Nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội của người lao động tại các doanh nghiệp - 2 - Pdf 19

kinh doanh trong nền kinh tế xã hội, các lĩnh vực này bao gồm tất cả các loại công
việc từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ nhàng đến công việc nặng nhọc độc hại. Do
vậy, BHXH xã hội hóa cao hơn hẳn các loại hình BHXH khác đồng thời cũng thể
hiện tính công bằng xã hội cao.
- BHXH là đòn bẩy, khuyến khích NLĐ hăng hái tham gia lao động sản xuất
và từ đó nâng cao năng suất lao động: BHXH góp phần kích thích người lao động
hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng xuất lao động cá nhân và tăng năng suất
lao động xã hội góp phần tăng mối quan hệ tốt đẹp và gắn bó lợi ích giữa NLĐ,
NSDLĐ và nhà nước.
- BHXH thực hiện chức năng điều hoà lợi ích giữa ba bên: NLĐ, NSDLĐ,
Nhà nước đồng thời làm giảm bớt mâu thuẫn xã hội, góp phần ổn định chính trị,
kinh tế, xã hội.
- BHXH còn thực hiện chức năng giám đốc bởi BHXH tiến hành kiểm tra,
giám sát việc tham gia thực hiện chính sách BHXH của NLĐ, NSDLĐ theo quy
định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, góp phần ổn định xa hội.
3. Quan điểm về BHXH.
BHXH ra đời và phát triển lúc đầu còn mang tính tự phát về sau được nhà nước luật
pháp hóa các chế độ BHXH. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 140 quốc gia
thực hiện BHXH tuy nhiên việc thực hiện BHXH ở mỗi nước là khác nhau. Tuỳ vào
mỗi mỗi quốc gia trên thế giới mà chính sách BHXH được lựa chọn với hình thức,
cơ chế và mức độ thoả mãn nhu cầu BHXH phù hợp với tập quán, khả năng trang
trải và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia đó. Nhưng có một số quan
điểm về BHXH được hầu hết các nước trên thế giới đã thừa nhận.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là một bộ phận quan trọng
nhất trong hệ thống các chính sách xã hội. Quan điểm này chứng tỏ rằng các nước
đều thừa nhận tính xã hội cao của BHXH. ở Việt nam BHXH được xếp trong hệ
thống các chính sách đảm bảo xã hội của Đảng và Nhà nước. Bởi mục đích chủ yếu
của chính sách này là nhằm đảm bảo đời sống cho NLĐ và gia đình họ khi mà có
sự kiện rủi ro bất ngờ đến với họ.
- NSDLĐ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho NLĐ. NSDLĐ, họ phải

như vậy nhưng đối tượng của BHXH vẫn có nhiều quan điểm khác nhau gây ra
nhiều tranh c•i. Đôi khi còn có sự nhầm lẫn giữa đối tượng BHXH với đối tượng
tham gia BHXH.
4.1. Đối tượng của BHXH.
BHXH là một hệ thống bảo đảm khoản thu nhập bị giảm hoặc mất do giảm, mất khả
năng lao động, mất việc làm vì có các nguyên nhân như ốm đau tai nạn, tuổi già.
Chính vì vậy, đối tượng của BHXH là phần thu nhập của NLĐ bị biến động hoặc
giảm, mất đi do gặp phải những rủi ro ngẫu nhiên, bất ngờ xảy ra.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Đối tượng của BHXH không chỉ là các khoản thu nhập theo lương mà bao gồm các
khoản thu nhập khác ngoài lương như: thưởng, phụ cấp… cho NLĐ có nhu cầu
đóng góp thêm để được hưởng mức trợ cấp BHXH.
4.2. Đối tượng tham gia BHXH.
Đối tượng tham của BHXH là NLĐ và NSDLĐ. Họ là những người trực tiếp tham
gia đóng góp tạo nên quỹ BHXH với một khoản % nhất định so với tiền lương của
NLĐ theo quy định của luật BHXH. Tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những NLĐ nào
đó trong xã hội.
Trong thời kì đầu khi triển khai BHXH ở hầu hết các nước chỉ áp dụng đối với
những người làm công ăn lương để đảm bảo mức đóng góp ổn định, đảm bảo an
toàn quỹ BHXH.
Hiện nay khi nền kinh tế phát triển nhu cầu sử dụng NLĐ trong và ngoài doanh
nghiệp nhà nước tăng lên rất nhiều thì đối tượng tham gia BHXH và đối tượng của
BHXH cũng được mở rộng ra. Vì vậy đối tượng tham gia của BHXH bao gồm:
- Đối tượng bắt buộc tham gia BHXH: là NLĐ và NSDLĐ phải tham gia
BHXH một cách bắt buộc với mức đóng và mức hưởng BHXH theo quy định của
luật BHXH.
- Đối tượng tự nguyện tham gia BHXH: áp dụng cả với người làm công ăn
lương và NLĐ không làm công ăn lương. Thường là do sự đóng góp của NLĐ cùng
với sự giúp đỡ của ngân sách Nhà nước.

phủ ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức
Nhà nước kèm theo Nghị định 218/CP ra đời ngày 27/12/1961 quy định chế độ
BHXH ở Việt nam gồm 6 loại chế độ trợ cấp: ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu
trí, mất sức lao động, chế độ tử tuất. Khi nền kinh tế phát triển và chuyển đổi theo
cơ chế thị trường từ năm 1986 đặc biệt là từ những năm 1990 trở lại đây, điều kiện
kinh tế đã thay đổi thì Nghị định 43/CP ngày 22/6/1993 và Nghị định số 12/CP
ngày 26/1/1995 thống nhất bỏ chế độ trợ cấp mất sức lao động. Như vậy là hiện nay
BHXH Việt nam thực hiện 5 chế độ. Đến năm 2003, do BHYT Việt nam sát nhập
với BHXH Việt nam do đó hiện nay ở Việt nam thực hiện 6 chế độ BHXH. Các chế
độ đó là: ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ chăm sóc y
tế.
6. Quỹ BHXH.
6.1. Khái niệm về quỹ BHXH.
Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà
nước. Quỹ này được dùng để chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH và chi
phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp, các nghành.
Có thể hiểu quỹ BHXH là tập hợp đóng góp bằng tiền của các bên tham gia
BHXH: NLĐ, NSDLĐ, Nhà nước bù thiếu nhằm mục đích chi trả cho các chế độ
BHXH và đảm bảo cho hoạt động của hệ thống BHXH.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Như vậy, quỹ BHXH là quỹ tiền tệ tập trung, hạch toán độc lập với ngân
sách Nhà nước, được Nhà nước bảo hộ và bù thiếu. Quỹ này được quản lý theo cơ
chế cân bằng thu chi do đó quỹ BHXH không đơn thuần ở trạng thái tĩnh mà luôn
có sự biến động theo chiều hướng tăng lên hoặc thâm hụt. Quỹ BHXH hình thành
và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết những rủi ro của tất cả những người
tham gia với tổng dự trữ ít nhất, do rủi ro được dàn trải cho số đông người tham gia.
Đồng thời quỹ này cũng góp phần giảm chi ngân sách cho Nhà nước; khi có biến cố
xã hội xảy ra như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, quỹ BHXH cũng là một khoản
không nhỏ giúp Nhà nước thay cho cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, …
6.2. Nguồn hình thành quỹ.

quan trọng. Có thể nói hoạt động của chính sách BHXH mà không có sự hỗ trợ của
Nhà nước thì chẳng khác nào đứa trẻ mới tập đi.
+ Các nguồn khác: như sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, lãi
do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi, khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng
BHXH Đây là phần thu nhập tăng thêm đô bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ
BHXH được cơ quan BHXH đưa vào hoạt động sinh lời. Việc đầu tư quỹ nhàn rỗi
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
này cũng cần phải đảm bảo khả năng thanh khoản khi cần thiết, an toàn và mang
tính xã hội.
- Phương thức đóng góp.
Phương thức đóng góp BHXH của NLĐ và NSDLĐ hiện vẫn còn hai quan điểm:
+ Căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp.
+ Căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của NLĐ được cân đối chung trong toàn bộ nền
kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp.
- Mức đóng góp BHXH: ở một số nước quy định người sử dụng lao động phải
chịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động, Chính phủ trả chi phí y tế và trợ
cấp gia đình, các chế độ còn lại cả NGLĐ và NSDLĐ cùng đóng góp mỗi một phần
bằng nhau. Một số nước khác lại quy định quỹ BHXH do NLĐ và NSDLĐ đóng,
Chính phủ sẽ bù thiếu.
ở Việt nam quy định NLĐ đóng 5% lương tháng cho BHXH, 1% lương
tháng cho BHYT; còn NSDLĐ đóng 15% quỹ lương tháng cho BHXH và 2% quỹ
lương tháng cho BHYT.
6.3. Mục đích sử dụng quỹ BHXH.
Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích sau:
- Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn
nhất của BHXH nhằm đảm bảo ổn định, duy trì cuộc sống cho NLĐ đồng thời góp
phần ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp
Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quỹ BHXH được sử
dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho
bản thân và gia đình họ khi mà đối tượng tham gia gặp rủi ro và các chế độ được

BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình. Do vậy công tác thu BHXH là một công việc
đòi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường xuyên, liên tục, kéo dài trong nhiều năm
và có sự biến động về mức đóng và số lượng người tham gia.
- Công tác thu BHXH vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được tập trung về một mối,
vừa đóng vai trò như một công cụ thanh kiểm tra số lượng người tham gia BHXH
biến đổi ở từng khối lao động, cơ quan, đơn vị ở từng địa phương hoặc trên phạm vi
toàn quốc. Bởi công tác thu BHXH cũng đòi hỏi phải được tổ chức tập trung thống
nhất có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài
chính, đảm bảo độ chính xác trong ghi chép kết quả đóng BHXH của từng cơ quan
đơn vị cũng như của từng người lao động. Hơn nữa, hoạt động thu BHXH là hoạt
động liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả một đời người và có tính kế thừa,
số thu BHXH một phần dựa trên số lượng người tham BHXH để tạo lập lên quỹ
BHXH, cho nên nghiệp vụ của công tác thu BHXH có một vai trò hết sức quan
trọng và rất cần thiết trong thực hiện chính sách BHXH. Bởi đây là khâu đầu tiên
giúp cho chính sách BHXH thực hiện được các chức năng cũng như bản chất của
mình.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status