Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng xuất gỗ rừng trồng Keo lai tại Yên Lập – tỉnh Phú Thọ - Pdf 20

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.2.3.Ý nghĩa của đề tài 2
Chương 1
TỔNG QUÁT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới 3
1.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng, phát triển của rừng
trồng 3
1.1.2. Ảnh hưởng của giống đến năng suất rừng trồng thâm canh 4
1.1.3. Ảnh hưởng của phân bón đến năng xuất chất lượng rừng trồng 6
1.1.4. Ảnh hưởng của mật độ đến năng xuất chất lượng rừng trồng 7
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 8
1.2.1. Các nghiên cứu về trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng 10
1.2.2. Nghiên cứu về cải thiện giống 12
1.2.3. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng 16
1.2.4. Ảnh hưởng của phân bón đến năng xuất và chất lượng rừng trồng 17
1.2.5. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và chất lượng rừng trồng 18
1.3. Những nghiên cứu về cây Keo lai (Acacia hybrids) 20
1.3.1. Đặc điểm cây Keo lai ( A. Hybrids) 20
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 25
1.4.1 Vị trí địa lý 25
1.4.2. Địa hình 26
1.4.3. Khí hậu thủy văn 27
1.4.4. Đất đai và tài nguyên 28
1.5. Thực trạng kinh tế - xã hội 30
1.5.1. Dân số và nguồn lao động 30
1.5.2. Thực trạng về thị trường 30

3.4. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng xuất và chất lượng trong
trồng rừng keo thâm canh 60
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 62
Kết luận 62
Tồn tại và kiến nghị 62
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 64
ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
G : Tổng tiết diện ngang
D1.3m : Đường kính ở vị trí 1.3m
Hvn : Chiều cao vút ngọn
DT : Đường kính tán
RCFTI : Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng
Fa : Đất granit
Fk : Đất nâu đỏ bazan
Fv : Đất nâu vàng bazan
Fs : Đất đỏ vàng trên phiến sét
Fp : Đất phù sa cổ
ÔTC: : Ô tiêu chuẩn
VS : Phân vi sinh
R : Hệ số tương quan
Sig : Xác suất (mức ý nghĩa) của tiêu chuẩn kiểm tra
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Biểu 1.1: Tình hình đất đai của huyện Yên Lập năm 2010 - 2011 29
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của mật độ đến đường kính D1.3 của cây Keo lai 40
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao (Hvn) của cây Keo lai 42
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mật độ đến đường kính tán của cây Keo lai 43
Bảng 3.4: Bảng ảnh hưởng của mật độ đến trữ lượng của cây Keo lai của

của cây Keo lai 55
Hình 3.10: Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng đến chiều cao Hvn
của cây Keo lai 57
Hình 3.11: Trữ lượng cây đứng của các công thức thí nghiệm thời điểm
và kỹ thuật trồng rừng tại Yên Lập - Phú Thọ 58
v
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những loại cây nguyên liệu có khả năng sinh trưởng nhanh được đề
cập đến và quan tâm nhiều đến đó là cây Keo lai (Acacia hybrids). Cây Keo lai
là 1 trong 48 loài cây trồng chính để trồng rừng sản xuất đã được BNN&PTNT
công nhận tại quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005[1]. Keo lai
không chỉ là giống có ưu thế sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, có khả
năng thích ứng với nhiều loại đất mà còn có khả năng cải tạo đất, cải thiện môi
trường sinh thái. Gỗ keo được sử dụng làm ván sàn, ván dăm, đặc biệt là còn sử
dụng rất nhiều trong công nghiệp giấy. Keo lai có khối lượng gỗ lấy ra lớn hơn
gấp 1 – 2 lần Keo tai tượng và Keo lá tràm. Hàm lượng Xenlulo trong gỗ cao,
lượng liginin thấp, do đó có hiệu suất bột giấy lớn, chất lượng bột giấy tốt. Diện
tích rừng trồng Keo lai trong những năm qua tiếp tục tăng.
Tỉnh Phú Thọ công tác trồng rừng đã được đẩy mạnh thông qua trương
trình 327, dự án 5 triệu ha rừng của quyết định 661/BNN&PTNT về trồng cây
Keo lai và Tỉnh Phú Thọ có nhà máy Giấy Bãi Bằng thuộc tổng công ty Giấy
Việt Nam, vì vậy tổng diện tích rừng trồng Keo lai được tăng lên đáng kể mỗi
năm. Tổng diện tích trồng rừng mới chỉ riêng trong một Huyện Yên Lâp trung
bình tăng lên khoảng 300ha đến 500ha. Nguồn gỗ Keo ở tỉnh Phú Thọ không
chỉ đáp ứng cho nhà máy giấy Bãi Bằng mà còn phục vụ cho thị trường trong
và ngoài nước chinh vì vậy nhu cầu đặt ra cho thị trường gỗ Keo là rất lớn.
Do đó, Cần phải nâng cao năng suất, chất lượng gỗ rừng trồng để đáp ứng
được yêu cầu trên chúng ta cần phải lựa chọn giống tốt, chủng loại cây trồng
hợp lý bên cạnh đó điều kiện lập địa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm

Trên thế giới vấn đề thâm canh rừng trồng đã được nghiên cứu bởi rất
nhiều nhà khoa học. Trồng rừng thâm canh là một hệ thống các biện pháp kỹ
thuật bao gồm từ khâu chọn giống đến trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, quản
lý bảo vệ rừng trồng cho đến khi khai thác sử dụng.
1.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng, phát
triển của rừng trồng
Kết quả nghiên cứu của tổ chức FAO 1994 [41] ở các nước vùng nhịêt
đới đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của rừng trồng đặc biệt là rừng trồng
cây nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan
đến điều kiện lập địa là khí hậu, địa hình, loại đất và hiện trạng thực bì.
Nghiên cứu của Laulie (1974) đã cho thấy đất đai ở vùng nhiệt đới rất
khác nhau về nguồn gốc và lịch sử phát triển điều này được thể hiện ở sự khác
nhau về đặc điểm của các phẫu diện đất đó là độ dày tầng đất, cấu trúc vật lý
hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng, phản ứng của đất (độ PH) và nồng độ
muối. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng
trên các loài đất khác nhau là khác nhau. Khi đánh giá khả năng sinh trưởng
của loài Thông Pinus patula ở Swzinland, Julian Evans (1992) [44] đã chứng
minh khả năng sinh trưởng về chiều cao của loại cây này có quan hệ khá chặt (R =
0,81) với các yếu tố địa hình và đất thông qua phương trình tương quan sau:
Y = -18,75 + 0,0544x
3
- 0,000022m
3
2
+ 0,0185x
4
+ 0,049x
5
+ 0,5346x
11

Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm
canh. Mục đích của cải thiện giống cây rừng là nhằm không ngừng nâng cao
năng xuất, chất lượng gỗ và các sản phẩm mong muốn khác từ rừng.
trong sản xuất lâm nghiệp. Việc chọn đúng các giống tốt, thích hợp với điều
kiện tự nhiên và canh tác giúp cho người sản xuất thu được năng suất cao và
ổn định với phẩm chất tốt và mức chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm thấp
Từ ngàn xưa người nông dân Việt Nam đã đánh giá cao vai trò của giiống.
Ngày nay giống vẫn được xem là một trong nhưng yếu tố hàng đầu trong việc
không ngừng nâng cao nâng năng suất cây trồng giống cũng không thể vượt qua
ngưỡng tiềm năng năng suất của nó. chỉ có sự đột phá về giống mới có thể mang
4
lại năng suất cao hơn. Năm 1993, Bộ lâm nghiệp (nay lag Bộ nông nghiệp và
PTNT) đã có Quyết định ban hành "Qui phạm xây dựng rừng giống và vườn
giống", "Qui phạm xây dựng rừng giống chuyển hóa", trong đó qui định rõ các tiêu
chuẩn về chọn lọc xuất xứ giống và cây giống cũng như các phương thức khảo
nghiệm giống và xây dựng rừng giống, vườn giống (Lê Đình Khả, 2003) [16].
Trong thực tiễn sản xuất đó cho thấy nhờ ứng dụng giống mới, năng suất
đó từng bước được nâng cao. những đột phá về giống nhằm nâng cao năng
suất cây trồng và có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh các mặt hàng về gỗ và phục vụ cho ngành công nghiệp giấy
từ đó góp phần ổn định kinh tế.
Mỗi giống cây trồng có tính thích nghi nhất định với từng điều kiện vùng
sinh thái. Do đó việc lựa chọn giống cây trồng thích hợp với từng vùng sản
xuất điều kiện sinh thái, điều kiện canh tác vừa có vai trò rất quan trọng trong
sản xuất Lâm nghiệp nhất là những nước công nghiệp hoá Lâm nghiệp. Trên
thế giới, người ta đã đặt trọng tâm và phát triển Lâm nghiệp trên quy mô công
nghiệp hiện đại, bằng các phương pháp sinh học tối tân, họ đã sản xuất hàng
loạt giống cây trồng mới, được chọn lọc và nhân giống, lai tạo ra những thế
hệ cây trồng nhiều ưu điểm, cải tạo gen thành những giống cây kháng sâu,
bệnh giảm bớt chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian chăm sóc, tạo nên ưu thế

55m3/ha/năm, có nơi lên tới 70m
3
/ha/năm (Campinhos và Ikemori 1988) [40]
1.1.3. Ảnh hưởng của phân bón đến năng xuất chất lượng rừng trồng
Bón phân cho cây trồng lâm nghiệp là một trong những biện pháp kỹ
thuật thâm canh nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng rừng trồng, đặc biệt là
ở những nơi đất xấu. Trên thế giới, việc áp dụng phân bón cho rừng trồng bắt
đầu từ những năm 1950. Trong vòng 1 thập kỷ, diện tích rừng được bón phân
đã tăng lên 100.000ha/năm ở Nhật Bản, Thụy Điển và Phần Lan. Đến năm
1980 diện tích rừng được bón phân trên thế giới đã đạt gần 10 triệu ha (Ngô
Đình Quế 2004) [28]. Về vấn đề này đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới
quan tâm và đi sâu nghiên cứu, điển hình là công trình nghiên cứu của Mello
(1976) [46] ở Brazin tác giả cho thấy Bạch đàn (Eucalyptus) sinh trưởng khá
tốt ở công thức không bón phân, nhưng nếu bón NPK thì năng xuất rừng
trồng có thể tăng lên trên 50%. Một nghiên cứu khác của Schonau (1985) [51]
ở South Ajrica về vấn đề bón phân cho Bạch đàn Eucalyptus grandis đã kết
luận công thức bón 150g NPK/gốc với tỷ lệ N:P:K = 3:2:1 có thể nâng chiều
cao trung bình của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất. Tại Colombia,
Bolstand và cộng sự (1988) [39] cũng đã tìm thấy một vài loại phân có phản
6
ứng tích cực đối với rừng trồng Thông Pcaribeae đó là Potassium, Phosphate,
Boron và Magnesium. Tại CuBa cũng với đối tượng là rừng Thông P.
caribeae khi nghiên cứu các công thức bón phân cho đối tượng này Herrero và
cộng sự (1988) [43] đã kết luận bón phân Phosphate sau 13 năm trồng nâng
cao sản lượng rừng từ 56m
3
/ha lên 69m
3
/ha.
Qua những nghiên cứu ta thấy rõ rằng phân bón đã mang lại những hiệu

rất mạnh, tỷ lệ sống chỉ còn từ 44-60% so với mật độ trồng ban đầu. Ở giai
đoạn 9,5 năm tuổi, mật độ hiện tại có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh
trưởng cũng như năng suất và chất lượng rừng, ở những công thức mật độ
hiện tại thấp nhất từ 722-738 cây/ha thì có khả năng sinh trưởng D
1,3
cao nhất
và đạt trung bình từ 17,22-17,49cm, số cây có D
1,3
≥18cm chiếm 42,55-
43,75%, nhưng năng suất gỗ cây đứng lại không cao. Ngược lại, ở những
công thức có mật độ cao nhất từ 968-999 cây/ha thì cho năng suất gỗ cây
đứng cao nhất, nhưng khả năng sinh trưởng D
1,3
lại thấp nhất và tỷ lệ số cây có
D
1,3
≥18cm khá thấp.
Từ các nghiên cứu trên cho ta thấy rằng mật độ ảnh hưởng rất nhiều đến
chất lượng và khối lượng sản phẩm theo đó còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh, vì vậy cần phải xác định rõ mục tiêu để bố trí mật độ cho có hiệu quả
cao nhất.
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Trong những năm gần đây hầu như trên các diện tích trồng rừng từ nhà
nước tới các đơn vị kinh doanh tới những người dân trồng rừng đã chú ý tới
việc bón phân cho cây trồng. Tất cả đã thấy được hiệu quả của việc bón phân
cho cây. Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh quan
trọng nhằm làm ổn định và nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng. Trên
thực tế cho thấy, bón phân cho rừng trồng đã mang lại những hiệu quả rõ rệt,
đó là nâng cao tỷ lệ cây sống, tăng thêm sức đề kháng của cây đối với các
8

phân này lại có một nhược điểm là dễ bị rửa trôi. Loại phân bón vô cơ được
áp dụng chủ yếu ở phía Bắc là phân NPK (5:10:3). Phân NPK (5:10:3) của
nhà máy Suppe phốt phát và hóa chất Lâm Thao loại phân này dạng hạt, phân
giải chậm, thích hợp cho nhiều loại cây trồng đặc biệt phù hợp với đất nghèo
lân. Loại phân này có tác dụng kích hoạt các vi sinh vật có ích trong đất như
hình thành cộng sinh nấm rễ Mycorhiza và vi khuẩn cố định đạm Rhizobium,
Phân NPK (5:10:3) thường được bón phối hợp với phân hữu cơ vi sinh để
tăng hiệu lực của lân ở những nơi đất xấu và bạc mầu.
Dựa vào những đăc điểm của các loại phân đã nêu trên đề tài đã bố
trí thí nghiệm bón lót phân và bón thúc vào năm thứ 2 với liều lượng có
kết hợp các loại phân bón với nhau để nghiên cứu tìm ra công thức bón
phân tốt nhất cho trồng rừng thâm canh cây Keo lai trên đất Feralit phát
triển trên phiến thạch sét ở địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và khu vực
Đông Bắc Bộ nói chung.
1.2.1. Các nghiên cứu về trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng
Trồng rừng thâm canh là vấn đề trước đây có rất ít người quan tâm, song
do nguồn gỗ rừng tự nhiên không còn đáp ứng được nhu cầu về gỗ ngày càng
tăng của xã hội. Bên cạnh đó, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp nói
chung ngày càng giảm do phải cắt chuyển sang sử dụng vào mục đích khác
như mở rộng đất nông nghiệp, đất thổ cư, đường Hơn nữa, đất quy hoạch
cho trồng rừng hầu hết là đất nghèo và xấu, vì thế trồng rừng thâm canh đã trở
thành xu thế tất yếu trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay, nhất là trồng rừng
nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến bột giấy và ván nhân tạo.
Vào những năm 1980 bên cạnh các nước có lịch sử phát triển rừng theo
hướng thâm canh như: Đức, Ý, Thuỵ Điển thì ở Việt Nam vấn đề này cũng
bắt đầu được quan tâm và đưa ra thảo luận, điển hình là các tác giả Nguyễn
Xuân Xuyên (1985), Phạm Chiến (1986), Vũ Đình Huề (1986), Phùng Ngọc
10
Lan (1986) “Cơ cấu cây trồng rừng thâm canh trên quan điểm sản lượng ”
Tạp chí Lâm nghiệp, Bộ Lâm nghiệp.

Dương đã chỉ ra rằng chi phí chung cho 01 ha trồng rừng thâm canh Keo lai
cao gấp đôi so với đầu tư trong chương trình trồng rừng sản xuất theo Quyết
11
định số 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và
tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và gấp 1,5 lần so với
phương thức trồng rừng bán thâm canh hoặc quảng canh. Tuy nhiên, trên thực
tế trồng rừng thâm canh đã mang lại hiệu quả cao hơn so nhiều so với các
phương thức trồng rừng khác. Nếu trồng rừng bằng các loại cây mọc nhanh
theo phương thức quảng canh thì chu kỳ kinh doanh thường dài trên 10 năm
mà năng xuất chỉ đạt 7-10m
3
/ha/năm, nhưng nếu trồng rừng thâm canh thì sau
từ 7-8 năm đã có thể khai thác gỗ với năng xuất đạt từ 25-30m
3
/ha/năm. Điều
này cho thấy vốn bỏ ra ban đầu được thu hồi sớm hơn, vòng quay nhanh hơn
nên hiệu quả đầu tư vốn cũng cao hơn, thời gian thu hoạch sản phẩm được
rút ngắn nên đất đai được giải phóng sớm để tiếp tục trồng rừng cho chu kỳ
sau sớm hơn.
1.2.2. Nghiên cứu về cải thiện giống
Việc xây dựng các khu khảo nghiệm loài – xuất xứ cho một số cây chủ
yếu đã được thực hiện ở một số lập địa chính trong cả nước. Đó là các loài
Thông như Pinus caribaea (với cả ba thứ là Pinus caribaeae var.Hondurensis,
Pinus caribaea var.bahamensis và Pinus caribaea var.caribaea), Pinus
oocarpa, Pinus kesiya, Pinus mercusii và các loài Thông khác. Các loài Bạch
Đàn chủ yếu được khảo nghiệm là Bạch đàn trắng camal (Eucalyptus
camaldulensis), Bạch đàn trắng têrê (Eucalyptu tereticornis) Bạch đàn uro
(Eucalyptu urophylla), và các loài Eucalyptu grandis, Eucalyptu pelita,
Eucalyptu cloeziana, v.v…Đến nay chúng ta đã biết được một số xuất xứ có
triển vọng nhất của một số loài như Pinus caribaea var.hondurensis, Pinus

Dương Mộng Hùng, 2003) [5].
Có thể nói, khảo nghiệm loài và xuất xứ ở nước ta được tiến hành tương
đối chậm, song đã thực hiện cho nhiều loài cây trồng rừng chủ yếu trên các
vùng sinh thái chính với một nhịp độ khá khẩn trương. Từ đó đã xác định
13
được một số xuất xứ có triển vọng nhất của một số loài, làm cơ sở cho các
chương trình trồng rừng ở Việt Nam.
Đối với cây Keo, các khảo nghiệm giống để tìm ra một số loài Keo thích
hợp cho trồng rừng ở vùng thấp và trung du ở Việt Nam (như Keo tai tượng
Acacia mangium , Keo lá tràm Acacia mangium và Keo lai) đã được nghiên cứu
và nhiều công trình đã được xuất bản. Thông tin cho các loài Keo thích hợp cho
vùng trung du và vùng cao đặc biệt là vùng núi phía Bắc là rất hạn chế.
Các khảo nghiệm giống về các loài Keo đã có từ trước đến nay, gồm:
Khảo nghiệm loài/xuất xứ Keo vùng thấp được tiến hành tại Đại Lải (Vĩnh
Phúc), Ba vì Hà Nội (Hà Tây cũ), Đông Hà (Quảng Trị), Sông Mây (Đồng
Nai), Bầu Bàng (Bình Dương). Khảo nghiệm này tập trung vào khảo nghiệm
5 loài Keo (Keo lá tràm A. auriculiformis, Keo tai tương A.mangium, Keo
lưới liềm A. crassicarpa; Keo nâu A.aulacocarpa; Keo quả xoắn A.
cincinnata) có nguồn gốc giống từ Úc, Papua New Guinea và Indonexia với
nhiều xuất xứ khác nhau.
Khảo nghiệm Keo lai được tiến hành tại Ba Vì Hà Nội (Hà Tây cũ), Đại
Lải (Vĩnh Phúc), Bình Thanh (Hòa Bình), Hàm Yên (Tuyên Quang), Đông
Hà (Quảng Trị), Quy Nhơn (Bình Định), Long Thành (Đồng Nai), Sông Mây
(Đồng Nai).
Khảo nghiệm Keo vùng cao được tiến hành tại Đà Lạt (Lâm Đồng) có
xuất xứ từ Úc.
Khảo nghiệm xuất xứ Keo chịu hạn được tiến hành tại Tuy Phong (Bình
Thuận) và Ba Vì (Hà Tây).
Kết quả của các khảo nghiệm giống nêu trên trong suốt nhiều năm qua
đã chỉ ra được một số xuất xứ của các loài Keo có triển vọng ở vùng thấp của

Bắt đầu từ những năm 1980 trở lại đây hoạt động cải thiện giống cây
rừng mới được đẩy mạnh trong cả nước. Các hoạt động trong thời gian đầu
chủ yếu là khảo nghiệm loài và xuất xứ các loài cây trồng rừng chủ yếu là
khảo nghiệm loài tại một số vùng sinh thái chính trong nước như Keo, Phi
lao, Bạch đàn vào đầu những năm 1990 phát hiện ra giống Keo lai tự nhiên
giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng đã thúc đẩy các khảo nghiệm chọn lọc
15
nhân tạo và nhân giống vô tính phát triển. Trong những năm gần đây, trung
tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam,
trung tâm phất triển lâm nghiệp Phù Ninh - Phú thọ thuộc Tổng công ty giấy
Việt Nam cùng một số cơ sở nghiên cứu khác đã nghiên cứu thành công
giống nhân tạo cho các loại Keo, Bạch đàn và Thông (Lê Đình Khả, 2003)[16]
trong hơn 10 năm gần đây công tác nghiên cứu giống đã đạt được những
thành công đáng kể. Đã có 4 dòng có năng xuất cao và thích hợp với nhiều
vùng sinh thái và được Bộ NN&PTNT cộng nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và
giống quốc gia là: BV10, BV16, BV32, BV33 (Lê Đình Khả 1999)[17]. Gần
đây cũng có một số dòng được BNN &PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ
thuật. TB3, TB5, TB6, TB12, BT1, BT7, BT11, BV71, BV73… ( Lê Đình
Khả , 2006) )[12].
Lai giống nhân tạo giữa các cây trội đã được chọn lọc từ các xuất xứ có
triển vọng cao nhất của Keo tai tượng và Keo lá tràm cùng một số Keo lai tự
nhiên như BV10, BV16, BV32… đã được thực hiện trong các năm 1997 –
1999 Ba Vì. Những tổ hợp lai này có sinh trưởng tương đối nhanh ,có thân
cây thẳng, cành nhánh nhỏ, ngọn cây phát triển tốt đây chính là tiền đề phát
triển gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước cũng như xuất khẩu
trong những năm tới.
1.2.3. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng
Nghiên cứu điều kiện lập địa là nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng
sinh trường của thực vật rừng với các yếu tố của môi trường thông qua khí
hậu, đất đai, địa hình nhằm tìm hiểu các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng và

trưởng tốt nhất tiếp theo đến công thức bón 1kg phân chuồng với 100g
themophotphat cho 1 gốc cây. Tác giả còn cho thấy rừng trồng Keo lai được
bón lót 100g NPK/cây và bón thúc 100gNPK/cây vào năm thứ 2 cho lượng
tăng trưởng cao hơn rừng chỉ bón lót khi trồng. Như công trình nghiên cứu
của Nguyễn Huy Sơn nghiên cứu bón phân cho Bạch đàn Urophylla ở Đại Lải
- Vĩnh Phúc năm 2006 [30] với 8 công thức thí nghiệm bón lót khác nhau và
bón thúc năm thứ 2 vào đầu mùa mưa lặp lại như khi bón lót. Sử lý thực bì và
17
làm đất toàn diện bằng cơ giới, cày toàn diện sâu 25cm, cày rạch hàng sâu
40cm, sau 6 tháng trồng thu được kết quả cho thấy tỷ lệ sống các công thức
thí nghiệm đều cao. Sau 30 tháng tuổi tỷ lệ sống vẫn đạt từ 97,22 – 98,15%
khả năng sinh trưởng của Bạch đàn Urophylla khá nhanh và rõ rệt rệt giữa các
công thức thí nghiệm cả về đường kính lẫn chiều cao, sau 6 tháng tuổi đường
kính gốc đạt từ 2,54 - 3,14cm và chiều cao đạt từ 1,87 - 2,06m; sau 30 tháng
tuổi, đường kính ngang ngực đạt từ 6,32 - 7,23cm và chiều cao đạt từ 8,21 -
9,66m. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công thức bón phân tốt nhất thuộc về
các công thức có mặt đồng thời cả phân NPK, vi sinh và vôi bột. Cụ thể đối
với nghiên cứu trên thì khi bón lót và bón thúc tốt nhất là ở công thức 100g
NPK (5:10:3) + 200g vi sinh + 100g vôi bột. Như vậy việc bón phân là rất cần
thiết đối với trồng rừng và điều quan trọng nữa là phải xác định đúng loại
phân, đúng thời vụ, đúng liều lượng. Bón phân cho rừng trồng là một trong
những biện pháp kỹ thuật thâm canh đã được nghiên cứu nhiều nhất. Các tác
giả đều kết luận rằng phân bón có ảnh hưởng khá rõ đến sinh trưởng của các
loài cây trồng, đặc biệt là đối với các loài cây trồng rừng nguyên liệu.
1.2.5. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và chất lượng rừng trồng
Nếu mật độ quá cao sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh trưởng của cây
trồng, nếu mật độ quá thấp sẽ lãng phí đất và tốn công chăm sóc. Để tận dụng
tối đa không gian dinh dưỡng thì việc xác định mật độ trồng rừng ban đầu có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm làm giảm chi phí trồng rừng và nâng cao
năng suất rừng trồng như mong muốn

cây/ha; Qui trình trồng rừng thâm canh Bạch đàn E.urophylla cũng qui định
mật độ trồng từ 1.110 - 1.660 cây/ha; Qui phạm kỹ thuật trồng rừng Tếch qui
định trồng thuần loài từ 2.000 - 2.500 cây /ha, trồng xen có thể trồng từ 1.000
- 1.250 cây/ha (Vụ KHCN&CLSP, 2001).Mật độ trồng các loại Keo từ 1.110
- 1.660 cây/ha (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005) [3].
Với những quy trình quy phạm đã quy định cho các loại mật độ cụ thể
cho mốt số loại trồng rừng thâm canh và đã áp dụng có hiệu quả tương đối
cao nhưng cũng chưa ổn định.
Ngoài ra đặc điểm gỗ cũng chịu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật
gây trồng cũng như điều kiện lập địa, đồng thời liên quan chặt chẽ tới các sản
phẩm hàng hoá. Cấu tạo gỗ là yếu tố chủ yếu nhất ảnh hưởng đến tính chất
gỗ. Cấu tạo và tính chất liên quan mật thiết với nhau, cấu tạo có thể xem là
biểu hiện bên ngoài của tính chất. Những hiểu biết về cấu tạo gỗ là cơ sở để
19
giải thích bản chất các hiện tượng sản sinh trong quá trình gia công chế biến
và sử dụng gỗ (Lê Xuân Tình 1998) [33]. Gần đây đã có nhiều nghiên cứu về
vấn đề này, điển hình là nghiên cứu của Lê Đình Khải (1999) [19] về tiềm
năng bột giấy của một số dòng Keo lai ở nước ta, nghiên cứu đã chỉ ra rằng
gỗ Keo lai có tỷ trọng trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, có khối
lượng gấp 3 - 4 lần so với giống bố mẹ. Ở giai đoạn 4-5 tuổi, tỷ trọng gỗ của
Keo lai trung bình khoảng 0,455g/cm3, trong khi đó Keo tai tượng là
0,414g/cm3, keo lá tràm là 0,469 g/cm3. Các dòng Keo lai được lựa chọn có
tỷ trọng gỗ và tính chất co rút của gỗ khác nhau, trong đó các dòng BV32,
BV33 có tỷ trọng cao nhất, dòng BV16 gỗ không bị nứt khi phơi khô. Cũng
với kết quả nghiên cứu về tiềm năng sử dụng gỗ Keo lai và những điều cần
lưu ý trong trồng rừng.
1.3. Những nghiên cứu về cây Keo lai (Acacia hybrids)
1.3.1. Đặc điểm cây Keo lai ( A. Hybrids)
* Đặc điểm khoa học
Giới (regnum): Thực vật (Plantate)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status