Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - Pdf 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN HỮU CÔNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
THU BHXH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TẠ THỊ THANH HUYỀN THÁI NGUYÊN, NĂM 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn chính
xác và có nguồn gốc rõ ràng.

Học viên Nguyễn Hữu Công


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các sơ đồ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Những đóng góp của luận văn 3
5. Kết cấu của luận văn 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM
XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 5
1.1. Cơ sở lý luận về BHXH, quản lý thu BHXH 5
1.1.1. Bảo hiểm xã hội 5
1.1.2. Quản lý thu BHXH 13
1.1.3. Nội dung quản lý thu BHXH 17

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ 55
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Đồng Hỷ 57
3.1.4. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Đồng Hỷ
ảnh hƣởng đến thu BHXH 60
3.2. Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Đồng Hỷ 61
3.2.1. Công tác quản lý thu BHXH 61
3.2.2. Thực trạng công tác thu BHXH trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 66
3.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác Quản lý thu
BHXH trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 74
3.3. Đánh giá về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội ở bảo hiểm xã
hội huyện Đồng Hỷ 76
3.3.1. Một số kết quả đạt đƣợc 76
3.3.2. Những hạn chế 77
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THU BHXH HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH
THÁI NGUYÊN 80
4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu thu BHXH 80
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH 81
4.2.1. Cán bộ chuyên quản, chuyên thu của BHXH huyện Đồng hỷ 81
4.2.2. Hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH 81
4.2.3. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác thu
quỹ BHXH 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Số lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại
BHXH huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010-2012 62
Bảng 3.2: Tổng quỹ lƣơng thực tế làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc 63
Bảng 3.3: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXHBB ở BHXH
huyện Đồng Hỷ (2010-2012) 66
Bảng 3.4: Kết quả thu BHXHBB tại BHXH huyện Đồng Hỷ (2010-2012) 67
Bảng 3.5: Kết quả thu BHXHBB theo khối ngành tại BHXH huyện
Đồng Hỷ (2010-2012) 68
Bảng 3.6: Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH huyện Đồng Hỷ giai
đoạn 2010-2012 70
Bảng 3.7: Tỷ lệ nợ đọng so với tổng số thu thực tế giai đoạn 2010 - 2012 71
Bảng 3.8: Tình hình nợ đọng so với tổng số thu thực tế theo khối loại
hình tham gia BHXH từ năm 2010-2012 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

tế, Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH, BHYT, BHXHTN) bao gồm các chế
độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hƣu trí tử tuất, khám
chữa bệnh BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho ngƣời lao động và nhân
dân trên phạm vi cả nƣớc. Vì vậy trong những năm qua Nhà nƣớc có nhiều
những văn bản sửa đổi, bổ xung để phù hợp với nền kinh tế trong từng thời
điểm, có thể nói chính sách BHXH luôn mang tính cấp thiết thể hiện sự quan
tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề an sinh xã hội.
Thực hiện Bộ Luật lao động, trong đó có Chƣơng XII về BHXH [1],
nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 12/NĐ - CP ngày 23/01/1995
thì các đối tƣợng tham gia đóng, hƣởng BHXH đã đƣợc mở rộng đến tất cả
các thành phần kinh tế [4]. Vì vậy, số lao động tham gia BHXH tăng hàng
năm khoảng 7,5%; Số thu BHXH tăng bình quân hàng năm 10%, quỹ BHXH
độc lập với ngân sách Nhà nƣớc. Đây là bƣớc chuyển đổi căn bản về sự
nghiệp BHXH từ cơ chế bao cấp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nƣớc sang cơ
chế quỹ BHXH chủ yếu dựa trên nguồn thu do ngƣời lao động, ngƣời chủ sử
dụng lao động đóng góp… để chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội.
Tính đến hết năm 2012, cả nƣớc có trên 10 triệu ngƣời tham gia BHXH
bắt buộc đạt trên 85% số đối tƣợng phải tham gia. Số lao động còn lại chƣa
tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nƣớc nhƣ: Các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, ngƣời buôn bán nhỏ… đã trốn tránh
không tham gia BHXH cho ngƣời lao động hoặc còn cố tình tìm mọi cách
trốn đóng BHXH, mặt khác nợ đọng BHXH thời gian dài, thậm chí có những
đơn vị sử dụng lao động lạm dụng quỹ BHXH, lạm dụng tiền đóng BHXH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
của ngƣời lao động để làm vốn sản xuất kinh doanh… Do đó đã ảnh hƣởng

nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH trên địa bản huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa
bàn huyện Đồng Hỷ, quan đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý thu, góp phần đảm bảo nguồn thu của Quỹ BHXH.
* Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công
tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội.
Phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH, từ đó đánh giá các
nhân tố ảnh hƣởng, xác định nguyên nhân của những nhân tố ảnh hƣởng tới
công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu
BHXH trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu công tác thu BHXH bắt buộc, các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thu
BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu các tài liệu, số liệu từ năm
2010 - 2012, định hƣớng và giải pháp đến năm 2015.
4. Những đóng góp của luận văn
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1. Cơ sở lý luận về BHXH, quản lý thu BHXH
1.1.1. Bảo hiểm xã hội
1.1.1.1. Khái niệm về BHXH
Bảo hiểm và BHXH đã hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển của
xã hội loài ngƣời và đã đƣợc nhiều nhà khoa học đề cập và nghiên cứu một
cách sâu sắc dƣới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. BHXH đã xuất hiện
và phát triển theo cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì nƣớc Phổ (nay là Cộng hòa Liên
bang Đức) là nƣớc đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ BHXH ốm đau vào
năm 1883, đánh dấu sự ra đời của BHXH. Đến nay, hầu hết các nƣớc trên
thế giới đã thực hiện chính sách BHXH và coi nó là một trong những chính
sách xã hội quan trọng nhất trong hệ thống chính sách bảo đảm an sinh xã
hội. Mặc dù đã có quá trình phát triển tƣơng đối dài, nhƣng cho đến nay còn
có nhiều khái niệm về BHXH, chƣa có khái niệm thống nhất. Bởi lẽ BHXH
là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau nhƣ kinh tế, xã
hội, pháp lý…
Theo từ điển Bách khoa: “BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập cho ngƣời lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp,
tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên
tham gia BHXH, có sự bảo hộ của nhà nƣớc theo pháp luật, nhằm đảm bảo,
an toàn đời sống cho ngƣời lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm
bảo an toàn xã hội” [24].

may mắn, thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
Trái lại, có rất nhiều trƣờng hợp khó khăn, trắc trở, rủi ro xảy ra do điều kiện tự
nhiên, môi trƣờng sống, hoặc điều kiện khách quan nhƣ: Môi trƣờng, ốm đau, tai
nạn, mất việc làm, già yếu, không có khả năng lao động, tử vong…
Vì vậy, từ xa xƣa, con ngƣời đã có ý thức san sẻ, cƣu mang đùm bọc
lẫn nhau, trong cộng đồng làng, xóm, thôn, bản… theo tinh thần tƣơng thân
tƣơng ái. “Nhƣờng cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”. Sự tƣơng trợ cộng đồng
dần dần đƣợc mở rộng và phát triển dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ việc
lập quỹ tƣơng tế, các hội đoàn bằng tiền hoặc bằng hiện vật để trợ giúp lẫn
nhau. Những hình thức trợ giúp tự nguyện của cá nhân, của cộng đồng đã góp
phần bảo đảm nguồn vật chất cần thiết đối với những ngƣời hoạn nạn, khó
khăn, thiếu thốn. Đây chính là hình thức hình thành nên Bảo hiểm.
Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ
trên đƣợc thế giới quan niệm là BHXH đối với ngƣời lao động. Nhƣ vậy
BHXH ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan và ngày càng phát triển
cùng với sự phát triển của mỗi quốc gia, mọi thành viên trong xã hội đều thấy
cần thiết khi tham gia BHXH, nó trở thành quyền lợi và nhu cầu không thể
thiếu của ngƣời lao động và là nhu cầu tất yếu khách quan.
BHXH đƣợc hình thành trên cơ sở quan hệ lao động, giữa các bên cùng
tham gia và đƣợc hƣởng BHXH. Nhà nƣớc ban hành các chế độ, chính sách
BHXH, tổ chức ra cơ quan chuyên trách, thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt
động sự nghiệp BHXH. Chủ sử dụng và ngƣời lao động có trách nhiệm đóng
góp để hình thành quỹ BHXH. Ngƣời lao động (bên đƣợc BHXH) và gia đình
của họ đƣợc cung cấp tài chính từ quỹ BHXH khi họ có đủ điều kiện theo chế

BHXH có những nguyên lý hoạt động mang tính phổ biến và nhất quán.
Thứ nhất, bảo hiểm là một hình thức hoạt động nhằm phân tán rủi ro,
hỗ trợ lẫn nhau giữa những đơn vị, cá nhân cùng tham gia bảo hiểm thực hiện
theo nguyên tắc “cộng đồng - lấy số đông bù cho số ít”. Vì vậy, dịch vụ bảo
hiểm cần phải có đông ngƣời tham gia mới đạt đƣợc mục đích phân tán rủi ro,
tổn thất. Số ngƣời tham gia bảo hiểm càng đông thì mức độ tổn thất đƣợc
phân tán càng rộng, mức độ gánh chịu tổn thất của từng thành viên càng ít
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
hơn. Hình thành đƣợc quỹ bảo hiểm tập trung càng lớn, mức độ an toàn quỹ
bảo hiểm càng cao, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu chi trả
càng kịp thời, đầy đủ hơn cho ngƣời đƣợc thụ hƣởng.
Thứ hai, quỹ bảo hiểm đƣợc hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của
những bên tham gia bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm phải đƣợc tính toán cân đối thu -
chi một cách khoa học dựa trên quy luật số lớn để xác định mức đóng góp của
đối tƣợng tham gia và mức hƣởng thụ do quỹ phải chi trả; sao cho quỹ bảo
hiểm phải đƣợc ổn định, vững chắc trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn phải đảm
bảo đủ nguồn lực tài chính để chi trả kịp thời, đầy đủ các khoản bồi thƣờng
trợ cấp cho đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng.
Thứ ba, quỹ bảo hiểm đƣợc quản lý và sử dụng theo chế độ tài chính
và luật pháp của nhà nƣớc quy định. Quỹ bảo hiểm tạm thời nhàn rỗi đƣợc
thực hiện các hoạt động đầu tƣ vừa góp phần cung cấp nguồn vốn để phát
triển nền kinh tế - xã hội; vừa để bảo đảm toàn và tăng trƣởng quỹ. Khi thực
hiện hoạt động đầu tƣ quỹ phải đảm bảo an toàn; hạn chế rủi ro, thất thoát
quỹ đến mức thâp nhất, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và đảm bảo khả năng
thanh toán linh hoạt.

bị giảm hoặc bị mất thu nhập. Theo quy luật “Số đông bù số ít” BHXH thực
hiện phân phối lại thu nhập theo chiều dọc và chiều ngang. Thực hiện chức
năng này BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội.
BHXH góp phần kích thích ngƣời lao động hăng hái lao động sản xuất,
góp phần nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.
Ngƣời lao động khi bị đau, thai sản, tai nạn lao động, về già đã có BHXH trợ
cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Do đó cuộc sống của họ và gia đình họ
luôn đƣợc bảo đảm, tạo cho ngƣời lao động luôn yên tâm làm việc.
BHXH gắn bó lợi ích giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động,
giữa ngƣời lao động với xã hội, giải quyết đƣợc mâu thuẫn giữa giới chủ và
giới thợ, đồng thời làm cho họ gắn bó và hiểu nhau hơn. Đối với Nhà nƣớc và
xã hội, chi cho BHXH là cách thức chi ít nhất và có hiệu quả nhất, giải quyết
đƣợc khó khăn về đời sống cho ngƣời lao động.
1.1.1.5. Hệ thống các chế độ trong BHXH
Hệ thống các chế độ trong BHXH là những quy định cụ thể về điều
kiện mức trợ cấp, thời gian trợ cấp, mức đóng góp và mức hƣởng BHXH. Hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
thống này đƣợc xây dựng trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và cơ
sở pháp lý của mỗi nƣớc. Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) có khuyến cáo
BHXH gồm 9 chế độ.
(1) Chế độ chăm sóc y tế.
(2) Chế độ trợ cấp ốm đau.
(3) Chế độ trợ cấp thất nghiệp.
(4) Chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.
(5) Chế độ trợ cấp tuổi già.

tƣợng tham gia và đóng góp BHXH đồng thời họ cũng là đối tƣợng đƣợc
nhận trợ cấp, đƣợc chi trả từ quỹ BHXH cho dù chế độ, thời gian trợ cấp và
mức trợ cấp của mỗi ngƣời sẽ khác nhau, tùy thuộc vào những biến cố hoặc
rủi ro mà họ gặp phải, cũng nhƣ mức đóng góp và thời gian đóng góp BHXH
của họ. Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ, cùng tham gia và đóng góp
BHXH, nhƣng có ngƣời đƣợc hƣởng trợ cấp nhiều lần và nhiều chế độ khác
nhau, nhƣng cũng có những ngƣời đƣợc ít lần hơn, thậm chí không đƣợc
hƣởng. Chính từ đặc điểm này nên một số đối tƣợng đƣợc hƣởng trợ cấp từ
quỹ BHXH thƣờng lớn hơn nhiều so với mức đóng góp của họ và ngƣợc lại.
Điều đó thể hiện tính chất xã hội của toàn bộ hoạt động BHXH.
- Quá trình tích lũy để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chính
đối với quỹ BHXH là một vấn đề mang tính nguyên tắc.
- Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH. Nó
là khâu tài chính trung gian cùng với ngân sách Nhà nƣớc và tài chính doanh
nghiệp hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia.
- Sự ra đời, tồn tại và phát triển BHXH phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ
nhất định của đất nƣớc. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện
thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH, nhu cầu thỏa mãn về BHXH đối với
ngƣời lao động càng đƣợc nâng cao. Đồng thời kinh tế - xã hội phát triển,
ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động sẽ có thu nhập cao hơn, do đó họ
càng có điều kiện tham gia và đóng góp BHXH…
Nguồn hình thành quỹ BHXH:
Quỹ BHXH đƣợc hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
* Vai trò của quản lý thu BHXH
- Quản lý thu gắn chặt với quản lý chi. Quản lý thu tốt sẽ góp phần đảm
bảo sự ổn định, tăng trƣởng quỹ BHXH đồng thời tạo lập nguồn quỹ để chi
trả các chế độ BHXH cho NLĐ. Nguồn quỹ BHXH đƣợc coi là xƣơng sống
của hệ thống BHXH. Quỹ BHXH là cơ sở quan trọng và quyết định mọi hoạt
động của cơ quan BHXH. Vì vậy, công tác quản lý thu BHXH phải đƣợc đặt
lên hàng đầu.
- Quản lý thu có vai trò định hƣớng đề ra chiến lƣợc dài hạn, trung hạn,
ngắn hạn đối với toàn bộ hệ thống nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra trong công
tác quản lý.
- Quản lý thu góp phần khắc phục sự sai lệch của hệ thống thông qua
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Vì quá trình thực hiện giữa kết quả với
mục tiêu đề ra luôn có sự sai lệch, để kết quả này gần với mục tiêu thì công
tác thu mới đạt hiệu quả.
1.1.2.2. Cơ sở pháp lý thực hiện quản lý thu BHXH
a. Những quy phạm pháp luật chủ yếu điều chỉnh công tác thu BHXH
Thực hiện Nghị quyết đại hội VII và hiến pháp năm 1992, ngày
23/6/1994 Bộ Luật lao động đã Quốc hội thông qua trong đó giành cả chƣơng
XII để quy định về BHXH và có quy định “Loại hình tham gia BHXH áp
dụng đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên, ở những doanh
nghiệp này, ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động phải đóng BHXH theo
quy định…”; “Ngƣời lao động làm việc ở những nơi sử dụng lao động dƣới
10 lao động hoặc làm những công việc có thời hạn dƣới 3 tháng, theo mùa vụ
hoặc làm các công việc tạm thời khác, thì các khoản BHXH đƣợc tính vào
tiền lƣơng do ngƣời sử dụng lao động trả để ngƣời lao động tham gia BHXH
theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm” [1].

hoàn chỉnh nhất từ trƣớc đến nay để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh về
quản lý thu, nộp BHXH trong hoạt động BHXH Việt Nam.
b. Quy định về công tác quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam
Trên cơ sở các văn bản nêu trên, ngay sau khi đƣợc thành lập và bƣớc
vào hoạt động, với thẩm quyền của mình BHXH Việt Nam đã ban hành các

Trích đoạn Cơ sở thực tiễn về quản lý thu BHXH Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý BHXH cho Phƣơng pháp nghiên cứu Chỉ tiêu số thu BHXH Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác thu BHXH
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status