Hoàn thiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - Pdf 22

LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động bảo hiểm đã có từ xa xưa và nó được xã hội đánh giá là có vai trò
vô cùng to lớn trong việc ổn định cuộc sống của con người và góp phần tích cực
vào việc đảm bảo tính liên tục, sự ổn định và hiệu quả của quá trình sản xuất, lưu
thông cũng như tiêu dùng xã hội. Bảo hiểm đã hỗ trợ về mặt tài chính qua công tác
bồi thường hoặc chi trả cho các đơn vị và các cá nhân tham gia bảo hiểm khi có
những tổn thất hoặc thiệt hại hay thương tật thân thể phát sinh từ những rủi ro được
bảo hiểm. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị
trường tài chính thông qua hoạt động đầu tư vốn và các quỹ nhàn rỗi được hình
thành trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong số những nghiệp vụ mà các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ triển
khai, bảo hiểm kết hợp xe cơ giới (chủ yếu là bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách
nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới với người thứ ba) là một nghiệp vụ chủ
yếu. Ở Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), nghiệp vụ này luôn chiếm
tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng doanh thu. Tuy nhiên, công tác giám định và bồi
thường nghiệp vụ ở PJICO vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Với mục tiêu phát triển
bền vững và hiệu quả, PJICO không thể không chú trọng đến công tác nâng cao
chất lượng dịch vụ sau bán hàng vì chỉ có giải quyết tốt nhu cầu khách hàng, doanh
nghiệp mới có đủ uy tín để tồn tại trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như
hiện nay.
Vì lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác giám định và bồi
thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex” để
nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm ba chương:
1
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Chương 2: Thực trạng công tác giám định, bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo
hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba
tại PJICO

phủ các nước luôn quan tâm đến công tác nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa ngày càng gia
tăng.
Tuy nhiên, xe cơ giới được vận hành bằng một lực do động cơ tạo ra nên
được coi là một nguồn nguy hiểm cao độ. Do vậy, rủi ro tai nạn giao thông đường
bộ rất dễ xảy ra. Sự phát triển của xe cơ giới luôn gắn với sự phát triển của cơ sở
hạ tầng. Nếu hạ tầng giao thông chưa phát triển mà số lượng phương tiện giao
thông lại tăng lên quá nhanh thì sự không đồng bộ này sẽ là một trong những
nguyên nhân khiến cho tai nạn giao thông nhiều thêm. Ở Việt Nam, số lượng
phương tiện giao thông đường bộ trong những năm qua tăng lên khá nhanh. (Xem
Bảng 1.1 ) .
Bảng 1.1: Số xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ ở Việt Nam (1990-2006)
4
Nếu năm 1990, cả nước chỉ có 246.194 xe ô tô thì đến năm 2006 đã có
1.026.512 xe (tăng 4,17 lần). Số lượng xe máy tăng lên nhiều hơn với 15,6 lần từ
năm 1990 đến năm 2006. Trong khi đó tốc độ phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng
ở nước ta hiện nay không đáp ứng được nhu cầu tham gia giao thông. Đây là một
trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho số vụ tai nạn giao thông ở Việt
Nam khá cao. Bên cạnh đó, ý thức cũng như sự hiểu biết và tôn trọng luật an toàn
giao thông của một số chủ phương tiện (phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá tải …..)
làm cho rủi ro tai nạn giao thông ngày càng tăng. Ngoài ra, còn phải kể đến nguyên
nhân là các phương tiện giao thông đường bộ cũ nát, không đảm bảo chất lượng.
Năm Ô tô So sánh với năm trước Mô tô So sánh với năm trước
Tăng
(giảm) tuyệt
đối
Tăng (giảm)
tương đối
(%)
Tăng (giảm)

Số người
chết
So sánh với năm trước
Số người bị
thương
So sánh với năm trước
Tăng (giảm)
tuyệt đối
Tăng (giảm)
tương đối
(%)
Tăng
(giảm)
tuyệt đối
Tăng
(giảm)
tương đối
(%)
Tăng (giảm)
tuyệt đối
Tăng
(giảm)
tương đối
(%)
1990 5 565 - - 2 087 - - 4 468 - -
1991 6 864 1 299 23,30 2 395 308 14,80 6 846 2 378 53,20
1992 8 165 1 301 19,00 2 755 360 15,00 9 040 2 194 32,00
1993 11 678 3 513 43,00 4 350 1 595 57,90 12 590 3 550 39,30
1994 13 118 1 440 12,30 4 533 183 4,20 13 056 466 3,70
1995 15 376 2 258 17,20 5 430 897 19,80 16 920 3 864 29,60

1.2 Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối
với người thứ ba
1.2.1 Góp phần ổn định tài chính cho chủ phương tiện khi gặp rủi ro tai nạn giao
thông
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những chuyển biến to lớn cả về chất và
về lượng, Nhà nước không ngừng khuyến khích mọi thành phần kinh tế sản xuất
kinh doanh nhằm tận dụng nguồn tài chính nằm trong dân, nguồn vốn nhàn rỗi vào
kinh doanh để sinh lời. Đối với một doanh nghiệp thì nguồn vốn quyết định sức
mạnh, vị thế, vì vậy mà trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp dự trữ một khoản
tiền tương đối lớn để đề phòng khi rủi ro xảy ra bất ngờ thì quả là lãng phí. Đặc
biệt đối với doanh nghiệp có nhiều đầu xe thì quỹ dự trữ chiếm tỷ lệ lớn và rất khó
xác định. Khó khăn này sẽ được giải quyết thông qua hợp đồng bảo hiểm xe cơ
giới, công ty bảo hiểm sẽ lập quỹ bảo hiểm và quỹ này hoạt động trên nguyên tắc
7
“số đông bù số ít’’. Lúc này thay vì phải lập một quỹ riêng cho doanh nghiệp, chủ
phương tiện có thể yên tâm hoạt động nhờ một quỹ lớn hơn rất nhiều do các thành
viên khác cùng đóng góp.
Khi tham gia bảo hiểm, không ai muốn rủi ro xảy ra để được bảo hiểm. Tuy
nhiên, rủi ro không loại trừ bất kỳ ai và có thể xảy ra bất cứ khi nào. Hậu quả là có
thể gây thiệt hại cả về người và của cho chủ phương tiện và người thứ ba. Khi xảy
ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường trong hạn mức đối với bảo hiểm
trách nhiệm dân sự và số tiền bảo hiểm đối với vật chất xe. Số tiền bồi thường của
công ty cho chủ phương tiện giúp họ ổn định tình hình tài chính, nhanh chóng thoát
khỏi tình trạng khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Có thể nói, bảo hiểm xe cơ
giới đã góp phần tạo ra một tâm lý yên tâm, thoải mái cho các chủ xe, lái xe khi
điều khiển các phương tiện tham gia giao thông.
1.2.2 Bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba, góp phần xoa dịu căng thẳng giữa chủ
xe và người bị nạn.
Khi tai nạn giao thông xảy ra, những người thứ ba bị thiệt hại trong vụ tai
nạn có thể không được đền bù hoặc không được đền bù kịp thời thoả đáng do khả

cơ hội để tăng doanh thu phí cho các DNBH và tăng ngân sách nhà nước thông qua
các hình thức thuế . Ngược lại, chính phủ có thể sử dụng ngân sách phối hợp với
doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Cùng với các nghiệp vụ bảo hiểm khác,
bảo hiểm xe cơ giới ra đời còn tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp
phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội.
9
1.3 Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm TNDS của chủ xe
cơ giới đối với người thứ ba
1.3.2 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
a. Đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản, chủ xe tham gia
trên nguyên tắc tự nguyện. Đối tượng bảo hiểm chính là bản thân chiếc xe với đầy
đủ các yếu tố như xe cơ giới phải có giá trị cụ thể (có thể lượng hoá bằng tiền); xe
có giá trị sử dụng; xe có đầy đủ các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp lý để
được lưu hành; và xe cơ giới phải là một chỉnh thể thống nhất với đầy đủ các bộ
phận cấu thành.
Đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới có thể là ôtô hoặc mô tô. Nếu đối
tượng bảo hiểm là mô tô thì các chủ xe phải tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe.
Nếu đối tượng bảo hiểm là ô tô thì khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới, các
chủ xe có thể tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe hoặc chỉ tham gia bảo hiểm theo
từng tổng thành riêng biệt.
Xét về mặt kỹ thuật xe cơ giới, người ta chia ô tô thành 7 tổng thành cơ bản:
- Tổng thành thân vỏ bao gồm: cabin toàn bộ, calang, cabô, chắn bùn, toàn
bộ cửa và kinh, toàn bộ đèn và gương, toàn bộ phần vỏ kim loại, các cần gạt và bàn
đạp ga, cần số, phanh chân, phanh tay...;
- Tổng thành hệ thống lái bao gồm : vô lăng lái, trục tay lái, thanh kéo
ngang, thanh kéo dọc, phi de;
- Tổng thành hộp số: hộp số chính, hộp số phụ (nếu có);
- Tổng thành động cơ;

khấu hao và tính theo tháng;
- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp bị hư hỏng mà
không do tai nạn gây ra, mất cắp bộ phận xe, hành động cố ý của chủ xe, lái xe, xe
không đủ điều kiện và thiết bị kỹ thuật để lưu hành theo quy định của luật an toàn
giao thông đường bộ;
- Chủ xe vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông đường bộ như: xe
không có giấy phép lưu hành, lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp
lệ, lái xe bị ảnh hưởng của chất rượu bia, ma tuý hoặc chất kích thích khác trong
khi điều khiển xe, xe chở chất cháy, nổ trái phép, xe chở quá trọng tải hay hành
khách quy định, xe đi vào đường cấm, xe đi đêm không đèn, xe sử dụng để tập lái,
đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa;
- Những thiệt hại gián tiếp: giảm giá trị thương mại làm đình trệ sản xuất
kinh doanh;
- Thiệt hại do chiến tranh;
Trường hợp chủ xe chuyển quyền sở hữu cho chủ xe khác trong thời hạn bảo
hiểm thì quyền lợi bảo hiểm vẫn còn hiệu lực với chủ xe mới. Song chủ xe cũ
không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì công ty bảo hiểm hoàn lại
phí bảo hiểm cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ yêu cầu.
c. Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là số tiền được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc
giấy yêu cầu bảo hiểm do chủ xe yêu cầu và được công ty bảo hiểm chấp nhận. Vì
đây là loại hình bảo hiểm tài sản cho nên về nguyên tắc số tiền bảo hiểm phải nhỏ
hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên, trong thực tế chủ xe có thể tham gia
bảo hiểm với số tiền lớn hơn theo điều kiện bảo hiểm giá trị thay thế mới. Số tiền
12
bảo hiểm hay giá trị bảo hiểm là một nội dung rất quan trọng trong giấy chứng
nhận bảo hiểm, bởi vì chúng là cơ sở để các DNBH thanh toán số tiền bồi thường.
Chẳng hạn:
+Trong trường hợp số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (gọi là bảo
hiểm dưới giá trị), khi tổn thất xảy ra công ty bảo hiểm sẽ bồi thường dựa trên tỷ lệ

16 trở đi thì tháng đó không tính khấu hao. Việc tính khấu hao được tính theo
nguyên giá
Mức khấu hao =
Giá trị ban đầu x Tỷ lệ khấu hao
Thời gian sử dụng
e. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới là khoản tiền nhất định mà người tham gia
phải nộp cho nhà bảo hiểm sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm
chỉ có hiệu lực từ khi người tham gia bảo hiểm nộp phí. Định phí bảo hiểm là công
việc rất quan trọng. Phí được coi là giá cả của sản phẩm bảo hiểm cho nên nếu hợp
lý mới thu hút được khách hàng, tăng khả năng cạnh đối với đối thủ cùng triển khai
nghiệp vụ… Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia cụ thể, công
ty bảo hiểm thường căn cứ vào các yếu tố như: loại xe, lịch sử về tình hình tổn
thất, mục đích sử dụng, tuổi tác và kinh nghiệm của lái xe, khu vực giữ và để xe…
Giống như cách tính phí bảo hiểm nói chung, phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu
xe với mỗi loại xe được xác định theo công thức:
P = f + d
Trong đó: P : phí thu mỗi đầu xe
d : phụ phí
f : phí thuần (phí bồi thường)
14
Việc xác định phí thuần căn cứ vào số liệu thống kê về tình hình tổn thất của
những năm trước đó.
f =


=
=
×
n

Chẳng hạn, Bộ Tài Chính nước ta quy định:
Xe hoạt động dưới 3 tháng đóng 30% phí cả năm;
Xe hoạt động 3 - 6 tháng đóng 60% phí cả năm;
Xe hoạt động 6 - 9 tháng đóng 90% phí cả năm;
Xe hoạt động 9 tháng trở lên đóng 100% phí cả năm;
Công ty bảo hiểm sẽ hoàn phí đối với trường hợp chủ xe đã đóng phí cả
năm, nhưng trong năm xe không hoạt động vì một lý do nào đó. Trong trường hợp
15
công ty bảo hiểm hoàn lại phí bảo hiểm của những tháng xe ngừng hoạt động, phí
hoàn lại được tính theo công thức.
Phí hoàn lại = Phí cả năm x
Số tháng xe không hoạt động
x Tỷ lệ hoàn phí
12
Đối với trường hợp bảo hiểm phải tính khấu hao thay thế mới thì công ty áp
dụng biểu phí như sau:
Bảng 1.3: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Giá trị thực tế của xe
Tỷ lệ phí (%)
BH toàn bộ xe BH thân vỏ xe
1.Xe sử dụng dưới 3 năm
(giá trị còn lại trên 70% giá trị xe mới)
1,5 2,5
2. Xe sử dụng từ 3 – 6 năm
( giá trị còn lại 50% - 70% )
1,7 2,7
3. Xe sử dụng trên 6 năm
(giá trị còn lại < 50%)
1,9 2,9
(Nguồn: Từ biểu phí bảo hiểm xe cơ giới của công ty PJICO)

bởi một số tiền bảo hiểm nhất định.
a. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
a.1. Đối tượng bảo hiểm
Người tham gia bảo hiểm thông thường là các chủ xe, có thể là cá nhân hay
đại diện cho một tập thể. Người bảo hiểm chỉ nhận phần Bảo hiểm TNDS của chủ
xe phát sinh do hoạt động điều khiển xe cơ giới của lái xe. Như vây, đối tượng bảo
hiểm là TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3. Đối tượng này được xác
định như sau:
TNDS chủ xe đối với
bên thứ 3
= Mức độ lỗi của xe x Thiệt hại thức tế của bên thứ 3
17
Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được số tiền bồi thường trách
nghiệm dân sự thì phán quyết của toà án sẽ là quyết định cuối cùng. Như vậy đối
tượng bảo hiểm chỉ được xác định cụ thể khi có tai nạn xảy ra.
Các điều kiện phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ 3 bao gồm:
- Có thiệt hại về tài sản kinh doanh, tính mạng hoặc sức khoẻ của bên thứ 3.
- Chủ xe phải có hành vi gây thiệt hại về người hoặc tài sản cho bên thứ 3
(hành vi này có thể là vô tình hay cố tình) mà lái xe vi phạm luật an toàn giao
thông đường bộ hoặc vi phạm các quy định khác của Nhà nước, cũng có thể là rủi
ro về mặt kỹ thuật mà chủ xe không lường trước được.
- Phải có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe (lái xe) với
những thiệt hại của người thứ 3.
- Phải có khiếu nại của bên thứ 3.
Người thứ 3 có thể là người đi bộ hay người đi xe đạp hoặc các phương tiện
cơ giới khác, đường sá hoa màu … nhưng không bao gồm các trường hợp sau:
- Lái phụ xe, người làm công cho chủ xe.
- Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha mẹ, vợ, con …
- Hành khách những người có mặt trên xe.
- Thiệt hại về tình trạng sức khoẻ xảy ra cho bản thân người điều khiển xe.

hoặc chỉ có đèn bên phải, xe không có hệ thống lái bên phải
- Thiệt hại do chiến tranh.
- Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản
xuất kinh doanh.
- Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn.
19
- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia trừ khi có thoả thuận khác.
Ngoài ra người bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tài sản như
vàng bạc, đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài …
b. Mức trách nhiệm bảo hiểm
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền cao nhất mà doanh nghiệp bảo hiểm có
thể bồi thường cho mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Như ta đã biết,
thiệt hại TNDS chưa thể xác định ngay tại thời điểm tham gia bảo hiểm, có thể là
không đáng kể, có thể là rất lớn. Vì vậy, một mặt để nâng cao trách nhiệm của
người tham gia, mặt khác để đảm bảo chi trả bảo hiểm cho người tham gia chính
xác, công ty bảo hiểm có thể đưa ra các giới hạn nhất định đối với mức bồi thường
tối đa để người tham gia bảo hiểm tự lựa chọn. Tức là công ty bảo hiểm không bồi
thường toàn bộ thiệt hại trách nhiệm dân sự phát sinh mà chỉ khống chế trong
phạm vi số tiền bảo hiểm đã xác định khi tham gia. Số thiệt hại còn lại chủ xe phải
bồi thường cho người thứ ba theo pháp luật.
Theo Qui định mới nhất hiện nay ở nước ta về bảo hiểm TNDS chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba
1
, hạn mức tối thiểu bắt buộc các chủ xe máy phải tham
gia là:
Về người: 30 triệu đồng/người
Về tài sản: 30 triệu đồng/vụ
Còn các chủ xe ô tô phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối
với người thứ ba với hạn mức trách nhiệm tối thiểu là:
Về người: 50 triệu đồng/người

4 Loại xe trên 24 chỗ ngồi 1.380.000
5 Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup) 705.000
IV Xe ô tô kinh doanh vận tải
1 Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký 525.000
2 6 chỗ ngồi theo đăng ký 645.000
3 7 chỗ ngồi theo đăng ký 750.000
21
STT Loại xe Phí bảo hiểm năm (đồng)
4 8 chỗ ngồi theo đăng ký 870.000
5 9 chỗ ngồi theo đăng ký 975.000
6 10 chỗ ngồi theo đăng ký 1.095.000
7 11 chỗ ngồi theo đăng ký 1.200.000
8 12 chỗ ngồi theo đăng ký 1.320.000
9 13 chỗ ngồi theo đăng ký 1.425.000
10 14 chỗ ngồi theo đăng ký 1.545.000
11 15 chỗ ngồi theo đăng ký 1.665.000
12 16 chỗ ngồi theo đăng ký 1.770.000
13 17 chỗ ngồi theo đăng ký 1.890.000
14 18 chỗ ngồi theo đăng ký 1.995.000
15 19 chỗ ngồi theo đăng ký 2.115.000
16 20 chỗ ngồi theo đăng ký 2.220.000
17 21 chỗ ngồi theo đăng ký 2.340.000
18 22 chỗ ngồi theo đăng ký 2.445.000
19 23 chỗ ngồi theo đăng ký 2.565.000
20 24 chỗ ngồi theo đăng ký 2.685.000
21 25 chỗ ngồi theo đăng ký 2.790.000
22 Trên 25 chỗ ngồi
2.790.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi - 25 chỗ)
V Xe ô tô chở hàng (xe tải)
1 Dưới 3 tấn 570.000

1
f
Trong đó:
S
i
: số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh TNDS của chủ xe được bảo hiểm bồi
thường năm i
T
i
: số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tai nạn trong năm i có phát sinh TNDS.
C
i
: số phương tiện tham gia bảo hiểm trong năm i
n: số năm thống kê thường là 3 - 5 năm
Công thức trên được tính theo từng hạn mức cụ thể.
Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện và người tham gia bảo hiểm
đóng theo số lượng đầu phương tiện của mình. Đây là bảo hiểm bắt buộc và thời
hạn bảo hiểm thông thường là một năm nên các chủ xe nộp phí một lần khi tham
gia bảo hiểm. Tuy nhiên, với các chủ xe có số lượng đầu xe lớn thì các công ty bảo
hiểm thường có các ưu tiên mang tính chính sách khách hàng. Chẳng hạn, các chủ
xe phải nộp một lượng phí lớn có thể nộp thành 2 lần, hoặc số lần nộp mức phí
tương ứng có xét giảm phí theo số lượng phương tiện tham gia bảo hiểm (giảm tối
đa là 20 %). Ngược lại, nếu chủ xe không tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe theo
đúng qui định thì phải nộp phạt theo thời gian chậm đóng.
- Chậm 1 ngày - 2 tháng phải nộp thêm 100% phí cơ bản
- Chậm 2 tháng - 4 tháng phải nộp thêm 200% phí cơ bản
- Chậm 4 trở lên nộp thêm 300% phí cơ bản
- Hoặc sẽ bị huỷ bỏ hợp đồng.
23
Ngoài ra, Bộ Tài Chính còn đưa ra biểu phí bảo hiểm TNDS dài hạn áp dụng

Số tháng xe hoạt động
12
24
1.4 Giám định và bồi thường thiệt hại trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới và
bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
1.4.1 Vai trò của công tác giám định và bồi thường
Giám định bồi thường được coi là nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp
bảo hiểm. Sỡ dĩ như vậy là do vai trò thiết thực của nó đối với doanh nghiệp và với
khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động giám định gắn liền với hoạt động
bồi thường bảo hiểm. Giám định quyết định trực tiếp đến số vụ bồi thường chi trả.
Do đó, hoạt động giám định được thực hiện tốt và chính xác sẽ xác định chính xác
số tiền bồi thường hoặc chi trả.
Giám định tổn thất được thực hiện bởi các chuyên viên giám định. Ở các
nước phát triển, chuyên viên giám định có thể do công ty bảo hiểm lựa chọn và chỉ
định, nhưng thông thường chuyên viên giám định là của doanh nghiệp bảo hiểm.
Để đảm bảo giám định được khách quan, tránh trục lợi bảo hiểm nhân viên giám
định phải là người không có quan hệ với khách hàng bảo hiểm. Điều đó giúp
DNBH tránh bồi thường sai, góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
Giám định giúp xác định chính xác nguyên nhân và mức độ của tổn thất, từ
đó giúp cho khách hàng có thể hiểu rõ của doanh nghiệp, về hoạt động bồi thường
nhằm tránh những hiều nhầm đáng tiếc có thể xảy ra.
Trong quá trình giám định, nhân viên giám định phải làm tròn nghĩa vụ của
mình, phải khách quan và rõ ràng, phải giái thích đầy đủ và cặn kẽ cho khách hàng
về quy cách làm việc và các thắc mắc của họ. Nếu giám định tốt sẽ giải quyết tốt
khâu bồi thường, củng cố lòngtin cho khách hàng và nâng cao uy tin cho doanh
nghiệp để từ đó giúp doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao sức cạnh trạnh.
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status