Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình - Pdf 22

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt
xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cho đến nay, nó không chỉ phát triển
mạnh ở các thành phố, khu đô thị lớn của nước ta mà đang mở rộng ra các
tỉnh lân cận …
Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện
đáng kể. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản
phẩm xã hội càng nhiều, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải
sinh hoạt. Hiện nay, việc thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị, công nghiệp và
sinh hoạt chưa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm
môi trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh
quan đô thị cũng như sức khỏe cộng đồng.
Huyện Vũ Thư - Thái Bình là một trong những huyện có mật độ dân số
đông, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề môi
trường. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong những năm
tới là gắn liền với bảo vệ môi trường. Địa phương đã có nhiều quan tâm đầu
tư cho hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường, trong đó có quản lý rác sinh
hoạt. Tuy nhiên, tác động của rác sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe con
người vẫn có chiều hướng gia tăng, do ý thức của người dân, công tác quản lý
rác sinh hoạt.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm tìm ra biện pháp quản lý, xử lý phù
hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, được sự
phân công của ban chủ nhiệm Khoa Tài Nguyên – Môi Trường, tôi thực hiện
đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý
và xử lý rác thải sinh hoạt huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”
1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài.
1.2.1. Mục đích

xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể…
- Môi trường nhân tạo: bao gồm các nhân tố do con người tạo nên, làm
thành những tiện nghi cho cuộc sống của con người như: ô tô, máy bay, nhà
ở, công sở các khu vực đô thị, công viên nhân tạo, vui chơi giải trí…
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển.
* Rác thải: là bất kì loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con người loại bỏ mà
không được tiếp tục sử dụng như ban đầu.
3
Rác thải là những vật chất ở dạng rắn do các hoạt động của con người
và động vật tạo ra. Những “sản phẩm” này thường ít được sử dụng do đó nó
là “sản phẩm” ngoài ý muốn của con người. Rác thải có thể ở dạng thành
phẩm, được tạo ra trong hầu hết các giai đoạn sản xuất và trong tiêu dùng
[12].
- Phân loại: Dựa vào thành phần rác thải được chia thành 2 loại : rác thải
hữu cơ và rác thải vô cơ [3].
+ Rác thải hữu cơ tự nhiên như lá cây, rau cỏ, vỏ hoa quả, thức ăn dư
thừa, xác động vật… chúng là những chất dễ phân huỷ gây ô nhiễm môi
trường. Khi bị phân huỷ chúng bốc mùi khó chịu, phát sinh nhiều vi trùng gây
bệnh, thu hút côn trùng, ruồi nhặng, chuột bọ tạo điều kiện cho chúng phát
triền, gây ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước và lây truyền
sang người, gia súc, mất vẻ đẹp cảnh quan…
+ Rác thải vô cơ như chai lọ thuỷ tinh, nhựa các loại (polyetylen,
polypropylene, túi nolon…), các loại vô cơ khó phân huỷ, phải sau rất nhiều
năm mới phân huỷ, một số loại sau khi phân huỷ tạo thành nhiều chất độc hại
làm ô nhiễm đất đai và nguồn nước
* Rác thải sinh hoạt:
- Rác thải sinh hoạt: Bao gồm các chất thải từ các hộ gia đình, các cơ sở
kinh doanh buôn bán , các cơ quan, các chất thải nông nghiệp và bùn cặn từ
các đường ống cống [2].

máy, xí nghiệp
Nhà dân, khu
dân cư.
Chợ, bến xe,
nhà ga
Giao thông,
xây dựng
Cơ quan
trường học
Nơi vui chơi,
giải trí
2.1.2.1: Những vấn để kinh tế xã hội
- Rác thải sinh hoạt còn tồn đọng ở các khu vực là nguyên nhân dẫn đến
phát sinh các ổ dịch bênh, là nguy cơ đe doạ đến sức khoẻ con người. Các đối
tượng có khả năng nhiễm bệnh cao từ các khu vực tồn đọng là dân cư sống
trong các đường, ngõ hẻm nhỏ, xe thu gom rác không vào được, ở vùng nông
thôn và những người đi nhặt rác bán phế liệu…
- Thu gom không hết, vận chuyển vói dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ
lộ thiên chờ vận chuyển,… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường
và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố, thôn xóm.
- Khi rác rơi vãi hoặc số lượng chỗ đổ rác ,vụn rác tăng sẽ làm tăng mức
độ xảy ra tai nạn giao thông trên đường phố, cản trở hoặc ách tắc giao thông.
- Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác nếu không đồng bộ, thống
nhất cũng có khả năng làm mất trật tự an ninh xã hội.
- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích
hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ,
thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch
bệnh, chưa kể đến các chất thải độc hại tại các bãi rác thải có nguy cơ gõy ra
các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người tiếp xúc, đe doạ đến sức khỏe cộng
đồng xung quanh.

- Môi trường không khí :
+ Tại các trạm, bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây
ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi
khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
7
+ Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường
khí là mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.
8
2.2. Quản lý chất thải rắn
2.2.1. Khái niệm vế quản lý chất thải rắn
Quản lý chất thải rắn (CTR) là hoạt động phân loại, thu gom vận chuyển,
giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ, thải loại chất thải [14].
Hoạt động quản lý CTR thực hiện tối ưu hoá 6 yếu tố bao gồm: Quản lý
CTR tại nguồn phát sinh; quản lý việc lưu giữ CTR tại chỗ (lưu chứa tạm
thời); quản lý sự thu gom và chuyển dọn CTR; Quản lý sự trung chuyển, vận
chuyển chất thải rắn; Quản lý hoạt động tái sinh CTR; Quản lý sự tiêu huỷ
CTR. Ngoài ra trong hoạt động quản lý CTR cần chú trọng quy hoạch quản lý
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn.
Quản lý CTR bao gồm những công đoạn chính sau [13]:
+ Thu gom chất thải: Chất thải từ nguồn phát sinh được tập trung vế địa
điểm bằng các phương tiện thô sơ hay cơ giới. Việc thu gom có thể được tiến
hành sau khi đã qua công đoạn phân loại sơ bộ hay chưa được phân loại. Sau
khi thu gom, rác thải có thể được chuyển trực tiếp đến nơi xử lý hay các trạm
trung chuyển.
+ Tái sử dụng và tái sinh chất thải: Công đoạn nay còn được tiến hành
ngay tại nơi phát sinh hoặc sau quá trình phân loại, tuyển lựa. Tái sử dụng là
sử dụng lại dạng nguyên dạng CTR, không qua tái chế (chẳng hạn sử dụng
chai, lọ…). Tái sinh là sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất ra các
sản phẩm khác (chẳng hạn tái sinh nhựa, tái sinh kim loại ).
+ Xử lý chất thải: Phần chất thái sau khi đã được tuyển lựa để tái sử

nguyên và tỷ lệ phát sinh CTR tăng lên theo đầu người. Dân thành thị ở các
nước phát triển phát sinh CTR nhiều hơn các nước đang phát triển 6 lần [8].
+ Các nước đang phát triển: trung bình 0,3kg/người/ngày.
10
+ Các nước phát triển : trung bình 2,8 kg/người/ngày. [8]
Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới đang ngày càng
được quan tâm hơn. Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được tiến
hành một cách rất chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình
phân loại tại nguồn, thu gom, tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu
gom, vận chuyển theo từng loại rác. Các quy định đối với việc thu gom, vận
chuyển, xử lý từng loại rác thải được quy định rất chặt chẽ và rõ ràng với đầy
đủ các trang thiết bị phù hợp và hiện đại. Một khác biệt trong công tác quản
lý, xử lý rác thải của các nước phát triển là sự tham gia của cộng đồng.
+ Có thể nói, ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới hiện
nay. Việc phân loại rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991.
Rác bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim
loại hay carton được gom vào thăng màu vàng. Bên cạnh thăng vàng, còn có
thăng xanh dương cho giấy, thăng xanh lá cây cho rác sinh học, thăng đen cho
thủy tinh.
Những lò đốt rác hiện đại của nước Đức hầu như không thải khí độc ra
môi trường. Das Duele System Deutschland (DSD) – “Hệ thống hai chiều của
nước Đức” - được các nhà máy tái chế sử dụng để xử lý các loại rác thải và
năm vừa rồi, các nhà máy này đã chi khoản phí gần 1,2 tỷ USD để sử dụng
công nghệ trên. Tại các dây chuyền phân loại, các camera hồng ngoại hoạt
động với tốc độ 300.000km/s để phân loại 10 tấn vật liệu mỗi giờ. Những ống
hơi nén được điều khiển bằng máy tính đặt ở các băng chuyền có nhiệm vụ
tách riêng từng loại vật liệu. Sau đó rác thải sẽ được rửa sạch, nghiền nhỏ và
nấu chảy. Quá trình trên sẽ cho ra granulat, một nguyên liệu thay thế dầu thô
trong công nghiệp hoặc làm chất phụ gia.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nhỏ bắt đầu từ việc phân loại

Việt Nam 96 - 4 -
Bangladet 95 - - 5
Hongkong 92 8 - -
Ấn Độ 70 - 20 10
Indonexia 80 5 10 5
Nhật Bản 22 74 0,1 3,9
Hàn Quốc 90 - - 10
Malayxia 70 5 10 15
Philipin 85 - 10 5
Srilanka 90 - - 10
Thái Lan 80 5 10 5
(Nguồn: Viện khoa học thủy lợi, 2006)
12
Cơ quan trường
học
2.3.2: Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam.
Theo số liệu điều tra năm 2007 của Tổng cục Môi trường (Cục Bảo vệ
Môi trường trước đây) CTR sinh hoạt trong cả nước phát sinh khoảng 17 triệu
tấn, trong đó rác thải sinh hoạt tại đô thị khoảng 6,5 triệu tấn (năm 2008 là 7,8
triệu tấn theo báo cáo của Bộ Xây dựng).
Ngoại trừ một số ít địa phương như Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, TP. Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng đang thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn theo
dự án 3R, còn lại hầu hết rác thải sinh hoạt vẫn là một mớ tổng hợp các chất
hữu cơ từ các gia đình cho tới nơi xử lý.
Khối lượng CTR bình quân trên đầu người ở nước ta tăng lên rõ rệt qua
các năm. Theo số liệu thống kê năm 2002, lượng CTR sinh hoạt trên đầu
người dao động trong khoảng 0,6 – 0,9 kg/ người/ ngày ở các đô thị lớn và 0,4
– 0,5 kg/ người/ ngày ở các đô thị nhỏ. Đến năm 2005 và đầu năm 2006 lượng
này đã tăng lên tương ứng là 0,9 – 0,12 kg/ người/ ngày và 0,5 – 0,7 kg/
người/ ngày [1].

CTR cũng chiếm khoảng 6,7% tổng chi phí ngân sách đô thị. Tuy nhiên vẫn
có từ 5 - 7% lượng chất thải sinh hoạt hàng ngày chưa được thu gom, xử lý.
Hơn nữa, các biện pháp xử lý rác thải hiện nay vẫn chủ yếu là chôn lấp.
2.4. Một số biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay.
Cho đến nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp xử lý rác thải sinh
hoạt như giảm thể tính cơ học (nén, ép), làm giảm thể tích bằng hoá học (đốt),
làm giảm kích thước bằng cơ học (băm, chặt), phân loại hợp phần rác (bằng
tay, bằng cơ học), làm mất nước… nhưng thông dụng nhất hiện nay có 3
phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Trong đó phương pháp sinh học được
cho là tối ưu hiện nay.
- Phương pháp chôn lấp.
- Phương pháp thiêu đốt.
- Phương pháp sinh học.
14
2.4.1. Phương pháp chôn lấp.
Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác. Phương pháp
này có chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển.
Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dựng xe chuyên dụng chở rác
tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng,
đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồi
muỗi, rắc vôi bột… theo thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở
nên tơi xốp và thể tích của bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác lại được tiếp tục
cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển sang bãi rác mới.
Hiện nay việc chôn lấp rác thải sinh hoạt được sử dụng chủ yếu ở các
nước đang phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường
một cách nghiêm ngặt. Việc chôn lấp rác có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm
dứt ở các nước đang phát triển.
Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước
ngầm và nguồn nước mặt. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được
phủ các lớp chống thấm bằng màn địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần phải

thải tốn kém nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt gây ra.
Hiện nay tại các nước Châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàng
loạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết. Việc thu đốt
rác thải thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại, rác thải bệnh viện
hoặc rác thải công nghiệp và các phương pháp khác không xử lý triệt để được.
2.4.3. Phương pháp sinh học.
Rác thải được thu gom về nhà máy, chúng đựơc đưa lên dây chuyền
phân loại cơ học loại các chất vô cơ như nilon, nhựa, sắt, thép, gạch, đá… sau
phân loại gạch đá được loại ra đem chôn lấp. nilon, nhựa đem đốt, sắt thép,
16
thuỷ tinh được thu hồi, sản phẩm cuối cùng là rác hữu cơ. Sử dụng các vi sinh
vật để phân giải các chất hữu cơ có trong rác thải kết hợp với các chất phụ gia
tạo ra mùn, có thể chộn bố xung N,P,K và vi lượng vào mùn tạo phân vi sinh
để bón cho lúa, hoa màu…
Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế gây ô nhiễm môi trường, tiết
kiệm đất đai, tạo ra lượng phân bón, Nhược điểm của phương pháp này là ủ
tạo mùi gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh và công nhân vận
hành. Nếu phân loại không triệt để trong mùn còn lẫn nhiều tạp chất, phân và
mùn từ các nhà máy chế biến rác không được người dân chấp nhận, hạn chế
đầu tư gây ra ách tắc cho quá trình sản xuất, đầu tư ban đầu tương đối lớn,
phải đủ số lượng rác, không phù hợp với các thị trấn, thị tứ và nông thôn.
17
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÂN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Rác thải sinh hoạt huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình
- Phạm vi nghiên cứu: Điều tra 5 xã là: Thị trấn Vũ Thư, xã Việt Hùng,
xã Minh Lóng, xã Duy Nhất, xã Bách Thuận.
3.2. Nội dung nghiên cứu.

3.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa:
Tiến hành khảo sát trên các khu dân cư, các tuyến phố ở các phường xã;
các điểm tập kết rác. Điểm trung chuyển rác, bãi rác… từ đó rút ra những
nhận xét, kết luận. Thực hiện phương pháp này không chỉ để thu thập thông
tin mà còn nhằm kiểm chứng sơ bộ lại những thông tin đã thu thập và điều
tra.
3.3.2. Phương pháp xã hội học :
Phương pháp phỏng vấn nông hộ qua phiếu điều tra được in sẵn.
3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Tại các phòng ban có liên quan tại địa phương, các tài liệu liên quan đến
rác thải sinh hoạt, thu thập qua sách, báo, tạp chí khoa học, luận văn nghiên
cứu, niên giám thống kê, mạng internet…
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu:
Bằng phần mềm Excel.
19
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Vũ Thư
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
a Vị trí địa lý.
Vũ Thư là huyện nằm ở phía bắc thành phố Thái Bình, diện tích toàn
huyện là 195,162 km².
Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
- Phía bắc và đông bắc lần lượt giáp các huyện Hưng Hà và Đông
Hưng - Thái Bình
- Phía Đông giáp thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xương - Thái
Bình
- Phía tây của tỉnh giáp với tỉnh Hà Nam
- Phía tây và nam giáp tỉnh Nam Định
20

có khi lượng mưa lớn 200 – 300 mm. Ngày mưa lớn thường xảy ra bão dụng.
Các tháng còn lại lượng mưa nhỏ hơn, khoảng 15 – 20% tổng lượng mưa cả
năm. Riêng tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi.
Mưa thường tập trung và phân bố theo mùa nên các tháng mưa nhiều thường
gây ngập úng ở những vùng thấp và các tháng mưa ít thường bị hạn ở các
vùng cao, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
21
* Độ ẩm
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80 – 85%, giữa tháng
có độ ẩm lớn nhất và tháng có độ ẩm thấp nhất chênh nhau không nhiều,
tháng có độ ẩm cao nhất là vào tháng 3 (90%) và tháng có độ ẩm thấp nhất là
tháng 11 (81%).
* Chế độ gió
Hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa
Đông – Bắc thổi từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau mang theo
không khí lạnh. Gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11 mang theo
không khí nóng. Ở các tháng 6,7 có xuất hiện gió Tây khô nóng. Huyện Vũ
Thư hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ 3- 5 cơn bão xuất
hiện từ tháng 7, đến tháng 11.
Tóm lại: khí hậu thuận lợi cho việc phát triến nông nghiệp. Tuy nhiên hạn
chế cơ bản là lượng mưa phân bố không đếu trong năm, gây nên úng lụt vào mùa
mưa và khô hạn vào mùa khô cũng tạo điều kiện cho các ổ dịch bệnh.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Thực trạng phát triển kinh tế.
Thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính
quyền huyện Vũ Thư, kinh tế xã hội huyện đã có những chuyển biến tích cực
và dần đi vào thế ổn định, phát triển. Năm 2003 – 2010 tăng trưởng kinh tế
đạt 7.55%, Trong đó:
- Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm 2007 đạt 674 tỷ đồng. Tốc độ
tăng trưởng trung bình trong 8 năm đạt 4%.

dựng cơ bản như lập quay hoạch, kế hoạch, xây dựng dự án, đầu tư vốn, quản
lý công trình được thực hiện công khai, dân chủ, đúng luật, chưa phát hiện
tiêu cực trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
23
b. Dân số, lao động, việc làm.
* Dân số.
Theo thông kê của ban dân số gia đình và trẻ em huyện Vũ Thư năm
2010 toàn huyện có 226.076 người. Trong đó có khẩu nông nghiệp 80% và
20% khẩu phi nông nghiệp. Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 1,35% năm 2003 xuống
1,15% năm 2010. Dân cư nông thôn chiếm 95,45% tổng dân số, dân số thành
thị có chiếm 4,55% số dân. Số dân sống ở đô thị vẫn còn thấp, là yếu tố vẫn
hạn chế sự phát triển của huyện.
* Lao động.
Năm 2010 tổng nguồn lao động toàn huyện có khoảng 138.000 chiếm
khoảng 50,4% tổng dân số, trong đó lao động thành thị chiếm 0,1%, lao động
chưa có việc làm khoảng 1,8% tổng dân số (không kể số người trong tuổi lao
động đang đi học). Toàn huyện có khoảng 20% số dân lao động được qua đào
tạo. Từ năm 2003 – 2010 đã tạo thêm khoảng 10.000 lao động khu vực công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xuất khẩu lao động được khoảng 1.200 lao động.
c. Hệ thống cơ sở hạ tầng
* Giao thông
Đường thuỷ: Toàn huyện có 15 bến đò ngang. Hàng năm hệ thống giao
thông đường thuỷ đều được nạo vét tu sửa.
Hệ thống bến bãi : Toàn huyện có 11 bến xe ôtô và điểm dừng đỗ xe
nằm rải rác trong toàn huyện. Năm 2006 huyện có xe buýt chạy qua giúp cho
việc giao thông đi lại của người dân được dễ dàng thuận lợi hơn.
* Thuỷ lợi
Hệ thống đê điều : Hàng năm hệ thống đê điều được tu bổ, nâng cấp.
Toàn huyện có 145 km đê sông lớn nhỏ.
Hệ thống thuỷ nông: Toàn huyện có 980 km kênh chính và 580 km kênh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status