa đủ mạnh, đồng thời các cơ quan

đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước các đơn vị sản xuất kinh doanh phải tự hạch toán độc lập, phấn
đấu đưa đất nước ta đến năm 2020 trở thành nước Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa…
Đồng thời chủ trương của Đảng và Nhà nước ta mở rộng BHXH đến mọi người lao
động làm công ăn lương để góp phần phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Trước
yêu cầu đó, hoạt động BHXH (bao gồm cả BHYT) ở Việt nam đang trong giai đoạn
hoàn thiện và phát triển. Sự phát triển này một mặt phải phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế xã hội của Việt nam, mặt khác phải tuân thủ thực hiện đầy đủ các
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nguyên tắc và đảm bảo đúng bản chất của BHXH nhằm từng bước hòa nhập với sự
phát triển trong lĩnh vực BHXH với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do vậy
những định hướng chính cho chiến lược phát triển BHXH ở Việt nam phải nhằm
vào những mục tiêu sau:
Thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH theo quy định của Tổ chức lao động Quốc tế
ILO về các tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại trợ cấp BHXH, cụ thể là bổ sung chế độ
BHXH thất nghiệp, sau đó phát triển thêm các chế độ chăm sóc sức khỏe cho người
già.
Mở rộng mạng lưới BHXH trong phạm vi toàn xã hội theo hướng: mở rộng đối
tượng tham gia BHXH nhằm tiến tới BHXH cho mọi người lao động, có việc làm
và có thu nhập từ lao động: mở rộng BHYT đến toàn dân. Trước mắt, phấn đầu đến
năm 2010 có khoảng 12 triệu người tham gia BHXH, chiếm 22% lực lượng lao
động xã hội; khoảng 60 triệu người tham gia BHYT chiếm 70% dân số.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia BHXH. Tăng nhanh
nguồn thu quỹ từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. Thực hiện chi đúng,
thu đủ và kịp thời các chế độ BHXH hiện hành. Đặc biệt chú ý đến mức sống của
người về hưu gắn liền với khả năng phát triển kinh tế chung của đất nước.
Quỹ BHXH được quản lý tập trung thống nhất và được hạch toán độc lập theo từng
quỹ thành phần. Giảm dần nguồn chi từ ngân sách Nhà nước cho các đối tượng
hưởng từ trước năm 1995, từng bước điều chỉnh mối quan hệ thích hợp giữa mức
đóng và quyền lợi được hưởng của từng chế độ BHXH nhằm đảm bảo cân đối quỹ

2004 Dự báo
2005 Dự báo
2010
Số lao động tham gia BHXH bắt buộc
(nghìn người) 4.476 4.845 5.387 5.820 7.000 12.000
Số thu BHXH bắt buộc
(tỷ đồng) 6.348,185 6.963,023 11488,350 12929,000 15.000,000
32.500,000
(Nguồn BHXH Việt nam)
Như vậy từ số liệu bảng 7 cho thấy, mục tiêu của ban thu của ngành BHXH Việt
nam là phấn đấu đến hết năm 2005 số thu BHXH bắt buộc đạt được là 15.000 tỷ
đồng với số lượng người tham gia BHXH là 7000 nghìn người và đến năm 2010 số
thu BHXH Việt nam là 32.500 tỷ đồng với số lượng người tham gia BHXH là
12000 nghìn người.
Cố gắng nỗ lực, đoàn kết hơn nữa trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao. Đồng thời không ngừng học hỏi, tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về
luật BHXH nói chung và thực hiện tốt các chỉ thị thông tư hướng dẫn của ban thu
BHXH Việt nam nói riêng để có phương án kế hoạch thu đạt hiệu qủa cao trong
công tác thu và đốc thu đóng góp BHXH.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status