nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị chấn thương tai ngoài tại bệnh viện trung ương huế và bệnh viện trường đại học y dược huế - Pdf 19

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai là một trong những cơ quan quan trọng trong cuộc sống và giao tiếp của
con người, là cơ quan có cấu trúc phức tạp với nhiều bộ phận biệt hoá cao độ, phụ
trách nhiều chức năng thiết yếu của con người như cảm nhận âm thanh, điều chỉnh
thăng bằng, định hướng, điều hoà cơ bắp… Tai ngoài, một bộ phận của tai, không
những đóng vai trò trong chức năng cảm nhận âm thanh, định hướng mà còn có vị
trí thẩm mỹ trên đầu mặt con người và là một mốc quan trọng để nhận dạng trong
công tác hình sự. Với cấu tạo và vị trí đặc biệt của mình, tai ngoài thường dễ bị tổn
thương và nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng làm
ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của bệnh nhân.
Báo cáo năm 2002 của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy chấn thương là
nguyên nhân của 5 triệu trường hợp tử vong hàng năm trên toàn thế giới, chiếm 9%
số tử vong chung [27] và tử vong do chấn thương đứng hàng thứ ba trong 19 nhóm
bệnh có có tỷ lệ tử vong cao nhất [6]. Chấn thương không tử vong cũng đóng góp
12% trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Tại Việt Nam, nghiên cứu dựa vào số liệu
bệnh viện tại 6 tỉnh, thành phố lớn năm 2001 cũng cho thấy chấn thương chiếm
13,3% tổng số các trường hợp nhập viện [27]. Theo Lê Văn Lợi (2001), tỷ lệ các vết
thương thực thể của tai chiếm 2 - 3% tổng số các chấn thương ở người [14]. Theo
Nguyễn Tư Thế (2002), chấn thương tai chiếm 38,2% tổng số chấn thương tai mũi
họng chung [23].
Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của đất nước mà nguyên nhân và
hình thái của chấn thương tai ngoài có khác nhau. Trong thời chiến, nguyên nhân
chủ yếu là do hỏa khí, nhưng trong thời bình, với sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở
hạ tầng thì chủ yếu lại do các tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay do ẩu đả…
Ngoài ra, kể từ sau ngày ra Quyết định của Chính phủ về việc bắt buộc người đi xe
máy phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông (15/12/2007) thì chúng tôi nhận
thấy hình thái của chấn thương tai ngoài lại có phần khác trước.
1
Theo quan sát trên lâm sàng của chúng tôi tại Bệnh viện Trung ương Huế và
Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế thì chấn thương tai ngoài là một bệnh khá
phổ biến, tổn thương đa dạng, dễ chấn đoán. Tuy nhiên, việc điều trị thành công hay

đoạn đầu của quá trình hình thành, các tế bào thượng bì ở đầu trong của ống tai
ngoài tạo nên một khối mô ngoại bì đặc được gọi là mô nút ống tai ngoài. Vào
khoảng tuần thứ 21, mô nút này tiêu đi và hình thành nên đoạn trong của ống tai.
Ống tai ngoài có chiều dài của người trưởng thành khi trẻ lên 9 tuổi [35].
1.2. GIẢI PHẪU TAI NGOÀI
1.2.1. Vị trí của tai ngoài trên cơ thể
Tai ngoài (TN) gồm có vành tai (VT) nằm lộ ra ở hai bên đầu và ống tai
ngoài (ÔT) từ vành tai đến màng nhĩ [20], [30].
3
Vành tai dính vào hai bên đầu đối xứng nhau, hợp với đầu một góc 20
0
- 30
0
(góc đầu - tai) [50]. VT nằm ngay sau khớp thái dương - hàm và vùng tuyến mang
tai, phía trước xương chũm, phía dưới vùng thái dương [11], [50]. VT nằm giữa:
- Bờ trên: nằm dưới đường kẻ ngang qua bờ trên hốc mắt.
- Bờ dưới: nằm ngay trên đường thẳng kẻ qua gai mũi.
- Trục dọc của VT (là đường thẳng qua đỉnh cao nhất của VT và điểm thấp
nhất của dái tai) nằm song song với sống mũi. Trục VT gần như thẳng đứng [24].
- Trục phía trước của vành tai trùng với bờ sau nghành lên xương hàm dưới.

Hình 1.2: Vị trí của vành tai [11], [55].
1.2.2. Vành tai (auricula, pinna)
1.2.2.1. Hình thể ngoài
Vành tai có hình cái loa hướng ra hai bên đầu nên còn được gọi là loa tai.
Kích thước vành tai trung bình: dài 60 - 65 mm (nam ≈ 63,5 mm, nữ ≈ 59
mm), rộng 25 - 35mm, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng gần bằng 2/1 [11], [20],
[30], dái tai trung bình dài 1,5 - 2 cm [59]. Đối với người Việt Nam, vành tai trung
4
bình ở nam dài 6,2 ± 0,6 cm, rộng 3,3 ± 0,3 cm; ở nữ dài 5,7 ± 0,5 cm, rộng 3,1 ±

+ Khuyết gian bình hay khuyết liên bình là một rãnh rộng, có hình dạng khá
đối xứng nằm giữa bình tai và gờ đối bình, ngay trên dái tai.
Hình 1.3: Hình thể vành tai [2], [19].
- Phần dưới của vành tai được gọi là dái tai (lobule) hay thùy tai. Dái tai nối
phía trên với gờ luân, gờ đối luân, khuyết gian bình và bình tai, giữa chúng có thể
không có ranh giới phân chia hoặc có thể có một rãnh nông gọi là rãnh trên dái tai.
Ở mặt sau, vành tai uốn theo các chỗ lồi lõm ở mặt trước theo chiều ngược
lại (mặt trước lõm thì mặt sau lồi và ngược lại) và bớt gồ ghề hơn. Giữa mặt sau gờ
nhĩ luân và xoắn tai có một đường rãnh, tương ứng với mặt sau gờ đối luân. Mặt sau
vành tai ngăn cách da đầu bởi một rãnh hình cung gọi là rãnh tai - đầu hoặc rãnh sau
tai [30].
Hai vành tai của người thường không hoàn toàn giống nhau. Các bộ phận của
vành tai cũng biến đổi theo tuổi tác và nghề nghiệp: vành tai trẻ em da mịn, các chỗ
lồi lõm không quá gồ ghề; vành tai người già có những nếp nhăn, gập khúc, sụn
cứng hơn và gồ lên rõ hơn, người lao động chân tay nhiều vành tai cứng và gồ ghề
hơn.
1.2.2.2. Cấu tạo
Vành tai là một cái loa bằng sụn, ngoài có da mỏng bao bọc và được gắn tại
chỗ bởi cơ và dây chằng.
6
- Da có mô liên kết dưới da, các nang lông và một số tuyến bã. Da vành tai
dính chặt vào mặt ngoài của sụn hơn là mặt trong.
- Sụn tạo thành dạng lồi lõm của vành tai, chiếm khoảng 3/4 - 4/5 diện tích
vành tai. Sụn VT là sụn chun, dày từ 0,5 - 1 mm, bọc bởi màng sụn [3]. Sụn ở gờ
bình tai liên tiếp với sụn ÔT. Sụn vành tai có vô số những khe và lỗ thủng nhỏ,
xuyên qua các khe và lỗ thủng ấy là lỗ trục liên kết chứa các mạch máu nên khi va
chạm hoặc chấn thương (CT) nhẹ ở vành tai thôi đã có thể vỡ các mạch máu và xuất
huyết giữa sụn và màng sụn gây tụ máu VT [18]. Sụn vành tai giúp vành tai giữ
nguyên hình dạng và có một độ vểnh nhất định so với đầu. Do đó, nếu sụn bị huỷ
hoại vành tai sẽ biến dạng. Dái tai không có sụn, chỉ có da, mô sợi và mô mỡ, là nơi

thần kinh cổ.
1.2.3. Ống tai ngoài (meatus, ear canal)
1.2.3.1. Hình thể ngoài
Ống tai ngoài đi từ cửa tai đến màng nhĩ. Do màng nhĩ nằm chếch xuống
dưới và vào trong nên thành trên sau ống tai dài khoảng 24 - 25mm, trong khi thành
trước dưới dài khoảng 31mm. Thiết diện ngang của ống tai hình bầu dục, dẹp theo
chiều trước sau [36].
Nhìn chung, ống tai ngoài đi từ ngoài vào theo hướng từ trước xuống dưới
thành một đường cong hình chữ S, ở gần vành tai nó cong lồi ra trước và đến màng
nhĩ thì cong lõm ra trước [36], chúng tạo ra một chỗ rất hẹp của ống tai, được gọi là
khuỷu. Vì vậy, ở người trưởng thành, khi soi tai muốn nhìn thấy màng nhĩ phải kéo
vành tai lên trên và ra sau để làm bớt đi độ cong này.
8
Hình 1.5: Hình thể ống tai ngoài [2].
(1) Ống tai ngoài. (2) Màng nhĩ. (3) Xương con.
1.2.3.2. Liên quan
- Thành trước liên quan với hố hàm ở phía trong và một phần tuyến mang tai
ở phía ngoài. Vì vậy, một chấn thương vào cằm có thể làm cho lồi cầu xương hàm
dưới trật ra sau và làm vỡ thành trước ống tai [57] và ngược lại, một nhiễm trùng ở
ống tai ngoài có thể lan đến tuyến mang tai.
- Thành dưới liên quan đến tuyến mang tai.
- Thành trên cách ngách thượng nhĩ và tầng giữa của sọ bởi một mảnh của
xương thái dương.
- Thành sau cách xoang chũm bằng một lớp xương mỏng [20].
1.2.3.3. Cấu tạo
Ống tai là được cấu tạo bởi sụn, xương và da.
Một phần ba ngoài ÔT được cấu tạo bởi sụn (sụn chun và sụn xơ), sụn này
liên tiếp với sụn vành tai [36]. Ở thành trước sụn có hai khuyết sụn ÔT làm cho
vành tai dễ di động và giúp dễ dàng nong rộng ống tai ngoài.
Hai phần ba trong ống tai được cấu tạo bởi xương nhĩ (một phần của xương

Ống tai ngoài có nhiệm vụ đưa sóng âm ba vào đến màng nhĩ. Đồng thời,
ống tai giống như một cái ống một đầu mở, một đầu đóng nên nó có tác dụng như
một vật cộng hưởng sóng. Sự cộng hưởng này được quyết định bởi chiều dài ống
tai, không liên quan đến độ cong của ống, ví dụ nếu ống dài 2,5cm thì tần số cộng
10
hưởng xấp xỉ 3,5 kHz [48]. Có tác giả cho rằng, nhờ sự cộng hưởng ở ống tai ngoài
áp lực sóng âm ba ở tần số 2888Hz có thể tăng lên gấp ba lần [22].
1.4. NGUYÊN NHÂN CỦA CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI
Định nghĩa trường hợp chấn thương là những trường hợp cơ thể có những
tổn thương ở các mức độ khác nhau do phơi nhiễm cấp tính đối với một nguồn năng
lượng tác động lên cơ thể với mức quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hay bởi sự
thiếu vắng đột ngột của các yếu tố thiết yếu, xảy ra do: tai nạn giao thông, tai nạn
sinh hoạt, tai nạn lao động, ngã, ngộ độc, bỏng, điện giật, tự tử, tự làm hại, hành
hung, đánh nhau… dẫn đến bị vết thương chảy máu, bong gân, phù nề, xây xát, gãy
xương, vỡ sụn, chấn thương sọ não, bỏng, ngạt nước, ngộ độc .v.v. [27]
1.4.1. Tai nạn giao thông
Hiện nay, chấn thương do tai nạn giao thông thường chiếm tỷ lệ cao nhất do
rất nhiều yếu tố như hệ thống đường sá không đảm bảo, các phương tiện giao thông
cũ nát, xuống cấp… [43]. Nhưng quan trọng hơn cả là do hiểu biết và ý thức chấp
hành luật giao thông của nhiều người còn kém.
Mặt khác, từ khi có Quyết định của chính phủ về việc bắt buộc người đi xe
máy phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì có một số ít bệnh nhân lại bị
chấn thương tai ngoài (CTTN) do những mảnh vỡ của mũ bảo hiểm cắt vào tai khi
bệnh nhân ngã đập đầu xuống đất. Như vậy, mũ bảo hiếm không đảm bảo chất
lượng hiện cũng là một yếu tố góp phần gây CTTN khi bị tai nạn giao thông.
1.4.2. Tai nạn lao động
Xảy ra khi làm việc thiếu phương tiện bảo hộ cần thiết hoặc do sự thiếu cẩn
thận và ý thức chấp hành kỷ luật lao động không nghiêm chỉnh. Ví dụ như: công
nhân xây dựng ngã giàn giáo, bỏng xăng, gas khi đang làm việc .v.v.
1.4.3. Tai nạn sinh hoạt

TAI NGOÀI
Vết thương được định nghĩa chung là sự mất liên tục của bất cứ phần nào
của cơ thể do CT hoặc những tấn công cơ học gây ra, kể cả những tổn thương do
hóa chất, nhiệt, tia xạ, vi khuẩn và những chất có tính độc hại cho mô tế bào [21].
Chấn thương tai ngoài có những hình thái sau:
12
1.5.1. Rách, đứt, giập vành tai
1.5.1.1. Lâm sàng
- Đau, chảy máu, sưng nề, biến dạng vành tai.
- Có vết thương trên vành tai. Các vết thương này có thể là vết thương xây
xát da, rách da lộ sụn, vết thương xuyên, thiếu hổng vành tai, vết thương đứt rời
một phần hoặc vết thương đứt lìa vành tai hoàn toàn. Các vết thương đứt lìa vành tai
hoàn toàn thường kéo theo đứt lìa ống tai.

Hình 1.6: Rách, đứt, giập vành tai [58].
1.5.1.2. Biến chứng
- Viêm sụn màng sụn.
- Hoại tử sụn.
1.5.2. Tụ máu, tụ huyết thanh vành tai
Tụ dịch vành tai thường do những chấn thương nhẹ như đánh vật vào vành
tai, gối đầu vào gỗ… Những chấn thương kín vào VT gây vỡ các mạch máu nhỏ
chạy xuyên qua các khe và lỗ thủng nhỏ của sụn VT, làm chảy máu và thanh dịch
khu trú giữa màng sụn và sụn. Do đó, làm bóc tách da và lớp màng sụn ra khỏi sụn
và gây gián đoạn sự cấp máu đến sụn. Tụ dịch VT cũng có thể tự phát do rối loạn
tuần hoàn của mạch máu, nhất là ở những người già hoặc người suy nhược [18].
1.5.2.1. Lâm sàng
- Không có (hoặc có rất mơ hồ) các dấu hiệu báo trước. Bệnh phát hiện tình
cờ khối tụ máu vành tai do sờ tai hoặc soi mặt chải tóc.
13
- Vành tai thường không đau hoặc đau ít, chỉ cảm giác khó chịu hoặc ngứa ở

- Viêm ống tai ngoài.
- Sẹo hẹp ống tai.
1.5.4. Bỏng tai ngoài
Theo Jordan J. R. (2006), bỏng tai ngoài gặp trong hơn 90% các trường hợp
bỏng vùng đầu mặt cổ [45]. Bỏng tai ngoài thường do tiếp xúc trực tiếp với môi
trường nóng (nước sôi, lửa…) hoặc lạnh (băng giá ) hay các tác nhân khác như
điện hay các chất ăn mòn (acid, base) [10], [37], [58].
1.5.4.1. Lâm sàng:
- Đau, sưng nề vùng tai, có thể có ù tai, nghe kém.
- Chảy dịch huyết thanh, chảy máu tai ngoài.
- Tổn thương lớp da tai ngoài nông hoặc sâu.
1.5.4.2. Phân độ bỏng tai ngoài
Theo Võ Ngọc Hoàn (2007) có thể phân độ bỏng tai ngoài như sau:
 Do lạnh cóng (Frosbite): lâm sàng thể hiện theo các mức độ sau:
- Độ 1: Tím da do co thắt mạch.
- Độ 2: Thiếu máu cục bộ với sự hình thành những bóng nước.
- Độ 3: Hoại tử mô sâu.
 Do nóng và các tác nhân khác: lâm sàng thể hiện theo các mức độ sau:
- Độ 1: Chỉ tổn thương lớp thượng bì. Vành tai đỏ, ấm, đau khi sờ.
- Độ 2: Tổn thương lớp thượng bì và một phần lớp bì.
- Độ 3: Tổn thương toàn bộ lớp thượng bì và lớp bì, lộ sụn vành tai - ống tai,
xương ống tai ngoài [10].
15
1.5.4.3. Biến chứng
- Viêm sụn, hoại tử sụn tai ngoài do nhiễm trùng vết thương bỏng.
- Sẹo hẹp ống tai.
1.5.5. Các chấn thương phối hợp khác
Tai là một bộ phận nằm nhô ra hai bên đầu nên rất dễ bị va chạm. Tùy theo
nguyên nhân, cường độ của lực tác động và hướng của lực tác động mà tổn thương
có thể là CT tai ngoài đơn thuần hoặc kèm theo các chấn thương khác như CT sọ

Hình 1.8: Phẫu thuật vành tai theo phương pháp Lexer (trích theo [13]).
- Phương pháp Michelson (trích theo [13]): áp dụng cho vết sứt nhỏ mà
không thể kéo hai bờ lại gần nhau được.
+ Thì một: lóc vạt A ở mặt trước vành tai phía dưới chỗ sứt (hình 1.9a). Lật
180
0
lên phía trên theo hướng mũi tên để tạo mặt sau của miếng vá.
+ Thì hai: lóc vạt da B ở mặt sau vành tai phía trên chỗ sứt (hình 1.9b). Lật
180
0
xuồng phía dưới theo hướng mũi tên để tạo mặt trước của chỗ vá.
+ Thì ba: kéo vạt A lên khâu lát vào chỗ cũ của vạt B. Rồi kéo vạt B xuống
khâu lát vào chỗ cũ của vạt A (hình 1.9c). Kết quả cuối cùng: hình 1.9d.
(a) (b) (c) (d)
Hình 1.9: Phẫu thuật vành tai theo phương pháp Michelson (trích theo [13]).
17
- Những thương tổn làm chẻ đôi dái tai, cần phải cắt xén vết thương thành
hình chữ “V” cân xứng, bờ sắc thẳng, có thể dùng dao phá nhẹ lớp dưới da cách
mép da khoảng 1 mm để tránh để lại sẹo lồi. Khâu vết thương đã sửa bằng các mũi
chỉ đơn giản [29], [42].
- Những thương tổn có mất chất nhiều, khuyết lớn, cần tiến hành ghép da tự
thân bằng một vạt da sau tai hoặc vùng cổ bên tương đồng có chân nuôi ở phía trên.
Vạt có chiều dài và chiều rộng lớn hơn tổn khuyết thực 1 - 2 mm, xoay vạt đóng kín
diện khuyết. Đóng kín vùng khuyết da đã lấy bằng vạt da xê dịch [34], [51].
- Những thương tổn lớn với khuyết ở 2/3 trên vành tai, chúng ta có thể dùng
khung sụn sườn làm giá đỡ để tạo hình vành tai. Phẫu thuật này cần được tiến hành
hai thì [11], [40], [49], [50].

Hình 1.10: Khung sụn vành tai làm từ sụn sườn 6, 7 [49].
1.6.2. Rách, đứt, vỡ ống tai ngoài

nạo, mũi khoan để bỏ đi [44]. Kết quả tạo một ống tai thông tới màng nhĩ.
+ Thì ba: tạo một làn da lát vào hố mổ nhằm không cho xơ sẹo tái phát sẽ
chít hẹp trở lại. Cắt lọc một vạt da hình chữ nhật ở phía sau tai vùng chũm, vạt da
19
có chân cuống (hình 1.12a). Vạt da này sẽ được cuộn tròn lại và lát vào ÔT, mép
phía ngoài được khâu cố định vào quanh cửa ÔT bằng vài nút chỉ nhỏ (hình 1.12b).

(a) (b)
Hình 1.12: Phẫu thuật hẹp ống tai ngoài
theo phương pháp Osenat - Ramadier (trích theo [13]).
+ Thì bốn: khâu liền hai mép da sau tai. Đặt một đoạn mèche trong ÔT. Sau
3 tuần, cắt đứt chân cuống của vạt da và khâu sửa lại cuối cùng vết rạch phía sau tai.
1.6.3. Tụ máu, tụ huyết thanh vành tai
- Nếu thương tổn nhẹ, u máu còn nhỏ, chỉ cần băng ngoài ép chặt lại và
chườm lạnh tại chỗ khoảng 2 - 3 ngày để tránh tái tụ dịch. Đồng thời, cho kháng
sinh phổ rộng kèm theo thuốc kháng viêm toàn thân [31], [42].
- Nếu thương tổn lớn, một số tác giả cho rằng nên hút máu tụ bằng kim chọc
lớn trong điều kiện vô khuẩn và băng ép trong 24 giờ rồi kiểm tra lại VT [38], [47].
Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này ít được dùng vì dễ tái phát, dễ gây bội nhiễm
dẫn đến viêm sụn; nên rạch rộng ở dọc bờ trước luân nhĩ và lấy sạch mô hoại tử
bằng curette [42]. Khâu ép và ép khoang máu tụ lại bằng gạc cuộn nhằm ép chặt
màng sụn với sụn vành tai để tránh tụ máu tái phát. Hằng ngày thay băng vô khuẩn,
theo dõi tiến triển, dùng kháng sinh liều cao, kháng viêm. Cắt bỏ chỉ sau 7 ngày.
- Nếu có viêm màng sụn phát mủ, cần rạch rộng da mở to túi mủ, nạo hết các
tổ chức viêm và sụn chết, đặt ống dẫn lưu hố mổ. Băng ép. Cho kháng sinh với
kháng viêm toàn thân, đặc biệt cảnh giác với Pseudomonas rất thường có trong các
viêm sụn phát mủ vành tai [10], [13], [22], [59].
20
Theo Godley F. A. (2003), để băng ép trong những trường hợp tụ máu vành
tai, chúng ta có thể dùng một dải băng dán linh hoạt bằng silicon cho vành tai. Đây

Đối với bỏng sâu, dùng các thuốc gây rụng hoại tử bỏng. Phẫu thuật cắt bỏ
hoại tử chỉ được tiến hành khi ranh giới phần lành và phần hoại tử đã rõ ràng, khi
cắt phải tiết kiệm bảo vệ các phần lành. Thường chỉ thực hiện từ ngày thứ 10 - 14.
21
Sụn bị lộ ra nên được che phủ lại với mô có mạch máu để tránh bị viêm sụn, hoại tử
sụn; sụn thường được phủ bằng cách ghép da tự thân, tranh thủ ghép da sớm ở tuần
thứ 3 - 4 sau bỏng [26]. Chăm sóc vết thương cẩn thận, tránh băng ép [10], [52].
Nếu có dấu hiệu của viêm mủ sụn vành tai cần kịp thời rạch dẫn lưu mủ, nạo
bỏ các tổ chức hoại tử và đặt gạc tẩm kháng sinh.
Nếu có tổn khuyết VT sau bỏng thì tiến hành phẫu thuật tạo hình VT 6 tháng
sau khi lành vết thương (trẻ em sẽ được phẫu thuật khi đến tuổi trưởng thành) [26].
1.7. DIỄN BIẾN LÀNH VẾT THƯƠNG
- Đối với vết thương kín: Sau vài giờ bị tổn thương, khoảng trống vết thương
được lấp đầy tế bào viêm và dịch viêm gồm hồng cầu, bạch cầu, đại thực bào, chất
đạm huyết tương và sợi fibrin, đạt số lượng cao nhất sau 24 giờ và tồn tại trong 48
giờ. Sau 24 giờ lớp biểu bì của hai bờ mép vết thương bắt đầu dày lên, trong vòng
48 giờ toàn thể bề mặt của vết thương được biểu bì hóa. Vào ngày thứ hai hoặc thứ
ba xuất hiện nguyên bào sợi tăng dần đến ngày thứ 10 và giảm rõ vào tuần thứ tư
hoặc thứ năm. Sợi collagen xuất hiện vào ngày thứ tư của phần sâu vết thương,
nhanh chóng phát triển thành bó sợi rồi bó sợi lớn dần tạo ra cơ cấu đậm đặc gọi là
sẹo, giúp vết thương dính cứng lại với nhau.
- Đối với vết thương hở: diễn biến lành bình thường của vết thương hở cũng
giống như vết thương kín nhưng khác biệt nổi bật là sự “co rút và biểu bì hóa”. Sau
2 - 3 ngày mép biểu bì di chuyển lại và bề mặt bị thiếu nhỏ dần đi, tốc độ nhanh hơn
ngày thứ 5 - 10, chậm lại sau 2 tuần. Vết thương hở da co rút bằng cách căng da
xung quanh gần nơi bị thiếu chứ không phải tạo da mới. Bờ mép của da có thể biểu
bì hóa từ 1- 3 cm. Nếu vùng tổn thương rộng quá đến nỗi sự biểu bì hóa và sự co rút
không che hết được thì vết thương sẽ trở thành một vết loét mạn tính [21], [39].
1.8. BIẾN CHỨNG SAU ĐIỀU TRỊ
- Nhiễm trùng vết thương gây ra viêm sụn màng sụn, huỷ hoại sụn, viêm mô

- Khoa Cấp cứu bệnh viện Trung ương Huế.
- Khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Trung ương Huế.
- Khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
- Các khoa liên quan như Cấp cứu, Ngoại Thần kinh, Ngoại Chấn thương
chỉnh hình, Răng Hàm Mặt, Hồi sức cấp cứu…
2.1.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ 05/2008 đến tháng 06/2009.
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tiêu chuẩn chọn bệnh là những bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị chấn
thương vành tai hoặc ống tai ngoài do mọi nguyên nhân, gây ra một hoặc nhiều hình
thái tổn thương như:
- Rách, đứt, giập, vỡ tai ngoài gây biến dạng cấu trúc của vành tai, ống tai.
- Tụ máu, tụ huyết thanh, tụ mủ ở vành tai.
- Các thương tổn của tai ngoài do nhiệt hoặc do điện, các chất ăn mòn.
Không giới hạn tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc, địa dư.
24
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh
Đối tượng nghiên cứu không gồm các bệnh nhân không tuân thủ quá trình
điều trị và không thể tái khám được.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: phương pháp tiến cứu và mô tả, có can thiệp lâm sàng.
2.2.2. Phương pháp tiến hành
Thăm khám và ghi nhận các chỉ tiêu nghiên cứu một cách thống nhất trong
quá trình vào khám và điều trị dựa vào phiếu bệnh án đã được lập sẵn.
Thăm khám khi lành vết thương và hẹn tái khám sau khi xuất viện 1 tháng
bằng giấy hẹn hoặc thư mời tái khám. Sau đó, khám và ghi nhận các triệu chứng,
các biến chứng sau điều trị theo phiếu tái khám đã lập sẵn.
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu
- Bộ dụng cụ khám Tai Mũi Họng thông thường gồm đèn Clar, forceps, kẹp
khuỷu, loa soi tai các cỡ.
- Bộ dụng cụ vi phẫu và các loại kim, chỉ khâu (chúng tôi thường dùng chỉ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status