Bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập trong kiểm toán báo cáo tài chính - Pdf 21

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................3
VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP................................................................5
1.1. Bằng chứng kiểm toán..........................................................................5
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................5
1.1.2. Vai trò của bằng chứng kiểm toán................................................6
1.1.3. Phân loại bằng chứng kiểm toán...................................................7
1.1.4. Tính chất của bằng chứng kiểm toán............................................8
1.2. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán...........................................12
1.2.1. Kiểm kê vật chất..........................................................................12
1.2.2. Lấy xác nhận................................................................................14
1.2.3. Xác minh tài liệu.........................................................................15
1.2.4. Quan sát.......................................................................................16
1.2.5. Phỏng vấn....................................................................................17
1.2.6. Tính toán lại.................................................................................19
1.2.7. Phân tích.......................................................................................20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THU
THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM
TIẾN HÀNH..................................................................................................23
2.1. Kiểm kê...............................................................................................23
2.2. Lấy xác nhận.......................................................................................23
2.3. Xác minh tài liệu ...............................................................................24
2.4. Quan sát ..............................................................................................25
2.5. Phỏng vấn............................................................................................25
2.6. Tính toán lại .......................................................................................26
2.7. Phân tích..............................................................................................26
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN..27
3.1. Kiểm kê vật chất.................................................................................27

hợp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, dựa vào những kiến
thức đã được trang bị và tìm hiểu trên thực tế em đi vào nghiên cứu đề tài:
“Bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập trong kiểm toán báo
cáo tài chính” với mong muốn hiểu sâu thêm về vấn đề thu thập bằng chứng
kiểm toán trong hoạt động kiểm toán hiện nay. Nội dung đề tài gồm:
Chương I: Lý luận chung về bằng chứng kiểm toán và các phương pháp
thu thập bằng chứng kiểm toán.
3
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Chương II: Thực trạng áp dụng các phương pháp thu thập bằng chứng
kiểm toán trong kiểm toán tài chính do các công ty kiểm toán độc lập Việt
Nam tiến hành.
Chương III: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp
thu thập bằng chứng kiểm toán.
4
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP
1.1. Bằng chứng kiểm toán
1.1.1. Khái niệm
Bằng chứng kiểm toán nói riêng hay bằng chứng nói chung đều là căn
cứ để đưa ra kết luận về vấn đề quan tâm.
Trước hết theo từ điển tiếng Việt: “Bằng chứng là những vật hoặc việc
dùng làm bằng, để chứng tỏ việc là có thật” như vậy bằng chứng là một căn
cứ rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ trong lĩnh vực
kiểm toán. Ngay trong cuộc sống hàng ngày khi muốn đưa ra một ý kiến một
nhận xét hay tranh luận một vấn đề cũng cần phải có những căn cứ cụ thể.
Đặc biệt trong luật pháp bằng chứng trở thành những căn cứ pháp lý để quy
kết tội danh cũng như minh chứng sự vô tội cho chủ thể.
Trong lĩnh vực kiểm toán, bằng chứng được giới hạn hẹp hơn đó là

ty được kiểm toán nhưng không xem xét đến mức độ ảnh hưởng trọng yếu
đến báo cáo tài chính. Trong khi đó bằng chứng kiểm toán có chủ thể thu thập
là các kiểm toán viên, đối tượng và mục đích chỉ trong lĩnh vực kiểm toán.
Khi kiểm toán một công ty “ Việc đánh giá và xác định hành vi không tuân
thủ pháp luật và các quy định nói chung không phải là trách nhiệm nghề
nghiệp của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán” Tuy nhiên bằng chứng
kiểm toán cũng có thể bao gồm cả bằng chứng pháp lý nếu việc không tuân
thủ pháp luật của công ty kiểm toán làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài
chính.
1.1.2. Vai trò của bằng chứng kiểm toán
6
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Bằng chứng kiểm toán giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong các
cuộc kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để hình thành nên kết quả
cuối cùng của toàn bộ cuộc kiểm toán đó là kết luận kiểm toán. Như vậy sự
thành công của cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau
đó là đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được. Kết luận kiểm toán
khó có thể nhận định xác đáng về đối tượng được kiểm toán nếu bằng chứng
thu được không đầy đủ, không phù hợp và có độ tin cậy không cao.
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty kiểm toán, chất
lượng kiểm toán là thước đo uy tín của các công ty trên thị trường, nâng cao
khả năng cạnh tranh của công ty kiểm toán. Việc đánh giá chất lượng hoạt
động kiểm toán phải dựa trên việc thu thập bằng chứng kiểm toán có đầy đủ
và phù hợp với mục tiêu kiểm toán trong quá trình tiến hành hoạt động kiểm
toán của công ty.
Bằng chứng kiểm toán là cơ sở giúp chủ nhiệm kiểm toán, Ban giám
đốc kiểm tra kiểm soát việc thực hiện của kiểm toán viên, giúp cơ quan tư
pháp giám sát đối với chủ thể kiểm toán. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp
kiện tụng giữa công ty kiểm toán và người sử dụng thông tin trên báo cáo tài
chính thì bằng chứng kiểm toán chính là cơ sở để kiểm toán viên chứng minh,

biến vì nó cung cấp bằng chứng với tốc độ nhanh và chi phí thấp. Nó
gồm các chứng từ, sổ sách kế toán, các giấy phép kinh doanh, quyết
định thành lập, biên bản họp hội đồng quản trị,…
- Tài liệu được tạo ra: thư xác nhận, các phiếu câu hỏi phỏng vấn, các
tài liệu chứng minh,…
1.1.4. Tính chất của bằng chứng kiểm toán
8
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 quy định “ Kiểm toán
viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán
thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị
được kiểm toán” Như vậy, để đưa ra được kết luận kiểm toán thì kiểm toán
viên phải thu thập được những bằng chứng kiểm toán thuyết phục. Tính
thuyết phục của bằng chứng kiểm toán được thể hiện bởi hai tính chất quan
trọng: tính hiệu lực và tính đầy đủ.
 Tính hiệu lực:
Tính hiệu lực là khái niệm chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứng
kiểm toán. Bằng chứng có tính hiệu lực cao sẽ giúp cho kiểm toán đưa ra
được những kết luận chính xác, xác thực với thực trạng báo cáo tài chính của
doanh nghiệp. Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố:
- Loại hình bằng chứng: Bằng chứng bằng văn bản có độ tin cậy cao
hơn bằng chứng bằng chứng bằng miệng. Bằng chứng bằng văn bản
bao giờ cũng để lại dấu vết đó là chữ kí của người lập, người phê
duyệt, người thực hiện,… gắn trách nhiệm của họ đối với việc đưa ra
bằng chứng, bằng chứng bằng miệng thường ít có căn cứ. Ví dụ biên
bản kiểm kê có được khi kiểm toán viên chứng kiến hoặc trực tiếp
tham gia kiểm kê có độ tin cậy cao hơn là bằng chứng thu được do
phỏng vấn thủ kho của đơn vị.
- Nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng

môn nghiệp vụ cao bao giờ cũng có chất lượng hơn là bằng chứng từ
những người ít am hiểu về lĩnh vực đó.
 Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán
10
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Đầy đủ là khái niệm dùng để chỉ số lượng chủng loại bằng chứng kiểm toán
cần thu thập để đưa ra kết luận cho cuộc kiểm toán. Không có thước đo chung
cho tính đầy đủ, vấn đề này đòi hỏi rất lớn ở sự suy đoán nghề nghiệp của
kiểm toán viên trong từng tình huống cụ thể. Trên thực tế thường chấp nhận
kiểm toán viên thu thập bằng chứng ở mức độ “có tính thuyết phục” hơn là
“có tính chắc chắn”. Kiểm toán viên cần phải cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng
đến tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán.
- Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng kiểm toán có
độ tin cậy càng thấp thì càng phải thu thập nhiều bằng chứng bởi vì
bằng chứng có độ tin cậy thấp chưa đủ để nhận định một cách xác
đáng về đối tượng kiểm toán. Một sự khẳng định của kiểm toán viên
cần phải dựa trên cơ sở vững chắc vì vậy trong quá trình thu thập
bằng chứng, kiểm toán viên phải thu thập càng nhiều thông tin cùng
xác minh cho một vấn đề thì bằng chứng thu được sẽ càng đáng tin
cậy hơn.
- Tính trọng yếu của bằng chứng kiểm toán: Theo chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam số 200: “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm
quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài
chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin
đó hay thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết
định của người sử dụng báo cáo tài chính”. Theo yêu cầu của chuẩn
mực “báo cáo tài chính đã được kiểm toán không còn chứa đựng
những sai sót trọng yếu so với ý kiến của kiểm toán viên trong báo
cáo kiểm toán” Như vậy đối tượng cụ thể của kiểm toán càng trọng
yếu thì số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập càng nhiều, khi đó

12


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status