skkn làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chuyện theo chương trình giáo dục mầm non mới - Pdf 19



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT
LƯƠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
LÀM QUEN VỚI CHUYỆN THEO CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI A. Phần mở đầu
Văn học là một bộ môn nghệ thuật dùng để phản ánh cuộc sống con
người qua nhiều thời kỳ khác nhau, nó giúp cho con người nhận ra những
cái đẹp, những truyền thống quý báu mà dân tộc ta đúc rút được qua nhiều
đời nay. Đồng thời nó lên án phê phán những cái xấu xa, lạc hậu, những tệ
nạn xã hội xãy ra trong cuộc sống là cơ sở cho con người tự điều chỉnh
bản thân mình để tiến kịp thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Vì thế, Văn học là một món ăn tinh thần được nhiều người ưa thích,
nó đã làm cho con người xua đi những mệt nhọc sau những ngày làm việc
vất vã đễ hoà vào dòng chảy thời gian qua việc cảm nhận bài thơ hay,
những câu chuyện về cuộc sống đời thường, tuy giản dị nhưng đậm đà
bản sắc dân tộc. Văn học với các chức năng giáo dục nhận thức, thẩm mỹ,
đã góp phần vào mục tiêu của ngành học mầm non nhằm hình thành và
phát triển nhân cách con người một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và
lao động. Đặc biệt với mẫu giáo 5-6 tuổi, đây là thời kỳ trẻ cảm nhận mọi

dễ hiểu. Tuy vậy do hạn chế của độ tuổi này nên trẻ chưa tự mình tiếp xúc
trực tiếp với tác phẩm, vì trẻ chưa biết chữ, chưa tự hiểu đầy đủ về giá trị
nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Việc nắm bắt tác phẩm
ở trẻ dường như phụ thuộc vào sự truyền thụ của giáo viên, ở lứa tuổi này
người ta chưa thể gọi việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học là việc
dạy văn cho trẻ mà gọi là trẻ làm quen văn học, chỉ ra mức độ tiếp xúc
ban đầu của trẻ với văn học. Thực chất của việc tiếp xúc này giáo viên sử
dụng nghệ thuật đọc kể diễn cảm để đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe.
Giảng giải bằng mọi cách để giúp trẻ hiểu được nội dung và hình thức của
tác phẩm. Trên cơ sở đó giáo viên dạy trẻ kể diễn cảm các câu chuyện
không chỉ góp phần phát triển khả năng nhận biết, tư duy, trí tuệ, mà góp
phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
II. Cơ sỡ thực tiển
Cho trẻ làm quen với chuyên ở trường mầm non được diễn ra rất linh
hoạt ở trường mầm non theo hai hình thức chính: Hình thức trong giờ hoạt
động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn cho trẻ làm quen với
các tác phẩm văn học trẻ đã biết hay các tác phẩm văn học trẻ chưa biết,
tác phẩm dài hay ngắn buộc giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù
hợp. Ngoài ra, giáo viên còn phải dựa vào sự hứng thú của trẻ đối với mỗi
tác phẩm văn học và điều kiện cơ sở vật chất của trường lớp củng là một

yếu tố để giáo viên quyết định sữ dụng hình thức nào là đạt hiệu quả nhất
đối với trẻ.
Đối với trường Mầm Non Lộc Thuỷ đã triển khai nhiều hình thức
như: Xây dựng tiết dạy mẫu, thao giảng dự giờ, kiến tập song việc
nâng cao chất lượng cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới còn
nhiều hạn chế.
Năm học 2009-2010 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo
dục mầm non mới. Tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn
5 tuổi cụm An Xá. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy những

Vào đầu năm học lớp tôi còn đa phần trong việc nghe cô kể chuyện,
trên tiết học trẻ còn rụt rè trong khi phát biểu, phần đóng kịch còn nhiều
hạn chế. Vì vậy, để nắm được thực chất chất lượng của lớp tôi đã khảo sát
xem kết quả đầu vào thế nào.
Qua đợt khảo sát tôi nhận thấy khả năng tiếp thu của trẻ còn chậm cụ
thể là:
65% trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội dung câu chuyện, đánh giá được
các nhân vật trong chuyện
15% trẻ nhớ tên chuyện, tên nhân vật.
10% trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội dung câu chuyện còn mập mờ.
10% trẻ còn rụt rè, nhút nhát, tên chuyện nhớ còn ít và lẫn lộn nhân
vật trong các câu chuyện.
Với kết quả đạt được trên, bản thân tôi băn khoăn lo lắng làm thế nào
để đưa chất lượng năm học lên cao. Từ đó tôi suy nghĩ ra một biện pháp
sau.
IV. Biện pháp
1. Tạo môi trường làm quen văn học.
Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học vô cùng quan trọng vì trẻ ở
lứa tuổi này là tư duy trực quan hình tượng. Môi trường phong phú bao
nhiêu thì trẻ tích luỹ được nhiều biểu tượng bấy nhiêu. Muốn tư duy của
trẻ ngày càng được mở rộng thì buộc giáo viên phải tạo môi trường cho
trẻ tiếp xúc.
Trước hết tôi chọn góc làm quen văn học phù hợp, rộng, đảm bảo đủ
ánh sáng cho trẻ hoạt động.
Để tạo môi trường của học văn học hấp dẫn tôi bày đồ dùng lên giá
ngang tầm với trẻ: tranh ảnh, các tập tranh chuyện kể Tôi dùng xốp cắt

rời thành các nhân vật, con vật trong chuyện sắp học rồi xếp lên sa bàn.
Dùng vải may rối các nhân vật, con vật phù hợp theo từng chuyện
Ví dụ: Chuyện "Quả bầu tiên" tôi dùng xốp, vải cắt may các nhân vật


nội dung câu chuyện phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ khi đóng
kịch.
Với hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ làm quen hoặc ôn các câu chuyện
đã học, sắp học.
Bên cạnh việc làm quen mọi lúc mọi nơi thì giáo viên còn phải lồng
ghép tích hợp vào các hoạt động khác.
3. Xác định ngữ điệu giọng kể
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo tiếp nhận tác phẩm văn học qua
khâu trung gian là giáo viên ở trường, phụ huynh ở nhà. Tác phẩm văn
học là một văn bản nghệ thuật ngôn từ, một công trình nghệ thuật nên
cảm thụ văn học ở trẻ còn rất nhiều khó khăn.
Để giúp trẻ nhỏ cảm thụ văn học thì trước khi truyền thụ tác phẩm
giáo viên cần:
Đọc kỹ tác phẩmm phân tích kỹ để xác định rõ nội dung tác phẩm,
tính cách nhân vật, diễn biến sự kiện và tìm ra kết cấu ngôn từ của tác
phẩm.
Từ đó xác định giọng kể, sử dụng sắc thái đa dạng của ngôn ngữ cho
phù hợp với nội dung và phong cách nghệ thuật của tác phẩm. Ngôn ngữ
kể phải rõ ràng, đặc biệt phải mang sức biểu cảm.
Giáo viên đọc qua chuyện nhiều lần khi đã thuộc chuyện thì giáo
viên tự kể một mình thật to, biết thêm bớt lời lẽ để tăng sự hấp dẫn của
câu chuyện nhưng phải đảm bảo nội dung cốt chuyện.
Khi kể phải kết hợp nhịp nhàng giữa tranh, lời nói, nét mặt.
Ví dụ: Chuyện "Quả bầu tiên" khi kể đến tên địa chủ nét mặt phải cau
có, giọng nói to mạnh. Kể đến chú bé thì nét mặt, giọng nói nhẹ nhàng.
4. Kết hợp với phụ huynh
Gia đình là nhịp cầu nối rất quan trọng đối với nhà trường. Vai trò
của phụ huynh có tác động lớn trong việc nâng cao chất lượng văn học
cho trẻ.

Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình nhằm nâng cao chất lượng trẻ
ngày càng cao thì trước khi thực hiện một tiết dạy truyện cần chuẩn bị tốt
các vấn đề sau:
+ Cho trẻ làm quen chuyện trước ở mọi lúc mọi nơi.
+ Trên giờ dạy cô cần chuẩn bị giáo án tốt. Chuẩn bị đò dùng cho cô
và trẻ hấp dẫn như sa bàn, rối tay, trang phục đóng kịch, một số đồ dùng
làm hoạt cảnh.

+ Cô kể phải lưu loát, trước khi kể phải dùng thủ thuật hấp dẫn để lôi
cuốn trẻ vào tiết học
Ví dụ: Trong khi kể cô không chỉ kể diễn cảm mà còn kể minh hoạ
qua sa bàn, máy chiếu, rối tay phù hợp nội dung
Biết lồng ghép trong quá trình trích dẫn, đàm thoại
Ví dụ: Chuyện "Quả bầu tiên"
Cô trích dẫn: Để biết được chú bé là người như thế nào các cháu
cùng lắng nghe nhé "Có một chú bé con nhà nghèo mùa xuân ấm áp én
lại về đây với anh"
Đàm thoại: Cậu bé là người như thế nào?
Cứ thế cô trích một đoạn rồi đàm thoại khai thác hết nội dung câu
chuyện. Tuỳ theo khả năng của trẻ để cô đặt câu hỏi cho phù hợp. Nếu trẻ
chậm cô đặt câu hỏi đi từ dễ đến khó. Nếu trẻ nhanh thì cô đặt câu hỏi
tổng hợp nhằm phát huy khả năng nhận thức, tính sáng tạo của trẻ.
Trong khi dạy cô phải bao quát lớp, khen ngợi động viên kịp thời, tuỳ
theo câu chuyện mà bố trí nội dung phù hợp. Kết thúc giờ học có thể hát
một bài hoặc chơi một trò chơi phù hợp nhằm kết thúc giờ học nhẹ
nhàng.
V. Kết quả đạt được
Với những biện pháp cơ bản trên và bằng việc làm cụ thể của bản
thân. Sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường nên chất lượng của lớp
tôi so với đầu năm đạt kết quả cao

Giáo viên đã biết tạo môi trường phong phú hấp dẫn lôi cuốn sự chú
ý của trẻ.
Biết chuẩn bị tốt mọi điều kiện, phương tiện giúp tiết học sinh động,
lô gíc.
Có nghệ thuật thu hút trẻ đó là: tạo cho trẻ có tâm thế thoải mái trước và
trong giờ học, các phần chuyển tiếp phải linh hoạt sáng tạo, biết lồng ghép
các lĩnh vực khác vào tiết học, tác phong của giáo viên phải nhẹ nhàng
phù hợp với trẻ.
Phải biết cung cấp cho trẻ vốn từ chính xác, có tình cảm trong sáng,
gây ấn tượng đẹp trong tâm trí trẻ.
Để tổ chức tốt một tiết học giáo viên phải cho trẻ làm quen ở mọi lúc
mọi nơi, biết lồng ghép tích hợp vào các hoạt động khác ở trong ngày.
Biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc tạo môi trường, ôn
luyện kiến thức ở nhà cho trẻ.

Ngoài ra giáo viên không ngừng học tập, nghiên cứu, tiếp cận nhanh
với chương trình giáo dục mầm non mới trong giai đoạn hiện nay.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status