vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta - Pdf 20

PHẦN MỞ ĐẦU
Qua gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước,
được sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tích cực của nhân dân, kinh tế tư
nhân hoạt động dưới các hình thức hộ kinh doanh cá thể, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh
đã phát triển rộng khắp cả nước; qua đó đã khơi dậy, huy động và khai thác
được các nguồn lực to lớn trong nhân dân như: trí tuệ, tiền vốn, sức lao
động, kinh nghiệp quản lý, tài nguyên..., và các nguồn lực khác vào sự
nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm của Đảng (khoá IX)
một lần nữa khẳng định, phát triển các thành phần kinh tế trong đó có kinh
tế tư nhân theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế.
Nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân trong
phát triển đất nước, đề án này chỉ có mong muốn góp một cách nhìn nhận
nhỏ bé của mình trình bày những vấn đề lý luận và vai trò, thực trạng của
kinh tế tư nhân, đồng thời đưa ra giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân
nước ta.

1
NỘI DUNG
I . Những vấn đề lí luận và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
1. Những vấn đề lí luận
1.1. Đặc điểm của kinh tế tư nhân
1.1.1. Một là, kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân - một trong
những động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Thực tế cho thấy, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã đề cao quá mức
lợi ích nhà nước, tập thể, coi nhẹ lợi ích cá nhân, do đó làm thui chột động
lực phát triển kinh tế - xã hội.Trong thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường, với việc tôn trọng lợi ích cá nhân, đã tạo ra một động lực mạnh mẽ
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

chính sách tài chính, tiền tệ, kế hoạch hoá, chích sách kinh tế đối
ngoại,v.v...Đảng Cộng sản có thể thông qua thể chế chính trị cùng với hệ tư
tưởng và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc có tác động mạnh mẽ, thậm
chí có tính quyết định đối với các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế tư nhân.
Ba là, kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện quan
hệ sản xuất thống trị trong xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay được
coi như một công cụ, là những hình thức sản xuất - kinh doanh, là bộ phận
cấu thành của quan hệ sản xuất theo mục tiêu và định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Bốn là, kinh tế tư nhân nước ta ra đời và phát triển ở một nước quá độ
lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phát triển chậm, trong bối cảnh
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải phóng sức sản xuất, chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành vấn đề trung tâm.
Kinh tế tư nhân ở nước ta có đặc điểm khác về bản chất so với kinh tế tư
nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, điều đó thể hiện ở chỗ:
3
Một là, kinh tế tư nhân ở nước ta là kết quả của chính sách phát triển
kinh tế nhiều thành phần, là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế định hướng xã
hội chủ nghĩa, ra đời và phát triển vì chính cuộc đổi mới và phục vụ cho sự
nghiệp đổi mới. Chủ các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp thuộc khu
vực kinh tế tư nhân phần lớn là những đảng viên, đoàn viên, cán bộ quân
đội đã chuyển ngành, phục viên, hưu trí và đội ngũ trí thức, sinh ra và
trưởng thành trong chế độ mới. Người lao động trong các doanh nghiệp
cũng thuộc giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức được hình
thành trong xã hội mới. Hơn nữa, trong các doanh nghiệp ở nước ta đã và
đang hình thành các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng Cộng sản tổ chức và
lãnh đạo hoạt động vì mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Hai là, kinh tế tư nhân ở nước ta bị chi phối và phát triển theo định

nhân là tạo công ăn việc làm. Hệ thống các doanh ngiệp nhà nước hiện
đang trong quá trình cải cách không tạo thêm được nhiều việc làm mới; khu
vực hành chính nhà nước đang giảm biên chế và tuyển dụng mới không
nhiều. Do đó khu vực kinh tế tư nhân chính là nơi thu hút, tạo việc làm mới
cho xã hội.
- - Hầu hết các doanh nghiệp cũng góp phần chủ yếu đào tạo và nâng cao
tay nghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực, do đó có tác
dụng thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động vốn đang rất mất cân
đối ở nước ta hiên nay.
- - Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào GDP và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, nhất là trong những năm gần đây. Đặc biệt, trong nông
nghiệp, nó đã đóng góp đáng kể trong trồng trọt, chăn nuôi và quan trọng
hơn cả là trong các ngành chế biến, xuất khẩu, nhờ đó kinh tế nông nghiệp
đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
5
- Đóng góp về xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách. Kinh tế tư nhân là
nguồn lực chủ yếu phát triển các mặt hàng mới, mở rộng thị trường xuất
khẩu, thậm chí một số doanh nghiệp đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường xút
khẩu về một số mặt hàng quan trọng.
- - Đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước có xu hướng
tăng nhanh, bao gồm các nguồn thu: thuế công thương nghiệp và dịch vụ
ngoài quốc doanh, thuế môn bài, VAT trong nhập khẩu và các khoản phí
khác.
- - Khu vực kinh tế tư nhân đã có đóng góp rất lớn trong việc thu hút các
nguồn vốn đầu tư xã hội.
- - Khu vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo môi trường kinh
doanh, thúc đẩy phát triển cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, xoá đói giảm nghèo.
- II. Thực trạng kinh tế tư nhân ở nước ta từ đổi mới đến nay

kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) nộp ngân sách qua thu thuế là 11.086 tỷ
đồng, chiếm 3,5% GDP; tính ra bình quân hàng năm đã đóng góp vào
nguồn thu cho ngân sách trên dưới 3% GDP của cả nước, cao gấp trên 3 lần
đóng góp của khu vực liên doanh với nước ngoài (0,9% GDP/ năm) và gần
bằng đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào nguồn thu ngân sách
hàng năm (khoảng 7% GDP/năm).
1.2. Thúc đẩy việc hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản
lý theo hướng thị trường, tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế.
Hiện nay, trừ một số lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước độc quyền, còn
lại hầu hết là do khu vục kinh tế tư nhân tham gia, thậm chí còn chiếm tỷ
trọng áp đảo như: sản xuất lương thực, thực phẩm, nuôi trồng thuỷ hải sản,
đánh cá, lâm nghiệp, hàng hoá bán lẻ, chế biến, sành sứ, giày dép, dệt may,
v.v.. ,đã mang về hàng tỷ đô la ngoại tệ cho nền kinh tế.Chính sự phát triển
phong phú, đa dạng các cơ sở sản xuất, các ngành nghề, các loại sản phẩm
dịch vụ, các hình thức kinh doanh, v.v.. của khu vực kinh tế tư nhân đã tác
7
động mạnh đến các doanh nghiệp nhà nước, buộc khu vực kinh tế nhà nước
phải cải tổ, sắp xếp lại, đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức
kinh doanh dịch vụ,v.v.. để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường.
Qua đó, khu vực kinh tế tư nhân đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu
vực kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên năng động; đồng thời cũng tạo nên
sức ép lớn buộc cơ chế quản lý hành chính của Nhà nước phải đổi mới đáp
ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị
trường nói chung.
- 1.3. Hình thành và phát triển các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế
tư nhân, góp phần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt Nam, làm
đầu tầu thúc đẩy nên kinh tế bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, mở cửa hợp tác với bên ngoài.
- Chúng ta đã từng bước hình thành được đội ngũ các nhà doanh nghiệp
hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề với số lượng ngày

phối chủ yếu dựa trên lao động, còn sử dụng các hình thức phân phối theo
vốn góp, theo tài sản, theo cổ phần và các hình thức khác, v.v..
Những chuyển biến của quan hệ sản xuất nói trên đã khơi dậy và phát
huy được tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuât, tài nguyên thiên nhiên, đặc
biệt là nguồn lao động dồi dào và tiềm lực của hàng triệu hộ nông dân, hộ
cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân vào công cuộc phát trểin kinh tế
đất nước. Nhờ vậy đã góp phần quan trọng xoá đói giảm nghèo (từ 16,5%
hộ nghèo đói năm 1995 giảm xuống còn 11% năm 2000), cải thiện đời sống
dân cư (mức tiêu dùng của dân cư nông thôn tăng 5,4% hàng năm và của
dân thành thị tăng 9,6%); góp phần đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và
là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhiều năm liền trong
khu vực và trên thế giới.
2. Những hạn chế
9


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status