Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo - Pdf 19

Báo cáo tổng hợp đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo
MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................iii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƯƠNG I..................................................................................................................3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI, NHÂN VĂN HUYỆN CÔN ĐẢO. 3
CHƯƠNG II...............................................................................................................23
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU..........................................................................................23
CHƯƠNG III.............................................................................................................27
CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA.............................................27
CHƯƠNG IV..............................................................................................................33
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG TẠI
HUYỆN CÔN ĐẢO...................................................................................................33
CHƯƠNG V...............................................................................................................88
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG
HUYỆN CÔN ĐẢO TRÊN CƠ SỞ PHÂN VÙNG MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG....88
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.......................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................96
TT. KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) – CTY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM
i
Báo cáo tổng hợp đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo
DANH MỤC BẢNG
TT. KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) – CTY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM
ii
Báo cáo tổng hợp đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MĐTT : Mức độ tổn thương

cát, …) và khả năng ứng phó của xã hội (cơ sở hạ tầng, công tác bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi
trường và trình độ dân trí của người dân, …).
Để xây dựng bộ dữ liệu về khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội, nhóm
thực hiện DATP5 đã tiến hành khảo sát thực địa, thu thập tài liệu thực tế và phỏng vấn
người dân tại địa phương. Kết quả thu được từ quá trình khảo sát thực địa như sau:
- Thu thập các báo cáo kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, hiện trạng môi trường các
huyện, xã ven biển của vùng nghiên cứu: huyện Côn Đảo.
- Điều tra, khảo sát, tham vấn cộng đồng, thu thập thông tin phiếu điều tra phục vụ
cho việc xây dựng Bộ bản đồ khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội tại huyện
Côn Đảo.
- Xác định khả năng ứng phó của tài nguyên – môi trường bao gồm: các thành tạo địa
chất, rừng ngập mặn, vùng cửa sông,…xác định khả năng ứng phó xã hội bao gồm: cơ sở
hạ tầng, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, công tác tuyên truyền giáo dục, trình độ
dân trí của người dân…
Trên cơ sở thực tế và các tài liệu thu thập được, nhóm thực hiện đưa ra bộ dữ liệu về
khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội tại huyện Côn Đảo.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Dự án thành phần “Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài nguyên – môi
trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền
vững” được xây dựng trên cơ sở pháp lý sau:
- Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg, ngày 01/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TN-MT biển đến năm 2010, tầm
nhìn đến năm 2020”.
- Công văn số 2810/BTNMT-KHCN ngày 4/7/2006 của Bộ trưởng Tài nguyên và
Môi trường về việc giao nhiệm vụ xây dựng các dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường
chủ trì thực hiện thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TN-MT biển đến năm
2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
TT. KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) – CTY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM
1

đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự nhiên – xã hội.
TT. KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) – CTY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM
2
Báo cáo Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI, NHÂN
VĂN HUYỆN CÔN ĐẢO
I.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐẢO CÔN ĐẢO
I.1.1. Đặc điểm tự nhiên
I.1.1.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu
Huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở vùng biển phía Đông Nam
nước ta, có tọa độ 8
o
34’ đến 8
o
49’ vĩ độ Bắc và 106
o
31’ đến 106
o
45’ kinh độ Đông, cách
thành phố Vũng Tàu 185 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230 km và cách cửa sông Hậu
83 km.
Côn Đảo là một nút giao thông trên biển thuận lợi đối với vùng biển phía Nam – vùng
biển cửa ngõ của Việt Nam với các nước ASEAN. Côn Đảo nằm trên ngã tư của đường
biển quốc tế, điểm cắt của hai tuyến đường hàng hải từ phía Nam lên phía Bắc Á và tuyến
hàng hải đi từ phía Đông sang phía Tây và ngược lại. Côn Đảo cách đường hàng hải quốc
tế 60 km.
Côn Đảo còn nằm trong vành đai kinh tế ven biển phía Tây Nam: Côn Đảo – Năm
Căn – Hà Tiên – Phú Quốc – Singapore, và nằm ở trung tâm khu vực các nước: Singapore,
Philipine, Malaysia, Thái Lan, Lào…

15
0
chiếm gần 13,4% và chủ yếu là tầng lớn hơn 50cm, còn lại là đất có độ dốc từ 15-20
0
chứa cả hai tầng đất nhỏ hơn và lớn hơn 50cm. Trong đó:
- Côn Sơn, hòn đảo lớn nhất có quy mô chừng 59 km
2
, gồm hai khối núi lớn phân
cách nhau bằng vùng thấp Cỏ Ống. Khối phía bắc có hai đỉnh cao là núi Ông Cường
(238m) và núi Đầm Dơi (174m). Khối phía nam là những dải núi kéo dài tạo thành hình
cánh cung ôm lấy đồng bằng Trung tâm nhỏ hẹp. Địa hình có 2 dạng phân biệt: Dạng núi
thấp, đỉnh thoải, sườn dốc mạnh (20 – 35
0
); trong đó độ cao của một số đỉnh là: núi Thánh
Giá 577m, núi Sở Rẫy 478m, núi Chúa 515m, núi Nha Bàn 396m và núi Tàu Bể 259m.
Dạng thung lũng đồng bằng xen đồi gò, gồm 2 khu vực, khu Cỏ Ống và khu Trung tâm,
chúng có dạng các dải cồn cát cao xen kẹp các trảng bằng thấp, được cấu trúc từ những sản
phẩm dốc tụ và các trầm tích gió sinh gắn liền với những đợt biển lùi trong kỷ thứ Tư.
- Hòn Bảy Cạnh, cách Côn Sơn khoảng 1,5km về phía đông, là những dải núi thấp
nhấp nhô, sườn dốc mạnh (25 – 35
0
), tạo thành khối đa diện không đều, nơi hẹp nhất là
200m, nơi rộng nhất là 3km, kéo dài khoảng 5,7km, quy mô diện tích đảo khoảng 6,95km
2
.
Đảo có hai đỉnh cao với độ cao là 352m và 310m.
TT. KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) – CTY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM
4
Báo cáo Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo
- Hòn Bà nằm kế phía nam Côn Sơn cách qua Họng Đầm khoảng 50m, là một khối

0
) 254,78 3,39
II. Địa hình núi thấp, dốc trung bình 581,63 7,74 Ít thuận lợi cho bố trí sản
xuất nông nghiệp và xây
dựng
- Cấp IV (15-20
0
) 581,63 7,74
III. Địa hình núi trung bình, dốc mạnh 5.868,79 78,09
Hầu như không phù hợp cho
bố trí sản xuất nông nghiệp
và xây dựng
- Cấp V (20-25
0
) 1.130,55 15,04
- Cấp VI (25-30
0
) 1.445,79 19,24
- Cấp VII, VIII (>30
0
) 3.292,45 43,81
* Sông suối và mặt nước 67,54 0,90
Tổng cộng 7.515,01 100,00
Nguồn: Báo cáo thuyết minh bản đồ đất huyện Côn Đảo, 1/25.000; Phân viện QH &
TK NN, 2005-2006
Như vậy, xét về địa hình, diện tích đất có khả năng bố trí sản xuất nông nghiệp và xây
dựng không nhiều, chỉ khoảng 1.300-1.400 ha (chiếm 17,5 - 18,5% diện tích tự nhiên).
Địa hình ven bờ
Bờ biển Côn Đảo có địa hình rất phức tạp. Xung quanh Côn Đảo có nhiều dải đá
ngầm, rạn san hô trên địa hình dốc (bãi Sạn, bãi Dương, mũi Đông Bắc, bãi San Hô, hòn

Diện tích Côn Đảo tuy không lớn nhưng có mặt đầy đủ các kiểu địa hình: núi, đồi, các
bậc thềm bóc mòn và địa hình tích tụ. Có thể chia địa hình Côn Đảo ra thành hai kiểu địa
mạo sau:
- Địa hình bóc mòn: Thuộc kiểu địa hình này là các sườn núi cao, các đồi ở phía Tây
Bắc và Bắc thung lũng được cấu tạo bởi các đá xâm nhập và phun trào.
- Địa hình tích tụ: Các quá trình ngoại sinh đã hình thành một dạng địa hình thung
lũng có bề mặt tương đối phẳng hơi nghiêng thoải dần theo hướng Bắc – Nam.
I.1.3. Địa chất
Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước từ trước và sau năm 1975 có
thể thấy địa chất Côn Đảo có những đặc điểm sau:
a. Đặc điểm địa tầng đá cổ
a.1. Các thành tạo trên đảo:
1. Phức hệ Định Quán (J
3
- K
1
đq):
TT. KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) – CTY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM
6
Báo cáo Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo
Các thành tạo của phức hệ Định Quán phân bố chủ yếu ở các khu vực: Côn Sơn.
Thành phần của phức hệ gồm có: gabrodiorit, diorit, diorit thạch anh, tonalit, granodiorit,
trong đó granodiorit chiếm khối lượng lớn nhất. Các đá thường có cấu tạo khối hoặc định
hướng yếu, kiến trúc hạt không đều đôi khi có kiến trúc porphyr yếu.
Các thành tạo của phức hệ thường bị các đá mạch phức hệ Cù Mông, Phan Rang
xuyên cắt và bị phủ dưới các trầm tích Đệ Tứ, đôi khi gặp các đá của phức hệ dưới dạng
các thể tù, kích thước nhỏ hoặc dạng dăm vụn trong các thành tạo đá núi lửa đang xếp vào
hệ tầng Nha Trang. Trong phạm vi các diện lộ thường có các biểu hiện cà nát, dập vỡ có thể
có liên quan với hoạt động đứt gãy kiến tạo.
Kết quả nghiên cứu thạch hóa cho thấy các thành tạo của phức hệ đều thuộc loạt vôi

trung gian giữa loạt tholeit và loạt kiềm vôi. Kết quả nghiên cứu nguyên tố vết cho thấy các
TT. KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) – CTY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM
7
Báo cáo Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo
đá của hệ tầng chủ yếu rơi vào trường granit hệ cung (cung đảo hoặc cung rìa lục địa), ít
hơn rơi vào trường granit va chạm đồng kiến tạo.
Theo nhóm các tác giả của đề tài Kiến tạo – Sinh khoáng Nam Việt Nam các thành
tạo của hệ tầng Nhan Trang là một phần của cung núi lửa Pluton rìa lục địa tích cực kiểu
Đông Á cổ Nam Việt Nam.
4. Phức hệ Cù Mông (K
2
- Pcm)
Các thành tạo của phức hệ Cù Mông gồm các thể đá mạch sẫm màu phát triển tập
trung thành đới tại sườn núi. Thành phần của phức hệ gồm: diabas, gabrodiabas,
gabrodiorit, đá thường có cấu tạo khối, đôi khi có cấu tạo định hướng, kiến trúc tàn dư
diabas hoặc hạt nửa tự hình. Các dyke, mạch thường có quy mô nhỏ, bề rộng 1 ÷ 3m đến 20
÷ 30m kéo dài theo các phương á kinh tuyến hoặc á vĩ tuyến (Hòn Bà). Chúng có quan hệ
xuyên cắt rõ ràng trầm tích phun trào của hệ tầng Nha Trang.
Kết quả nghiên cứu thạch hóa và nguyên tố vết cho thấy các thành tạo của hai phức hệ
Cù Mông thuộc loại toleit. Đây là các thành tạo được hình thành trong bối cảnh của hoạt
động tách giãn nội mảng.
a.2. Các thành tạo dưới biển
Thành tạo trước Đệ tứ đáy biển chỉ có một phân vị địa tầng là hệ tầng Nha Trang. Các
đá phun trào thuộc hệ tầng Nha Trang được phát hiện trên băng ĐCNĐPGC xung quanh
khu vực Côn Đảo ở độ sâu 20 - 25m nước, chúng bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ rất mỏng.
b. Đặc điểm địa chất đệ tứ
b.1. Các thành tạo Đệ tứ trên đảo:
+ Thành hệ trầm tích lục nguyên bở rời nguồn gốc biển, gió và sông biển.
Trong vùng nghiên cứu, các thành tạo trầm tích bở rời nguồn gốc biển, gió và sông
biển tuổi Đệ Tứ phân bố thành dải hẹp ven biển theo phương Đông Bắc – Tây Nam. Thuộc

)
Các thành tạo trầm tích biển tuổi Pleistocen thượng, phần trên bắt gặp trên đáy biển ở
độ sâu lớn hơn 25m nước vùng biển Tây Bắc Côn Đảo, và Nam Tây Nam của đảo Côn
Đảo.
Trầm tích từ dưới lên gồm: bột sét màu xám xanh, loang lổ nâu vàng chứa kết vón
limonit, sét bột xen cát xám xanh chứa Foram: Amphistegina sp..Operculina sp..Operculina
so..Diatomea, Nanoplankton....
Chiều dày chung của trầm tích thay đổi từ 10 - 60m.
- Thống Holocen, phụ thống hạ - trung, trầm tích biển (mQ
2
1- 2
)
Các thành tạo trầm tích biển tuổi Holocen sớm giữa phân bố phổ biến trên đáy biển
Côn Đảo ở độ sâu 0 - 30m nước. Thành phần trầm tích đặc trưng là cát, cát sạn, cát bùn, cát
sạn bùn màu xám đến xám xanh giàu vụn sinh vật, san hô.
Chiều dày trầm tích thay đổi từ 2 - 4m.
- Thống Holocen, Phụ thống thượng, trầm tích biển (mQ
2
3
)
Các thành tạo trầm tích nguồn gốc biển tuổi Holocen thượng, phát triển trên các khu
vực bãi triều (0 - 3m nước) ở ven bờ vịnh Côn Sơn, vịnh Đông Bắc. Thành phần vật liệu
trầm tích chủ yếu là cát màu xám sáng giàu vụn sinh vật, san hô.
Chiều dày tập trầm tích thay đổi từ 1- 15m.
c. Cấu trúc
- Đới cấu trúc
Trên bình đồ cấu trúc - kiến tạo chung của khu vực, vùng này tiếp giáp với các đơn vị
cấu trúc lớn sau: vùng nghiên cứu thuộc đới nâng Côn Sơn. Phía ngoài đới nâng Côn Sơn
về phía Đông Nam - Nam là trũng Nam Côn Sơn.
- Phía Đông, Đông Bắc tiếp giáp với bồn Cửu Long. Đây là bồn trũng Kainozoi sớm

Nam và á kinh tuyến. Nhưng rõ nét và mạnh mẽ nhất, đóng vai trò quan trọng hơn cả là hai
hệ thống chính Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam.
+ Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc - Tây Nam
Gồm các đứt gãy theo phương Tây Bắc - Đông Nam là rõ nét nhất, đóng vai trò
khống chế khung cấu trúc chung của vùng.
+ Hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam.
Là hệ thống đứt gãy đóng vai trò phân chia các đơn vị cấu trúc lớn trong vùng. Hệ
thống đứt gãy này trên bình đồ cấu trúc kiến tạo của Khain.V.E (1984), Gatinski.In.G
(1986), Hutchinson.Ch(1989 - 1992) và Nguyễn Xuân Bao (2000), được thể hiện như ranh
giới phân chia vi mảng Đông Dương và Sunda vào Kainozoi, kéo dài từ Bắc Rănggun qua
Ph.Nompenh dọc sông Hậu ra biển Đông đến Đông Bắc Côn Đảo với chiều dài trên
1.000km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
I.1.4. Khí hậu
Khí hậu Côn Đảo là khí hậu đại dương, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng
26,9
0
C. Côn Đảo có 2 mùa rõ rệt, mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với trung bình là
130 ngày mưa, tổng lượng mưa trong mùa đạt khoảng 1.799mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng
12 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, tổng lượng mưa trong mùa chỉ đạt vài trăm mm. Lượng
mưa trung bình trong các tháng dao động từ 30 - 50mm. Lượng mưa thấp hoặc không mưa
thường xảy ra vào tháng 2 - 4.
Số liệu quan trắc của trạm Côn Đảo và các trạm ở đất liền như Vũng Tàu, Tân Sơn
Nhất (Tp. Hồ Chí Minh) và Cần Thơ được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Côn Đảo và các vùng phụ cận
TT. KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) – CTY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM
10
Báo cáo Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo
Yếu tố quan trắc Trạm quan trắc
Côn Đảo Vũng Tàu
Tân Sơn

- Năm thấp nhất (mm/năm)
[năm xuất hiện]
1.340
[1968]
704
[1907]
1.553
[1958]
1.115
[1965]
- Số ngày mưa (ngày/năm) 152,0 116,0 163,0 125,0
5. Độ ẩm tương đối trung bình (%) 80,5 85,2 79,5 83,0
6. Lượng bốc hơi trung bình (mm/năm) 1.172,0 1.202,8 1.196,0 678,9
7. Gió
- Hướng thịnh hành [mùa mưa/khô] T/ĐN-Đ TN/Đ-ĐB TN/ĐN TN/ĐB-ĐN
- Tốc độ (m/s) 4,0 3,7 2,7 3,5
- Số cơn bão 0 0 0 0
- Số ngày có gió khô nóng (ngày) 0 0 0 0
8. Sương (ngày)
- Số ngày có sương mù 0 0 8-10 0
- Số ngày có sương muối 0 0 0 0
TT. KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) – CTY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM
11
Báo cáo Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo
Nguồn: Tổng hợp số liệu khí hậu các tỉnh thành Việt Nam, Viện QH&TKNN, 1990; và Nha
giám đốc khí tượng, Sài Gòn, 1974
- Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi hàng năm cao, trung bình lên đến 1.172 mm/năm;
đặc biệt trong các tháng mùa khô, trong khi lượng mưa rơi chỉ khoảng 120 – 140 mm,
lượng bốc hơi lên đến 570 – 580 mm, làm cho chỉ số khô hạn mùa khô lên đến 4,5 – 4,7
lần.

gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản cho huyện Côn Đảo. Ngoài ra, Côn
Đảo rất ít có những hiện tượng như lạnh, gió nóng, sương muối,…
I.1.5. Thủy văn, hải văn
Chế độ thủy, hải văn ven biển phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy triều của biển.
Thủy triều biển Côn Đảo có chế độ bán nhật triều không đều, trong tháng có 2 đợt triều
cường vào ngày 15 và 30 âm lịch, biên độ dao động trung bình 3 - 4m.
TT. KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) – CTY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM
12
Báo cáo Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo
* Chế độ sóng: chế độ sóng vùng nghiên cứu hình thành 2 mùa rõ rệt.
Mùa đông sóng có hướng thịnh hành là Đông Bắc chiếm khoảng 75 - 85%, độ cao
sóng trung bình khoảng 2 - 3,5m. Sóng lớn có tần suất xuất hiện nhiều nhất vào tháng 11,
với độ cao sóng cực đại có thể lên tới 5 - 6m.
Mùa hè sóng chủ yếu có hướng Tây Nam hoặc Tây. Độ cao sóng trung bình khoảng
2 - 3m. Sóng hướng Tây Nam có tần suất xuất hiện cực đại vào tháng 8 - 9, với độ cao cực
đại 4 - 5m. Thời gian lặng sóng hoặc có sóng yếu trong năm chỉ xấp xỉ 2%.
* Chế độ dòng chảy: chịu ảnh hưởng của 2 hệ thống gió chính là gió mùa Đông Bắc
và gió mùa Tây Nam.
Trong mùa hè dòng chảy các tầng nhìn chung có xu thế đi từ Nam lên Bắc. Tuy nhiên
do ảnh hưởng của đường bờ và địa hình đáy mà từng nơi có xuất hiện các hướng riêng biệt
lệch khỏi hướng chính, tạo nên các hướng dòng cục bộ. Ngoài khơi, dòng chảy ổn định
hơn với tốc độ trung bình 0,4 - 0,5m/s.
Mùa đông dòng chảy thường kỳ có hướng từ Bắc xuống Nam và chịu ảnh hưởng của
các đợt gió mùa Đông Bắc. Khu vực ngoài khơi, dòng chảy có hướng tương đối ổn định.
* Dòng triều: trong thời kỳ triều lên, dòng triều có hướng thịnh hành là Tây - Tây Bắc
với tốc độ trung bình vào khoảng 0,4 - 0,6 hải lý/giờ. Trong thời kỳ triều xuống, dòng triều
có tốc độ trung bình 0,5 - 1,5 hải lý/giờ. Vận tốc dòng triều cực đại có thể lên tới 2-3 hải
lý/giờ. Hướng dâng lên và rút xuống của dòng triều gần ngược nhau (~180
o
).

đang chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện (13,48% GDP). Đến năm
2009, tỷ trọng này là 74,3%, cao nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện.
• Nông nghiệp
Tổng giá trị sản xuất (GO) ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2005, theo giá cố định,
thực hiện được 16,529 tỷ đồng, tăng bình quân 10,78%, gấp 1,78 lần so với giai đoạn 1995-
2000; theo giá hiện hành, thực hiện được 30,019 tỷ đồng, tăng bình quân 9,15%, gấp 1,98
lần so với giai đoạn 1995-2000.
Năm 2009, theo giá cố định thực hiện được 9,940 tỷ đồng, theo giá hiện hành thực
hiện được 15,93 tỷ đồng, đạt 106,2% kế hoạch năm, tăng 10,4%. Trong đó: trồng trọt là
2,22 tỷ đồng, đạt 111% kế hoạch năm; chăn nuôi là 13,71 tỷ đồng, đạt 105,46% kế hoạch.
• Lâm nghiệp
Tính đến tháng 01/2006, diện tích đất rừng trên toàn huyện là 6.059,18 ha (80,63%
DTTN); trong đó có 5.604,68 ha (92,50% DT đất rừng) là rừng đặc dụng nằm trong khu
vực Vườn quốc gia Côn Đảo. Nhìn chung, tài nguyên rừng và đất rừng trên địa bàn đã được
quản lý bảo vệ tốt, công tác giáo dục bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên luôn được quan
tâm, nhằm nâng cao ý thức cộng đồng trong việc thực hiện tốt công tác phòng chống cháy
rừng.
• Thủy sản
Tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong 5 năm (2001-2005) theo giá cố định, thực
hiện được 38,273 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân năm đạt 17,45%, gấp 7 lần so với giai
đoạn 1995-2000, trong đó, khai thác hải sản đạt 36,195 tỷ đồng (94,57%) và nuôi trồng
thủy sản đạt 2,078 tỷ đồng (5,43%); theo giá hiện hành, thực hiện được 48,641 tỷ đồng, tốc
độ tăng bình quân năm đạt 13,52%; trong đó, khai thác hải sản đạt 46,070 tỷ đồng (94,71%)
và nuôi trồng thủy sản 2,570 tỷ đồng (5,29%).
Năm 2009, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản thực hiện được 19,9 tỷ đồng, đạt 104,74%
kế hoạch năm, tăng 6,7% . Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 30 tấn, đánh bắt hải sản 421
tấn đạt 104,88%, diện tích nuôi trồng 59 ha.
b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN giai đoạn 2001-2005, theo giá cố định 1994 đạt
93,426 tỷ đồng, gấp 3,75 lần so với giai đoạn 1995-2000, tốc độ tăng bình quân năm là

Trên đảo hiện có Bưu điện trung tâm và 2 trạm bưu cụ cơ sở tải Cỏ Ống và Bến Đầm.
Mạng điện thoại di động đã phủ sóng toàn Đảo đảm bảo liên lạc với đất liền thuận tiện.
Mặc dù xa đất liền song các mối liên hệ và bưu chính vẫn đảm bảo thường xuyên với đất
liền, cung cấp kịp thời báo chí và tin tức đến người dân trên Đảo.
I.2.2. Xã hội
a. Dân số
Côn Đảo là một huyện có dân cư tương đối ít, ước tính cuối năm 2009 toàn huyện có
6.165 người bằng 0,62% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số là 81,12 người/km
2
tập trung chủ
yếu ở thung lũng Côn Sơn.
b. Văn hóa, xã hội
Hiện nay các khu dân cư đều có nhà văn hóa, mức hưởng thụ văn hóa từ 11 lần/
người năm 2001 tăng lên 20 lần/người năm 2005. Phong trào toàn dân xây dựng đời sống
văn hóa ở các khu dân cư được phát triển với 90% hộ gia đình và 100% khu dân cư đạt tiêu
chuẩn văn hóa.
Về việc làm và các chính sách xã hội khác: Trong vòng 5 năm (2000-2004) Chương
trình quốc gia về giải quyết việc làm đã giải quyết việc làm cho 351 lao động với tổng số
vốn đến tháng 11/2004 là 567 triệu đồng. Chương trình xoá đói giảm nghèo đạt kết quả
TT. KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) – CTY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM
15
Báo cáo Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo
khá, từ 9 hộ nghèo năm 2001 đến cuối năm 2004 không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc
gia.
Chính sách xã hội đền ơn đáp nghĩa thực hiện đạt kết quả tốt, huy động đóng góp quỹ
tình nghĩa được 156,6 triệu đồng, quỹ tình thương 121,6 triệu và qũy vì người nghèo
121,59 triệu ; xây dựng mới 3 căn nhà tình nghĩa và 1 căn nhà tình thương (năm 2003), các
đối tượng chính sách được cấp thẻ BHYT. Các cuộc vận động ủng hộ cứu trợ đồng bào bị
thiên tai được tổ chức tốt, kịp thời, có hiệu quả với sự hưởng ứng rộng rãi của toàn thể nhân
dân trên đảo.


1651

2206
Số trẻ sinh mới 60 61 60 92 60 73
Tỷ lệ trẻ SDD < 5T

3,12

3,1

4,84
BN sốt rét 5 2 5 5 5 6
BN sốt XH 5 2 5 5 5 9
Tỉ lệ thai phụ tiêm đủ 2 mũi VAT% 100 100 100 100 100 100
Hiến máu nhân đạo (đơn vị 250ml) 40 22 30 12 30 25
Tỉ lệ tiêm đủ 7 vắc xin % 100 100 100 100 100 100
TT. KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) – CTY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM
16
Báo cáo Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo
e. Giáo dục- đào tạo
Theo số liệu của Phòng Giáo dục, trên địa bàn huyện hiện có 3 trường học. Tổng diện
tích đất giáo dục hiện có là 2,80ha với số phòng học là 67 phòng. Hệ thống trường lớp trên
đảo nhìn chung được xây dựng khang trang sạch đẹp; trước mắt đáp ứng nhu cầu dạy và
học trên Đảo. Côn Đảo đã được công nhận là huyện hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung
học cơ sở năm 2001, hiện đang xây dựng và thực hiện một số tiêu chí để phổ cập giáo dục
bậc phổ thông trung học. Côn Đảo phấn đấu đến 2015, nâng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ
lên 60-70%, trẻ từ 3-5 tuổi đến lớp mẫu giáo 100%, trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 4%;
tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường tiểu học đạt 100%; huy động tối đa học sinh tốt
nghiệp tiểu học vào THCS, phấn đấu có 92% học sinh trong đố tuổi THCS và 85 học sinh

bình quân 60 người/km
2
. Côn Đảo được thiên nhiên ưu đăi với nhiều vẻ đẹp: Một vùng đồi
núi nhấp nhô trên biển, soi bóng xuống làn nước trong xanh, bờ biển dài gần 200 km với
những băi tắm tuyệt đẹp: Đầm Trầu, Đất Dốc, Bãi Cạnh, hòn Cau, bãi hòn Tre... Môi
trường sống của Côn Đảo trong lành, không khí mát mẻ, nguồn nước sạch sẽ nhiệt độ bình
quân trong năm từ 26-27
0
C. Vườn quốc gia Côn Đảo có diện tích 19.998 ha, trong đó có
5.998 ha rừng và 14.000 ha mặt biển; ngoài ra còn cố 20.500 ha vùng đệm biển. Tài nguyên
thiên nhiên của Vườn vô cùng phong phú với 882 loài thực vật, 135 loài động vật trên rừng
TT. KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) – CTY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM
17
Báo cáo Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo
và 1.321 loài động, thực vật biển. Trong số này, có những loài động thực vật đặc hữu của
Côn Đảo như: dầu Côn Sơn, bụi Côn Sơn, bồ câu Nicôba, chim điên mặt xanh... và có
những loài được ghi trong "Sách đỏ" của Việt Nam như: Dugông, cá heo, cá voi xanh, đồi
mồi...
Ngoài phong cảnh trữ tình, Côn Đảo còn nổi tiếng bởi hệ thống di tích lịch sử Nhà tù
Côn Đảo với các khu trại giam, nghĩa trang Hàng Dương, nghĩa trang Hàng Keo, cầu Ma
Thiên Lănh, cầu tàu 914... là nơi ghi dấu tội ác của kẻ thù và truyền thống đấu tranh bất
khuất, hào hùng của những chiến sĩ cách mạng bị tù đầy nơi đây trong 2 cuộc kháng chiến.
Với thế mạnh nói trên, Côn Đảo đă và đang phát triển loại hình du lịch "về nguồn" và du
lịch sinh thái phục vụ hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước mỗi năm.
Theo Quyết định 264/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát
triển kinh tế – xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020”, Côn Đảo sẽ trở thành khu kinh tế du
lịch hiện đại, đặc sắc mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Hai thung lũng chính Côn Sơn và
Cỏ Ống là vùng dân cư, trong đó Côn Sơn sẽ là trung tâm đông dân cư nhất và có nhiều
hoạt động dịch vụ, được mở rộng để phát triển trở thành trung tâm du lịch vào năm 2020.
Mặt khác, xét về địa hình, các vùng đều nằm trên các sườn dốc bao quanh phần trung tâm

18
Báo cáo Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo
e.1.1. Hệ thống Cấp nước
Hệ thống cấp nước trên Đảo chủ yếu được cấp nước bởi nhà máy nước Côn Đảo lấy
nguồn nước từ hai hồ nước ngọt: hồ An Hải và hồ Quang Trung. Hồ An Hải rộng
30,969ha, chia làm hai khu: An Hải A và An Hải B. Bờ hồ được kè đá gần hết, trừ phía An
Sơn miếu. Hồ Quang Trung, rộng 23,608ha, nằm bên trụ sở rừng quốc gia Côn Đảo. Để có
thể cấp nước cho khu vực thị trấn Côn Đảo cùng các khu vực khác như Cỏ Ống và Bến
Đầm.., hiện nhà máy nước Côn Đảo đã nâng công suất lên 1500m
3
/ngày đêm bảo đảm cung
cấp đủ nước cho các khu vực trên.
e.1.2. Hệ thống thoát nước
• Nguồn: Trung tâm Kỹ Thuật Môi Trường
 Hiện trạng hệ thống thoát nước thải chung của Trung Tâm Côn Đảo:
Hiện nay, Côn Đảo chỉ có 1 hệ thống thoát nước chung cho khu vực đô thị là ở khu
vực trung tâm Côn Sơn. Đây là hệ thống kênh mương vừa làm nhiệm vụ tiêu thoát nước
mưa, vừa thu gom nước thải do các hoạt động của con người thải ra. Nước mưa chảy tràn
và nước thải sau khi thu gom theo các cống dẫn đổ trực tiếp ra biển.
Tại một số vị trí có hiện tượng nước tù đọng, cây cối rậm rạp trong lòng kênh dẫn
nước làm ngăn cản khả năng vận chuyển nước thải. Hiện nay ở Côn Đảo chưa có nhà máy
xử lý nước thải, nước thải sau khi được thu gom qua hệ thống thoát nước chung đổ trực tiếp
ra biển gây nguy cơ ô nhiễm môi trường biển.
Hình 1.2: Miệng cống thoát nước từ khu Trung tâm ra biển
e.1.3. Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải của các nguồn gây ô nhiễm
• Nguồn: Trung tâm Kỹ Thuật Môi Trường
 Hiện trạng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt các khu dân cư:
Hầu hết các hộ dân đều xây dựng bể tự hoại riêng cho mỗi hộ gia đình. Các bể tự hoại
này có hầm tự thấm để thấm nước thải vào môi trường đất. Khi lưu lượng nước sử dụng lớn
vượt quá khả năng chứa của các hầm tự thấm này sẽ chảy tràn theo đường ống vào hệ

 Hệ thống thu gom nước thải Trung tâm y tế Quân Dân Y:
Nước thải Trung tâm y tế Quân – Dân Y được thu gom và vận chuyển đến hầm chứa
nước. Trong hầm có lắp đặt các vật liệu lọc giúp lọc và xử lý một phần chất bẩn. Nước thải
sau đó tự ngấm vào đất và thải trực tiếp xuống hệ thống kênh sau Trung tâm. Tuy nhiên,
trong quá trình nước thải chảy trong các đường ống để thu gom về các hầm chứa vẫn có
hiện tượng bốc mùi hôi thối. Hầm này đã xây dựng cách đây 5 năm, chất lượng và hiệu quả
xử lý thấp.
Hình 1.5: Hầm chứa và xử lý nước thải của
trung tâm y tế
Hình 1.6: Hệ thống cống thu gom nước thải
Trung tâm y tế Quân – Dân Y
e.2. Chất thải rắn
e.2.1. Thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt
• Nguồn: Ban Quản lý Công Trình Công Cộng
 Số liệu tải lượng rác:
Ở Côn Đảo ước tính 3.000 tấn/năm. Lượng chất thải rắn phát sinh tại chợ, các khách
sạn, cơ sở sản xuất, các hộ gia đình tại khu trung tâm Côn Đảo được Ban quản lý công trình
công cộng huyện Côn Đảo thu gom hằng ngày bằng 2 xe chở rác loại 2 tấn và 2,5 tấn. Mỗi
ngày có 2 chuyến thu gom rác: lúc 4h sáng và 2-3 giờ chiều. Hiện tỷ lệ rác thu gom trên
toàn huyện chiếm khoảng 70 – 80% (có 727 hộ trên 1.000 hộ được thu gom).
 Nhân công thu gom:
Huyện Côn Đảo hiện có 20 người công tác trong đội vệ sinh đô thị, trong đó 4 người
thực hiện công tác thu gom rác thải sinh hoạt.
 Hiện trạng xử lý rác:
Toàn huyện Côn Đảo hiện không có nhà máy xử lý rác thải tập trung. Rác thải vô cơ
và rác thải hữu cơ khi thu gom hoàn toàn trộn lẫn và không được xử lý. Rác được vận
chuyển đến khu vực Bãi Nhát. Đây là bãi rác hoàn toàn lộ thiên, không có hố chôn rác,
tường bao và không có khu vực xử lý. Bãi rác chỉ được định kỳ phun thuốc diệt ruồi
khoảng 2 lần/năm. Theo kết quả khảo sát thực tế có một số loài chim và động vật kiếm ăn,
sinh sống trong khu vực bãi rác làm tăng nguy cơ phát tán dịch bệnh ra môi trường sinh thái


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status