Đánh giá tình hình thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và tìm hiểu những yếu tố liên quan tại 4 xã huyện nam đông thừa thiên huế - Pdf 19

1
B GIO DC V O TO B Y T
I HC HU
TRNG I HC Y - DC
NGUYN ANH TEM
ĐáNH GIá TìNH HìNH THIếU MáU ở PHụ Nữ
TRONG Độ TUổI SINH Đẻ Và TìM HIểU NHữNG
YếU Tố LIÊN QUAN TạI 4 Xã, HUYệN NAM ĐÔNG
TỉNH THừA THIÊN HUế NĂM 2009
LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP I
Chuyờn ngnh: Y T CễNG CNG
M S : CKI 60. 72. 76.
Ngi hng dn khoa hc:
TS. Vế VN THNG
HU, 2010
Li cm n
2
Để hoàn thành được luận văn này tôi
xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô Ban
giám hiệu, Phòng Giáo vụ, Phòng Đào tạo
sau đại học, Khoa Y tế Công cộng Trường
Đại học Y Dược Huế đã tận tình giúp đỡ,
giảng dạy truyền thụ những kiến thức quý
báu trong quá trình học tập.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn TS. VÕ VĂN
THẮNG, Trưởng Khoa Y tế Công cộng, Trường
Đại học Y Dược Huế đã trực tiếp hướng dẫn
cho tôi nhưng kinh nghiêm quý báu trong quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các bộ
môn, các thầy cô của Trường Đại học Y

HC : Hồng cầu
Hb : Hemoglobin
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
WHO: Tổ chức Y tế thế giới
(World Health Organization)
5
6
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Định nghĩa thiếu máu 4
1.2. Cơ chế và nguyên nhân thiếu máu 4
1.3. Phân loại thiếu máu 11
1.4. Tầm quan trọng của vấn đề thiếu máu 12
1.5. Đối tượng nguy cơ 14
1.6. Triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng và chẩn đoán của thiếu máu 15
1.7. Phòng chống thiếu máu 16
1.8. Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về thiếu máu 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3. Đánh giá kết quả 24
2.4. Xử lý số liệu 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Tình hình, mức độ thiếu máu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại 4 xã
huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế 27
3.2. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu 33
Chương 4. BÀN LUẬN 39

Bảng 3.16. Tỷ lệ thiếu máu theo phân loại BMI 36
Bảng 3.17. Thiếu máu liên quan đến giun móc 37
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thiếu máu và chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ 37
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thiếu máu và dinh dưỡng 38
8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tình hình mắc bệnh thiếu máu 6
Biểu đồ 1.2. Số người đang mang thai bị thiếu máu ở một số khu vực
trong năm 1995 và năm 2000 6
Biểu đồ 3.1. Số phụ nữ nghiên cứu ở 4 xã 27
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo tuổi 28
Biểu đồ 3.3. Trình độ văn hóa 29
Biểu đồ 3.4. Số con hiện có 30
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ thiếu máu 31
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thiếu máu do sắt 32
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thiếu máu phân bố theo xã 33
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu là sự mất quân bình sinh lý giữa mất máu và bù đắp máu
của cơ thể. Thiếu máu thường không phải là một bệnh mà là triệu chứng của
một bệnh hoặc một rối loạn nào đó [2], [3], [6]. Thiếu máu có thể gây ra do
nhiều nguyên nhân khác nhau: do nhiễm ký sinh trùng (giun sán sốt rét), do
mất máu, do bệnh lý về huyết sắc tố (Hb), hay do thiếu dinh dưỡng. Về ý
nghĩa sức khoẻ cộng đồng thì thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu
sắt, thiếu acid folic thiếu vitamin B12 là phổ biến hơn cả.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và trẻ em nằm trong nhóm có nguy cơ dễ
mắc bệnh [4]. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn thiếu các thực phẩm giàu chất
sắt, đặc biệt là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Thiếu máu do thiếu sắt
thường là các chảy máu mãn tính bệnh nhân không biết, bỏ qua không chú ý.
Thiếu máu thiếu sắt gặp khoảng 90% các trường hợp thiếu máu [3], [5]. Nữ

tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi, chương trình làm mẹ an toàn, đặc
biệt chương trình chăm sóc tình trạng thiếu máu ở phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ,
nhưng do thiếu hụt về nguồn lực và các bằng chứng về nguyên nhân thiếu
máu ở đối tượng trên nên việc thực hiện các can thiệp sức khỏe vẫn còn nhiều
hạn chế. Xuất phát từ ý nghĩa và mục đích trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
"Đánh giá tình hình thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và tìm hiểu những
yếu tố liên quan tại 4 xã huyện Nam Đông -Thừa Thiên Huế" với mục tiêu
sau:
1. Xác định tỷ lệ thiếu máu, mức độ thiếu máu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
tại huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến thiếu máu ở đối tượng nghiên cứu.
11
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. ĐỊNH NGHĨA THIẾU MÁU
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [14], thiếu máu là
khi giảm rõ rệt khối lượng hồng cầu (HC) và giảm tương ứng khả năng vận
chuyển oxy của máu. Bình thường khối lượng máu được duy trì ở mức độ gần
như hằng định, do đó thiếu máu là tình trạng giảm số lượng HC hay giảm
Hemoglobin (Hb) ngoại biên.
Cũng theo WHO, người ta phân mức độ thiếu máu chủ yếu dựa và
nồng độ Hb máu.
Hàm lượng Hb bình thường thay đổi theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý,
độ cao so với mặt biển và ít khác nhau theo chủng tộc nên WHO đã đề nghị
coi là thiếu máu do thiếu sắt khi hàm lượng Hb ở dưới các ngưỡng sau đây:
Bảng 1.1. Ngưỡng Hb chỉ định thiếu máu theo WHO[41]
Nhóm tuổi Ngưỡng Hemoglobin (g/100ml)
Trẻ em từ 6 tháng - 6 tuổi
Trẻ em từ 6 tuổi - 14 tuổi
Nam trưởng thành

- Miễn dịch: bất đồng Rh, ABO, tự
miễn. Nhiễm khuẩn, sốt khuẩn,
nhiễm độc.
- Thiếu máu thiếu sắt
- Thiếu acid folic, vitamin B12.
- Không sử dụng được sắt.
- Giảm sinh HC non đơn thuần.
- Suy tủy toàn bộ Fanconi, mắc phải.
- Thâm nhiễm tủy: bệnh bạch cầu,
ung thư khác.
* G6PD: gluco - 6 phosphat - dehydrogenase.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra thiếu máu trong đó đứng về
phương diện sức khỏe cộng đồng 3 loại sau đây quan trọng hơn cả [1], [2], [3]
[5], [14]:
- Thiếu máu dinh dưỡng.
- Thiếu máu liên quan với nhiễm trùng và ký sinh trùng kinh niên.
- Thiếu máu liên quan tới các tật di truyền của các phân tử Hemoglobin
(kể cả các bệnh Thalassemia).
13
Ba loại này không tách biệt mà nhiều khi lồng vào nhau, ví dụ một số
nhiễm ký sinh trùng như giun móc chẳng hạn làm tăng nhu cầu các yếu tố tạo
máu và thúc đẩy phát sinh thiếu máu dinh dưỡng. Hơn nữa, trong một quần
thể có tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng cao, đồng thời cũng có thể có nhiều người
bị thiếu máu do bệnh của Hemoglobin.
1.2.1.Thiếu máu sinh lý trong thời kỳ mang thai
Trong trạng thái không có thai, nước chiếm 72% trọng lượng cơ thể,
trong số này 5% trong mạch máu, 70% ở trong nội bào và 25% ở dịch gian
bào. Khi có thai dịch nội bào không thay đổi song dịch nội mạch và dịch kẽ
đều tăng. Thể tích huyết tương bắt đầu tăng lên khi bắt đầu mang thai, tăng rõ
từ tuần lễ thứ 2, đạt tới mức cao nhất xung quanh tuần lễ thứ 32, duy trì cho

4gr ở nam và 2,5gr ở nữ, mỗi ngày lượng sắt mất đi rất ít khoảng 0,8-
1mg/ngày cộng với lượng sắt mất đi do kinh nguyệt nếu không được bù trừ
hoặc bù đắp không đủ dần dần sẽ dẫn đến sự thiếu hụt sắt.
Trong khi có thai nhu cầu về sắt tăng rõ rệt: 200ml để tăng khối lượng
huyết cầu, 75mg sắt cho 1kg trọng lượng thai, 75mg sắt cho sự phát triển của
bánh nhau, 200mg sắt cho mất máu khi đẻ, 300mg sắt cho cơ thể mẹ, tổng
cộng mất đi 700mg sắt cho thai nghén và sinh đẻ, tương đương 4,0mg
sắt/ngày, vào cuối kỳ thai nghén đến 6,3mg/ngày.
Theo GS. Leiserowitz nhu cầu này còn lớn hơn khoảng 1.120mg sắt,
trong đó 500mg sắt cho phát triển HC, 300mg sắt cho thai, 90mg sắt cho
chuyển hoá cơ bản, 230mg sắt cho mất máu lúc sinh. Lượng sắt này lớn hơn
rất nhiều so với lượng sắt đưa vào ngay với cả một chế độ ăn tốt nhất. Người
bình thường hấp thu 10% lượng sắt đưa vào. Với chế độ ăn đầy đủ cũng
không đáp ứng đủ nhu cầu về sắt khi mang thai, đòi hỏi phải huy động lượng
sắt dự trữ và gia tăng hấp thu sắt ở ruột non. Nếu mức dự trữ sắt trong cơ thể
trước khi có thai thấp hoặc không có, kết hợp tình trạng dinh dưỡng không
đầy đủ thì tình trạng thiếu máu thiếu sắt nặng nề là không tránh khỏi. Theo
W.Robert, T.Olay và Beecham mặc dù trong quá trình thai nghén sắt được
hấp thu nhanh hơn ở đường tiêu hoá 1-2mg/ngày, nhưng theo ước tính vẫn
còn thiếu khoảng 400mg.
16
Sắt có nguồn gốc từ thực phẩm, có 2 loại sắt hem và non- hem. Sắt hem
được tìm thấy ở thức ăn nguồn gốc thực vật đặc biệt trong hạt ngũ cốc, rau củ
và cây họ đậu. Lợi ích sinh học của nó thấp hơn và được hấp thu bởi sự có
mặt của yếu tố nâng cao vitamin C và kìm hãm là tanin.
Vitamin C có trong thức ăn có thể tăng gấp đôi sự thu hút sắt do kích
thích quá trình biến đổi Fe
3
=> Fe
2

quả. Nhu cầu 7-30Mg /ngày và không bị ảnh hưởng bởi đun nấu. Vitamin
B12 được hấp thu do liên kết với yếu tố nội (Glycoprotein) được sản xuất bởi
tế bào thành dạ dày, những người bị thiếu yếu tố nội bẩm sinh, phẫu thuật cắt
dạ dày, bệnh đường ruột hoặc chế độ ăn nghèo Vitamin B12 dễ bị thiếu máu
HC khổng lồ.
1.2.4. Thiếu máu và giun móc
Nhiễm giun móc là một trong những nguyên nhân cơ bản của thiếu
máu ở các nước chậm phát triển. Khoảng 25% dân số Thế giới có nhiễm giun
móc. Tỷ lệ bệnh phân bố tập trung ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi
có môi trường bị ô nhiễm phân và chủ yếu mắc phải do tiếp xúc với đất bị ô
nhiễm hoặc có ăn rau sống có trứng giun. Giun móc là loại giun hút máu, có
hai loại giun móc, cả hai loại này đều có ở Việt Nam. Necator americanus
tiêu thụ khoảng 0,2 ml máu/ngày, trong khi đó loại Ancylostoma americanus
tiêu thụ gấp 10 lần. Số lượng giun móc có thể từ vài con đến vài ngàn con.
Giun móc trưởng thành sống ở tá tràng và ruột non, bám vào niêm mạc
ruột và hút máu, đó là nguyên nhân gây mất máu mạn, thậm chí trong một
thời gian ngắn số lượng nhiều giun móc cũng có thể là nguyên nhân gây mất
máu và đủ dẫn tới sự cạn kiệt sắt của cơ thể. Giun móc không chỉ hút máu mà
còn làm viêm tá tràng, làm cho tá tràng không hấp thu được sắt (tá tràng là
nơi hấp thu nhiều sắt nhất). Ngoài ra sau khi hút no máu, miệng giun móc còn
tiết ra chất chống đông làm cho vết thương vẫn tiếp tục chảy máu. Độc tố
18
giun còn gây hiện tượng kích thích mất ngủ, đau thượng vị, rối loạn tiêu hoá
và chán ăn, tất cả sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng .
Giun trưởng thành
Hình 1.1. Chu trình phát triển của gian móc [3]
1.2.5. Giun đũa và thiếu máu
Giun đũa cũng là loại ký sinh trùng hay gặp, chúng ký sinh ở ruột non
với số lượng lớn, ăn chất dinh dưỡng gây nên tình trạng suy kiệt cơ thể, số
lượng lớn còn gây tắc ruột, vào ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp. Độc tố giun

thiếu acid folic, vitamin B
12
, thiếu máu thiếu protein.
20
- Thiếu máu do giảm sản và bất sản tủy: Suy tủy xương mắc phải và
bẩm sinh (bệnh Fanconi), giảm sinh nguyên HC đớn thuần, thân nhiễm tủy,
bệnh leucemie và các di căn khác vào tủy, một số nguyên nhân khác: Suy thận
mạn, thiểu năng tuyến giáp, bệnh collagen, nhiễm khuẩn mạn.
1.3.1.2. Thiếu máu do tan máu
- Tan máu do nguyên nhân tại HC, di truyền: Bệnh về Hb: Thalasemi,
β - thalasemi, bệnh HbE, HbS, HbC, HbD Bệnh ở màng HC: HC nhỏ hình
cầu, HC hình thoi. Bệnh về men HC: thiếu G6PD, thiếu Glutathion reductase
pyruvatkinase.
- Tan máu do nguyên nhân ngoài HC, mắc phải: Tan máu miễn dịch:
Bất đồng nhóm máu mẹ - con Rh, ABO, tự miễn. Nhiễm khuẩn, nhiễm độc,
cường lách, hội chứng huyết tán tăng urê máu.
1.3.1.3. Thiếu máu do chảy máu
Chảy máu cấp: Chấn thương, dãn tĩnh mạch thực quản, rối loạn quá
trình cầm máu.
Chảy máu mạn: giun móc, loét dạ dày - tá tràng, trĩ, sa trực tràng.
1.3.2. Phân loại theo huyết học
- Thiếu máu nhược sắc, HC nhỏ:Sắt huyết thanh giảm, sắt huyết thanh tăng.
- Thiếu máu đẳng sắc, HC bình thường.
-Thiếu máu ưu sắc HC to.
1.4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ THIẾU MÁU
Thiếu máu sẽ dẫn đến hậu quả sau:
1.4.1. Ảnh hưởng đến khả năng lao động
Thiếu máu do bất kỳ nguyên nhân nào cũng gây ra tình trạng thiếu Oxy
ở các mô, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não. Thiếu máu ảnh hưởng tới
các hoạt động cần tiêu hao năng lượng. Nghiên cứu nhiều nơi cho thấy năng

Có thai Chung
Các nước phát triển 12 7 3 14 11
Các nước đang phát triển 51 46 26 59 47
Chung 43 37 18 51 35
Thiếu máu hay gặp ở các nước đang phát triển (36%) so với các nước
phát triển (8%). Tỷ lệ máu cao nhất ở Nam Phi, Nam Á rồi đến Mỹ La Tinh, còn
các vùng khác thấp hơn. Thiếu máu hay gặp nhất ở phụ nữ có thai (51%) đến trẻ
em (43%), học sinh (37%), còn ở nam giới trưởng thành thấp hơn cả (18%).
Người ta ước tình trên toàn thế giới có khoảng 1.300 triệu người thiếu
22
máu do thiếu sắt. Cần chú ý thêm rằng cần thiếu máu chỉ là giai đoạn cuối
cùng của một quá trình thiếu sắt tương đối dài và nhiều ảnh hưởng bất lợi với
sức khỏe và thể lực và số người bị thiếu sắt nhưng chưa bộc lộ thiếu máu cao
hơn nhiều so với số người bị thiếu máu thật sự.
1.5. ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Trẻ 6 tháng đầu: Một đứa trẻ khi sinh có dự trữ sắt từ bà mẹ truyền
cho đồng thời có lượng sắt: trong sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt rất tốt cho trẻ.
Do đó khi người mẹ trong thời gian mang thai bị thiếu máu hoặc không cho
con bú mẹ trong 6 tháng đầu thì khả năng thiếu máu của đứa trẻ rất cao.
Trẻ có cân nặng thấp: Trẻ nhỏ có dự trữ sắt ít hơn trẻ lớn. Trẻ được
sinh quá sớm không có thời gian tích luỹ được lượng sắt dự trữ trước khi sinh.
Trẻ có cân nặng sơ sinh thấp có thể trở nên thiếu săt trong 2-3 tháng sau sinh.
Trẻ không được bú mẹ: Sắt từ thức ăn nhân tạo không hấp thu tốt như
sắt trong sữa mẹ. Trẻ được bú sữa ngoài mặc dầu có thêm sắt cũng không đủ
để phòng tránh tình trạng thiếu sắt. Trẻ chỉ bú sữa động vật thường bị thiếu
máu trong 4 tháng đầu sau sinh.
Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi: Từ 6 tháng tuổi trẻ lớn nhanh và lượng sắt
cần thiết cũng tăng theo. Trẻ sử dụng lượng sắt dự trữ khi sinh ra và lượng sắt
khi được bú mẹ. Trẻ phái bắt đầu có thêm lượng sắt từ các thức ăn khác.
Nhiều trẻ trở nên thiếu sắt từ 6 tháng đến 3 tuổi vì thức ăn bổ sung bao

nước đang phát triển, thiếu một số chất dinh dưỡng khác cùng với bệnh sốt
rét, giun sán làm cho chẩn đoán thiếu máu phức tạp hơn. Trong trường hợp
đó, người ta cần quan tâm đến dải phân bố của Hb ở phụ nữ, trẻ em và nam
giới hoặc theo dõi kết quả điều trị thử bằng các chất dinh dưỡng.
Các xét nghiệm:
24
Khi điều kiện cho phép có thể tiến hành các xét nghiệm sau đây:
- Ferritin huyết thanh: Mức Ferritin trong huyết thanh phản ánh dự
trữ sắt trong cơ thể. Ơ người bình thường hàm lượng Ferritin huyết thanh là
70mcg/l ở nam và 35mcg/l ở nữ, khi dưới 12mcg/l coi là thiếu dự trữ sắt.
Định lượng Ferritin là xét nghiệm có giá trị nhất vì hàm lượng Ferritin thấp
phản ánh giai đoạn sớm của thiếu sắt và xét nghiệm này cũng đặc hiệu nhất
cho thiếu sắt của cơ thể.
- Mức bão hoà Transferrin: Hầu hết sắt trong huyết thanh đều gắn với
Protein gắn sắt là Transferrin. Khi dự trữ sắt đã cạn mà tiếp tục thiếu sắt thì tỷ
lệ Transferrin bão hoà với sắt giảm xuống từ 30% xuống thấp hơn 15%.
- Protoporphyrin trong hồng cầu: Do thiếu sắt, Protoporphyrin không
tham gia tạo Hem nên hàm lượng Protoporphyrin tự do của hồng cầu lên cao
hơn 70mcg/100ml.
Như vậy trong một quần thể dân cư có khả năng mắc bệnh thiếu máu
cao, định lượng Hemoglobin và Hematocrit là xét nghiệm nhạy nhất. Khi
bệnh này không nhiều lắm, định lượng Ferritin có giá trị gợi ý hơn. Các xét
nghiệm Transferrin và Protoporphyrin có giá trị hỗ trợ.
1.7. PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU
Có 4 hướng chính để phòng chống thiếu máu:
1.7.1. Bằng bổ sung viên sắt
Ưu điểm của phương pháp này là cải tạo nhanh tình trạng thiếu máu
của các đối tượng bị đe dọa, tuy vậy đòi hỏi một hệ thống phân bố và theo dõi
tốt. Trong điều kiện nguồn thuốc và cán bộ hạn chế nên dành ưu tiên các đối
tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao như người mẹ có thai, trẻ em, học sinh và lao

30mg sắt nguyên tố dạng viên (hoặc dạng nước) vài ba năm một lần.
- Học sinh: Thông thường, tỷ lệ thiếu máu ở lứa tuổi này thấp hơn
người mẹ có thai và trẻ em trước tuổi đi học. Nên cho theo đợt ngắn, liều
hằng ngày từ 30-60mg sắt nguyên tố tuỳ theo tuổi và trọng lượng.
Đối với trẻ em dưới 1 tuổi chủ yếu dựa vào sắt trong sữa mẹ và thức ăn
bổ sung hợp lý (có nhiều sắt và vitamin C).
1.7.2. Cải thiện chế độ ăn
Trước hết, chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng và các thực phẩm
giàu sắt (thức ăn động vật, đậu đỗ). Đồng thời cần tăng cường khả năng hấp
thu sắt nhờ tăng vitamin C từ rau quả (ô dinh dưỡng, vườn rau gia đình). Tỷ lệ

Trích đoạn Các yếu tố liên quan đến thiếu máu
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status