TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI HY LẠP-LA MÃ TÁC PHẨM ĐỂ LẠI CỦA HÉRACLITE - Pdf 19

TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI HY LẠP-LA MÃ
TÁC PHẨM ĐỂ LẠI CỦA HÉRACLITE D 1. Logos tuy vĩnh viễn tồn tại, thế nhưng trước khi nghe người ta
nói đến nó, hoặc là lần đầu tiên sau khi nghe người ta nói đến nó,
đều không thể hiểu nó. Tuy rằng vạn vật đều ra đời dựa vào Logos,
thế nhưng khi chúng ta dùng lời nói hoặc sự thực để phân biệt từng
sự vật hoặc chỉ ra thực chất của nó thì khi thể hiện nó, người ta lại tỏ
ra không có chút kinh nghiệm nào cả. Ngoài ra có một số người
không hề biết việc họ làm khi họ tỉnh, chẳng khác gì họ đã quên
những việc họ đã làm trong lúc họ nằm mộng.

D 2. Do đó, nên tôn trọng những cái mà mọi người đều có. Thế
nhưng Logos là cái mà mọi người đều có, nhưng nhiều người lại sống
mà không đếm xỉa đến nó, giống như họ có trí tuệ gì đặc biệt vậy.

D 3. Mặt trời có chân rộng như chân của người.

D 4. Nếu như hạnh phúc là khoái cảm của thể xác, thế thì khi con bò
tìm được cỏ để ăn thì đó là lúc nó hạnh phúc.

D 5. Người ta dùng máu của con vật tế thần bôi trên người mình để
tỏ ra thuần khiết. Như vậy là vô ích. Làm như vậy chẳng khác gì một
người rơi xuống hố bùn lại lấy bùn để rửa ráy cho sạch. Ai trông thấy
người làm như vậy đều cho là kẻ điên rồ. Họ cầu đảo thần linh chẳng
khác gì họ nói chuyện với bức tường. Họ không hề biết thế nào là
thần linh và anh hùng.

D 6. Mặt trời mỗi ngày đều mới mẻ.


không thể hiểu được nên nói thế nào.

D 21. Chết chóc là cái mà ta trông thấy khi tỉnh. Cái mà chúng ta
trông thấy trong giấc mộng là cái khi ngủ.

D 22. Người đào vàng phải đào rất nhiều đất mới có được chút xíu
vàng.
D 24. Thần và người đều tôn sùng những người chết nơi chiến
trường.

D 25. Cái chết càng vĩ đại, nhận được phần thưởng càng lớn.

D 26. Trong đêm tối người ta tự thắp một ngọn đèn. Khi con người
chết lại là sống. Người ngủ say, mắt không trông thấy, họ đã được
người chết thắp lên điểm sáng. Người đang tỉnh là đang được người
ngủ thắp sáng.
D 29. Người ưu tú nhất thà rằng chiếm lấy một thứ chứ không cần
tất cả những thứ khác. Tức là, thà rằng được cái quang vinh bất diệt
chứ không cần những cái điêu tàn. Thế nhưng đại đa số người lại
nuốt lấy nuốt để giống như súc vật.

D 30. Thế giới này là đồng nhất đối với hết thảy sự vật tồn tại. Nó
không do bất cứ vị thần nào sáng tạo ra cũng không do bất cứ người
nào sáng tạo ra. Nó là một ngọn lửa sống bất diệt trong quá khứ,

D 45. Anh không thể nhìn thấy biên giới của linh hồn đâu. Cho dầu
anh có đi khắp mọi nẻo đường rộng lớn cũng không thể tìm thấy
được. Gốc rễ của linh hồn sâu như vậy đó.
D 47. Không nên kết luận quá sớm đối với một việc gì.

D 48. Cây cung (βισς) tên gọi của nó là sống (βισς) nhưng tác dụng
của nó là chết.

D 49. Nếu như một người nào đó là ưu tú (αριοτος) theo tôi thì họ có
thể sánh với hàng vạn người khác.

D 49a. Chúng ta vừa bước xuống vừa không bước xuống cùng một
dòng sông. Chúng ta vừa tồn tại vừa không tồn tại.

D 50. Nếu như anh không nghe tôi mà lại nghe Logos của tôi, thừa
nhận hết thảy là một, thế thì anh là người có trí tuệ rồi đó.

D 51. Họ không hiểu được tương phản, tương thành như thế nào: đối
lập tạo ra hài hoà, ví như cây cung và chiếc đàn sáu dây.

D 52. Thời gian là một đứa trẻ bướng bỉnh. Một đứa trẻ lại nắm
vương quyền!

D 53. Chiến tranh là cha của vạn vật, cũng là vua của vạn vật. Nó
khiến cho một số người trở thành thần, khiến cho một số người trở
thành người, khiến cho một số người trở thành nô lệ, khiến cho một
số người trở thành tự do.

sự đau đớn của thể xác. Đó là bởi vì nó có một mối liên hệ chặt chẽ
với thân thể.
D 76. Lửa sinh ra trong cái chết của đất. Khí sinh ra trong cái chết
của lửa. Nước sinh ra trong cái chết của khí. Đất sinh ra trong cái
chết của nước.
Lửa chết thì Khí sinh. Khí chết thì Nước sinh.
Đất chết sinh Nước. Nước chết sinh Khí. Khí chết sinh Lửa.
Ngược lại cũng như vậy.

D 78. Tâm của con người không có trí tuệ, còn tâm của thần thì có trí
tuệ.

D 79. Đối với thần thì con người là ấu trĩ, cũng như đối với người lớn
thì con nít là ấu trĩ vậy.

D 80. Nên biết rằng chiến tranh là phổ biến, chính nghĩa tức là chiến
tranh. Tất cả đều sinh ra từ sự đấu tranh và từ tính tất yếu.
D 82. Con khỉ đẹp nhất so với con người cũng rất dị hợm.

D 83. Một con người trí tuệ nhất so với thần, bất luận là về mặt trí
tuệ, mỹ quan hay bất cứ mặt nào cũng đều giống như một con khỉ.

D 85. Đấu tranh với trái tim là rất khó bởi vì mỗi một nguyện vọng
đều được trả giá bằng linh hồn.


D 101a. Con mắt là người làm chứng cao hơn lỗ tai.

D 102. Đối với thần, tất cả đều đẹp, thiện và ngay thẳng. Còn đối với
người thì một số là ngay thẳng còn một số thì không ngay thẳng.

D 103. Trên đường tròn, điểm khởi đầu và điểm kết thúc trùng hợp
nhau.

D 104. Tâm linh và lý trí của họ là cái gì vậy? Họ tin tưởng ở người
hát rong đầu đường, lấy số đông tạp nhạp làm thầy. Bởi vì họ không
biết rằng số đông là xấu, chỉ có một số ít người mới là tốt mà thôi.
D 106. Mỗi ngày đều giống như ngày khác.

D 107. Đôi mắt và đôi tai là kẻ làm chứng tồi đối với con người nếu
như người đó có tâm hồn đồi bại.

D 108. Tôi đã nghe qua rất nhiều người nói chuyện nhưng trong số
đó không một ai hiểu được rằng trí tuệ là cái khác rất xa với hết thảy
mọi thứ.

D 109. Che giấu sự dốt nát của mình có lẽ tốt hơn là bộc lộ nó ra.

D 110. Nếu như mọi nguyện vọng của một người đều được thoả mãn
thì chính là không tốt cho người đó.

D 111. Bệnh tật khiến cho sức khoẻ dễ chịu. Cái xấu khiến cho cái tốt

D 124. Một thế giới đẹp nhất cũng giống như một đống rác chất
chồng lộn xộn.

D 125. Thức ăn hỗn hợp nếu không khuấy đều thì bản thân nó cũng
phân giải.

D 126. Lạnh biến thành nóng, nóng biến thành lạnh, ướt biến thành
khô, khô biến thành ướt.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status