Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - Pdf 22

Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân

Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 1

Chương 1 : Mở đầu

1.1 Lý do
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà mọi thành tựu khoa học và công
nghệ xuất hiện một cách hết sức nhanh chóng và thường xuyên được đổi mới. Ngày
nay nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động có tốc độ phát triển nhanh
nhất thời đại. Bộ máy nghiên cứu khoa học đã trở thành khổng lồ, nó đang nghiên
cứu tất cả các góc cạnh của thế giới. Các thành tựu nghiên cứu khoa học đã được
ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Khoa học đã làm đảo lộn nhiều quan
niệm truyền thống, nó làm cho sức sản xuất xã hội tăng lên gấp bội so với vài thập
niên gần đây.
Về phần mình, bản thân khoa học càng cần được nghiên cứu một cách khoa
học. Một mặt, phải tổng kết thực tiễn nghiên cứu khoa học để khái quát những lý
thuyết về quá trình sáng tạo khoa học; mặt khác, phải tìm ra được các biện pháp tổ
chức, quản lý và nghiên cứu khoa học tốt hơn làm cho bộ máy khoa học vốn đã
mạnh, lại phát triển mạnh hơn và đi đúng quỹ đạo hơn.
Sự phát triển của khoa học hiện đại không những đem lại cho con người
những hiểu biết sâu sắc về thế giới, mà còn đem lại cho con người cả những hiểu
biết về phương pháp nhận thức thế giới. Chính vì vậy mà phương pháp nghiên cứu
khoa học đã gắn liền với hoạt động có ý thức của con người, là một trong những
yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới.
Và cũng chính vì vậy mà hiện nay việc nghiên cứu phương pháp nghiên cứu
khoa học ngày càng trở nên cần thiết nhằm giúp cho công tác nghiên cứu khoa học
đạt hiệu quả hơn, phát triển mạnh mẽ hơn.
1.2 Mục đích của tiểu luận
Trên cơ sở khoa học và phương pháp luận khoa học, tiểu luận trình bày một
cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, giúp
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân

Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 3

Chương 2: Khái luận về nghiên cứu khoa học

2.1 Đề tài nghiên cứu khoa học
2.1.1 Khái niệm đề tài nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử
nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ các thí nghiệm
nghiên cứu khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới
tự nhiên và xã hội và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao
hơn, giá trị hơn. Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ bằng những phương pháp
nhất định để tìm kiếm, vạch ra một cách chính xác những gì con người chưa biết
hoặc biết chưa đầy đủ nhằm tạo ra sản phẩm mới dước dạng tri thức mới.
Đề tài nghiên cứu khoa học là một hình thức nghiên cứu khoa học do một
người hoặc một nhóm người thực hiện. Đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện
để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, lý luận nền tảng, có thể chưa để ý đến
việc ứng dụng trong hoạt động thực tế. Như vậy, nghiên cứu khoa học là hoạt động
trí tuệ mang tính sáng tạo.
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và
làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được
khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực
nghiên cứu.

lựa chọn một lĩnh vực hay một vấn đề tổng quát mà người nghiên cứu đã được học
hỏi hoặc có kinh nghiệm nhiều nhất. Như vậy sẽ giúp cho người nghiên cứu biết
những vấn đề nào là quan trọng, vấn đề nào là then chốt trong một lĩnh vực, đồng
thời làm dễ dàng hơn công việc tham khảo các tài liệu liên hệ. Sau khi đã quyết
định về lĩnh vực nghiên cứu tổng quát, người nghiên cứu sẵn sàng vạch ra cho mình
một chương trình tham khảo tài liệu liên quan đến lĩnh vực ấy để có thể từ đó tìm ra
một vấn đề chuyên biệt làm căn bản cho việc nghiên cứu của mình.
Tham khảo tài liệu : Đây là bước đi quan trọng nhất của người nghiên cứu vì
nhờ có việc tham khảo tài liệu một cách có hệ thống người nghiên cứu mới có thể
nhận định được cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu của mình. Để thực hiện
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân

Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 5

công việc này một cách có kết quả, người nghiên cứu phải vạch ra một chương trình
tham khảo tài liệu có hệ thống.
2.2 Thu thập tài liệu và giả thuyết nghiên cứu khoa học
2.2.1 Thu thập tài liệu
2.2.1.1 Mục đích thu thập tài liệu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất
kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và
tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học. Đây là nguồn
kiến thức quí giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.
Giúp người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện
trước đây, đồng thời làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình hàm lượng kiến thức
rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu. Tránh trùng lập với các nghiên cứu trước
đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và tài chính. Giúp người nghiên cứu xây
dựng luận cứ để chứng minh giả thuyết nghiên cứu khoa học.
2.2.1.2 Phân loại tài liệu nghiên cứu
Phân loại tài liệu để giúp cho người nghiên cứu chọn lọc, đánh giá và sử

cứu hình thành ý tưởng khoa học, tìm ra câu trả lời hoặc sự giải thích tới vấn đề
chưa biết (đặt giả thuyết). Ý tưởng khoa học nầy còn gọi là sự tiên đoán khoa học
hay giả thuyết giúp cho người nghiên cứu có động cơ, hướng đi đúng hay tiếp cận
tới mục tiêu cần nghiên cứu. Trên cơ sở những quan sát bước đầu, những tình
huống đặt ra (câu hỏi hay vấn đề), những cơ sở lý thuyết (tham khảo tài liệu, kiến
thức đã có,…), sự tiên đoán và những dự kiến tiến hành thực nghiệm sẽ giúp cho
người nghiên cứu hình thành một cơ sở lý luận khoa học để xây dựng giả thuyết
khoa học.
2.3. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
2.3.1 Khái niệm
Phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách
có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như một phương tiện để khám phá
chính đối tượng đó, đây là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.
Phương pháp nghiên cứu khoa học là các cách thức nhận thức các hoạt động
của thế giới tự nhiên, xã hội, kinh tế, … bao gồm những quan điểm tiếp cận, những
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân

Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 7

quy trình, các thao tác cụ thể tác động vào đối tượng kinh doanh để làm bộc lộ bản
chất của đối tượng kinh doanh đó.
2.3.2 Một vài đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối
tượng cụ thể, ở đây có hai chú ý là: chủ thể và đối tượng.
Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ thể
và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp chính là
năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc
ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá đối
tượng.
Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc

tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.
Tóm lại, nghiên cứu khoa học có những đặc điểm : Tính mới; Tính tin cậy;
Tính thông tin; Tính khách quan – trung thực; Tính kế thừa; Tính phi kinh tế; Tính
mạo hiểm trong nghiên cứu khoa học; Tính chuyên sâu của đội ngũ những người
nghiên cứu.
2.3.3 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Trong nghiên cứu khoa học phương pháp và phương pháp luận là hai khái
niệm gần nhau nhưng không đồng nhất. Phương pháp luận là hệ thống các nguyên
lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới
quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi,
khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng
như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. Nói cách khác thì phương pháp luận
chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan
và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết
các vấn đề đã đặt ra.
Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho
nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học (như
thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới.
Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương
pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luận chung cho các
khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân

Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 9

học là triết học. Triết học Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi
của nhận thức khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới
mới.
Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn
khoa học (toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học…). Do vậy những phương

người nghiên cứu khoa học có khả năng nhận thức nhanh hơn con đường do lịch sử
vạch ra.
Trong phạm vi nhất định, người ta cũng có thể tiến hành các thí nghiệm xã
hội học. Ở đây cần lưu ý rằng tính toán xã hội của khoa học xã hội đòi hỏi những
phương tiện, điều kiện vật chất, môi trường thử nghiệm phải là những điều kiện phổ
biến.
Trong phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, nhiều trường hợp người ta còn
sử dung phương pháp mô hình hoá mà đối tượng nghiên cứu không cho phép quan
sát thực nghiệm trực tiếp. Cơ sở áp dụng phương pháp mô hình hoá là sự giống
nhau về các đặc điểm, chức năng, tính chất đã được xác lập vững chắc giữa các sự
vật hiện tượng, quá trình xảy ra trong tự nhiên xã hội, tư duy. Dựa trên cơ sở này, từ
những kết quả nghiên cứu đối với mô hình người ta rút ra những kết luận khoa học
về đối tượng cần nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm các phương pháp khái quát, trừu
tượng hoá, diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá,… được dùng cho
tất cả các ngành khoa học. Khác với nghiên cứu thực nghiệm phải sử dụng các yếu
tố, điều kiện vật chất tác động vào đối tượng nghiên cứu, trong nghiên cứu lý thuyết
quá trình tìm kiếm phát hiện diễn ra thông qua tư duy trừu tượng, sử dụng các
phương tiện ngôn ngữ, chữ viết,…
Điểm xuất phát của nghiên cứu thực nghiệm là quan sát thực tiễn, quan sát
sự vận động của đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu lý thuyết, nền tảng và
điểm xuất phát của quá trình nghiên cứu là tri thức lý luận (các quan điểm, các lý
thuyết). Do vậy việc nắm vững hệ thống lý luận nền tảng đóng vai trò quyết định
trong loại phương pháp này.
Tri thức khoa học là tri thức chung, tài sản chung của nhân loại. Bất cứ lý
thuyết nào nếu được thực tiễn chấp nhận, đều có hạt nhân khoa học, hợp lý của nó.
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân

Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 11


Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 12

Phương pháp lôgíc giúp chúng ta nhìn nhận ra bản chất, cái phổ biến, cái mới
nảy sinh và phát triển như thế nào về chất so với cái cũ, mặc dù là hình thức thì
chưa thay đổi, nhưng chất mới đã nảy sinh. Giúp chúng ta tác động tích cực vào
hiện thực, nhằm tái sản sinh ra lịch sử ở một trình độ cao hơn, nghĩa là chủ động cải
tạo, cải biến lịch sử, nhờ đó nắm được những quy luật khách quan đó.
2.5.3 Tính thống nhất giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc
Trên thực tế công tác nghiên cứu theo phương pháp biện chứng mácxít,
không bao giờ có phương pháp lịch sử hay phương pháp lôgíc thuần tuý tách rời
nhau, mà là trong cái này có cái kia, hai cái thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn
nhau. Giới hạn giữa chúng chỉ là tương đối. Cụ thể, phương pháp lịch sử tuy phải
theo sát tiến trình phát triển của lịch sử của sự vật hiện tượng, diễn lại những bước
quanh co, ngẫu nhiên, thụt lùi tạm thời của quá trình phát triển hiện thực, nhưng
không phải là miêu tả lịch sử đó một cách kinh nghiệm chủ nghĩa, mà là miêu tả
theo một sợi dây lôgíc nhất định của sự phát triển lịch sử; không phải miêu tả lịch
sử một cách mù quáng, mà là phát triển một cách có quy luật.
Cũng vậy, phương pháp lôgíc tuy không nói đến những chi tiết lịch sử,
những bước đường quanh co, ngẫu nhiên của lịch sử đối tượng, nhưng không phải
vì thế mà nó bỏ qua việc nghiên cứu lịch sử cụ thể của đối tượng. Phương pháp
lôgíc là sự phản ánh cái chủ yếu được rút ra từ trong lịch sử sự vật, và làm cho cái
chủ yếu ấy thể hiện được bản chất của quá trình lịch sử.
Tóm lại, phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc có tính thống nhất và
cũng có mục đích thống nhất là cùng nhằm phơi bày rõ chân lý khách quan của sự
phát triển lịch sử, nên trong công tác nghiên cứu, tổng kết khoa học, chúng ta không
chỉ vận dụng một phương pháp riêng rẽ nào, vì thực ra chúng chỉ là hai mặt biểu
hiện khác nhau của phương pháp biện chứng mácxít mà thôi. Tuy vậy, trong công
tác nghiên cứu chúng ta vẫn cần chú ý đến tính độc lập tương đối của hai phương
pháp này như đã nói ở trên.

đến giao dịch tại một chi nhánh ngân hàng biết mức độ hài lòng của họ về sản
phẩm, dịch vụ và kỹ năng giao tiếp của nhân viên.
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân

Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 14

3.2. Phương pháp Phán đoán
3.2.1 Phương pháp Phán đoán :
Phán đoán là vận dụng các khái niệm để phân biệt, so sánh những đặc tính,
bản chất sự vật và tìm mối liên hệ giữa đặc tính chung và đặc tính riêng của các sự
vật đó. Phán đoán là một hình thức của tư duy, trong đó, các khái niệm được liên
kết để khẳng định hay phủ định về thuộc tính hoặc quan hệ nào đó của bản thân sự
vật, hiện tượng.
Phán đoán có thể là phán đoán khẳng định hay phán đoán phủ định một
mệnh đề, giả thuyết nào đó. Phán đoán có thể được hình thành từ những phán đoán
đơn lẻ và các liên từ logic để tạo thành phán đoán phức.
3.2.2 Một vài giá trị thực tiễn của phương pháp phán đoán
Trong nghiên cứu, người ta thường vận dụng các khái niệm để phán đoán
hay tiên đoán. Những tiên đoán, phán đoán làm nảy sinh những giả thuyết mới cho
nghiên cứu, tuy nhiên, quán trình phán đoán có thể đúng, có thể sai, vì nó lệ thuộc
nhiều yếu tố ảnh hưởng như môi trường bên ngoài, môi trường bên trong…
3.3. Phương pháp Khái niệm
3.3.1 Phương pháp khái niệm
Khái niệm “Khái niệm” là quá trình nhận thức hay tư duy của con người bắt
đầu từ những tri giác hay bằng những quan sát sự vật hiện thực tác động vào giác
quan. Như vậy, “khái niệm” có thể hiểu là hình thức tư duy của con người về những
thuộc tính, bản chất của sự vật và mối liên hệ của những đặc tính đó với nhau.

sự vật hiện tượng có chứa những thuộc tính bản chất được phản ảnh trong
khái niệm.
Thu hẹp và mở rộng khái niệm :
Thu hẹp khái niệm là một thao tác chuyển từ khái niệm có ngoại diên rộng
sang khái niệm có ngoại diên hẹp. Việc chuyển này được thực hiện bằng cách thêm
vào những dấu hiệu của khái niệm ban đầu những dấu hiệu mới và những dấu hiệu
này chỉ thuộc về một bộ phận các sự vật nằm trong ngoại diên của khái niệm
ban đầu.
Mở rộng khái niệm là một thao tác logic giúp ta chuyển từ những khái niệm
có ngoại diên hẹp sang những khái niệm có ngoại diên rộng. Để mở rộng khái niệm
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân

Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 16

ta tiến hành bằng cách tước bỏ đi những dấu hiệu chỉ thuộc về những sự vật nằm
trong ngoại diên của khái niệm được mở rộng.
3.3.2 Một vài giá trị thực tiễn của phương pháp khái niệm
Người nghiên cứu khoa học cần thiết phải hình thành các “khái niệm” để tìm
hiểu mối quan hệ giữa các khái niệm cụ thể với nhau, để phân biệt sự vật này với sự
vật khác và để đo lường thuộc tính bản chất của sự vật hay hình thành khái niệm
nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận.
Một khái niệm cụ thể do người nghiên cứu khoa học đưa ra, có thể với nội
hàm sâu (ngoại diên hẹp) hay nội hàm cạn (ngoại diên rộng) như : Khái niệm “nhà
quản trị” thì rộng hơn khái niệm “nhà quản trị Việt Nam”,…và từ những khái niệm
cụ thể này có thể đưa đến những khái niệm chung, là khái niệm mà ngoại diên chứa
từ hai đối tượng trở lên, như : “Công ty Tư nhân”, “Công ty nhà nước”,…
3.4. Phương pháp Suy luận (Diễn dịch, quy nạp)
3.4.1 Phương pháp quy nạp :
Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng riêng lẻ, rời
rạc, độc lập ngẫu nhiên rồi liên kết các hiện tượng ấy với nhau để tìm ra bản chất

Phương pháp diễn dịch :
Phương pháp diễn dịch có ý nghĩa rất quan trọng trong những bộ môn khoa
học thiên về nghiên cứu lý thuyết, ở đây người ta đưa ra những tiền đề, giả thuyết,
và bằng những suy diễn lôgic để rút ra những kết luận, định lý, công thức.
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân

Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 18

Có thể áp dụng phương pháp Diễn dịch vào nghiên cứu khoa học theo trình
tự qua 4 bước như sau :
1. Phát triển lý thuyết
2. Đưa ra giả thuyết
3. Thu thập và phân tích dữ liệu
4. Xác nhận/Bác bỏ giải thuyết.
Trên cơ sở các sự kiện mới được tích lũy, người ta đưa ra những giả thuyết để
giải thích, sau đó nhờ phương pháp diễn dịch rút ra giải thuyết các hệ quả và so
sánh các hệ quả này với nhau, với thực tiễn để kiểm tra tính chân lý của giải thuyết.
Phương pháp quy nạp có thể được thực hiện thông qua 3 bước ;
1. Quan sát thế giới thực.
2. Tìm kiếm một mẫu hình để quan sát
3. Tổng quát hóa về những vấn đề đang xảy ra
Để tìm hiểu, nhận định, đánh giá tổng quát đối tượng hoạt động kinh tế chẳng
hạn (quan sát thế giới thực), người nghiên cứu đi tìm hiểu nhiều yếu tố kinh tế riêng
lẻ, từng thành phần cụ thể mang những thuộc tính nào đó mà người nghiên cứu có
thể tìm hiểu, đánh giá, nhận định được (tìm kiếm một mẫu hình quan sát), sau đó
tìm thấy mối liên hệ chung của chúng, một kết luận chung có thể thâu tóm được
những cái riêng lẻ sẽ được đề xuất bởi người nghiên cứu.
Với Phương pháp Quy nạp và Diễn dịch là hai phương pháp nghiên cứu theo
chiều ngược nhau song liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong mối quan hệ
giữa cái chung và cái riêng. Nhờ có những kết quả nghiên cứu theo phương pháp

Người nghiên cứu khoa học khi tiến hành nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào
đó cần am hiểm rỏ phương pháp hệ thống. Qua đó, đưa vấn đề nghiên cứu đi từ
tổng quát đến vấn đề cụ thể nào đó và luôn đặt nó trong bối cảnh không gian cụ thể
(chiều khu vực), cần phân tích, đánh giá một cách chính xác khoa học các yếu tố
thành phần của vấn đề nghiên cứu (chiều hệ thống), ứng với mỗi giai đoạn định rõ
bởi cơ cấu riêng và bởi giai đoạn chất lượng (chiều cội nguồn), và có thể phân chia
sự phát triển của một sự vật thành từng gia đoạn, thời kỳ hay thời đại cụ thể nào đó
chẳng hạn.
3.6. Phương pháp nghiên cứu Định tính và nghiên cứu Định lượng
3.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Thu thập và phân tích thông tin định tính bằng các phương pháp chuyên gia,
tham vấn quan điểm của nhà nghiên cứu/chuyên gia liên quan đến lĩnh vực nghiên
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân

Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 20

cứu. Nhận dạng việc thể hiện các mối quan hệ lý thuyết rõ hơn trong thực tế thông
qua các biến đại diện.
3.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Lượng hóa các mối quan hệ/sự thay đổi trong hiện tượng, tình huống, vấn
đề,… các biến số sử dụng là biến số định lượng.
3.6.3 So sánh giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu
định tính
3.6.3.1 Định nghĩa:
Phương pháp Nghiên cứu định tính
Phương pháp Nghiên cứu định lượng
- Giải thích, mô tả
- Xây dựng lý thuyết
- Biến số không xác định
- Kích thước mẫu nhỏ

- Không có đối tượng nghiên cứu
- Dữ liệu ở dạng các số được đo
chính xác.
- Có nhiều đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân

Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 21

- Quy trình nghiên cứu theo đổi
theo tình hình cụ thể và khả năng
tái lặp rất hiếm
- Lọc các chủ đề hay sự khái quát
hóa từ chứng cứ và tổ chức dữ
liệu để đưa ra một bức tranh
thống nhất, gắn kết
- Lý thuyết có thể mang tính nhân
quả hoặc không và mang tính quy
nạp
- Ý nghĩa được nắm bắt khi nhà
nghiên cứu bắt đầu khảo sát dữ
liệu
- Khái niệm ở dưới dạng chủ đề,
khái quát hóa
- Các đo lường tính toán được tạo
ra theo một ngữ cảnh cụ thể
- Chủ quan, do nhìn nhận của nhà
nghiên cứu
- Nhà nghiên cứu tương tác với đối
tượng nghiên cứu
- Bị ảnh hưởng bởi các giá trị

3.7. Phương pháp đối chiếu
3.7.1 Phương pháp đối chiếu
Mục tiêu là để so sánh sự vật này với sự vật khác, hiện tượng này với hiện
tượng khác để tìm ra sự giống và khác nhau, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
Trên đại thể, ta có thể thấy 3 xu hướng đối chiếu :
- Chủ trương tìm những nét khác biệt do vậy chúng cần phải được so
sánh đối chiếu.
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân

Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 22

- Xu hướng thứ hai cho rằng cần phải tìm hiểu các nét khác biệt quan
trọng nhất.
- Xu hướng thứ ba chủ trương nghiên cứu tất cả những cái giống nhau.
Ngoài ra, còn có thể kể đến một loại ý kiến nữa là cần phải quan tâm cả
những sự tương ứng và không tương ứng.
3.7.2 Một vài giá trị thực tiễn của phương pháp đối chiếu
Trong kinh doanh, phương pháp này được sử dụng nhiều nhằm giúp tìm
kiếm các giải pháp tối ưu. Các bước thực hiện phương pháp này hiệu quả
- Thiếp lập tiêu chí về một vấn đề nghiên cứu
- Định lượng
- Lấy kết quả so sánh, đối chiếu
- Phát hiện vấn đề
Ta có thể tiến nghiên cứu vài chỉ tiêu kinh tế cụ thể như GDP của quốc gia,
Thu nhập của người dân chẳng hạn nhằm để tìm mức độ tăng trưởng, cũng như giá
trị tăng trưởng của các chỉ số này trong những năm qua, để đưa ra nhận định
chẳng hạn.
3.8 Phương pháp thống kê – Mô tả
3.8.1 Phương pháp Thống kê – Mô tả
Phương pháp Thống kê – Mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ

Thật vậy, khi gặp một vấn đề nảy sinh, việc đầu tiên chúng ta nên làm là phải hiểu
bản chất của vấn đề. Nếu ta coi vấn đề như một hệ thống thì, phê phán chính là cái
nhìn giúp chỉ ra đâu là thành phần gây bất ổn, đâu là cái làm cho chúng ta không đạt
được mục đích đề ra. Khi đã phân biệt được từng yếu tố, đâu là giả thiết, đâu là kết
luận, chúng ta sẽ nhìn thấy ngay đâu là yếu tố gây mất ổn định của hệ thống, để từ
đó tìm cách giải quyết vấn đề. Chúng ta cũng nên nhớ rằng, bên cạnh cái không tốt,
cái tiêu cực của nó, ta cũng có thể tìm ra những yếu tố có thể giúp ích cho chúng ta.
Nghĩa là, sự phê phán phải mang tính kế thừa. Chúng ta không đơn thuần loại bỏ cái
cũ mà còn học tập, phát huy những gì hay, tiến bộ trong hệ thống, thậm chí trong
chính yếu tố gây cản trở hệ thống mà ta đang xem xét.
/\
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân

Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 24

Chương 4 : Kết luận
Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đã góp
phần thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học ngày càng trở nên sôi nổi hơn và cấp
thiết hơn trên phạm vi toàn cầu. Việc càng ngày càng xuất hiện thêm nhiều phương
pháp mới trong nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ con người ngày càng có nhiều khả
năng hơn để nhận thức thế giới khách quan. Khoa học và công nghệ đã trở thành
động lực thúc đẩy sự tiến bộ nhân loại. Cùng với nghiên cứu khoa học hiện đại, càng
ngày phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học càng được chú ý đến
và nó còn được coi là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển khoa học.

4. Ts. Trần Tiến Khai, ThS Trương Đăng Thụy, (năm 2009), Tài liệu giảng dạy
Phương pháp nghiên cứu kinh tế.
5. Vũ Cao Đàm (2008), Tạp chí hoạt động khoa học.
/\


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status