Công tác giám định - bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2003-2007 - Pdf 10

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
1.1. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba...........................................................................................................................................3
1.1.1. Sự cần thiết của BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba........3
BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là bắt buộc:.................5
1.1.2. Tác dụng của BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba............6
1.2. Một số nội dung chính của BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba..........7
1.2.1. Đối tượng bảo hiểm.................................................................................7
Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là phần trách nhiệm được xác định bằng
tiền theo quy định của luật pháp và sự phán quyết của tòa án quyết...........................8
định chủ xe phải gánh chịu do lưu hành xe của mình gây tai nạn cho người thứ
ba...............................................................................................................................8
1.2.2. Phạm vi bảo hiểm....................................................................................9
1.2.3. Phí bảo hiểm..........................................................................................10
1.2.4. Mức trách nhiệm bảo hiểm.....................................................................11
1.3. Công tác giám định - bồi thường nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba..............................................................................................................................12
1.3.1. Vai trò của công tác giám định - bồi thường ..........................................12
1.3.2. Những nguyên tắc cơ bản của công tác giám định - bồi thường ............13
*Những nguyên tắc chung.........................................................................................13
* Yêu cầu của biên bản giám định.............................................................................14
* Nhiệm vụ của giám định viên.................................................................................14
1.3.3. Nội dung công tác giám định bồi thường...............................................15
Tổ chức và thực hiện quy trình giám định bồi thường..............................................15

SV: Phạm Thị Liên Bảo hiểm 46A
1.3.4. Một số vấn đề khác trong công tác giám định - bồi thường ...................26
* Tạm ứng bồi thường:......................................................................................26
* Hòa giải dân sự:......................................................................................................27
* Thiệt hại trên phân cấp:..........................................................................................27

2.4.1. Trong công tác khai thác........................................................................73
2.4.2. Trong công tác giám định - bồi thường..................................................74
2.4.3. Nguyên nhân..........................................................................................76
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIỂN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
GIÁM ĐỊNH - BỒI THƯỜNG NGHIỆP VỤ BH TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI
NGƯỜI THỨ BA TẠI BVHN.................................................................................................79
3.1. Một số thuận lợi và khó khăn trong công tác giám định - bồi thường nghiệp vụ BH
TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại BVHN ....................................................79
3.2. Giải pháp đối với công tác giám định bồi thường nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba..........................................................................................................81
3.2.1. Đối với công tác giám định....................................................................81
3.2.1.1. Tổ chức tốt lực lượng giám định..................................................................81
3.2.1.2. Hoàn thiện khâu giải quyết tai nạn...............................................................82
3.2.1.3. Nâng cao trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác giám định..............84
3.2.2. Đối với công tác bồi thường...................................................................85
3.2.2.1. Hoàn thiện tờ khai thông báo tai nạn và hồ sơ yêu cầu giải quyết bồi
thường.......................................................................................................................................85
3.2.2.2. Hoàn chỉnh “bảng trả tiền bảo hiểm”...........................................................86
3.2.2.3. Tránh tồn đọng hồ sơ bồi thường.................................................................86
3.2.3. Đề phòng và hạn chế tổn thất.................................................................87

SV: Phạm Thị Liên Bảo hiểm 46A
3.2.4. Đối với vấn đề trục lợi bảo hiểm............................................................88
3.3. Một số kiến nghị...........................................................................................................91
3.3.1. Đối với phòng giám định bồi thường.....................................................91
3.3.2. Đối với công ty BVHN và Tổng công ty................................................92
KẾT LUẬN...............................................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................95

SV: Phạm Thị Liên Bảo hiểm 46A

Bảng 2.8: Tình hình trục lợi bảo hiểm nghiệp vụ BH TNDS chủ xe cơ giới đối
với người thứ ba tại BVHN giai đoạn 2003-2007………………...71

SV: Phạm Thị Liên Bảo hiểm 46A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyến Hải Đường
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhu cầu cuộc sống của
người dân cũng tăng cao, vận chuyển hàng hoá nhiều hơn, nhu cầu đi lại cũng
tăng theo. Điều này làm tăng đáng kể số lượng phương tiện giao thông (chủ
yếu là xe cơ giới), kéo theo đó là sự gia tăng nguồn nguy hiểm cao độ và là
nguyên nhân gây ra phần lớn tổn thất trong xã hội. Bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã ra đời nhằm hạn chế
phần nào hậu quả do tai nạn giao thông gây ra. Để nghiệp vụ bảo hiểm này
thực sự mang lại hiệu quả, đòi hỏi công tác giám định bồi thường xe cơ giới
phải được củng cố và nâng cao.
Đối với Bảo Việt Hà Nội, giám định bồi thường là khâu quan trọng thể
hiện chất lượng phục vụ của công ty đối với khách hàng, có ảnh hưởng nhiều
đến kết quả kinh doanh của nghiệp vụ. Thực tế đáng buồn hiện nay là đại bộ
phận người dân vẫn chưa tin hoặc vẫn chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của bảo
hiểm cũng như vai trò của giám định bồi thường, một phần cũng do lỗi của
các công ty bảo hiểm. Công tác giám định bồi thường trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Việt Hà Nội bên cạnh những kết
quả đạt được vẫn còn một số những tồn tại cần phải khắc phục.
Để tiếp tục hoàn thiện lại nghiệp vụ trong điều kiện các loại hình bảo
hiểm xe cơ giới đã tương đối ổn định, đòi hỏi tổng thể quy trình tổ chức thực
hiện công việc giám định bồi thường phải đảm bảo tính thống nhất, liên hoàn
giữa các bộ phận, phát huy được chất lượng hiệu quả của công tác giám định
bồi thường.
Xuất phát từ thực tế đó, cũng như nhận thức được tầm quan trọng của
công tác giám định bồi thường BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người

SV: Phạm Thị Liên Bảo hiểm 46A
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyến Hải Đường
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BH TNDS CỦA
CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA VÀ CÔNG TÁC
GIÁM ĐỊNH - BỒI THƯỜNG TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI
VỚI NGƯỜI THỨ BA
1.1. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của BH TNDS của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba
1.1.1. Sự cần thiết của BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Xe cơ giới là tài sản, là phương tiện quen thuộc của người Việt Nam
trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, từ việc di chuyển cá nhân đến vận
chuyển hàng hóa trong sản xuất kinh doanh và phân phối hàng hóa đến người
tiêu dùng. Xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ do vậy khi tham gia giao
thông thì có thể có tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra. Những năm gần đây, do
nền kinh tế đất nước phát triển làm tăng thu nhập của người dân, do công
nghệ sản xuất được nâng cao tạo ra sản phẩm xe cơ giới đa dạng và giá rẻ,
cộng với việc trao đổi hàng hóa giữa các nước gia tăng đáng kể đã tạo nên
nhiều cơ hội sở hữu xe cơ giới cho người dân tại Việt Nam. Chính vì vậy
lượng xe cơ giới lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng nhiều và tất yếu
sẽ gia tăng TNGT. Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia,
trong năm 2006, phương tiện giao thông đường bộ tăng nhanh so với tốc độ
xây dựng hạ tầng giao thông. Nếu như năm 2003, số xe cơ giới tham gia giao
thông là 675.000 xe ô tô và 12.500.000 xe máy thì đến năm 2005, con số này
đã tăng lên tới 850.000 xe máy và 16.000.000 xe ô tô. Tại thành phố Hà Nội,
số lượng ô tô, xe máy đăng ký từ năm 2000-2006 cũng đã tăng vọt theo từng
năm. Cụ thể, nếu năm 2001 có 103.748 ô tô và 951.083 xe máy được đăng ký
thì đến năm 2004 tăng lên 147.227 ô tô và 1.542.316 xe máy đăng ký và con

SV: Phạm Thị Liên Bảo hiểm 46A


SV: Phạm Thị Liên Bảo hiểm 46A
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyến Hải Đường
con số nhức nhối. Việc có một chế độ BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba là hết sức cần thiết.
BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là bắt buộc:
Nhìn chung trên thế giới hầu hết các nước tùy theo nguồn luật khác nhau
nhưng đều thực hiện chế độ BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba. Việt Nam là nước đang phát triển, đồng thời đất nước đang trong quá trình
hội nhập, bắt buộc phải tuân thủ theo thông lệ quốc tế.
Quy định bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới ở Việt Nam cũng
như ở các nước khác đều bắt nguồn từ thực tế: TNGT đường bộ có xu hướng
gia tăng theo chiều tỷ lệ thuận với số lượng phương tiện xe cơ giới tham gia
giao thông; các chủ xe không phải ai cũng là người giàu có, do tài chính
không đảm bảo nên việc thực hiện TNDS không kịp thời, nhanh chóng, đầy
đủ, kéo theo việc họ có thể phải chịu mức trách nhiệm hình sự tăng lên. Hơn
nữa, họ còn bị ngừng trệ sản xuất dẫn đến mất, giảm thu nhập.
Mặc dù cơ hội sở hữu xe cơ giới của người Việt Nam ngày càng tăng
nhưng xe cơ giới không chỉ là tài sản mà đôi khi là phương tiện mưu sinh và
đối với một bộ phận người dân, ngoài tài sản để mưu sinh này, không còn
năng lực về tài chính nào để bù đắp những thiệt hại gây ra cho người khác do
việc sử dụng xe cơ giới gây ra, cho nên khi phát sinh trách nhiệm bồi thường,
các chủ xe không đủ năng lực bồi thường gây thiệt hại nặng nề cho bản thân
và người thân của người bị hại trong vụ tai nạn và tăng thêm trách nhiệm
gánh chịu cho xã hội. Bên cạnh đó còn có những vụ tai nạn mà chính chủ xe
cũng bị chết hoặc không xác định được xe gây tai nạn, thực tế này chắc chắn
sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, nó đã làm ảnh hưởng lớn đến tình hình phát
triển kinh tế, xã hội. Trong khi mức thu nhập của người dân chưa đồng đều,

góp xây dựng những công trình phục vụ an toàn giao thông như các đường
thoát nạn, các biển báo nguy hiểm… và tổ chức các chiến dịch tuyên truyền

SV: Phạm Thị Liên Bảo hiểm 46A
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyến Hải Đường
rộng rãi về luật giao thông, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của mọi
người khi tham gia giao thông.
- Ngoài việc ổn định tài chính cho chủ xe, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người bị hại, bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba còn mang ý nghĩa tập trung tích lũy tài chính của một số đông
các chủ xe cơ giới để san sẻ cho các chủ xe khác khi thực hiện bù đắp tài
chính cho người bị hại mà trong đó người thu giữ nguồn tài chính và là đầu
mối san sẻ rủi ro là các công ty bảo hiểm.
- Triển khai bảo hiểm xe cơ giới còn góp phần tạo công ăn việc làm, tăng
thu Ngân sách để từ đó Nhà nước đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ
tầng giao thông, đồng thời còn nâng cao được ý thức trách nhiệm chấp hành
luật lệ giao thông của mọi người dân.
Việc quy định bảo hiểm bắt buộc là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi
chính đáng cho người bị hại và giúp chủ xe nhanh chóng khắc phục hậu quả
sau tai nạn, ổn định sản xuất và đời sống của người dân. Mặc dù vậy, không
phải chủ xe nào cũng ý thức được việc mua bảo hiểm. Thực tế cho thấy mới
chỉ có 80% lượng xe ô tô và 30% xe máy tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS.
Vì vậy, công tác tuyên truyền giải thích mục đích, ý nghĩa và tác dụng của
BH TNDS để người dân hiểu và chấp hành là việc làm thường xuyên không
chỉ riêng các DNBH mà còn có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành
và cả hệ thống chính trị. Đi đôi với công tác tuyên truyền, giải thích thì việc
kiểm tra chấp hành mua bảo hiểm của chủ xe của các ngành chức năng, đặc
biệt là cảnh sát giao thông cũng góp phần đáng kể vào số lượng xe tham gia
bảo hiểm.

khác của Nhà nước…
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe
(lái xe) với những thiệt hại của người thứ ba.
- Chủ xe (lái xe) phải có lỗi.

SV: Phạm Thị Liên Bảo hiểm 46A
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyến Hải Đường
Ngoài ra có một số trường hợp gián tiếp gây tai nạn, nhà bảo hiểm vẫn
tiến hành bồi thường.
1.2.2. Phạm vi bảo hiểm
Công ty bảo hiểm nhận đảm bảo cho các rủi ro bất ngờ không lường
trước được gây ra tai nạn và làm phát sinh TNDS của chủ xe. Cụ thể, các thiệt
hại nằm trong phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm bao gồm:
- Tai nạn gây thiệt hại đến tính mạng, tình trạng sức khỏe của người thứ
ba.
- Tai nạn gây thiệt hại đến tài sản, hàng hóa… của người thứ ba.
- Tai nạn gây thiệt hại đến sản xuất kinh doanh của người thứ ba.
- Tai nạn gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của những người tham
gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân.
- Những chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa
hạn chế thiệt hại, các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo
hiểm trong những vụ tai nạn có phát sinh TNDS.
DNBH không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra trong các
trường hợp sau:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe (lái xe) hoặc của người bị thiệt
hại.
- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện TNDS của chủ xe (lái
xe) cơ giới.
- Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ đối với loại xe cơ giới bắt buộc



=
n
i
i
n
i
ii
C
TS
f
1
1
.
Trong đó:
S
i
: Số vụ TNGT trong năm i có phát sinh TNDS.
T
i
: Thiệt hại bình quân 1 vụ năm i có phát sinh TNDS.
C
i
: Số xe tham gia bảo hiểm TNDS năm i.
n: Số năm thống kê, thường từ 3-5 năm.

SV: Phạm Thị Liên Bảo hiểm 46A
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyến Hải Đường

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyến Hải Đường
quan đến sức khỏe của người thứ ba thì chủ xe cần nhanh chóng cứu chữa
người bị nạn, hạn chế thiệt hại phát sinh. Ngoài ra, người bị hại cũng cần phối
hợp với chủ xe, giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, tạo điều điện tốt nhất cho
nhân viên bảo hiểm đến giám định.
Khi nhận được thông báo, nhà bảo hiểm phải cử nhân viên hoặc người
ủy quyền, tổ chức giám định, thông thường khi giám định phải có cảnh sát
giao thông hoặc chính quyền địa phương chứng kiến để xác định thực tế lỗi
của chủ xe và người thứ ba. Sau đó, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành lập biên
bản giám định. Dựa trên các giấy tờ mà chủ xe cung cấp cùng với biên bản
giám định của giám định viên, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường cho
chủ xe gây tai nạn.
1.3. Công tác giám định - bồi thường nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba
1.3.1. Vai trò của công tác giám định - bồi thường
Công tác giám định - bồi thường có vai trò to lớn đối với DNBH trong
quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm. Trong những năm gần đây, các sản
phẩm bảo hiểm xe cơ giới đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất
lượng. Các DNBH cạnh tranh nhau không chỉ là phí bảo hiểm mà quan trọng
hơn là công tác dịch vụ sau bán hàng. Giám định - bồi thường là công đoạn
cuối cùng hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm, là khâu quan trọng thể hiện chất
lượng phục vụ của công ty bảo hiểm đối với khách hàng, có ảnh hưởng nhiều
đến hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ. Quản lý tốt việc giám định bồi
thường bảo đảm cho bồi thường sát với thực tế thiệt hại, giảm được những
thất thoát trong quá trình kinh doanh bảo hiểm, đồng thời nâng cao chất lượng
của sản phẩm và uy tín của DNBH. Thúc đẩy phát triển kinh doanh bảo hiểm
trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.

SV: Phạm Thị Liên Bảo hiểm 46A
12

13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyến Hải Đường
viên kỹ thuật chuyên nghiệp thực hiện việc giám định. Kết luận của giám định
viên kỹ thuật chuyên nghiệp là căn cứ để xác định thiệt hại. Trường hợp kết
luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp khác với kết luận của giám
định viên bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu chi phí giám định.
Trường hợp kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp trùng với kết
luận của giám định viên bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải chịu chi phí giám
định…
Trong trường hợp đặc biệt, nếu công ty bảo hiểm không thực hiện được
việc lập biên bản giám định thì có thể căn cứ vào biên bản của các cơ quan
chức năng, căn cứ vào ảnh chụp, các hiện vật thu được, khai báo của chủ xe
và cơ quan điều tra, thẩm định của công ty (khi cần thiết).
Mục tiêu của việc giám định nhằm:
Thực hiện công tác giám định tốt sẽ giúp công ty bảo hiểm xác định tai
nạn và nguyên nhân tai nạn, từ đó xác định trách nhiệm của bảo hiểm.
Đánh giá, xác định thiệt hại cho việc bồi thường được chính xác và
nhanh chóng.
Ngoài ra còn giúp cho việc tổng hợp nguyên nhân TNGT để có biện
pháp phòng ngừa.
* Yêu cầu của biên bản giám định
Biên bản giám định phải được giám định viên thể hiện một cách đầy đủ,
tỷ mỉ và chi tiết những thiệt hại do tai nạn. Ngoài ra nó phải phản ánh một
cách trung thực và khách quan nhất về vụ tai nạn.
Đề xuất được những phương án khắc phục thiệt hại hợp lý và kinh tế
nhất.
* Nhiệm vụ của giám định viên
Trường hợp có cảnh sát đến giám định tai nạn thì giám định viên cần
phải phối hợp với cơ quan điều tra, chủ xe cơ giới để thu thập tài liệu, kết luận



SV: Phạm Thị Liên Bảo hiểm 46A
Dự kiến phương án và
chuẩn bị giám định
Phân loại, xác định thiệt hại thuộc
trách nhiệm bảo hiểm
Cùng chủ xe đánh giá sơ bộ thiệt hại,
lựa chọn phương án khắc phục thiệt hại
Bồi thường theo
đánh giá thiệt hại
Đánh giá giá trị còn
lại và thiệt hại
Lập và thống nhất
dự toán sửa chữa
Khảo sát, thống
nhất giá thiệt hại
Tiến hành
sửa chữa
Thu cũ hoặc
đối trừ
Giám
định bổ
xung
Chủ xe cam kết
chấm dứt đòi
bồi thường
Quyết toán
nghiệm thu
Thu hồi tài
sản

Thống nhất với lái xe, chủ xe về thời gian, địa điểm giám định. Chuẩn bị
dụng cụ, phương tiện cần thiết cho công việc giám định. Trường hợp những
vụ tai nạn phức tạp, xét thấy trình độ giám định viên của công ty không làm
được thì có thể thuê giám định chuyên môn của đơn vị khác.
* Tiến hành giám định
Việc tiến hành giám định bao gồm các bước sau:
1. Kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ, bao gồm:
- Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Đăng ký xe.
- Giấy phép lưu hành hoặc giấy phép sử dụng xe (xe Quân đội).
- Bằng lái xe
Sao chụp ngay các giấy tờ trên ngay và giám định viên ký xác nhận vào
bản sao.
2. Chụp ảnh:
Phải chụp ảnh cả tổng thể và ảnh chi tiết:
+ Ảnh tổng thể có biển số đăng ký xe, tốt nhất có cả hiện trường tai nạn.

SV: Phạm Thị Liên Bảo hiểm 46A
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyến Hải Đường
+ Ảnh chi tiết chụp phải bộc lộ thiệt hại, nếu cần phải dùng phấn, mực
đánh dấu, khoanh vùng vị trí thiệt hại. Khi giám định những chi tiết gãy, hỏng
bên trong phải chụp ảnh chi tiết tháo rời. Trường hợp thiệt hại nặng, cần thiết
chụp thêm số máy, số khung, số sản xuất…
Những vụ tai nạn nếu có dấu hiệu do nguyên kỹ thuật hay các nguyên
nhân nằm trong loại trừ bảo hiểm, cần chụp ảnh những chi tiết liên quan, để
chứng minh nguyên nhân tai nạn.
Đưa ảnh vào hồ sơ phải có ngày chụp, tên người chụp, chú thích, đóng
dấu xác nhận.
3. Lập biên bản giám định:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status