nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường vùng cửa đáy theo kịch bản biến đổi khí hậu phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên - Pdf 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
**************** TRẦN THỊ LỤA NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN -
MÔI TRƯỜNG VÙNG CỬA ĐÁY THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU PHỤC VỤ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN -
MÔI TRƯỜNG VÙNG CỬA ĐÁY THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU PHỤC VỤ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS. Mai Trọng Nhuận

Hà Nội, 2013
i

3.3.2. Đánh giá khả năng ứng phó xã hội 65
3.3.3. Phân vùng khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên - xã hội 73 ii
3.4. Phân vùng mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường 74
3.4.1. Hiện trạng mức độ tổn thương tài nguyên, môi trường 75
3.4.2. Mức độ tổn thương tài nguyên, môi trường theo kịch bản nước biển dâng 1m 75
3.5. Đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên vùng cửa Cửa Đáy thích
ứng với biến đổi khi hậu 76
3.5.1. Quy hoạch sử dụng đất dựa vào bản đồ mức độ tổn thương 76
3.5.2. Các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên 80
3.5.3. Quản lý tài nguyên, môi trường 83
3.5.4. Giải pháp tuyền truyền, giáo dục và nâng cao năng lực 85
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số của khu vực cửa Đáy năm 2011 12
Bảng 1.2. Kết cấu dân số các huyện vùng Cửa Đáy 13
Bảng 1.3. Diện tích một số cây lương thực có hạt và cây chất bột có củ (ha) 13
Bảng 1.4. Sản lượng một số cây lương thực có hạt và cây chất bột có củ (tấn) 14
Bảng 1.5. Diện tích và sản lượng cây công nghiệp hàng năm vùng nghiên cứu 14
Bảng 1.6. Diện tích đất làm muối huyện Nghĩa Hưng (ha) 15
Bảng 1.7. Diện tích, sản lượng thủy sản vùng nghiên cứu năm 2011 16
Bảng 1.8. Số cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn năm 2011 18
Bảng 1.9. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2011 (triệu đồng) 19
Bảng 1.10. Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn năm 2011 19

Bảng 3.16. Quy hoạch sử dụng đất vùng Cửa Đáy theo hiện trạng mức độ tổn thương 78
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu 4
Hình 1.2. Cồn cát hình thành trước cửa sông Đáy 5
Hình 1.3. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm tại trạm Nam Định (
o
C) 6
Hình 1.4. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm tại trạm Ninh Bình (
o
C) 6
Hình 1.5. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm tại trạm Nam Định (mm) 7
Hình 1.6. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm tại trạm Ninh Bình (mm) 7
Hình 1.7. Độ muối trung bình tháng (‰) tại trạm Văn Lý 9
Hình 1.8. Trường mực nước và dòng chảy tổng cộng tại một số thời điểm trong pha triều
xuống đại diện cho đặc trưng mùa 10
Hình 1.9. Độ cao và hướng sóng có nghĩa đặc trưng cho các tháng trong năm 11
Hình 1.10. Thu hoạch muối ở HTX muối Nghĩa Phúc 15
Hình 1.11. Sơ đồ hệ thống đường bộ huyện Nghĩa Hưng và Kim Sơn 20
Hình 3.1. Xu thế nhiệt độ không khí trung bình năm tại trạm Văn Lý giai đoạn 1981-2011
35
Hình 3.2. Xu thế nhiệt độ không khí trung bình các tháng tại trạm Văn Lý 37
Hình 3.3. Xu thế lượng mưa năm tại trạm Văn Lý giai đoạn 1981-2011 38
Hình 3.4. Xu thế lượng mưa trung bình các tháng tại trạm Văn Lý 40
Hình 3.5. Số tháng hạn trung bình nhiều năm khu vực phía Bắc (1965 - 2004) 41
Hình 3.6. Kịch bản mực nước biển dâng tại vùng Cửa Đáy 44
Hình 3.7. Biến trình số lượng bão hàng năm ảnh hưởng đến vùng Cửa Đáy 47

WMO World Mereorological Organization 1
MỞ ĐẦU
Vùng Cửa Đáy thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng, có sự đa
dạng các kiểu đất ngập nước (ĐNN) và các hệ sinh thái điển hình là rừng ngập mặn
(RNM), bãi triều. Các kiểu ĐNN này đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội (nuôi trồng và khai thác thủy sản, du lịch,…); bảo vệ môi trường
(hạn chế tác động của sóng, nhiễm mặn,…); duy trì cân bằng sinh thái và bảo tồn đa
dạ
ng sinh học. Đặc biệt, RNM phát triển ở xã Nam Điền được đánh giá là hệ sinh
thái có vai trò quan trọng cho vùng nghiên cứu như giảm động lực của sóng, chắn
gió bão, ổn định bờ biển, tích lũy các chất dinh dưỡng, tăng cường lắng đọng trầm
tích, hình thành nên những bãi bồi mới, làm tăng diện tích đất.
Tuy nhiên, vùng ven biển Việt Nam nói chung và vùng Cửa Đáy nói riêng là
một trong những nơi chịu tác động mạnh mẽ củ
a biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo
kết quả nghiên cứu “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam” do
Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2011 cho thấy: nếu mực nước biển dâng
0,5m, trên 4% diện tích đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập
lụt và khoảng 3,4% số dân của khu vực này có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp. Do
đó, vùng ven biển Cửa Đáy được nh
ận định là vùng dễ bị tổn thương do biến đổi
khí hậu và dâng cao mực nước biển.
Hơn nữa, các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu tới hệ
thống tài nguyên - môi trường cũng như các đối tượng bị tổn thương và khả năng
ứng phó của hệ thống tự nhiên, xã hội ở vùng Cửa Đáy chưa toàn diện và chi tiết.
Do đó, đề tài luậ
n văn “Nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi

Cơ sở tài liệu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở tài liệu chủ yếu của các dự án “Tăng
cường năng lực giảm thiểu và thích ứng với địa tai biến liên quan đến môi trường và
phát triển năng lượng ở Việt Nam” và DATP5 “Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ
tổn thương tài nguyên - môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất
các giải pháp quản lý phát triển bền vững” do GS.TS Mai Tr
ọng Nhuận chủ trì
trong giai đoạn 2009 - 2011 mà học viên trực tiếp tham gia thực hiện. Bên cạnh đó, 3
học viên cũng kế thừa và sử dụng số liệu từ báo cáo “Kịch bản biến đổi khí hậu,
nước biển dâng cho Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm
2011, bản đồ hiện trạng sử dụng đất liên quan đến vùng Cửa Đáy, bản đồ địa hình,
báo cáo niên giám thống kê từ Phòng Thống kê huyện Nghĩa Hưng và Kim Sơn và
một số nguồn tài liệu khác.
Bố cục của luận văn
Luận văn không kể phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Luận văn được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo, Đại học
Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Mai Trọng Nhuận.
4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vị trí địa lý
Vùng nghiên cứu bao gồm các xã, thị trấn thuộc hai huyện Kim Sơn (Ninh

Đáy, chiều dài bờ biển khoảng 30km.
Đoạn bờ biển Nghĩa Hưng, vùng tiếp
giáp với cửa sông Ninh Cơ, có các bãi
cát, các cồn cát. Phía trong hệ thống
doi cát này hệ sinh thái rừng ngập mặn
khá phát triển, có nơi rộng đến gần 3km và kéo dài đến 6km.
Địa hình đáy biển có xu hướng thoải dần theo hướng đông bắc - tây nam.
Vị trí đường đẳng sâu 5m nằm cách bờ
từ 1,5 - 2km. Trước cửa Đáy, đường đẳng
sâu có mật độ cao nhất ở khoảng độ sâu 2 - 6m nước. Vật liệu trầm tích đưa ra từ
cửa Đáy tập trung lắng đọng ở ngay sát cửa sông, tạo thành các cồn cát, bar cát
(dài khoảng 2km, rộng 1km (Hình 1.2) làm thay đổi lòng dẫn cửa sông. Khu vực
bờ biển Kim Sơn, từ độ sâu 0 - 2m nước, địa hình gần như bằng phẳng.
Hình 1.2. Cồn cát hình thành trước cửa
sông Đáy 6
1.2.1.2. Đặc điểm các thành tạo địa chất
Các thành tạo địa chất trên đất liền: gồm các thành tạo trầm tích bở rời chịu
tải kém, chống xói lở kém và tàng trữ độc tố tốt gồm sét, bột sét màu xám giàu mùn
thực vật, thuộc tướng đầm lầy đặc trưng ở đoạn cửa Đáy. Ngoài ra, nơi đây còn có
thành tạo trầm tích bở rời, chịu tải kém và tàng trữ
độc tố kém, thành phần trầm tích
gồm cát nhưng không đặc trưng.
Các thành tạo địa chất dưới đáy biển: nhóm có khả năng tàng trữ độc tố tốt
gồm trường bùn chứa cát sạn tạo thành dải hẹp ở phía ngoài, ôm lấy trường bùn, có
xu hướng bị thu hẹp là do các trường bùn phía trong bờ ngày càng mở rộng ra phía
biển. Nhóm có khả năng tàng trữ độc tố trung bình gồm trường bùn chứa cát sạn và
cát chứa sạn bùn, phát triển từ độ sâu 30m nước trở ra.

năm
2000 2005 2006 2007 2008 2009
Hình 1.3. Nhiệt độ không khí trung bình
các tháng trong năm tại trạm Nam Định
(
o
C)
Hình 1.4. Nhiệt độ không khí trung bình
các tháng trong năm tại trạm Ninh Bình
(
o
C)
Nguồn: số liệu trong niên giám thống kê Nam Định, Ninh Bình, năm 2009 7
Chế độ nhiệt vùng nghiên cứu tương đồng với các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc
Bộ. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 24,5
o
C. Tuy nhiên, số giờ nắng trung
bình trong năm ở vùng nghiên cứu lại thấp hơn so với các tỉnh thành trong cả nước.
Trong giai đoạn 2007 - 2011, số giờ nắng trung bình đạt khoảng 1160 - 1460
giờ/năm. Chế độ nhiệt giữa các mùa trong năm có sự khác biệt rõ rệt. Mùa hè từ
tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình tháng từ 26 - 30
o
C, các tháng 6 và 7 thường
có nhiệt độ cao nhất, xấp xỉ 30
o
C (Hình 1.3). Tổng số giờ nắng trong mùa hè chiếm
gần 70% tổng số giờ nắng trong năm. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau,

Hình 1.5. Lượng mưa trung bình các
tháng trong năm tại trạm Nam Định
(mm)
Hình 1.6. Lượng mưa trung bình các
tháng trong năm tại trạm Ninh Bình
(mm)
Nguồn: số liệu trong niên giám thống kê Nam Định, Ninh Bình, năm 2009
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.100 - 1.800mm, nhưng sự phân bố
lượng mưa trong năm thể hiện sự khác biệt giữa các mùa. Mùa hè, lượng mưa
chiếm trên 70% lượng mưa cả năm, chủ yếu tập trung vào các tháng 7, 8, 9 (Hình
1.5, Hình 1.6). Vì vậy, độ ẩm thường xuyên đạt trên 80%. Vào mùa đông, do ảnh
hưởng của gió mùa đông bắc, khí hậu khô nên lượng mưa không lớn, chỉ chiếm
khoảng 30%. Đặc biệt, hai tháng 12 và tháng 1 có lượng mưa th
ấp nhất trong năm,
chỉ từ 2 - 61mm nên độ ẩm vào các tháng này đều dưới 75%. Thời gian đầu tháng 2 8
đến giữa tháng 3 có nhiều ngày mưa phùn mưa bụi cuối đông làm cho độ ẩm không
khí lại tăng đến 85%.
c. Chế độ gió
Vùng nghiên cứu có chế độ gió theo mùa. Trong năm, nơi đây có hai mùa
gió khác nhau về bản chất và có hướng thịnh hành trái chiều nhau là gió mùa đông
bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) và gió mùa tây nam (từ tháng 5 đến tháng
10). Vào mùa đông, gió có hướng thịnh hành là đông bắc, đông, bắc, vào cuối mùa
có gió đông và đông nam. Mùa hè, gió có hướng thịnh hành là nam, đông nam và
tây nam.
Tốc độ gió trung bình năm trên 3m/s [11]. Tốc độ gió qua các mùa không
giống nhau. Vào mùa gió đông bắc, tốc độ gió từ 3 - 5m/s chiếm đại đa số với tần số
xuất hiện 70 - 80%, tốc độ gió trên 7m/s khá phổ biến, chiếm khoảng 20%. Mùa gió

nước biển tầng mặt ở vùng biển nghiên cứu thường cao hơn so với các vùng biển
phía nam Việt Nam. Nhiệt độ trung bình tầng mặt khoảng 27 - 30
o
C và giảm theo
quy luật từ bờ ra khơi. Trái lại, vào mùa đông, gió mùa đông bắc mang tới không
khí lạnh nên nhiệt độ nước biển bị hạ xuống. Do đó nhiệt độ nước biển vào khoảng
thời gian này thường thấp hơn so với vùng biển phía nam Việt Nam. Nhiệt độ trung
bình từ tầng mặt vào khoảng 21 - 22
o
C và giảm từ ngoài khơi vào bờ. Ngoài ra,
nhiệt độ nước biển cũng có sự chênh lệch giữa các tầng và giữa ngày và đêm. Nhiệt
độ giữa tầng mặt và tầng đáy chênh nhau khoảng 1
o
C. Nhiệt độ nước biển vào ban
đêm thường thấp hơn nhiệt độ vào ban ngày từ 1 - 2
o
C [22].
Độ muối
Độ mặn nước biển vùng nghiên
cứu khá tương đồng với các vùng biển
Bắc Bộ, nhưng thấp hơn so với vùng
biển phía nam Việt Nam. Tại trạm Văn
Lý, độ muối trung bình năm vào
khoảng 24,4‰. Đặc biệt, độ muối ở
vùng ven bờ phụ thuộc rất lớn vào
lượng nước ngọt từ lục địa, điều kiện
mưa và b
ốc hơi trên biển. Do vậy, vào
các tháng mưa lớn như tháng 7, 8, 9,
0

lắng. Lưu lượng dòng chảy từ sông Đáy đưa ra khoảng 195.000m
3
/năm ra tới cửa
sông dưới tác động của dòng chảy dọc bờ, bùn cát được vận chuyển, sau đó lắng
đọng tạo nên các khu vực bồi tụ trước cửa sông và hai phía của cửa Đáy [12].
Chế độ sóng
Chế độ sóng tại vùng nghiên cứu chịu sự chi phối mạnh bởi chế độ gió. Do
vậy, hướng sóng chủ đạo mang tính chất mùa. Vào mùa đông, sóng biển có hướng
thịnh hành là đông bắc, độ cao sóng trung bình 0,1 - 0,4m. Mùa hè, sóng thịnh
hành là đông và nam, độ cao sóng trung bình 0,1 - 0,45m. Nhìn chung, trong mùa
hè sóng có độ cao lớn hơn trong mùa đông do chịu tác động mạnh của bão và áp 11
thấp nhiệt đới.
Tháng 2 - 4 Tháng 5 - 7
Tháng 8 - 10 Tháng 11 - 1
Hình 1.9. Độ cao và hướng sóng có nghĩa đặc trưng cho các tháng trong năm
Nguồn: [12]
Chế độ thủy triều
Thủy triều vùng nghiên cứu mang tính chất nhật triều đã kém thuần nhất,
trong tháng số ngày có hai lần nước lớn hai lần nước ròng tới 5 - 7 ngày. Diễn biến
mực nước triều trong một tháng thường có hai chu kỳ nước lớn, mỗi chu kỳ kéo dài
11- 13 ngày và hai chu kỳ nước nhỏ thường diễn ra vào giữa tháng và cuối tháng,
mỗi chu kỳ kéo dài 2 - 3 ngày. Độ lớn triều vùng này thuộc loại lớn nhấ
t nước ta,
trung bình khoảng 3m vào kỳ nước cường, triều lên cao nhất tới 3,9m và xuống thấp
nhất tới 0,1m. Trong năm, độ lớn triều đạt giá trị cực đại trong các tháng 1, 6, 7 và
12 [43]. Với độ lớn như vậy, vào thời kỳ triều cường, thủy triều gây ảnh hưởng lớn
đến khả năng tiêu thoát nước thải, thoát lũ, tiêu úng của sông và cường hóa xâm

)
(huyện Kim Sơn).
Bảng 1.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số của vùng Cửa Đáy năm 2011
Huyện Diện tích (km
2
) Dấn số (người)
Mật độ
(người/km
2
)
Nghĩa Hưng 254,5 178.868 703,0
Kim Sơn 214,2 166.299 776,2
Nguồn: [27, 28]
Trong giai đoạn 2009 - 2011, kết cấu dân số về giới tính ở hai huyện ven
biển vùng nghiên cứu có sự phát triển trái ngược nhau. Trong khi ở huyện Nghĩa
Hưng tỷ lệ nam giới thường cao hơn nữ giới từ 0,28% đến 1,06%, thì ở huyện Kim
Sơn, tỷ lệ nam giới đang có xu hướng giảm và thường nhỏ hơn tỷ lệ nữ giới từ
0,37% đến 0,43%. Về kết cấu dân s
ố giữa thành thị và nông thôn đều có sự chênh
lệch rõ rệt. Nhìn chung, phần lớn dân số vẫn tập trung ở vùng nông thôn. Năm
2011, tổng dân số thành thị của huyện Nghĩa Hưng và Kim Sơn lần lượt là 11,50%,
7,29%. Trong khi đó, số dân nông thôn ở hai huyện này lại chiếm tới 88,50% và
92,71% (Bảng 1.2). Với kết cấu dân số trẻ, vùng nghiên cứu có số người trong độ
tuổi lao động khá lớn. Tuy nhiên, trình độ học vấn không cao và tay nghề còn th
ấp. 13
Bảng 1.2. Kết cấu dân số các huyện vùng Cửa Đáy
Phân theo giới tính Phân theo thành thị nông thôn

khác đều tăng lên qua các năm. Các loại cây thực phẩm như khoai lang, sắn cũng 14
được trồng khá nhiều với sản lượng khá cao. Năm 2011, tổng sản lượng ngô, khoai
và sắn đạt 8.342 tấn (Bảng 1.4).
Bảng 1.4. Sản lượng một số cây lương thực có hạt và cây chất bột có củ (tấn)
Huyện Lúa Ngô Khoai lang Sắn
Nghĩa Hưng 136.776 2.554 1.927 209
Kim Sơn 105.289 2.381 1.187 84
Tổng 242.065 4.935 3.114 293
Nguồn: [27, 28]
Bảng 1.5. Diện tích và sản lượng cây công nghiệp hàng năm vùng nghiên cứu
năm 2011
Chỉ tiêu
Cây trồng Nghĩa Hưng Kim Sơn Tổng
Đay 70 16,5 86,5
Cói 33 384,3 417,3
Mía 85 - 85,0
Lạc 123 3,5 126,5
Thuốc lào 15 - 15,0
Đậu tương 322 546,0 868,0
Diện tích (ha)
Vừng 16 22,9 38,9
Đay 232 46,8 278,8
Cói 492 3.123,4 3.615,4
Mía 2277 - 2.277,0
Lạc 382 6,9 388,9
Thuốc lào 17 - 17,0
Đậu tương 483 622,4 1.105,4

Bảng 1.6. Diện tích đất làm muối huyện Nghĩa Hưng (ha)
Năm 2005 2008 2009 2010 2011
Diện tích 53,2 53,2 53,2 53,0 53,0
Nguồn: [28]
Mỗi năm hợp tác xã sản xuất
được 4.000 - 4.500 tấn muối, trong đó
có khoảng 300 tấn muối sạch. Năng suất
bình quân hàng năm của đồng muối
Nghĩa Phúc thường đạt từ 90 tấn/ha trở
lên. Sinh kế của người dân xã Nghĩa
Phúc phụ thuộc trực tiếp vào nghề làm
muối do hầu hết người dân không có
ngành nghề phụ. Diện tích đất bình quân cho một nhân khẩu chỉ đạt 0,7 sào, giá
thành mu
ối không cao, năng suất muối phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, khí
Hình 1.10. Thu hoạch muối ở HTX muối
Nghĩa Phúc 16
hậu nên đời sống người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn.
Từ năm 2005 đến nay, người dân đã áp dụng các phương pháp sản xuất mới
như sản xuất muối sạch, kết tinh muối trên vải bạt PVC…nhưng do kinh phí đầu tư
cao nên diêm dân vẫn phải sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống.
1.2.2.3. Khai thác và nuôi trồng thủy sản
Bảng 1.7. Diện tích, sản lượng thủy sản vùng nghiên cứu năm 2011
Huyện Nghĩa Hưng Kim Sơn Tổng
I. Sản lượng khai thác (tấn) 10.949 3.769 14.718
1. Sản lượng hải sản khai thác
10.303 3.476 13.779

trị sản xuất thủy sản của hai huyện đạt hơn 1.335 tỷ đồng. Trong đó, gần 68% là giá 17
trị sản xuất từ nuôi trồng, khoảng 30% từ khai thác, còn lại khoảng 2% giá trị sản
xuất từ dịch vụ [27, 28].
Tổng sản lượng thủy sản của hai huyện ven biển đạt 40.633 tấn, trong đó
khai thác đạt 14.718 tấn, nuôi trồng đạt 25.915 tấn (Bảng 1.7). Trong khi sản lượng
thủy sản nuôi trồng đạt giá trị tương đồng ở cả hai huyện Nghĩa Hưng và Kim Sơn,
thì sả
n lượng khai thác lại chiếm chủ yếu ở huyện Nghĩa Hưng, gấp gần 3 lần sản
lượng khai thác của huyện Kim Sơn. Đến năm 2011, diện tích nuôi trồng thủy sản
(NTTS) của toàn vùng nghiêm cứu có khoảng 6.058ha, trong đó khoảng 2/3 diện
tích thủy sản ở vùng nước lợ. Trên lĩnh vực NTTS, cá và tôm sú là hai đối tượng
nuôi chủ lực. Năm 2011, sản lượng cá nuôi của hai huyện đạt 9.444 tấn, chiếm hơn
36% tổng sản lượng nuôi trồng. Cùng với tôm sú, cá, các loại giống tôm thẻ trân
chắng, tôm rảo, cua, các loài nhuyễn thể hai vỏ, rau câu cũng là đối tượng nuôi khá
phổ biến.
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển, nghề
đánh bắt hải sản đã có bước chuyển biến rõ rệt, số lượng và công suất tàu thuyền
không ngừng tăng lên. Đến năm 2011, riêng huy
ện Nghĩa Hưng có 622 chiếc tàu
thuyền đánh cá, trong đó có 511 tàu đánh cá cơ giới với công suất 14.275 CV. Tuy
nhiên, số lượng tàu đánh bắt xa bờ vẫn còn rất ít. Toàn huyện Nghĩa Hưng mới có
15 chiếc tàu đánh bắt xa bờ và 111 chiếc thuyền đánh cá không có động cơ.
1.2.2.4. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trong cơ cấu các ngành kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp (CN - TTCN) chiếm tỷ
trọng tương đối lớn, đứng thứ ba sau giá trị sản xuất
nông nghiệp, du lịch và dịch vụ. Năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp của hai


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status