khóa luận tốt nghiệp đại học đề tài Xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan phân môn Lịch sử lớp 4 - Pdf 22

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp: “Xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan
phân môn Lịch sử lớp 4” đã được hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn Ban
chủ nhiệm khoa Tiểu học - Mầm non. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến giảng viên - Th.S Lê Văn Đăng, khoa Tiểu học - Mầm non, trường Đại
học Tây Bắc, người đã hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm
non; các thầy cô giáo trường Đại học Tây Bắc; cùng sự ủng hộ nhiệt tình của các
bạn sinh viên lớp K51 Đại học Giáo Dục Tiểu học B.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các ban ngành chức năng; Thư viện
trường Đại học Tây Bắc; các Thầy, Cô giáo, các em học sinh Trường TH Quyết
Tâm – Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La. Đã tạo điều kiện cho chúng em trong
quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em rất mong nhận được ý kiến của thầy, cô giáo và các bạn SV để khóa
luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

Sơn La, tháng 5 năm2014

Tác giả

Lê Thị thúy
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Dịch là
GV

3.2. Đối tượng nghiên cứu:. 2
4. Giả thuyết khoa học 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6. Giới hạn nghiên cứu 2
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 2
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 2
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2
7.3. Phương pháp thống kê toán học 3
8. Cấu trúc của khoá luận 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU 4
1. Cở sở lí luận 4
1.1. Lịch sử vấn đề 4
1.1.1. Vấn đề kiểm tra đánh giá trong lịch sử giáo dục thế giới 4
1.1.2. Vấn đề kiểm tra đánh giá trong giáo dục Việt Nam 4
1.2. Một số khái niệm cơ bản 5
1.2.1. Kiểm tra là gì? 5
1.2.2. Đánh giá là gì? 6
1.3. Những yều cầu và nguyên tắc cần tuân thủ trong kiềm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh 7
1.3.1. Những yêu cầu cần tuân thủ trong kiểm tra và đánh giá 7
1.3.2. Những nguyên tắc đánh giá kết quả học tập của học sinh 8
1.3.2.1. Nguyên tắc là gì? 8
1.3.2.2. Các nguyên tắc đánh giá 8
1.4. Các tiêu chí và quy trình của việc kiểm tra đánh giá 9
1.4.1. Các tiêu chí dùng trong quá trình đánh giá 9
1.4.2. Quy trình của kiểm tra đánh giá. 10
1.5. Bản chất, ý nghĩa của kiểm tra đánh giá 12
1.5.1. Bản chất của kiểm tra đánh giá 12

2.2.3. Quy tắc soạn câu hỏi ghép đôi 33
2.2.4. Quy tắc soạn câu hỏi điền khuyết 33
2.3. Xây dựng và sử dụng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan phân môn
Lịch sử lớp 4 34
2.3.1. Quy trình thiết kế 34
2.3.2. Quy trình sử dụng 35
2.4. Xây dựng và sử dụng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan phân môn
Lịch sử lớp 4. 36
2.4.1. Xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra học kì 1
phân môn Lịch sử lớp 4 36
2.4.2. Xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra học kì 2
phân môn Lịch sử lớp 4 52
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 63
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 64
3.1. Mục đích thực nghiệm 64
3.2. Tiến trình thực nghiệm 64
3.3. Nội dung thực nghiệm 64
3.4. Thời gian tiến hành thực nghiệm 64
3.5. Chỉ tiêu đánh giá kết quả thực nghiệm 64
3.6. Kết quả thực nghiệm 66
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
1. Kết luận 75
2. Kiến nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
1
PHẦN MỞ ĐẦU

số giáo viên mạnh dạn sử dụng vào trong kiểm tra đánh giá bước đầu đã thu
được kết quả, nhưng nhìn chung hiệu quả của nó vẫn chưa cao do những nguyên
nhân khách quan và chủ quan.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn đã trình bày ở trên chúng tôi quyết định
chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan phân
môn Lịch sử lớp 4”.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh bằng việc xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan
phân môn Lịch sử lớp 4.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh trong môn Lịch sử lớp 4.
3.2. Đối tượngnghiên cứu: Xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan
phân môn Lịch sử lớp 4.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan phân môn Lịch sử lớp 4 một
cách khoa học, hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá kết
quả học tập môn Lịch sử của học sinh lớp 4 bằng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách
quan trong môn Lịch sử lớp 4.
- Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng để kiểm tra đánh giá bằng trắc
nghiệm khách quan trong việc đánh giá kết quả của học sinh lớp 4 trong phân
môn Lịch sử.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính
của khoá luận gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan phân môn Lịch sử.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 4
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Cở sở lí luận
1.1. Lịch sử vấn đề
1.1.1. Vấn đề kiểm tra đánh giá trong lịch sử giáo dục thế giới

5
chung và phân môn Lịch sử lớp 4 nói riêng còn quá ít ỏi. Đặc biệt là chưa xác
lập được quy trình, tiêu chuẩn đánh giá cụ thể để hướng dẫn và tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh trong phân môn Lịch sử lớp 4.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập phân môn Lịch sử của học sinh lớp 4 là
quá trình thu thập, phân tích và xử lý các thông tin và kiến thức, kỹ năng và thái
độ của học sinh theo mục tiêu của môn Lịch sử nhằm đề ra các giải pháp để thực
hiện mục tiêu của môn học này.
1.2.1. Kiểm tra là gì?
Trong từ điển Tiếng Việt kiểm tra là sự xem xét tình hình thực tế để đánh
giá, nhận xét. [14;523].
Theo tác giả Trần Bá Hoành “Việc kiểm tra cung cấp những dữ liệu, những
thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá”. [9;13].
Kiểm tra là chỉ thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động của giáo viên sử
dụng để thu thập thông tin về hiểu biết kiến thức kĩ năng và thái độ của học sinh
trong học tập nhằm cung cấp dữ liệu cho việc đánh giá.
Kiểm tra có hai hình thức: kiểm tra định tính, kiểm tra định lượng
- Kiểm tra theo hướng định tính là phương thức thu thập thông tin về kết
quả học tập và rèn luyện của học sinh bằng cách quan sát và ghi nhận xét dựa
theo các tiêu chí giáo dục đã định.
- Kiểm tra theo hướng định lượng là phương thức thu thập thông tin và kết
quả học tập của học sinh bằng điểm số hoặc số lần thực hiện của những hoạt
động nào đó. Cách thức và phương tiện ghi nhận kết quả học tập của học sinh
bằng điểm số hay số lần thực hiện theo quy tắc đã tính trong kiểm tra và mang
tính chất định lượng. Điểm số vẫn mang kí hiệu gián tiếp phản ánh trình độ, và
học lực của mỗi học sinh mang ý nghĩa định tính. Như vậy, bản thân điểm số
không có ý nghĩa về mặt định lượng.
Tóm lại: Kiểm tra chỉ là hình thức và phương tiện cụ thể góp phần vào quá

phần của quá trình dạy học.
Theo R.F.Marger: “Đánh giá là việc miêu tả tình hình học của học sinh và
giáo viên để dự đoán công việc phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ”.
Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh trong cuốn (Đánh giá và đo lường kết
quả học tập) cho rằng: “Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí
thông tin về trình độ, khả năng mà người học thực hiện các mục tiêu học tập đã
xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, cho nhà
trường và bản thân học sinh để giúp họ học tập tiến bộ hơn”.
Theo mục tiêu chung của giáo dục hiện nay, phải đánh giá học sinh một
cách toàn diện về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Kiểm tra đánh giá là khâu có quan
hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin cho đánh giá. Đánh giá
thông qua kết quả của kiểm tra.
Đánh giá là khâu quan trọng trong quá trình giáo dục nhằm cung cấp thông
tin chích xác về chất lượng sản phẩm của ngành Giáo dục cho xã hội cũng là
động lực để đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu giáo dục đề ra.
Đánh giá trong giáo dục cần bám sát mục tiêu trong từng giai đoạn (từng bài, 7
từng chương, từng học kì, từng năm học…) mới phản ánh chất lượng giáo dục
nói chung, ở mỗi bộ môn nói riêng.
- Để tìm hiểu thêm về đánh giá thì cần tham khảo thêm một số loại đánh
giá kết quả học tập của học sinh như sau. Đánh giá chuẩn đoán, đánh giá từng
phần, đánh giá tổng hợp và ra quyết định.
+ Đáng giá chuẩn đoán được tiến hành trước khi dạy một chương hay một
vấn đề quan trọng nào đó, giúp cho giáo viên nắm được kiến thức có liên quan
đến học sinh những điểm học sinh nắm vững, những lỗ hổng… để quyết định
dạy cho phù hợp.
+ Đánh giá từng phần được tiến hành trong giảng dạy nhằm cung cấp thông
tin ngược cho giáo viên và học sinh, để có cách điều chỉnh thích hợp trong quá

tạo. Đồng thời, tạo yếu tố tích cực và khuyến khích trong dạy học để ngăn ngừa
tiêu cực trong kiểm tra đánh giá.
1.3.2. Những nguyên tắc đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.3.2.1. Nguyên tắc là gì?
Nguyên tắc là các luận điểm cơ bản mà khi tiến hành đánh giá sản phẩm
của người học thì nhà sư phạm cần dựa vào.
1.3.2.2. Các nguyên tắc đánh giá
a. Nguyên tắc kết hợp đánh giá định lượng và đánh giá định tính
Nguyên tắc này đánh giá toàn diện con người, sự kết hợp này nhằm đảm
bảo tính khách quan hơn, toàn diện hơn trong quá trình đánh giá kết quả học
sinh tạo điều kiện cho học sinh phát triển mạnh mẽ cả về nhân cách và trí tuệ.
Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên không chỉ căn cứ vào điểm số của các quá
trình kiểm tra đánh giá mà phải kết hợp với những ghi nhận qua quan sát đánh
giá hằng ngày của học sinh để phản ánh thực chất về trình độ và năng lực của
các em.
Ở những môn học có tính định lượng nhiều thì ngoài những điểm số ghi
nhận kết quả của học sinh, giáo viên cần đưa ra những nhận xét để giúp học sinh
biết được điều gì, đã đạt được đến đâu và chưa đạt đến đâu.
b. Nguyên tắc coi trọng sự phát triển và khích lệ sự tiến bộ của học sinh
Nội dung của nguyên tắc này thể hiện tính nhân văn, tính giáo dục trong
đánh giá của học sinh. Nguyên tắc này nhấn mạnh mục đích phát triển của giáo
dục và dạy học ở tiểu học, đồng thời tính đến sự phù hợp đặc điểm tâm sinh lí
của lứa tuổi học sinh tiều học.
Để làm tốt nguyên tắc này thì đánh giá trong giáo dục phải quan tâm tới
một số nội dung sau:
- Công cụ đánh giá phải tạo điều kiện cho học sinh vận dụng và khai thác kĩ
năng có tính chất liên môn.
- Phương pháp và công cụ đánh giá góp phần vào sự nghiệp dạy học mang
tính tự lực chủ động sáng tạo.
- Đánh giá phải hướng tới kích thích sự phấn đấu và tiến bộ của người học

thức bài làm của học sinh.
+ Trong đánh giá, nên khuyến khích học sinh khả năng sáng tạo, tính đột
biến trong bài làm của học sinh. Như thế, nhà sư phạm sẽ phân loại (phân biệt –
phân hoá) trình độ học sinh lớp mình.
- Tính rõ ràng của đánh giá
+ Đánh giá cho điểm phải rõ ràng. Chỉ người học mới hiểu tại sao mình
điểm số như vậy và điểm số là phương tiện kích thích học sinh học tập tốt hơn.
+ Đánh giá rõ ràng vừa bằng định lượng vừa bằng định tính, tức là vừa cho
điểm vừa nhận xét nhằm giải thích một cách thoả đáng những ưu điểm và hạn chế
của lời giải, vạch ra con đường giúp cho người học phát huy hoặc khắc phục.
1.4. Các tiêu chí và quy trình của việc kiểm tra đánh giá
1.4.1. Các tiêu chí dùng trong quá trình đánh giá
Kiểm tra và đánh giá sẽ có tác dụng tích cực nếu xác định được các tiêu chí
đánh giá. Các tiêu chí chủ yếu của đánh giá học tập được thể hiện: 10
a. Độ tin cậy
Một bài kiểm ra được coi là có độ tin cậy nếu trong hai lần kiểm tra khác
nhau, cùng một học sinh phải đạt điểm số xấp xỉ hoặc trùng nhau nếu cùng làm
một bài kiểm tra có nội dung tương đương. Hai giáo viên chấm bài đều có điểm
như nhau hoặc gần tương đương nhau.
b. Tính khả thi
Tính khả thi phản ánh nội dung và mức độ của bài kiểm tra, hình thức và
phương tiện phải phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của học sinh ở từng địa
phương, vùng miền… phù hợp với chuẩn tối thiểu của chương trình.
c. Khả năng phân loại tích cực
Do sự phát triển khác nhau giữa các cá nhân nên cần có những bài kiểm tra
sao cho học sinh có khả năng cao hơn thì đạt kết quả cao hơn một cách rõ nét.
Tránh tình trạng bài kiểm tra không phán ánh được trình độ học sinh trong một lớp.

Lưu ý đối với người dạy đó là khi đặt ra mục đích, yêu cầu đánh giá, người
dạy phải biết đề ra những dấu hiệu chứng tỏ yêu cầu đã đạt được.
Bước 2: Xác định hệ thống tiêu chuẩn đánh giá tri thức người học
Mục đích đánh giá khác nhau, nội dung bài kiểm tra cũng sẽ ở các mức độ
khác nhau. Nó được thể hiện thông qua các hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cơ bản:
Các tiêu chuẩn đánh giá cơ bản (vĩ mô – lí luận dạy học).
Thứ nhất là hiểu, nhớ bài (bằng lời, bằng viết, bằng thực hành…).
Thứ hai là áp dụng được bài làm trong tình huống tương tự.
Thứ ba là áp dụng được bài làm trong tình huống đã thay đổi.
Thứ tư là bài làm mang tính sáng tạo.
Thứ năm là hình thức trình bày sáng sủa, rõ ràng và logic.
Đây là một bước quan trọng trong quy trình đánh giá. Từ các tiêu chuẩn
đánh giá cơ bản này (mức vĩ mô) khi áp dụng đánh giá từng môn học cụ thể,
người dạy sẽ cụ thề hoá hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nêu trên (Xây dựng chuẩn
đánh giá cụ thể cho từng môn học – mức vi mô – lí luận dạy học bộ môn).
Tiêu chuẩn cơ bản thứ nhất và thứ hai yêu cầu bắt buộc người học phải đạt
được. Tiêu chuẩn thứ ba nhằm phân hoá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các
em – thể hiện cách xử sự phù hợp với tri thức đã tiếp thu để đảm bảo tính vững
chắc của tri thức (hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo). Tiêu chuẩn thứ tư nhằm
khuyến khích khả năng phát triển và năng lực sáng tạo của người học (tính mềm
dẻo của tư duy). Còn tiêu chuẩn thứ năm mang tính giáo dục nhằm rèn luyện
cho người học tính cẩn thận, cách làm việc nghiêm túc, cách trình bày bài sạch
sẽ rõ ràng, có cấu trúc logic.
Bước 3: Xác định hình thức đánh giá
Hình thức đánh giá là vừa cho điểm, vừa nhận xét. Các môn học khác ở
tiểu học, khi đánh giá theo thang kí hiệu chữ cái A (hoàn thành nhiệm vụ), A+ 12
(có năng khiếu) và B (chưa hoàn thành nhiệm vụ) có thể tham khảo hình thức

cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ ngược trong” giúp người học tự điều
chỉnh việc học. Giúp cho học sinh kịp thời nhận thức mức độ đạt được những 13
kiến thức của mình, còn lỗ hổng kiến thức nào trước khi bước vào phần mới của
quá trình học tập, có cơ hội nắm chắc các yêu cầu cụ thể đối với từng phần của
chương trình. Ngoài ra, thông qua KTĐG học sinh có điều kiện tiến hành các
hoạt động trí tuệ: ghi nhớ, tái hiện, chính xác hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá
kiến thức. Như vậy, KTĐG sẽ giúp học sinh phát huy trí thông minh, linh động
kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế.
Đối với giáo viên thì KTĐG sẽ cung cấp cho giáo viên những thông tin
“liên hệ ngược ngoài” qua đó rút kinh nghiệm điều chỉnh mục tiêu, lựa chọn
phương pháp và nội dung trọng tâm trong quá trình dạy học. KTĐG kết hợp với
theo dõi thường xuyên giúp cho học sinh nắm một cách cụ thể và khá chính xác
năng lực và trình độ của mỗi học sinh. Từ đó, giáo viên có những phương pháp
cụ thể để bồi dưỡng cho từng học sinh để nâng cao chất lượng học tập chung.
Đánh giá có ý nghĩa đối với các nhà quản lí giáo dục đó là: KTĐG giúp cho
các cấp quản lí giáo dục nắm được những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và
học một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo, uốn nắn kịp thời những lệch lạc
đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.
1.6. Những hình thức và hệ thống các phương pháp kiểm tra đánh giá
1.6.1. Những hình thức kiểm tra
Trong giáo dục, kiểm tra là hình thức thu thập thông tin dữ liệu làm cơ sở
cho đánh giá. Để làm tốt được điều này thì phải linh động trong lựa chọn và kết
hợp 3 hình thức chủ yếu sau:
Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra thường xuyên được thực hiện qua quan
sát có hệ thống hoạt động lớp nói chung, hoạt động của học sinh nói riêng thông
qua các khâu kiểm tra bài cũ, tiếp thu bài học mới vận dụng các kiến thức đã học
vào cuộc sống. Kiểm tra thường xuyên giúp cho thầy điều chỉnh cách dạy, trò

chỉnh hoạt động dạy học sao cho phù hợp. Phương pháp vấn đáp được giáo viên
sử dụng trong tiết kiểm tra bài cũ, dạy bài mới hoặc củng cố cuối tiết học. Từ
đó, giáo viên có thể đánh giá sơ bộ về mức độ nắm kiến thức của học sinh để
quyết định hướng giảng dạy tiếp theo.
Ba là phương pháp trắc nghiệm viết: Phương pháp này là phương pháp phổ
biến có thể kiểm tra tất cả học sinh trong lớp. Đánh giá được trình độ chung đề
kiểm tra viết có thể bao quát rộng từ những vấn đề tổng hợp cho tới chi tiết để
đánh giá học sinh về nhiều mặt. Phương pháp này dựa trên bút tích hay công
trình còn lưu lại của đối tượng đánh giá làm cơ sở đánh giá.
Thứ nhất: Kiểm tra viết dạng tự luận bao gồm các câu hỏi bài tập trong các
bài kiểm tra viết truyền thống, có cho phép có sự tự do tương đối nào đó để trả
lời một vấn đề được đặt ra, nhưng lại đòi hỏi học sinh nhớ lại hơn là nhận xét
thông tin và phải diễn đạt một cách chính xác. Thông thường số lượng câu hỏi
trong bài kiểm tra viết tự luận ít hơn số lượng câu hỏi trong bài kiểm tra viết trắc
nghiệm khách quan.
Thứ hai: Kiểm tra trắc nghiệm khách quan, các bài kiểm tra được gọi là
khách quan vì hệ thống cho điểm là khách quan không chủ quan như trắc 15
nghiệm viết tự luận. Thông thường có nhiều câu trả lời được cung cấp cho mỗi
câu hỏi nhưng có duy nhất một câu trả lời đúng, hoặc đúng nhất. Và được chấm
điểm bằng số lần đếm câu hỏi chọn đúng trong số các câu hỏi được cung cấp. Có
thể coi kết quả chấm là như nhau, không phụ thuộc vào người chấm. Để hiểu
trắc nghiệm khách quan chúng ta tìm hiểu trắc nghiệm khách quan.
Để cho người đọc dễ phân biệt những điểm khác biệt giữa hình thức kiểm
tra trắc nghiệm khách quan và kiểm tra viết dạng tự luận thì chúng ta tìm hiểu
bảng so sánh sau đây. Bảng so sánh này sẽ tiến hành so sánh ưu điểm và nhược
điểm của hai hình thức: Hình thức tự luận, hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm
khách quan.

được quá trình tư duy.
+ Phản ánh khả năng trình
bày, diễn đạt vấn đề một cách
có hệ thống và mạch lạc.

+ Tốn nhiều thời gian và
công sức chấm bài.
+ Đôi khi đánh giá không
được khách quan.
+ Quay cóp, học tủ

1.7. Trắc nghiệm và trắc nghiệm khách quan
1.7.1. Khái niệm
- Trắc nghiệm (Test)
Trắc nghiệm là một công cụ hay quy trình có hệ thống nhằm đo lường mức
độ một cá nhân đạt được trong một lĩnh vực cụ thể nào đó (Gronlund, 1981)
- Trắc nghiệm tự luận (Essay test)
Trắc nghiệm tự luận là một nhóm các câu hỏi buộc học sinh phải trả lời
theo dạng mở (loại câu hỏi này không chỉ có một câu trả lời hay một kiểu trả lời 16
mà có thể có nhiều cách, nhiều hướng trình bày…) học sinh phải tự trình bày ý
kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra.
- Trắc nghiệm khách quan (Objective test)
Trắc nghiệm khách quan là bài kiểm tra, trong đó nhà sư phạm đưa ra các
mệnh đề và có câu trả lời khác nhau yêu cầu người học phải chọn đáp án phù hợp.
Trắc nghiệm khách quan bao gồm nhiều mệnh đề, câu hỏi hay mô hình
(tranh ảnh, sơ đồ) và đã được trả lời bằng các dấu hiệu đơn giản, một từ, cụm từ
hoặc là các con số.


17
- Khi muốn chấm bài nhanh và muốn có điểm số đáng tin cậy, không phụ
thuộc vào người chấm.
1.7.3. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông dụng
Ở tiểu học, đặc điểm tâm lí và nhận thức lứa tuổi của học sinh nên người ta
thường dùng các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan sau:
+ Câu hỏi nhiều lựa chọn.
+ Câu hỏi đúng sai.
+ Câu hỏi ghép đôi.
+ Câu hỏi điền khuyết.
a. Câu hỏi nhiều lựa chọn
Trắc nghiệm nhiều lựa chọn là loại câu hỏi đưa ra yêu cầu (có thể là một
mệnh đề), trong đó có nhiều phương án trả lời giống nhau và yêu cầu học sinh
xác định phương án trả lời thích hợp với yêu cầu đề ra. Trắc nghiệm loại này
gồm có hai phần: phần dẫn và phần lựa chọn.
Phần dẫn là nêu vấn đề hay cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu
hỏi (câu chưa hoàn tất) tạo cơ sở cho sự lựa chọn.
Phần lựa chọn gồm các phương án trả lời thường được đánh dấu bằng các
chữ cái A, B, C, D… hoặc các số 1, 2, 3, 4… Trong các phương án đó có thể chọn
một phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án khác đưa vào có tác dụng
gây nhiễu hoặc “đánh lừa” học sinh. Các phương án trả lời thường từ ba đến năm
phương án cho sẵn để học sinh chọn lựa và đánh dấu vào phương án đúng.
- Ưu điểm:
+ Độ tin cậy cao vì với số phương án lựa chọn tăng lên yếu tố may rủi do
đoán mò giảm đi.
+ Loại câu này có thể đảm bảo độ giá trị, bởi vì với nhiều câu trả lời có sẵn
thể đo được các khả năng như: nhớ, hiểu, áp dụng, suy diễn, tổng hợp.
+ Với loại câu nhiều lựa chọn có thể dùng phương pháp phân tích câu hỏi
để giữ lại những câu trắc nghiệm tốt, có thể căn cứ vào các chỉ số để thu được

c. Câu hỏi ghép đôi
Loại câu hỏi này gồm hai phần: phần thông tin ở bảng truy và phần thông
tin ở bảng chọn. Hai phần này được thiết kế ở hai cột. Yêu cầu học sinh lựa chọn
yếu tố thích hợp của mỗi cặp thông tin ở bảng truy và bảng chọn. Giữa các cặp ở
hai ở hai bảng có mối liện hệ trên một cơ sở đã định. Có hai hình thức: đối chiếu
hoàn toàn (số mục ở bảng truy bằng số mục ở bảng chọn), đối chiếu không hoàn
toàn (số mục ở bảng truy ít hơn số mục ở bảng chọn).
- Ưu điểm:
+ Dễ xây dựng.
+ Loại câu này dễ viết dễ dùng yếu tố đoán mò giảm đi nhiều.
- Nhược điểm:
+ Nếu soạn những câu để đo mức độ kiến thức cao đòi hỏi phải mất nhều
công phu. Nếu có nhiều phần tử trong mỗi cột, sẽ mất nhiều thời gian đọc và lựa
chọn tìm câu ghép đôi.
+ Đây cũng là một câu trắc nghiệm khách quan khá thông dụng trong đánh
giá kết quả học tập.
+ Mỗi loại câu ở trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Trong
quá trình kiểm tra và đánh giá cần xem xét chúng trong hoàn cảnh cụ thể để lựa
chọn và sử dụng cho phù hợp với các mục tiêu đo lường và đánh giá. 19
+ Thông tin có tính dàn trải không nhấn mạnh vào những điều quan trọng.
d. Câu hỏi điền khuyết
Trắc nghiệm điền khuyết hay còn gọi là trắc nghiệm trả lời ngắn. Dạng câu
hỏi này có hai hình thức:
+ Câu hỏi với giải đáp ngắn.
+ Một phát biểu chưa hoàn chỉnh với một hoặc nhiều chỗ để trống.
Học sinh viết câu trả lời cho câu hỏi hoặc điền thêm vào câu phát biểu chưa
hoàn chỉnh bằng một từ hay cụm từ.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status