Nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội của người lao động tại các doanh nghiệp - 4 - Pdf 19

được tập trung, kịp thời. Đồng thời trở thành nguồn quỹ dự phòng rất quan trọng
giúp Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế, xã hội. Tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho
người lao động và thực hiện điều tiết xã hội trong lĩnh vực BHXH.
+ Hệ thống BHXH Việt nam được quản lý tập trung thống nhất từ Trung ương đến
địa phương nhằm chuyên môn hoá việc tổ chức thực hiện các chính sách BHXH.
Hệ thống tổ chức mới của BHXH Việt nam đã đi vào nền nếp với tổ chức bao gồm
ba cấp:
- Cấp Trung ương là BHXH Việt nam.
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) trực thuộc
BHXH Việt nam.
- Cấp quận huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) là BHXH
huyện, thị xã, thị trấn, quận, thành phố trực thuộc trung ương.
Có thể nói, mô hình tổ chức thống nhất quản lý các chế độ BHXH về một đầu mối
là phù hợp với tình hình thực tế nước ta, giảm bớt phiền hà cho cho chủ sử dụng lao
động, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ có điều kiện tham gia đầy đủ và nhanh
chóng vào hệ thống BHXH. Đây cũng là một thành công bước đầu trong công cuộc
đổi mới BHXH ở nước ta theo cơ chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, được các nước trên thế giới, trong khu vực và tổ chức lao động quốc tế -
ILO đánh giá là hoạt động có hiệu quả.
II. Nguồn hình thành quỹ BHXH ở Việt nam.
1. Trước năm 1995.
ở Việt nam, BHXH được thực hiện từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX. Khi đó, do
điều kiện nền kinh tế - xã hội và điều kiện lịch sử nên đối tượng tham gia BHXH
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
chỉ mới bao gồm công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang và người lao
động trong các doanh nghiệp quốc doanh. Tất cả những người tham gia BHXH đều
không phải đóng góp BHXH. Vì vậy nguồn quỹ BHXH lúc này được lấy từ ngân
sách Nhà nước và Nhà nước không lập ra quỹ BHXH. Thực chất trong thời kì này,
Nhà nước có quy định các doanh nghiệp Nhà nước hàng tháng phải trích nộp một tỷ
lệ % trong tổng quỹ lương vào ngân sách Nhà nước để chi trả cho các chế độ
BHXH. Do đó tạo nguồn cho quỹ BHXH trong thời kì này là từ quỹ lương của

- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước,
bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động công ích…
- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Đoanh nghiệp như: công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh…
- Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác xã.
- Các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang, các tổ chức, Đảng,
đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính …
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Trạm y tế xã phường, thị trấn.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt nam, trừ trường hợp
Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam kí kết hoặc tham
gia có quy định khác.
Cán bộ công chức viên chưc theo Pháp lệnh cán bộ, công chức
NLĐ, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng
trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thời hạn dưới 3 tháng khi
hết hạn hợp đồng lao động mà NLĐ tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao
động với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc.
Đối với những đối tượng tham gia này thì mức thu đóng góp BHXH là 20%
tiền lương hàng tháng trong đó NSDLĐ đóng 15% tổng quỹ tiền lương tháng và
NLĐ đóng 5% tiền lương tháng.
Đối với đối tượng tham gia là quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng
lương và hưởng sinh hoạt phí: theo Điều lệ BHXH đối với sỹ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban
hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ thì mức đóng
cho đối tượng này cũng là 20% tiền lương tháng trong đó NSDLĐ đóng 15% tổng
quỹ tiền lương tháng và NLĐ đóng 5% tiền lương tháng.
Đối tượng là Cán bộ xã phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí được quy định tại

lao động trở lên.
Đối với những đối tượng trên thì mức đóng là 3% tiền lương hàng tháng trong đó
NSDLĐ đóng 2% tổng quỹ lương tháng còn NLĐ đóng 1% tiền lương tháng.
Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, trong tổ chức
Đảng, chính trị xã hội, cán bộ xã phường thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng
theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ - CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ,
người làm việc trong các cơ quan dân cử từ Trung ương đến cấp xã, phường. Thì
mức đóng là 3% tiền lương hàng tháng trong đó NSDLĐ đóng 2% tổng quỹ lương
tháng còn NLĐ đóng 1% tiền lương tháng.
Đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế Nhà nước
hoặc không hưởng chế độ BHXH hàng tháng, người có công với cách mạng theo
quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ. Thân nhân sỹ quan
tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính
phủ. Đối với những đối tượng này thì cơ quan BHXH quy định mức đóng là 3%
tiền lương tối thiểu hiện hành do các cơ quan ban ngành có trách nhiệm quản lý đối
tượng đóng.
Nhà nước hỗ trợ bù thiếu để đảm bảo chính sách BHXH được thực hiện một cách
toàn diện:
Ngoài sự đóng góp của NSDLĐ và người lao động ra thì nguồn quỹ BHXH được sự
hỗ trợ thêm từ ngân sách nhà nước để bù thiếu khi các khoản chi chế độ BHXH lớn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hơn khoản thu từ phía người tham gia BHXH. Việc tham gia BHXH của Nhà nước
với tư cách là người sử dụng đối với những người hưởng lương từ ngân sách Nhà
nước, Nhà nước phải trực tiếp đóng góp BHXH bằng cách đưa vào quỹ lương của
từng cơ quan, đơn vị và phải đóng bằng 17% tổng quỹ lương bao gồm đóng cả
BHXH và BHYT, để các cơ quan, đơn vị nộp cho cơ quan BHXH. Đồng thời với tư
cách bảo hộ giá trị cho quỹ BHXH và hỗ trợ các hoạt động BHXH khi cần thiết.
Như vậy, nguồn hình thành quỹ BHXH chủ yếu thông qua sự đóng góp của các bên
tham gia BHXH và từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ là chủ yếu ngoài ra quỹ
BHXH còn tạo lập được từ các nguồn thu khác như thu từ hoạt động đầu tư, thu từ

thời gian làm việc vào ngày cuối cùng của năm thì phải chuyển toàn bộ số thu lên
BHXH tỉnh.
1.2 Cơ quan BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH
tỉnh).
Cơ quan BHXH tỉnh, thành phố có nhiệm vụ trực tiếp thu BHXH
- Các đơn vị do Trung ương quản lý đóng trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Các đơn vị trên địa bàn do tỉnh quản lý đồng thời tổ chức và chỉ đạo cơ quan BHXH
cấp cơ sở thu đóng góp theo phân cấp.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức quốc tế, lưu học sinh
nước ngoài.
- Lao động hợp đồng thuộc doanh nghiệp lực lượng vũ trang.
- Các đơn vị lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Người có công với cách mạng quy định tại Nghị định số 28/CP ngày
29/5/1995 của Chính phủ.
- Người nghèo quy định tại quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002
của Thủ Tướng Chính phủ.
- Những đơn vị BHXH huyện không đủ điều kiện thu thì BHXH tỉnh trực tiếp
tổ chức thu.
Phòng thu BHXH có trách nhiệm:
- Tổ chức, Hướng dẫn, thực hiện thu nộp BHXH đồng thời cấp, hướng dẫn sử
dụng sổ BHXH, phiếu khám chữa bệnh đối với cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng
trên địa bàn.
- Lập kế hoạch thu, giám sát thu, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu của cơ
quan BHXH cấp cơ sở định kì hành quỹ hàng năm thẩm định số thu BHXH cấp cơ
sở trên căn cứ vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị
do BHXH tỉnh trực tiếp thu. Lập kế hoạch thu BHXH năm sau (theo mẫu số 4-
KHT). Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH của các quận huyện lập thành 2 bản
(theo mẫu số 5-KHT): 1 bản lưu lại tỉnh, 1 bản gửi lên BHXH Việt nam trước ngày
31/10.

người lao động không có chủ sử dụng lao động.
NLĐ tham gia đóng BHXH cam kết đóng góp BHXH bằng tiền mặt, bằng séc hay
chuyển khoản ngân hàng. Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH cần phải
đảm bảo sao cho thủ tục thanh toán tránh được hiện tượng gian lận nội bộ và lạm
dụng quỹ, đồng loã giữa nhân viên thu nộp BHXH với người tham gia BHXH đóng
góp.
2.2 Phương pháp thu gián tiếp.
Đây là phương pháp phổ biến ở Việt Nam, thông qua hệ thống các đại lý thu
BHXH. Đại lý của cơ quan BHXH hầu hết là chủ sử dụng lao động. Ngoài ra còn có
các bưu điện, ngân hàng các cơ quan tổ chức, đoàn thể quần chúng ở các quận
huyện, xã phường…(gọi chung là đơn vị thu).
Theo Điều 37 Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 quy định hàng tháng người sử
dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định tại khoản 1 điều 36 của
Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 và trích tiền lương của tổng số người lao động
theo quy định tại khoản 2 điều 36 của Nghị định này để đóng cùng một lúc vào quỹ
BHXH. Tiền lương tháng căn cứ đóng BHXH gồm có lương theo ngạch bậc, chức
vụ hợp đồng và các khoản phụ cấp.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status