tóm tắt luận án nghiên cứu một số thông số huyết động và chức năng tim bằng siêu âm doppler ở bệnh nhân phẫu thuật thay van hai lá sorin bicarbon - Pdf 22

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phẫu thuật thay van hai lá là giải pháp cuối cùng trong điều trị
các bệnh van hai lá khi van tổn thương quá nặng, không cho phép
nong van hai lá hoặc phẫu thuật sửa van hai lá.
Ở Việt Nam, phẫu thuật thay van tim mới được tiến hành
khoảng hơn 10 năm gần đây nhưng số lượng bệnh nhân được phẫu
thuật thay van ngày càng tăng. Hiện nay, số lượng bệnh nhân được
phẫu thuật thay van tim nhân tạo lên đến khoảng 100 ca mỗi tháng,
trong đó có gần một nửa là phẫu thuật thay van hai lá đơn thuần.
Dù van nhân tạo có được cải tiến tốt đến đâu thì các bệnh
nhân mang van nhân tạo có nguy cơ mắc các biến chứng: huyết
khối gây kẹt van, chảy máu, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, tan
máu, thoái hóa van… Vì vậy, các bệnh nhân này cần được theo dõi
định kỳ, lâu dài nhằm phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra
để xử lý kịp thời. Siêu âm Doppler tim được coi là thăm dò chuẩn
giúp đánh giá về huyết động, chức năng thất trái cũng như hoạt
động của van nhân tạo.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động của van nhân
tạo cũng như đánh giá các thay đổi về huyết động và chức năng tim
sau phẫu thuật bằng siêu âm tim. Ở nước ta trước đây đã có một vài
nghiên cứu đánh giá hoạt động bình thường của van nhân tạo bằng
siêu âm Doppler tim nhưng chủ yếu là siêu âm tim qua thành ngực
(SATQTN). Tuy nhiên chưa thấy có nghiên cứu nào sử dụng siêu âm
tim qua thực quản (SATQTQ) để đánh giá hoạt động của van nhân tạo,
vì vậy, việc tìm hiểu về vấn đề này có tính thời sự, khoa học và giúp
ích cho các nhà tim mạch học trong thực hành lâm sàng.
1
2. Ý nghĩa của đề tài
Phẫu thuật thay van tim nhân tạo ngày càng được thực hiện nhiều.
Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng

viêm nội tâm mạc nhiễm trùng…
HHL làm tăng áp lực trung bình trong nhĩ trái (NT), từ đó tăng
áp lực ĐMP trung bình để máu có thể lưu thông trong tiểu tuần hoàn.
Do áp lực động mạch phổi tăng (tăng hậu tải thất phải) sẽ dẫn đến giãn
và tái cấu trúc TP, gây giãn vòng VBL và gây hở VBL.
Trong HoHL, tiền tải thất trái cao lâu ngày sẽ gây nên giãn thất
trái. Do trở kháng thì tâm thu thấp, các chỉ số đánh giá chức năng tâm
thu cơ tim như phân xuất tống máu (EF) và phần trăm co ngắn sợi cơ
(FS) thường cao hơn chức năng tâm thu thất trái thực tế. Trong HoHL
mạn tính, NT giãn dần nhưng áp lực NT bình thường hoặc chỉ tăng
nhẹ. Do vậy, áp lực ĐMP và sức cản mạch phổi thường vẫn nằm trong
giới hạn bình thường hoặc chỉ tăng nhẹ.
Ở các bệnh nhân có HHoHL, NT giãn và áp lực NT tăng. Tỷ lệ
huyết khối nhĩ trái thường ít hơn khi có hở hai lá đáng kể. Tăng áp lực
trong nhĩ trái lâu ngày sẽ làm tăng áp lực động mạch phổi. Mức độ
giãn thất trái phụ thuộc mức độ dòng hở van.
1.1.2. Điều trị bệnh van hai lá
Bao gồm điều trị nội khoa, nong VHL bằng bóng qua da, điều
trị phẫu thuật (mổ tách mép van trên tim kín, phẫu thuật sửa van hai lá
với tuần hoàn ngoài cơ thể, phẫu thuật thay van hai lá).
3
Có hơn 80 loại van nhân tạo đã được nghiên cứu để đưa ra sử
dụng gồm 2 loại chính: van cơ học và van sinh học trong đó van Sorin
Bicarbon là loại van cơ học hai cánh được sử dụng khá phổ biến trên
thế giới và tại Việt Nam.
1.1.3. Đánh giá hoạt động van hai lá nhân tạo
Các thăm dò chính cho phép đánh giá hoạt động của van cơ học
gồm soi dưới màn tăng sáng, thông tim, chụp cắt lớp vi tính và siêu âm
tim trong đó siêu âm tim là xét nghiệm cơ bản nhất.
Siêu âm tim qua thành ngực và qua thực quản giúp quan sát cấu

áp lực ĐMP, kích thước nhĩ trái, thất phải… Nghiên cứu của Nguyễn
Duy Thắng (2011), Nguyễn Hồng Hạnh (2012) cho thấy kết quả phẫu
thuật thay VHL bằng van St Jude tốt với tỷ lệ biến chứng thấp. Nghiên
cứu năm 2012 của Nguyễn Hồng Hạnh cho thấy sau 6 tháng các triệu
chứng lâm sàng và cận lâm sàng cải thiện rõ. Các nghiên cứu này chưa
phân tích kỹ các thay đổi trên siêu âm tim cũng như không thực hiện
siêu âm tim qua thực quản.
CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 104 bệnh nhân được phẫu thuật thay VHL cơ học loại
Sorin Bicarbon tại bệnh viện Tim Hà nội trong thời gian từ 9/ 2008
đến tháng 11/ 2009. Tất cả các bệnh nhân này được theo dõi dọc đến 6
tháng. Có 80 bệnh nhân được đánh giá tiếp ở thời điểm 1 năm sau
phẫu thuật.
5
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Bao gồm tất cả các bệnh nhân có tổn thương van hai lá (hẹp
van, hở van hoặc hẹp hở van) được hội chẩn và được phẫu thuật thay
van hai lá loại Sorin Bicarbon có thể kèm theo hoặc không sửa van
ba lá. Các bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu liên tiếp theo trình
tự thời gian.
Để việc nghiên cứu và xử lý số liệu được khoa học, chính xác,
chúng tôi chia bệnh nhân thành 3 nhóm:
- Nhóm I: Nhóm HHL gồm 32 bệnh nhân HHL khít có thể kèm
theo HoHL nhẹ (≤ 1/4) và/ hoặc tổn thương van ĐMC nhẹ.
- Nhóm II: Nhóm HoHL gồm 35 bệnh nhân HoHL nặng, có thể
kèm theo HHL nhẹ và/ hoặc tổn thương van ĐMC nhẹ.
- Nhóm III: Nhóm HHoHL gồm 40 bệnh nhân HHL khít kèm
HoHL ≥ 2/4 và/ hoặc tổn thương van ĐMC nhẹ.

- Đánh giá tình trạng và mức độ tổn thương VHL (HHL, HoHL
hay HHoHL).
- Đánh giá mức độ HoBL và áp lực ĐMP tâm thu ước tính
(ALĐMPtt).
- Đo đường kính và diện tích các nhĩ, đường kính thất phải (đk
TP), biên độ vận động của vòng VBL (TAPSE), vận tốc di chuyển của
vòng VBL trên Dopler mô (Sa VBL).
* Các thông số được đánh giá trong tất cả các lần siêu âm –
Doppler tim khi tái khám bao gồm:
- Tất cả các thông số đã đánh giá từ trước phẫu thuật và thêm
một số thông số khác để đánh giá tình trạng van nhân tạo: chênh áp và
vận tốc tối đa và trung bình qua VHL nhân tạo (Gmax và Gmean,
Vmax và Vmean), thời gian bán giảm áp lực (PHT), diện tích hữu
dụng của van (EOA), đánh giá các dòng hở sinh lý trong van và các
dòng hở cạnh van; Đánh giá tràn dịch màng tim.
7
B. SATQTQ
- Đánh giá tình trạng van nhân tạo: chênh áp tối đa và tối thiểu
qua van (Gmax và Gmean), vận tốc tối đa và tối thiểu dòng qua VHL
nhân tạo (Vmax và Vmean), thời gian bán giảm áp lực (PHT), các
dòng hở trong van và cạnh van (nếu có).
2.4. Phương pháp xử lý thống kê
Các số liệu thu thập được của nghiên cứu được xử lý theo các
thuật toán thống kê y học trên máy vi tính bằng chương trình phần
mềm SPSS 15.0.
Các kết quả được thể hiện dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn
Test “t” student và χ
2
để so sánh kết quả siêu âm giữa các nhóm
đối tượng, kết quả SATQTN và kết quả SATQTQ. Sự khác biệt được

33, trong đó cỡ van được sử dụng nhiều nhất là 29 và 31 (63,4%). Có
68 BN (65,2%) được sửa VBL cùng lúc PT thay VHL. Có 20 BN được
lấy huyết khối trong NT và TNT. 71 BN (68,9%) được khâu chân tiểu
nhĩ trái.
3.4. Kết quả siêu âm – Doppler tim đánh giá hoạt động của VHL
nhân tạo Sorin Bicarbon.
3.4.1. SATQTN
Dòng chảy bình thường qua VHL nhân tạo Sorin Bicarbon được
nghiên cứu ở 103 BN do có một bệnh nhân bị kẹt van sớm sau mổ.
9
Bảng 3.8. Một số thông số siêu âm – Doppler tim đánh giá hoạt động van
hai lá nhân tạo trên SATQTN
Thông số Giá trị (x
±
SD)
Giá trị giới hạn
V max (m/s) 1,5 ± 0,2 1,1 – 2,0
V mean (m/s) 1,0 ± 0,15 0,7 – 1,5
G max (mmHg) 9,9 ± 2,7 4,7 – 16,0
G mean (mmHg) 4,2 ± 1,3 1,5 – 7,5
PHT (cms) 74,1 ±8,1 55 - 96
EOA
PHT
(cm
2
) 3,0 ± 0,3 2,3 – 4,0
VTI
VHL
(cm) 29,0 ± 7,6 17,7 - 85
EOA

10
VHL, 10 bệnh nhân (10,2%) có dòng hở cạnh van nhỏ, không lan xa.
Không có dòng hở nào có đường kính > 2,6 mm, lan xa quá 38 mm và
diện tích > 3,4 cm
2
.
3.5. Thay đổi kích thước và chức năng tim trước và sau phẫu
thuật thay van hai lá Sorin Bicarbon.
Ngay sau PT, kích thước thất trái cuối tâm trương ( Dd, Vd) giảm có
ý nghĩa thống kê nhưng các kích thước thất trái cuối tâm thu ( Ds, Vs) thay
đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Do vậy, FS và EF ngay sau mổ
giảm có ý nghĩa thống kê so với trước mổ. Ở thời điểm 6 tháng và 12 tháng
sau mổ, kích thước thất trái cuối tâm trương và cuối tâm thu đều giảm có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001), đồng thời chức năng tâm thu thất trái được cải
thiện rõ rệt với p < 0,001.
Kích thước và chức năng thất phải sau phẫu thuật giảm có ý
nghĩa thống kê. Các chỉ số đánh giá chức năng tâm thu thất phải tăng có
ý nghĩa thống kê từ 3 tháng sau mổ. Áp lực ĐMP tâm thu cũng giảm
đáng kể ngay sau phẫu thuật thay VHL với p < 0,001. Áp lực ĐMP tiếp
tục giảm ở 6 tháng và 1 năm so với ngay sau mổ tuy mức giảm không
nhiều bằng ngay sau mổ (p < 0,05).
Để phân tích kỹ hơn các thay đổi này, chúng tôi chia đối tượng
nghiên cứu thành 3 nhóm, nhóm HHL, nhóm HoHL và nhóm HHoHL.
3.5.1. Thay đổi kích thước và chức năng tim ở nhóm
bệnh nhân HHL
Bảng 3.20. Một số thông số SA – Doppler tim đánh
giá kích thước và chức năng thất trái theo thời gian
ở nhóm HHL
Thông số Trước PT M0 M3 M6 M12
n 33 31 33 33 28

VBL(cm/s) 9,4 ± 2,0 7,1 ± 1,6† 7,4± 1,2
§
7,5± 1,5
§
8,9 ± 1,6
§
ALĐMPtt(mm
Hg)
54,3±17,0 36,8±7,4† 35,5 ± 7,8 35,5 ± 8,6 34,6 ± 8,9
†- p < 0,001 so với trước PT ; *- p < 0,05;
§
- p < 0,001 so với M0
Ở nhóm bệnh nhân HHL, kích thước và chức năng tâm thu thất
phải đều giảm có ý nghĩa thống kê ngay sau mổ. Áp lực ĐMP giảm
đáng kể sau phẫu thuật thay VHL (p< 0,001). Theo dõi dọc cho thấy,
đkTP thay đổi không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên chức năng tâm thu
12
lại cải thiện rõ rệt từ tháng thứ 3 (p< 0,001); Áp lực ĐMP có xu hướng
giảm thêm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).
13
3.5.2. Thay đổi kích thước và chức năng tim ở
nhóm bệnh nhân HoHL
Bảng 3.23. Kích thước và chức năng tâm thu thất trái trước, sau phẫu
thuật và ở 1, 3, 6, 12 tháng nhóm HoHL.
Thông
số
Trước PT M0 M3 M6 M12
n 31 31 31 31 22
Dd
(mm)

Thông số Trước PT M0 M3 M6 M12
n 31 31 31 31 22
Đk TP (mm) 23,1 ± 6,3 21,7 ± 4,8 22,3 ± 4,0 24,4 ± 9,8 22,7 ± 5,5
Đk
VVBL(mm)
30,3 ± 6,7 29,3 ± 4,2 27,9 ± 3,2 27,9 ± 4,1 29,0 ± 3,3
14
TAPSE 20,3 ± 5,6 10,6±3,1† 12,1 ± 3,3 13,5±3,7
§
14,4±3,3*
S
a
VBL 11,8 ± 2,6 7,4 ± 1,4† 8,5 ± 1,7* 8,9 ± 1,6* 9,2 ± 1,5*
ALĐMPtt(mm
Hg)
45,6 ± 16,1 33,8±6,7† 32,7 ± 7,2 33,7 ± 7,6 32,5±10,8
†- p < 0,001 so với trước PT ; *-p< 0,05;
§
-p<0,001so với ngay sau PT
Kích thước thất phải thay đổi không có ý nghĩa thống kê từ ngay
sau mổ đến 12 tháng sau mổ (p > 0,05). Chức năng TP giảm đáng kể
ngay sau phẫu thuật (p< 0001), sau đó được cải thiện dần nhưng vẫn
thấp hơn trước mổ (p<0,001). Áp lực ĐMP giảm đáng kể sau phẫu
thuật từ 45,6 ± 16,1 xuống 33,8 ± 6,7 (mmHg) (p < 0,001), sau đó thay
đổi không có ý nghĩa thống kê đến 12 tháng sau mổ.
3.5.3. Thay đổi kích thước và chức năng tim ở
nhóm bệnh nhân HHoHL
Bảng 3.26. Kích thước và chức năng tâm thu thất
trái trước, ngay sau PT và ở 3, 6, 12 tháng
Thông số Trước PT M0 M3 M6 M12

n 40 39 40 38 20
ĐkTP (mm) 22,8 ± 5,1 22,8 ± 3,7 23,8 ± 6,5 22,1 ± 3,4 22,3 ± 3,3
Đk VVBL (mm) 31,7 ± 5,8 26,9± 4,1

26,8 ± 3,3 27,7 ± 5,3 28,1 ± 5,6
TAPSE (mm) 16,1 ± 5,2 9,7 ± 2,8

11,9±
2,7*
11,9±
2,9*
13,2± 2,9*
S
a
VBL
(cm/s)
9,2 ± 2,2 7,2 ± 1,4

8,2 ± 1,6
§
8,1 ± 1,7
§
8,3 ± 2,0
§
ALĐMPtt
(mmHg)
53,9 ± 16,0 34,6± 5,9

32,8 ± 5,2 33,7 ± 8,6 34,4 ± 1,8
†- p < 0,001 so với trước PT ; *-p< 0,05;

đều giảm. Ở 6 tháng và 1 năm sau mổ, chức năng tâm thu thất trái tuy
có hồi phục nhưng ở nhóm có EF trước phẫu thuật < 50% thì vẫn kém
hơn ở nhóm có EF trước mổ ≥ 50%.
Ở nhóm HHL, ngay sau phẫu thuật, chức năng tâm thu thất trái
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Tuy nhiên, 6 tháng và
12 tháng sau phẫu thuật, các bệnh nhân có EF ≥ 50% có chức năng tâm
thu thất trái tốt hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Ở nhóm HoHL, các bệnh nhân có EF ≥ 50% thì chức năng tâm
thu thất trái hồi phục tốt hơn ở 1, 6 tháng và 12 tháng sau phẫu thuật so
với nhóm EF < 50% (p< 0,05). Nhóm bệnh nhân có EF trước mổ < 50%
thì chức năng tâm thu thất trái không thay đổi ở thời điểm 6 tháng và 12
tháng so với ngay sau mổ (p > 0,05).
Ở nhóm HHoHL, chức năng tâm thu thất trái ở nhóm có EF
trước phẫu thuật ≥ 50% có xu hướng cao hơn ở nhóm có EF < 50%
mặc dù chưa có ý nghĩa thống kê, nhưng p ở thời điểm 12 tháng thấp
hơn ở thời điểm 6 tháng và gần dần với giá trị 0,05.
3.5.6. Kết quả giảm áp lực ĐMP ở nhóm có tăng
áp ĐMP nặng trước PT.
Bảng 3.42. So sánh ALĐMP sau 1 tháng, 6 tháng, 12 tháng giữa nhóm có
ALĐMPtt< 60mmHg và ALĐMPtt ≥ 60mmHg.
Thời điểm ALĐMP tt< 60
mmHg
ALĐMP tt ≥ 60
mmHg
p
n 72 31
18
1 tháng sau PT 32,9 ± 6,0 37,7 ± 11,2 0,01
6 tháng sau PT 33,1 ± 6,1 36,1 ± 8,2 <0,05
12 tháng sau PT 32,4 ± 7,5 35,5 ± 8,9 0,121

nặng, tăng áp ĐMP nhiều, tương tự các nghiên cứu của các tác giả
khác trong nước.
4.3. Đặc điểm phẫu thuật của các đối tượng nghiên cứu
Loại VHL cơ học được sử dụng nhiều nhất là số 29 và 31, cũng là
cỡ van được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng
Hạnh. Có 68/74 bệnh nhân trước mổ có HoBL ≥ 2/4 được sửa VBL,
trong đó 58 bệnh nhân (56,3%) được sửa bằng phương pháp De Vega.
Tỷ lệ này cao hơn của N. D. Thắng và tương tự của Đ. H. Sơn. Sửa
VBL kèm thay VHL sẽ hạn chế HoBL tăng nặng và giúp cải thiện tiên
lượng lâu dài cũng như tỷ lệ tử vong sau mổ.
4.4. Đặc điểm siêu âm tim của VHL cơ học Sorin
Bicarbon
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trên SATQTN, G max trung
bình là 10,0 ± 3,0 mmHg và G mean của dòng chảy qua van là 4,1 ±
1,3 mmHg, tương tự kết quả của Banado.
Khi so sánh với nghiên cứu của N. H. Hạnh trên van St Jude
Masters, các kết quả thu được của chúng tôi khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p> 0, 05), tức là chênh áp qua van Sorin Bicarbon và
van St Jude Masters là tương đương, tương tự kết quả của Camilleri.
20
Giá trị trung bình của PHT là 74,1 ± 8,1(ms), và diện tích lỗ van
hiệu dụng trung bình theo phương pháp PHT là 3,0 ± 0,5 cm
2
, tương tự
kết quả của Banado và Reisner.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ dòng hở "sinh lý" quan sát
thấy trên SATQTN là 81,1%, cao hơn so nghiên cứu của Banado (17%).
Trên SATQTQ, 3 dòng hở sinh lý trong van được quan sát rõ ràng ở tất
cả các bệnh nhân (100%), lớn nhất thường là dòng hở ngoại vi. Chiều
dài trung bình của dòng hở lớn nhất là 20,2 ± 5,2 (mm), chiều rộng

nghĩa thống kê (p<0,001). Theo dõi dọc cho thấy Dd, Vd thay đổi
không có ý nghĩa thống kê từ ngay sau mổ đến 12 tháng sau mổ (p >
0,05) trong khi Ds, Vs nhỏ lại đáng kể từ tháng thứ 6, và chức năng
tâm thu thất trái được cải thiện ngay từ tháng thứ 3. Tuy nhiên, các chỉ
số FS và EF vẫn thấp hơn so với trước mổ. Kết quả này cũng tương tự
kết quả của nhiều tác giả nước ngoài. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
phục hồi chức năng tâm thu thất trái ở các bệnh nhân có EF < 50%
kém hơn nhóm có EF trước mổ ≥ 50%, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân
HoHL là chính.
4.6. Thay đổi về áp lực ĐMP
Hạ áp lực ĐMP là một trong các mục tiêu của phẫu thuật thay
VHL, nhằm hạn chế tiến triển của HoBL và suy tim phải. Nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy có sự cải thiện áp lực ĐMP rõ rệt ngay sau
phẫu thuật thay VHL cơ học do giảm áp lực trong nhĩ trái và giảm co
mạch phổi. Mubeen nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân có tăng áp ĐMP
nặng thấy tất cả các bệnh nhân này đều có giảm áp lực ĐMP ngay sau
sau phẫu thuật thay VHL. Áp lực động mạch phổi có xu hướng giảm
thêm ở 6 tháng sau phẫu thuật, tuy nhiên mức giảm ít hơn. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, ở thời điểm 12 tháng sau mổ, áp lực ĐMP
22
tâm thu của nhóm có tăng áp ĐMP nặng và nhóm chưa có tăng áp
ĐMP nặng khác biệt không có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ phẫu thuật
thay VHL có thể tiến hành an toàn và hiệu quả ở các bệnh nhân có
tăng áp ĐMP nặng.
4.7. Thay đổi về kích thước và chức năng thất phải
Chức năng thất phải cũng là yếu tố tiên lượng quan trọng trong
suy tim mạn cũng như bệnh van tim. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
lựa chọn 2 chỉ số là TAPSE và Sa VBL để đánh giá chức năng thất
phải vì đây là các chỉ số dễ làm, không tốn thời gian và phản ánh được
tính chất co bóp của thất phải theo chiều dọc hơn là co theo đường

chúng tôi có xu hướng cao hơn sửa VBL có đặt vòng van. Tuy nhiên sự
khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này có thể do số
lượng bệnh nhân được sửa VBL có đặt vòng van trong nghiên cứu của
chúng tôi còn thấp, chỉ có 6 bệnh nhân. Ở các bệnh nhân được sửa VBL
có đặt vòng van, không bệnh nhân nào có HoBL vừa và nặng sau mổ
hoặc tái phát ở thời điểm 6 tháng và 12 tháng sau mổ, mặc dù các bệnh
nhân này có HoBL nặng hơn và áp lực ĐMP cao hơn các bệnh nhân
được sửa VBL theo phương pháp De Vega. Nhiều nghiên cứu nước
ngoài cho thấy sửa VBL có đặt vòng van sẽ giúp hạn chế việc HoBL tái
phát sau phẫu thuật, đặc biệt ở các bệnh nhân có HoBL nặng, thực thể,
cũng như có tăng áp ĐMP nặng.
4.9. Biến chứng kẹt van nhân tạo cơ học
2 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có biến chứng kẹt
van. Một bệnh nhân bị kẹt van sớm trong vòng 1 tháng sau mổ và một
bệnh nhân bị kẹt van muộn, xuất hiện sau khi phẫu thuật thay van 2
năm. Cả 2 bệnh nhân này đều nghi ngờ có hình ảnh kẹt van trên
SATQTN và được xác định chẩn đoán trên SATQTQ.
24
SATQTN có thể hướng tới chẩn đoán kẹt VHL nếu thấy chênh
áp qua van tăng cao, PHT kéo dài và diện tích van hiệu dụng (EOA)
giảm thấp. SATQTQ có vai trò rất quan trọng giúp xác định chẩn
đoán, cũng như theo dõi kết quả điều trị, nhất là khi có chỉ định dùng
thuốc tiêu huyết khối.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về kết quả sớm và theo dõi dọc theo thời gian
các bệnh nhân được phẫu thuật thay van hai lá bằng van Sorin
Bicarbon, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Về thay đổi huyết động và chức năng tim sau phẫu thuật thay
VHL bằng van Sorin Bicarbon.
 Chức năng tâm thu thất trái được cải thiện ngay từ tháng thứ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status