CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI - Pdf 60

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI
CÂU HỎI:
Câu1. Phân tích những điều kiện ra đời của triết học Hy lạp - Lamã cổ đại làm
rõ cơ sở hình thành triết học nói chung và nền văn minh Hy La nói riêng.
Câu2. Phân tích những đặc điểm cơ bản của triết học HyLa cổ đại, lấy dẫn
chứng.
Câu4. Những đặc điểm tư tưởng triết học của trưởng phái ÊLê. (cuối thế kỷ VI-
đầu thế kỷ V tcn)
Câu3.Những nội dung tư tưởng của triết học Hê-ra-clít.(520-460 tcn)
Câu5. Nội dung tư tưởng triết học của Pi-Ta-Go.
Câu6. Quan điểm triết học của ĐêMôCRít qua học thuyết nguyên tử luận.
Câu 7.Quan điểm triết học của XôCrát.(469-399 tcn)
Câu 8. Tư tưởng triết học của Platôn với học thuyêt lý luận của ông.
Câu 9. Vấn đề bản thể luận và nhận thức luận của Arxtot, làm rõ những đóng
góp và hạn chế.
Câu 10. Tư tưởng triết học Ê-PI-Quya. (nêu những đóng góp mới ở lập trường
khoa học.
TRẢ LỜI:
Câu1. Phân tích những điều kiện ra đời của triết học Hy lạp - Lamã cổ đại làm
rõ cơ sở hình thành triết học nói chung và nền văn minh Hy La nói riêng.
Triết học ra đời vào thời kỳ phức tạp mâu thuẫn của sự tồn tại của chính
mảnh đất I-ô-ni, bùng nổ mâu thuẫn giữa nền dân chủ chủ nô quý tộc-sự thay đổi các
bạo chúa (Tyran) khác nhau.
+ Ngoại xâm đe doạ: từ Li-đi, sự xâm lăng của Ba tư năm 546trước công nguyên. sự
xâm lược này làm suy tàn các ngành nghề phát triển( thủ công nghiệp) của mảnh đất I-
ô-ni.
+ Buôn bán phát triển do sự điều kiện tự nhiên thuận lời: đường biển, đường bộ với
vùng Đông á, AiCập vào vùng duyên hải của biển Địa Trung Hải.
Khoa học thực nghiệm( quan sát) đã cho phép thu được các tri thức khoa
học: toán học, vật lý học, thiên văn học, thuỷ văn, và các khoa học về con người.vv.
những tri thức này đòi có một cách giải thích tự nhiên như là tổng thể. Những nhà

lao động trí óc với lao động chân tay. Lao động trí óc hồi đó đã xuất thân từ giai cấp
chủ nô và phổ biến là những nhà triết học.
Nhiều nhà triết học HyLa cổ đại đã đi chu du nhiều nước phương Đông để học hỏi,
tiếp thu kiến thức khoa học, triết học làm phong phú thêm hệ thống triết học của mình.
Kho tàng tri thức của nước này đã mở rộng thêm thông qua quá trình giao tiếp về nền
văn hoá các nước phương Đông như Ai cập, Ba-bi-lon, Ânđộ,… với hệ thống triết học
đa dạng, với những nhà triết học đã đạt tới đỉnh cao trí tuệ của loài người thời cổ đại,
HyLạp đã trở thành cái nôi của triết học châu Âu. Nền văn hoá Hylạp cổ đại nói
chung, cũng như triết học HyLạp cổ đại nói riêng, đã được lịch sử tư tưởng loài người
coi là đỉnh cao rực rỡ của nền văn minh thế giới cổ đại. Ăngghen cho rằng : “ về mặt
triết học cũng như về nhiều lĩnh vực khác, chúng ta phải luôn luôn trở lại với thành
tựu của dân tộc nhỏ bé mà năng lực và sự hoạt động về mọi mặt đã tạo ra cho nó một
địa vị mà không một dân tộc nào khác mà có thể mong ước được trong lịch sử của
nhân loại.
Cho đến ngày nay, lịch sử xa xưa của đất nước này vẫn sáng lên ánh hào quang của
những trí tuệ bách khoa kỳ diệu, của những khả năng tư duy triết học hiếm thấy.
HyLạp cổ đại còn là một trong những điểm xuất phát của lịch sử triết học thế giới mà
như Mác nói: “ Người HyLạp mãi mãi vẫn là bậc thày của chúng ta” vậy triết học
Hylạp có những đặc điểm gì?
Sau đây là những đặc điểm nổi bật:
Tính tổng hợp của Hylạp cổ đại.
Sự phân công lao động xã hội giữa lao động trí óc và lao động chân tay diễn ra lần đầu
tiên trong xã hội chiếm hữu nô lệ. Kết quả của sự phân công này là trong xã hội thời
cổ đại đã hình thành một bộ phận trí thức chuyên nghiệp.Lúc đầu, do khoa học chưa
phát triển các bộ môn khoa học cụ thể cũng chưa được hình thành, cho nên các nhà tri
thức cũng chưa phân công nghiên cứu chuyên ngành; họ nghiên cứu tự nhiên trong
tổng thể. Người tri thức hay nhà khoa học trong xã hội, đó vừa là nhà triết học, đạo
đức học, mỹ học vừa là nhà toán học, thiên văn học hay sinh vật học, vật lý học…Vì
lẽ đó triết học thời kỳ cổ đại là bộ môn tổng hợp. Mọi tri thức về tự nhiên đều được
tổng hợp trong hệ thống triết học để vẽ nên bức tranh tổng quát về thế giới.

đảng phái trong triết học Hylạp cổ đại là cuộc đấu tranh giữa trường phái duy vật
Đêmôcrít và trường phái duy tâm Pla tôn.
Chủ nghĩa duy tâm Hylạp cổ đại phản ánh thế giới quan đúng đắn, có tác dụng thúc
đẩy toàn bộ xã hội, sản xuất, văn hoá, khoa học trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
Nét nổi bật của chủ nghĩa duy vật Hylạp cổ đại là tính chất mộc mạc thô sơ của nó.
Nó giải thích tự nhiên trên quan điểm duy vật thô sơ, thuần phác. Theo Ănghen đó là “
Quan niệm về thế giới một cách nguyên thuỷ, ngây thơ, những căn bản là đúng”. Chủ
nghĩa duy vật khẳng định thế giới vật chất tồn tại khách quan. Thế giới đó không do
thần thánh hoặc do một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo nên. Thế giới vật chất xuất
hiện từ vật chất, từ những nguyên thể vật chất đầu tiên như: nước, lửa, không khí,
nguyên tử…Song, do trình độ khoa học còn ở mức rất thấp cho nên các nhà triết học
duy vật đương thời chỉ có thể quan sát trực tiếp những hiện tượng tự nhiên để rút ra
những kết luận khoa học. Họ chưa có điều kiện và khả năng đạt tới trình độ mổ xẻ,
phân tích tự nhiên để đi sâu vào bản chất sự vật mà có thể vẽ được bức tranh tổng quát
về thế giới, về tự nhiên. Theo Ăngghen, “Họ hãy còn quan niệm thế giới tự nhiên, như
một chỉnh thể và xem xét chỉnh thể ấy trong toàn bộ của nó. Đó là “bức tranh tổng
quát trong đó những chi tiết còn mờ nhạt ít nhiều”. Tuy vậy, quan niệm duy vật thô sơ
này cũng đã có tác động rất lớn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, chống
tôn giáo, chống thần học cổ đại, tức là chống lại sự thống trị, áp bức về tinh thần của
tập đoàn chủ nô quý tộc phản động.
Về lý luận nhận thức các nhà triết học duy vật Hylạp cổ đại đã giải quyết đúng đắn
mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học, họ cho rằng con người có khả năng nhận
thức đựoc thế giới, nhận thức đựoc chân lý khách quan. Đối tượng của nhận thức, theo
họ, không phải là họ là những người đầu tiên nêu lên cảm giác luận duy vật và cho
rằng cảm giác có ý nghĩa bậc nhất trong quá trình nhận thức. Nhận thức lý tính không
tách rời nhận thức cảm tính. Theo họ đó là hai giai đoạn của quá trình nhận thức họ đã
đứng trên quan điểm nhận thức luận duy vật để chống lại chủ nghĩa duy lý duy tâm.
Chủ nghĩa duy tâm trong triết học cổ đại có nhiều trào lưu khác nhau: chủ nghĩa
duy tâm chủ quan như trường phái PiTago; chủ nghĩa duy tâm khách quan như trường
phái Platôn; chủ nghĩa duy tâm mang tính chất tôn giáo, thể hiện ở mặt nhận thức luận

biện hộ cho lợi ích của phái chủ nô quý tộc. Đại biểu chủ yếu của trường phái này là
Xênôphan, Pácmênít, Dênông và Mêlixô. Tham gia trường phái này là những nhà triết
học đồng thời cũng là những chính khách ở ÊLê, Pácmênít là một trong những người
cầm quyền ở ÊLê, theo lời truyền thì Pácmênít thường khép những công dân dưới
quyền cai trị của mình vào kỷ cương trật tự bằng những pháp chế nghiêm ngặt. Hàng
ngày ông thường bắt những công dân phải thề tuân theo pháp luật. Dênông là học trò
của Pácmênít, vừa là nhà triết học vừa là những quan chức ÊLê. Còn Milixô là đô đốc
của hạm thuyền ở đảo Xamốt. ông đã từng chỉ huy những trận đánh chống Aten.
Tình hình đó lý giải rõ vì sao trường phái này lại ra sức bảo vệ tầng lớp chủ nô quý
tộc. Chính nó là công cụ thống trị tư tưởng, là vũ khí tinh thần của phe chủ nô quý tộc
phản động chống lại phe dân chủ chủ nô để duy trì chế độ chuyên chế. Nói như vậy
không có nghĩa là toàn bộ nội dung triết học của trường phái này đều phản khoa học,
phản tiến bộ, mà không có một yếu tố hợp lý nào. Bây giờ chúng ta nghiên cứu một số
đại biểu của trường phái này.
XÊNÔPHAN-người sáng lập trường phái ÊLÊ.(570-476 tcn)
Xênôphan sinh ra tại thành phố KôLôphôn trong những năm xứ sở I-Ô-Ni còn sống
dưới ách thống trị của BaTư, ông đã đi nhiều và đã sống ở nhiều thành phố của HyLạp
để kiếm sống bằng nghề đàn hát và kể chuyện thơ. Là người từng trải, có cuộc đời
xuyên suốt gần một thế kỷ( ông sống hơn 90 tuổi). Xênôphan rất coi trọng hoạt động
tinh thần, trí tuệ nhưng lại coi thường sức mạnh thể chất, ông tỏ thái độ phản ứng
những hoạt động thể thao Ôlanhpíc. Ông đối lập thể chất với tri thức và sự thông thái.
Thơ ca của ông mang hơi thở của cuộc sống hiện thực. Ông sáng tác nhiều thơ ca đả
kích những quan niệm hoang đường, mê tín, thần học. Ông phản đối văn thơ viết ra để
ca ngợi những chiến công của những anh hùng thuyền thoại, ca ngợi thể chất ông viết:
“ không cần ca ngợi những trận chiến đấu của những siêu nhân, những con người
khổng lồ và những nhân vật thần thoại nửa người nửa ngựa, đó là những chuyện bịa
đặt của thời xưa”. Mà cần ca ngợi những người hiện hữu có thiện chí phát hiện ra sự
phát triển rực rỡ của ký ức và tính kiên định của những phẩm hạnh. Theo Xênôphan, “
trí sáng suốt chúng ta tốt hơn sức mạnh của người và ngựa”. ông thường tỏ ra khó chịu
khi ngừời ta tôn trọng sức mạnh của thể chất và xem thường sự thông thái. Sở dĩ có

quan niệm siêu hình.
Như vậy, khác biệt căn bản giữa trường phái ÊLê và trường phái triết học tự nhiện ở
I-Ô-Ni là ở chỗ, Talét, Anaximăngdrơ và Anaximen thì cho rằng toàn bộ thế giới đa
hình đa dạng, đều phát sinh từ quá trình biến đổi của một bản nguyên vật chất duy
nhất, vĩnh viễn còn Xênôphan tuy cũng thừa nhận tính vĩnh viễn của toàn thể nhưng
lại cho rằng nó bất biến và bất động.
Và lý luận nhận thức, Xênôphan phủ định vai trò của nhận thức cảm tính, cho rằng
nhận thức cảm tính không đem lại tri thức chân thực và dư luận thì hoặc là sai lầm,
hoặc là không đầy đủ, không phải là chân lý. Ông cho rằng cảm tính không đem lại
nhận thức chân thực mà chỉ là những ý kiến. Những cái nhìn thấy ở bề ngoài.
Xênôphan đã có lý khi nhấn mạnh rằng, không thể nhận thức được bản chất của sự vật
chỉ bằng trực quan cảm tính mà bằng tư duy. Sai lầm của ông đã đối lập nhận thức
cảm tính và lý tính, đã tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính mà không thấy mối
quan hệ biện chứng của chúng.
Trường phái ÊLê trong hệ thống triết học của mình đã đặt ra nhiều vấn đề như: mối
quan hệ giữa bản chất và hiện tượng, giữa cái duy nhất và cái chung, tính đa dạng của
thế giới, giữa không gian thời gian và tồn tại tính tương đối của nhạn thức…
Giải quyết những vấn đề này, trường phái ÊLê đã đứng trên quan điểm siêu hình nên
họ không phản ánh được bức tranh chân thực của thế giới. Sai lầm lớn nhất của triết
học ÊLê là phủ nhận vận động, coi vũ trụ là bất biến, bất động; xem thường vai trò
của nhận thức cảm tính, phủ nhận mâu thuẫn trong hiện thực khách quan….
Triết học của trường phái này chống lại phép biện chứng của Hêraclít về vận động,
về sự thống nhất của các mặt đối lập về sư chuyển hoá của chúng.
Tuy vậy, triết học của trường phái này cũng tạo ra được những giá trị tư tưởng mới.
Một trong những giá trị lớn đó là chủ nghĩa vô thần. Cho đến ngày nay cách lý giải về
thần thánh của Xênôphan vẫn giữ nguyên tính khoa học của nó vừa mang ý nghĩa thời
sự sâu sắc.
Câu3.Những nội dung tư tưởng của triết học Hê-ra-clít.(520-460 tcn)
Hêraclít sinh ở thành phố Êpheđơ thuộc xứ I-Ô-NI một trong những trung tâm kinh
tế, văn hoá nổi tiếng của Hylạp cổ đại, ông xuất thân từ dòng họ quý tộc chủ nô Cô-

hai cấp độ: thượng và hạ còn gọi là theo hai con đường:
Con đường lên có người gọi là đường thượng được chuyển hoá theo trật tự: Lửa-
thể rắn(đất)-thể lỏng(nước)-thể hơi(không khí).
Con đường xuống có người còn gọi là theo con đường hạ: lửa-thể hơi-thể lỏng-
thể rắn.
Lửa là bản chất của mọi sự vật, của mọi trạng thái vật chất; lửa tác động vào sự
chuyển hoá của vật chất từ trạng thái này sang trạng thái khác theo hai con đường nói
trên.
Như vậy, cũng như Talét và Anaximen, Hêraclit lá một nhà triết học duy vật, đã coi
vật chất là tính thú nhất, thế giới vật chất được hình thành từ một nguyên thể vật chất.
Nhưng, Hêraclit còn đi xa hơn các vị tiền bối ở phép biện chứng. Ông là nhà biện
chứng đầu tiên trong lịch sử thế giới, chính ông là người đã sáng lập ra phương pháp
biện chứng, Lênin đánh giá phép biện chứng của Hêraclit là “ phép biện chứng hoàn
toàn khách quan coi như là nguyên lý của tất cả cái gì tồn tại”.
Về phép biện chứng Hêraclit đã nêu lên khá rõ về tính thống nhất của vũ trụ. Theo ông
vũ trụ thống nhất ở một ngọn lửa duy nhấ; sự thống nhất ấy cũng giống như khói
thuộc lan toả hương thơm với nồng độ khác nhau từ một điều thuốc.
Giá trị nổi bật trong phép biện chứng của Hêraclit là quan niệm về vận động vĩnh
viễn của vật chất. Ông cho rằng lửa chẳng những là nguyên nhân sinh ra mọi vật mà
còn là nguồn gốc của mọi vật động. Lửa với cường độ (nhiệt độ) khác nhau đã làm
cho vật chất chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác. Ông nói: “ Sinh ra từ
cái chết của đất; không khi sinh ra từ cái chết của nước; lửa sinh ra từ cái chết của
không khí” và ngược lại.
Dựa vào việc nghiên cứu tự nhiên bằng quan sát trực tiếp và căn cứ vào những
kinh nghiệm cảm tính, Hêraclit đã khái quát thành một kết luân nổi tiến về vật chất
vận động: “ mọi vật đều trôi đi, chạy đi không có cái gì đứng nguyên tại chỗ”. “Tất cả
mọi vật đều vận động không có cái gì tồn tại mà lại cố định”. Ông khẳng định rằng: “
Không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông, bởi vì nước mới “ không ngừng
chảy trên sông”. “Ngay cả mặt trời cũng mỗi ngày một mới”. Với quan niệm vận động
này, nhiều nhà triết học Hylạp cổ đại gọi ông là nhà “ Triết học vận động”. Và gọi học

niệm của ông chính là số phận , là cái tất yếu vĩnh viễn của vũ trụ không có thần thánh
nào hoăc một ngưoi nào có thể tạo ra .Ông cho rằng, nói và làm là nhữn hành động
khác nhâu có khi tách rời nhau, vì thế không phài lúc nàongưòi ta không thề tin được
và lời nói hay việc làm .Cái đó cũng là lôgốt . Nhận thức của con người làphải hướng
vào nhận thức lôgốt.
Nhận thức lôgốt , theo ông là nhận thức thự nhiên và xã hội trong trạng thái và cấu
tranh và hài hoà của những mâu thuẫn của chúng .Tri thức chân thực là tri thưc của
lôgốt . Nhận thức đúng đắn là nhận thức cái thống nhất bao gồm như ngx mặt đối lập .
Ông cho rằng : “đa trí thức làm cho ngườ ta không thái’’ , và chỉ có đa tri thức được
nhận thức thông qua sự thống nhất của những mâu thuẫn và chức đựng lôgốt mới lam
cho người ta thông thái’’. Còn đa tri thức thuần tuý ,theo Hêracit , chỉ là những “sản
phẩm của mánh lới nhận thức”. Tuy nhiên quan điểm về lôgốt của ông không phải
hiểu một cách thống nhất. ở thời Hêraclit có những cách hiểu khác nhau về học thuyết
lôgốt của ông.Có người hiểu học thuyết về lôgốt như là học thuyết về sức mạnh có
tính chất thần thánh của thế giới; coi lôgốt là người điều khiển thế giới là “thánh” là
“số phân” là tính tất yếu là “tính vĩnh viễn” là sự sáng suốt “ là cái chung” là “quy
luật”. Cách giải thích đúng đắn nhất hợp lý nhất là coi lôgốt là tính tất yếu là tính quy
luật phổ biến.
Trong lý luận nhận thức ông cho rằng nhận thức bắt đầu từ cảm tính, rằng: “ Mắt
và tai là người thày tốt nhất nhưng mắt là nhân chứng chính xác hơn tai. Hêraclit rất
coi trọng nhận thức cảm tính nhưng không tuyệt đối hoá giai đoạn ấy, ông viết rằng: “
thị giác thường bị lừa bởi vì “ tự nhiên thích giấu mình”. nên khó nhận thức. Muốn
nhận thức được tự nhiên thì phải tư duy, phải có học sáng suốt.
Ông còn lên tính tương đối của nhận thức. Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện mà
thiện-ác, xấu-tốt, lợi-hại chuyển hóa cho nhau. Cùng là nước biển cá uống được,
nhưng người lại không uống được. Vàng đối với các người thì rất quý nhưng đối với
con người lừa thì vô dụng, lừa quý cỏ hơn vàng. cũng là cái đẹp nhưng cái đẹp của
con khỉ lại là cái đẹp gớm guốc đối với con người. Trong tác phẩm của mình, Arixtot
ghi lại rằng Hêraclit thừa nhận tính tương đối của sở thích và phủ nhận tính tuyệt đối
của nó. theo Hêraclit con ngưạ sở thích của nó, con người, con chó đều có những sở

biện chứng của ông, Lênin cho rằng: Hêraclit đã “ trình bày rất hay những nguyên lý
của chủ nghĩa duy vật biện chứng”. Chủ nghĩa duy vật được ông diễn đạt bằng những
hình ảnh được trình bày khái quát hơn so với nhà triết học duy vật ở MI-Lê.
Hêraclit là nhà triết học cổ đại đã có những phỏng đóan thiên tai về phép biện
chứng nhưng về quan điểm chính trị xã hội, thì ông đại biểu tư tưởng của tầng lớp chủ
nô quý tộc thống trị chống lại dân chủ. Mặt phản động này của ông thể hiện rất rõ
trong cách so sánh người chủ nô quý tộc với đông đảo quần chúng “ đối với tôi, một
người nếu là người ưu tú nhất, thì đó là một chục ngàn người” và ông chủ trương phải
dùng chính quyền của mình để đập tắt phong trào dân chủ nhanh hơn là đập tắt đám
cháy. Quan điểm chính trị xã hội của Hêraclit phản ánh rõ lập trường giai cấp chủ nô
quý tộc của ông trong cuộc đấu tranh giai cấp vào thời kỳ hình thành chế độ chiếm
hữu nô lệ của Hylạp.
Câu5. Nội dung tư tưởng triết học của Pi-Ta-Go.
Liên minh Pitago còn gọi là “Hội Pitago” do Pitago sáng lập ở Xamốt liên minh
có chi nhánh ở nhiều nơi như Crô-tôn và ở nhiều thành phố miền Nam I-TA-LI-A.
Nguồn gốc của liên minh này cũng như cuộc đời người sáng lập ra nó vẫn còn bị bụi
thời gian che phủ. Người ta biết đến liên minh này qua tục truyền và quan những lời
kể lại của những học giả đời sau, hoặc quan những trích đoạn của ông mà người ta sưu
tầm được qua sách vở, thư tịch.
PiTaGo(571-497 tcn) sinh ra và lớn lên trên đảo Xamốt. Ông sống và hoạt động
chính trị, xã hội nhiều năm ở quê hương. Vốn dòng dõi chủ nô quý tộc, ông đã chống
lại phái dân chủ chủ nô, ông đã lập ra liên minh nghiên cứu triết học-tôn giáo. Nhiều
nhà nghiên cứu thuộc phái chủ nô quý tộc thời trước thường gọi ông là “ Người hướng
dẫn”. Và là “Người cha của triết học thần thánh”.Liên minh Pitago về bản chất không
chỉ là một tổ chức nghiên cứu triết học mà còn là một tổ chức chính trị phản động,
chống dân chủ. Pitago đã đưa ra học thuyết về “trật tư”,nhằm chống phái dân chủ chủ
nô Crô-tôn, bắt mọi người phải phục tùng vô điều kiện chế độ chuyên chế. ông ra sức
thuyết phục mọi người rằng thuyết “ trật tự” của ông là phù hợp với “trật tự” của thần
thánh “ trật tự trên trời”. Vì thế, phái dân chủ chủ nô coi liên minh Pitago là một trung
tâm phản động và đã chống lại liên minh này rất quyết liệt. Đáng chú ý nhất là trận

tụ; lời lẽ của ông được coi như(Lời thánh).
Triết học Pi ta go là một hệ thống triết học duy tâm . Nến như trường pháiMi lê đã
coi cơ sở của thế giới là những nguyên thể vật chất như nước, lửa, không khí, ngược
lại Pi ta godã còn số là bạn chất của tất cả những cái đang tồn tại . Theo ông cái gì


Nhờ tải bản gốc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status