Luận văn thạc sĩ đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa kỹ thuật biển đối với yêu cầu của thị trường lao động hà nội - Pdf 22

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Trần Thị Minh Hiếu
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN
TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT BIỂN ĐỐI VỚI YÊU CẦU
CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - Năm 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Trần Thị Minh Hiếu
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN
TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT BIỂN ĐỐI VỚI YÊU CẦU
CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG HÀ NỘI
Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Tô Thị Thu Hương
Hà Nội - Năm 2013
1
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả muốn gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến cô giáo hướng
dẫn TS.Tô Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo, các anh chị em trong
Viện Đảm bảo chất lượng Giáo dục, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện cần thiết để tác giả có thể triển khai và hoàn thành luận văn đúng
yêu cầu.
Tác giả chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban giám hiệu, các giảng viên thuộc
khoa Kỹ thuật biển trường Đại học thủy lợi, các cán bộ quản lý và cựu sinh viên
t

ội, ngày tháng năm 2013
Tác gi
ả luận văn Tr
ần thị Minh Hiếu
3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
M
ở đầu 8
1. Lý do ch
ọn đề tài 8
2. M
ục đích nghiên cứu 10
3. Gi
ới hạn nghiên cứu 11
4. Phương pháp nghiên cứu 11
Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 15
1.1. T
ổng quan các nghiên cứu liên quan 15
1.2. M
ột số khái niệm cơ bản 23
Chương 2: THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ 28
2.1. Mẫu nghiên cứu và kế hoạch đánh giá 28
2.2. Xây d

TÀI LI
ỆU THAM KHẢO 79
PH
Ụ LỤC 85
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Ký hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1
Thống kê số lượng khảo sát sinh viên tốt nghiệp tại các
cơ sở lao động
35
Bảng 2.2
Thống kê số lượng cán bộ được điều tra chính thức tại
các cơ sở lao động trên địa b
àn Hà Nội
37
Bảng 3.1
M
ức độ đáp ứng kiến thức chuyên môn của sinh viên đối
với yêu cầu thị trường lao động Hà Nội
39
Bảng 3.2
Mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tại hai nhóm cơ
sở làm việc (cán bộ quản lý đánh giá)
41
Bảng 3.3
Mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tại hai nhóm cơ
sở làm việc ( sinh viên tự đánh giá )
42
Bảng 3.4

Bảng 3.10
Mức độ đáp ứng về kỹ năng giữa các khóa học đối với
yêu cầu của thị trường lao động
53
Bảng 3.11
Mức độ đáp ứng kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp khoa
Kỹ thuật biển qua các tiêu chí cụ thể ( sinh viên tự đánh
giá )
55
Bảng 3.12
Mức độ đáp ứng kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp khoa
Kỹ thuật biển qua các tiêu chí cụ thể ( cán bộ quản lý
đánh giá )
57
Bảng 3.13
Mức độ đáp ứng về thái độ nghề nghiệp của sinh viên
đối với yêu cầu của thị trường lao động
59
Bảng 3.14
Mức độ đáp ứng thái độ nghề nghiệp của sinh viên tại
hai nhóm cơ sở l
àm việc ( cán bộ quản lý đánh giá)
61
Bảng 3.15
Mức độ đáp ứng thái độ nghề nghiệp của sinh viên tại
hai nhóm cơ sở l
àm việc ( sinh viên tự đánh giá)
62
Bảng 3.16
Mức độ đáp ứng thái độ nghề nghiệp của sinh viên tốt

giáo dục sẽ thể hiện năng lực và uy tín của cơ sở giáo dục đó khi cung cấp “sản
phẩm ” của mình ra thị trường lao động. Một sản phẩm đào tạo có chất lượng tốt
sẽ được thị trường đón nhận và ngược lại. Vì vậy có thể nói chất lượng đào tạo là
sự sống còn của nhà trường.
Quá trình hội nhập kinh tế đưa lại cho nền giáo dục cách nhìn nhận mới về
chương trình đào tạo theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa làm cho
nền giáo dục tiếp cận với nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Mặt khác xã
hội đang đòi hỏi cấp bách sản phẩm đào tạo của nhà trường thỏa mãn nhu cầu
của nhà tuyển dụng trong điều kiện hiện tại và tương lai là sinh viên sau khi tốt
nghiệp phải có kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, có kỹ năng thực hành
thành thạo về chuyên môn, có khả năng làm việc, giải quyết công việc thuộc
chuyên môn đào tạo trong thực tế.
Ngày 5/1/2009 Bộ giáo dục công bố tại Hội nghị toàn quốc chất lượng
giáo dục Đại học diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh kết quả khảo sát từ đề tài
trọng điểm cấp Bộ do Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, các
nhà tuyển dụng phải đào tạo lại cho hơn 50% sinh viên tốt nghiệp vì không đáp
9
ứng được yêu cầu chuyên môn. Trường hợp tuyển dụng của tập đoàn Intel đầu
năm 2007 sử dụng bài Test đối với 2000 sinh viên năm cuối tại 5 Đại học lớn ở
thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả chỉ có 90 em đáp ứng trên 60% yêu cầu của
quy định tuyển dụng. Hầu hết các ý kiến cho rằng việc đánh giá các sản phẩm
giáo dục như sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học sẽ chỉ ra chính
xác kết quả thực tế của các trường.
Bộ GD-ĐT đã ban hành hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
ngành đào tạo ĐH
-CĐ. Theo Bộ GD-ĐT đây là giải pháp góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo của từng cơ sở đào tạo và toàn ngành, là cam kết của các cơ
sở giáo dục đại học về chất lượng đào tạo với xã hội, cũng như về năng lực của
người học sau khi tốt nghiệp
.

trường lao động
hiện nay.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “ Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của
sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đối với yêu cầu của thị trường lao
động
Hà Nội ” làm đề tài luận văn thạc sỹ cho chuyên ngành Đo lường và đánh
giá trong giáo dục.
- Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm xem xét, đánh giá được mức độ
đáp ứng của sinh viên đối với công việc thực tế m
à họ đang đảm nhận trên địa
bàn Hà Nội. Đó chính là mong muốn của khoa Kỹ thuật biển khi cung cấp sản
phẩm đào tạo ra thị trường đạt được chất lượng kỳ vọng.
+ Từ kết quả nghiên cứu đó cung cấp thông tin cho khoa để khoa Kỹ thuật
biển có thể có những điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp nhằm tăng
cường khả năng đáp ứng của sinh vi
ên tốt nghiệp đối với yêu cầu của thị trường
lao động nói chu
ng, thị trường lao động Hà Nội nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ
thuật biển trên các mặt: kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp.
11
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng công việc của
sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của thị trường lao động Hà Nội.
3. Giới hạn nghiên cứu
Đánh giá một sản phẩm của quá trình đào tạo là vấn đề mà nhà trường và
xã h
ội rất quan tâm. Đánh giá sản phẩm đào tạo gồm rất nhiều mặt song trong
khuôn kh

K47 đang làm việc.
Tác giả tiến hành lấy ý kiến sinh viên và cán bộ quản lý tại các công ty cổ
phần, tư vấn, các Trung tâm nghiên cứu, Viện thủy lợi, Viện nghiên cứu , Tổng
cục biển Việt Nam, Khoa Kỹ thuật biển trường Đại học Thủy lợi trên địa bàn Hà
N
ội, nơi có sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đang làm việc.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
4.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp nghiên cứu t
ài liệu: được dùng để thu thập, phân tích các tài
li
ệu liên quan như Khung chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của khoa Kỹ thuật
biển, đề cương các môn học trong chương trình do Khoa Kỹ thuật biển cung cấp,
các tài liệu về yêu cầu công việc tại nơi các sinh viên đã tốt nghiệp hiện đang
công tác, các tài liệu về cơ sở lao động sinh viên đang công tác, tìm hiểu các
khóa đào tạo ngắn hạn v
à dài hạn tại đơn vị lao động với trọng tâm là những
yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, thái độ nghề nghiệp đối với công
việc nhằm đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên sau khi tốt
nghiệp
+ Phương pháp điều tra : Dùng bảng hỏi để khảo sát, thu thập thông tin của
cán b
ộ quản lý và sinh viên tốt nghiệp về mức độ đáp ứng cũng như các ý kiến
đóng góp về chương tr
ình đào tạo để nâng cao khả năng đáp ứng công việc của
sinh viên.
13
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sinh viên tốt nghiệp
khoa Kỹ thuật biển trường Đại học thủy lợi các khóa K45, K46, K47 và nhà
tuy

Khóa 45 là khóa học đầu tiên của khoa Kỹ thuật biển tại trường Đại học
thủy lợi. Vì vậy, tác giả sẽ lựa chọn ba khóa đầu tiên liên tiếp là K45, K46, K47
đã tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đang làm việc tại các công ty cổ phần, tư vấn,
các trung tâm nghiên cứu, viện thủy lợi, tổng cục biển Việt Nam, khoa Kỹ thuật
biển trường Đại học Thủy lợi trên địa bàn Hà Nội.
Đồng thời luận văn tiến hành khảo sát người sử dụng lao động tại các công
ty c
ổ phần, tư vấn, các trung tâm nghiên cứu, Viện thủy lợi, Tổng cục biển Việt
Nam, Khoa Kỹ thuật biển trường Đại học Thủy lợi trên địa bàn Hà Nội có sinh
viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển các khóa K45, K46, K47 đang làm việc để
đánh giá chặt chẽ hơn mức độ đáp ứng công việc của sinh vi
ên tốt nghiệp.
15
Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
1.1.1. Nghiên cứu về mức độ đáp ứng kiến thức, kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp
Đáp ứng yêu cầu cấp thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ giáo
dục đào tạo đã ban hành hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành
đào tạo ĐH-CĐ. Theo Bộ GD-ĐT đây là giải pháp góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của từng cơ sở đ
ào tạo và toàn ngành, là cam kết của các cơ sở giáo dục
đại học về chất lượng đ
ào tạo với xã hội, cũng như về năng lực của người học
sau khi tốt nghiệp. Chuẩn đầu ra của ngành đào tạo ở mỗi trình độ bao gồm các
nội dung: tên ngành đào tạo; trình độ đào tạo; yêu cầu về kiến thức; yêu cầu về
kỹ năng (kỹ năng cứng: Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp,
kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng mềm: Kỹ năng
giao tiếp, làm việc theo nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học); yêu cầu về
thái độ (phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân; tác
phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ; khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong

nghiệp ngành du lịch ở đồng bằng Sông Cửu Long ”[7]. Các tác giả đã khảo sát
158 sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh
du lịch ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần
lớn sinh viên ngành du lịch có kiến thức chuyên môn và các kỹ năng đáp ứng
yêu cầu công việc ở mức trung bình khá. Tuy nhiên, khả năng thích ứng của sinh
viên đối với công việc khá tốt. Kết quả nghi
ên cứu còn cho thấy, các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng thích ứng công việc của sinh vi
ên ngành du lịch là trình độ
ngoại ngữ, khả năng thích nghi với môi trường và kiến thức chuyên môn. Trong
đó kiến thức chuyên môn là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng thích
17
ứng với công việc của sinh viên ngành du lịch tại các đơn vị kinh doanh du lịch ở
khu vực đồng bằng sông Cửu Long .
Ph
ạm Thị Lan Hương và Trần Diệu Khải (2010) “ Nhận thức về kỹ năng
nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị Marketing tại trường Đại học
kinh tế Đà Nẵng ” [2] đã cho thấy sinh viên marketing sau khi tốt nghiệp thường
thiếu kỹ năng nghề nghiệp. Do đó các trường Đại học ngày nay không chỉ chú
trọng vào việc mang lại cho người học kiến thức chuyên môn mà cả kỹ năng để
làm việc tốt. Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu đã có để liệt kê các kỹ năng
nghề nghiệp cần thiết cho người làm marketing, nghiên cứu điều tra nhận thức
của sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4 chuyên ngành Quản trị marketing tại
trường Đại học kinh tế Đ
à Nẵng về tầm quan trọng và việc tích lũy các kỹ năng
này qua quá trình học tập tại trường. Kết quả đưa ra một số thông tin góp phần
cải tiến chương trình đào tạo cho nhà trường .
Như vậy các sinh viên tốt nghiệp trong trường học được cung cấp một
lượng kiến thức khá lớn nhưng c
òn thiếu nhiều kỹ năng nghề nghiệp. Do đó, các

ề nhu cầu kỹ năng hiện tại của thị trường lao động và đánh giá của họ về sinh
viên tốt nghiệp đại học trong 300 tổ chức (từ cả hai lĩnh vực công và tư nhân).
Mức độ các kỹ năng không phù hợp là 60,6% với các điểm yếu lớn được tìm
th
ấy trong giao tiếp, IT (công nghệ thông tin), ra quyết định, tư duy phê phán và
kỹ năng kinh doanh. Tốt nghiệp đại học không được chuẩn bị đầy đủ cho công
việc đối với nhu cầu kỹ năng của thị trường lao động Nigeria. Do đó các trường
đại học đ
ã buộc phải khắc sâu các kỹ năng xác định là quan trọng nhưng thiếu
của các sinh viên tốt nghiệp.
Như vậy b
ên cạnh các kiến thức sinh viên được học trong nhà trường thì
các k
ỹ năng mềm khi đi là việc cũng rất quan trọng. Phần lớn các sinh viên khi
t
ốt nghiệp còn thiếu rất nhiều kỹ năng mà doanh nghiệp yêu cầu. Các kỹ năng
mềm như ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán trong chương
trình đào tạo nhà trường cũng cần chú trọng.
19
Để nâng cao mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp thì sự gắn
kết giữa nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên cũng là vấn đề mà rất nhiều tác
giả quan tâm. Mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên rất quan
trọng. Nhà trường có cơ hội cải thiện việc làm cho sinh viên, cải tiến chương
trình đào tạo để tạo ra các sản phẩm tốt cho xã hội. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội
lựa chọn được các sinh viên ưu tú, phù hợp đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Sinh viên sẽ học tập để trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng nhiều hơn để đáp
ứng y
êu cầu công việc khi tốt nghiệp.
Hội thảo Quốc gia (2010) “Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội,
nhu cầu doanh nghiệp ”[3] đặt ra vấn đề cần có một “tam giác cân” giữa nhà

của sinh viên tốt nghiệp. Tuy nhiên các tác giả đều nhận thấy hiện nay sự gắn kết
giữa nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên chưa chặt chẽ.
1.1.2. Nghiên cứu về vị trí việc làm và đánh giá của các cơ sở lao động về khả
năng đáp ứng công việc của sinh vi
ên tốt nghiệp
Đánh giá của các doanh nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp là vấn đề mà xã
h
ội đang rất quan tâm. Doanh nghiệp có hài lòng với khả năng đáp ứng công
việc của sinh viên tốt nghiệp hay không, hài lòng ở điểm nào và chưa hài lòng ở
điểm n
ào?. Sinh viên cần được trang bị như thế nào trước khi đi làm? Đó là câu
hỏi mà nhà trường và xã hội muốn biết để tạo ra sản phẩm tốt cho thị trường lao
động. V
ì thế rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về sự hài lòng của doanh
nghiệp, sự phù hợp việc làm của sinh viên tốt nghiệp.
Quan Minh Nhựt, Trần Thị Bạch Yến và Phạm Lê Đông Hậu (2012)
“ Đánh giá mức độ đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực theo y
êu cầu doanh
nghiệp đồng bằng sông Cửu Long được đào tạo bậc đại học trở lên”[8]. Các tác
gi
ả nghiên cứu nhằm đo lường mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long về chất lượng nguồn nhân lực đ
ào tạo từ các trường
Đại học. Một sự so sánh cụ thể giữa chất lượng kỳ vọng bởi doanh ng
hiệp và
ch
ất lượng đào tạo đã được khảo sát thực hiện nghiên cứu. Kết quả phân tích chỉ
ra rằng yêu cầu về chất lượng đào tạo của doanh nghiệp tương đối cao. Tuy
nhiên các doanh nghiệp trong khu vực đánh giá chưa cao đối với một vài tiêu chí
21

gia môi
trường trong thực tế"[2]. Mục đích là khám phá những vị trí của sinh
viên t
ốt nghiệp khoa học môi trường và năng lực cốt lõi của các chuyên gia môi
trường trong thị trường lao động. Các tác giả đã tiến hành điều tra các cựu sinh
viên của chương trình khoa học môi trường của Đại học Utrecht và người sử
22
dụng lao động của họ. Các cuộc điều tra cựu sinh viên đề cập đến kinh nghiệm
làm việc và đánh giá của người sử dụng lao động về năng lực cốt lõi của sinh
viên t
ốt nghiệp khoa học môi trường. Các cuộc điều tra chỉ ra rằng sinh viên tốt
nghiệp khoa học môi trường có một vị trí khá mạnh mẽ trên thị trường lao
động. Họ được tuyển dụng trong một phạm vi đa dạng của các chức năng và các
l
ĩnh vực làm việc, bao gồm cả các cơ quan tư vấn, các tổ chức nghiên cứu, các tổ
chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Sinh viên tốt nghiệp cũng như
người sử dụng lao độ
ng xem xét các kỹ năng chung học tập cũng như kiến thức
cụ thể chuyên môn và kỹ năng thực cho sự thực hành làm việc của các nhà khoa
h
ọc môi trường.
Stefan Hennemann và các t
ổ chức phi chính phủ quốc tế Liefner (2010)“
Vi
ệc làm của sinh viên tốt nghiệp khoa Địa lý tại Đức : không phù hợp giữa kiến
thức thu được và yêu cầu ”[3]. Việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học là một
mối quan tâm trong giáo dục đại học cũng như thị trường lao động. Nghiên cứu
xem xét một nền giáo dục đại học giúp sinh viên tốt nghiệp bắt đầu sự nghiệp.
Các k
ết quả của một cuộc khảo sát trên 257 sinh viên tốt nghiệp địa lý của JLU

công việc.
Người có khả năng đáp ứng công việc là người có đầy đủ kiến thức, kỹ
năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để hoàn thành các đ
òi hỏi, yêu cầu của
công việc. Trong luận văn nghiên cứu khả năng đáp ứng công việc của sinh viên
t
ốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển
Mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển là
m
ức độ hoàn thành các đòi hỏi, yêu cầu của công việc trên cả ba mặt kiến thức,
kỹ năng, thái độ. Sinh viên khoa Kỹ thuật biển đáp ứng công việc ở các mức độ
khác nhau như sau:
Mức độ đáp ứng rất kém: Sau khi tốt nghiệp với kiến thức đã học trong trường,
sinh viên hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Trích đoạn Giải pháp về kỹ năng chuyên môn Giải pháp về thái độ nghề nghiệp
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status