đề xuất quy trình kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trong kiểm toán ngân sách nhà nước - Pdf 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Nguyễn Minh Thắng

ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG KIỂM TOÁN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội – 2013


Hà Nội - 2013

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của cá nhân tôi và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác (tính đến thời điểm
này). Các số liệu và kết quả trong Luận văn là hoàn toàn trung thực.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Học viên
Nguyễn Minh Thắng
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Thứ tự
Tên hình vẽ
Trang
Hình 1
Sơ đồ tổng quát của quá trình kiểm toán
03
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Thứ tự
Tên bảng biểu
Trang
Bảng 2.1
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010
39
Bảng 2.2
Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện năm 2011
42
Bảng 2.3
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành

4. ĐTXDCB: Đầu tư xây dựng cơ bản;
5. DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước;
6. ĐTXD: Đầu tư xây dựng;
7. NSTW: Ngân sâch trung ương;
8. MTQG: Mục tiêu quốc gia;
9. GTGT: Giá trị gia tăng;
10. BQLDA: Ban quản lý dự án;
11. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn;
12. USD: Đô la Mỹ;
13. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
L
ỜI CÁM ƠN
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC VIẾT TẮT
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐÊ LÝ LUẬN CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG QUY
TRÌNH KIỂM TOÁN CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 1
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN 1
1.1.1. Khái niệm kiểm toán 1
1.1.2. Các loại kiểm toán 3
1.1.2.1. Phân loại theo chức năng 3
1.1.2.2. Phân loại theo chủ thể kiểm toán 4
1.1.3. Mục tiêu, yêu cầu, nội dung, đối tượng, phạm vi của KTNN Việt Nam 11

2.2.1.3. Kết quả kiểm toán trong vài năm gần đây 56
2.2.1.4. Một số kết quả hoạt động kiểm toán dự án ĐTXDCB của KTNN trong
thời gian qua 57
KÊT LUẬN CHƯƠNG 2 66
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI ĐTXDCB 67
3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 67
3.1.1. Khái niệm quy trình kiểm toán và sự cần thiết của nó 67
3.1.2. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng quy trình kiểm toán 68
3.1.2.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình kiểm toán 68
3.1.2.2. Phương pháp xây dựng quy trình kiểm toán 69
3.2. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI ĐTXDCB 70
3.2.1. Chuẩn bị kiểm toán (Bước 1) 70
3.2.1.1. Khảo sát thu thập thông tin về dự án đầu tư và đơn vị được kiểm toán 70
3.2.1.2. Đánh giá thông tin thu thập được và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn
vị được kiểm toán, xác định trọng tâm và rủi ro kiểm toán 74
3.2.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán cuộc kiểm toán dự án đầu tư 76
3.2.2. Thực hiện kiểm toán (Bước 2) 80
3.2.2.1. Kiểm toán công tác lập dự toán, phân bổ và kiểm soát chi NSNN đối với dự án 80
3.2.2.2. Kiểm toán công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư 833.2.2.3. Kiểm toán công tác thực hiện dự án đầu tư 85
3.2.2.4. Kiểm toán công tác nghiệm thu, quyết toán, đưa công trình vào khai thác, sử dụng 89
3.2.2.5. Kiểm toán việc chấp hành chế độ tài chính kế toán của Nhà nước 90
3.2.2.6. Kiểm toán công tác quản lý chất lượng và tiến độ của dự án đầu tư 91
3.2.2.7. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đấu tư thực hiện 93
3.2.2.8. Kiểm toán tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng
công trình 98
3.2.3. Lập và gửi báo cáo kiểm toán (Bước 3) 99
3.2.3.1. Lập và gửi báo cáo kiểm toán dự án đầu tư 99

Hiện nay, khi thực hiện kiểm toán nội dung chi ĐTXDCB trong kiểm toán
NSNN, KTV Nhà nước (KTV) phải dựa trên quy trình kiểm toán chung và vận
dụng quy trình kiểm toán NSNN, quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng do
chưa có quy trình riêng cho lĩnh vực này. Điều này đã dẫn đến những khó khăn,
lúng túng nhất định cho KTV và làm gia tăng rủi ro nghề nghiệp khi thực hiện kiểm
toán nội dung chi ĐTXDCB. Do vậy, yêu cầu phải có một quy trình riêng cho lĩnh
vực kiểm toán chi ĐTXDCB trong kiểm toán NSNN đang trở nên cấp thiết.
2. Mục đích của đề tài
Từ những cơ sở lý luận về kiểm toán chi ĐTXDCB trong kiểm toán NSNN;
qua những phân tích, đánh giá thực trạng kiểm toán chi ĐTXDCB trong kiểm toán
NSNN để từ đó rút ra những mặt đạt được , cũng như những bất cập , tồn tại và
nguyên nhân của những bất cập , tồn tại, luận văn được thực hiện nhm mục đích đề
xuất mới một “Quy trình kiểm toán chi ĐTXDCB trong kiểm toán NSNN của
KTNN” nhm khắc phục các hạn chế trong hoạt động kiểm toán chi ĐTXDCB, góp
phần nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán NSNN, hạn chế các rủi ro nghề
nghiệp khi các KTV thực hiện kiểm toán.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung kiểm toán chi ĐTXDCB trong
kiểm toán NSNN; một số quy trình kiểm toán của KTNN. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung kiểm toán chi
ĐTXDCB trong kiểm toán NSNN của bộ, ngành, địa phương do KTNN Việt Nam
thực hiện; có tham khảo một số kinh nghiệm nước ngoài.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu , tác giả luận văn sẽ dựa trên cách tiếp cận
cơ sở lý luận về khoa học kiểm toán chi ĐTXDCB và những quy định hiện hành
của hệ thống văn bả n pháp luật trong lĩnh vực này . Đồng thời, luận văn cũng sử
dụng phép phân tích duy vật biện chứng để phân tích, đề xuất các giải pháp mục tiêu.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội

Nội dung chủ yếu của đề tài gồm 3 chương:
136TChương1T136T 1: Những vấn đề cơ bản để xây dựng Quy trình kiểm toán chi đầu
tư XDCB. Trong chương này nêu hai vấn đề lớn là: Những vấn đề cơ bản về
1T122T cuộc
1T122Tkiểm toán dự 1T136Tán1T136T ĐTXDCB và đặc trưng của nó tác động đến quy trình kiểm toán.
136TChương1T136T 2: Thực trạng về quản lý ĐTXDCB và vài nét về kiểm toán
ĐTXDCB. Trong chương này đã đề cập đến tình hình quản lý ĐTXDCB ở nước ta
qua các giai đoạn và chỉ ra những điểm đạt được cũng như còn tồn tại của nó; đồng
thời, cũng nêu vài nét về hoạt động KTNN và hoạt động kiểm toán ĐTXDCB.
136TChương 136T140T3:1T140T Đề xuất Quy trình kiểm toán chi ĐTXDCB của KTNN Việt
Nam. Trong chương này nêu lên 2 vấn đề: Một là, những vấn đề chung về quy
trình; hai là, nội dung Quy trình kiểm toán chi ĐTXDCB.
1
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐÊ LÝ LUẬN CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM
TOÁN CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN
1.1.1. Khái niệm kiểm toán
1TXuất phát từ một thuật ngữ Latin “Audit”, kiểm toán ra đời gắn liền với nền
văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại. Hình ảnh của kiểm toán cổ điển đơn giản chỉ là
việc kiểm tra về tài sản được thực hiện bng cách: người soạn thảo báo cáo đọc to
lên cho một bên độc lập nghe rồi chấp nhận. Trong lịch sử phát triển của mình,
khái niệm về kiểm toán đã được nhiều nhà kinh tế học đề cập và tranh luận. Ngày
nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều loại kiểm toán khác nhau. Tuy vậy, xét về bản
chất, có thể tổng hợp hoá bng khái niệm dưới đây:
1TKiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có kỹ

qua các thông tin khác nhau (lượng thời gian mà các công nhân đã hao phí để
hoàn thành một khối lượng công việc, chi phí cho một ca máy, giá trị quyết toán
một công trình ĐTXDCB, bản kê khai thuế của một hộ kinh doanh có thể phải tiến
hành kiểm tra ).
1TCác chuẩn mực được xây dựng và sử dụng trong kiểm toán là thước đo để
đánh giá các thông tin đã kiểm tra. Các chuẩn mực này rất phong phú, đa dạng
tuỳ thuộc vào chức năng từng cuộc, từng loại kiểm toán. Thông thường, các chuẩn
mực này là các quy định trong các văn bản pháp quy về các lĩnh vực khác nhau.
Cũng có thể là các quy định nội bộ của ngành, địa phương hay đơn vị. Các chuẩn
mực được chọn lựa và sử dụng tuỳ thuộc vào mục tiêu của mỗi cuộc kiểm toán.
- 1TĐơn vị được kiểm toán:
1TMột đơn vị được kiểm toán có thể là một tổ chức kinh tế hoặc một đơn vị
hành chính - sự nghiệp có tư cách pháp nhân như: một DNNN, một Công ty cổ
phần, một Công ty Nhà nước, một doanh nghiệp tư nhân, một cơ quan của Chính
phủ Trong một số trường hợp đặc biệt, đơn vị kiểm toán có thể là một xí nghiệp,
một đơn vị thành viên không có tư cách pháp nhân, thậm chí là một phân xưởng
(đội sản xuất), một cửa hàng hay một hộ kinh doanh.
- Báo cáo kết quả:
1TKhâu cuối cùng của quá trình kiểm toán là báo cáo kết quả kiểm toánR
.
R Tuỳ
thuộc vào loại kiểm toán, các báo cáo kiểm toán có thể khác nhau về bản chất, về 3
nội dung. Song, trong mọi trường hợp chúng đều phải được thông tin cho người
đọc về mức độ tương quan và sự phù hợp giữa các thông tin đã kiểm tra và các
chuẩn mực đã được xây dựng. Báo cáo kiểm toán cũng có thể khác nhau về hình
thức và có thể thay đổi từ loại phức tạp đến các báo cáo giản đơn bng miệng.


tài chính, kinh tế - kỹ thuật và khoa học Sản phẩm của nó là một báo cáo cho người
quản lý về kết quả kiểm toán và những kiến nghị đề xuất nhm cải tiến hoạt động.
b) 11TKiểm 11Ttoán tuân thủ
1TKiểm toán tuân thủ là loại kiểm toán để xem xét bên được kiểm toán có tuân
thủ các thủ tục, các nguyên tắc, các quy chế mà các cơ quan có thẩm quyền cấp
trên, hoặc các cơ quan chức năng của Nhà nước đề ra hay không? Vì vậy, kiểm
toán tuân thủ còn có tên gọi khác là kiểm toán tính quy tắc.
1TTính độc lập và có thẩm quyền của người kiểm tra được thể hiện r nhất
trong kiểm toán tuân thủ
R
.

c) Kiểm toán báo cáo tài chính
1TKiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm tra và xác nhận tính trung thực,
tính hợp lý của báo cáo tài chính; cũng như xem xét báo cáo tài chính có phù hợp
với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và yêu cầu của pháp luật hay không? Các
báo cáo tài chính thường được kiểm tra nhiều nhất là: bảng cân đối kế toán, báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1TỞ các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, công việc kiểm toán báo
cáo tài chính thường do các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp thực hiện để phục vụ
cho các nhà quản lý, chủ đầu tư, các ngân hàng, Chính phủ và cho khách hàng,
người bán
136T1.1.2.2. Phân loại theo chủ thể kiểm toán: Kiểm toán có 3 loại: Kiểm t1T136Toán
nội bộ, KTNN và kiểm toán độc lập
a) Kiểm toán nội bộ
1TKiểm toán nội bộ là loại kiểm toán do các KTV của đơn vị tiến hành. 5
1TPhạm vi của kiểm toán nội bộ rất biến động và tuỳ thuộc vào quy mô, cơ

6
1TCần lưu ý rng, tuy được tổ chức độc lập với bộ phận kiểm tra, nhưng kiểm
toán nội bộ là một bộ phận của đơn vị nên không thể độc lập hoàn toàn với đơn vị
được. Do vậy, các báo cáo của kiểm toán nội bộ được chủ doanh nghiệp rất tin
tưởng nhưng ít có giá trị pháp lý.
b) Kiểm toán độc 4Tlập
1TKiểm toán độc lập là loại kiểm toán do các KTV độc lập thuộc các tổ chức
kiểm toán chuyên nghiệp tiến hành. Thực chất, kiểm toán độc lập là loại hoạt động
dịch vụ, tư vấn được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Các kiểm toán độc lập là đội
ngũ hành nghề chuyên nghiệp, có đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp được Nhà nước
công nhận. Kiểm toán độc lập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kiểm tra các báo
cáo tài chính.
1TTrong nền kinh tế thị trường, các báo cáo tài chính hàng năm do các doanh
nghiệp lập ra là đối tượng quan tâm của rất nhiều người (chủ doanh nghiệp, các cổ
đông, ngân hàng và các chủ đầu tư, Chính phủ, người tiêu dùng và các đối tác liên
doanh ). Tuy mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
dưới các góc độ khác nhau, nhưng họ đều chung một mong muốn, nguyện vọng là
được sử dụng các thông tin có độ tin cậy cao, chính xác, khách quan và trung thực.
Do vậy, cần có một bên thứ ba làm “trọng tài”, đó các công việc của các KTV độc
lập thuộc các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp. Luật pháp nhiều nước đã khẳng
định rng, chỉ những báo cáo tài chính đã được xem xét và có chữ ký xác nhận của
KTV độc lập mới được coi là hợp pháp làm cơ sở cho Nhà nước tính thuế, cũng
như để các bên quan tâm giải quyết các mối quan hệ kinh tế khác.
1THoạt động kiểm toán độc lập còn giúp các đơn vị kế toán phát hiện và chấn
chỉnh kịp thời các gian lận và sai sót, phòng ngừa các sai phạm và các thiệt hại có
thể xảy ra
1T124Ttrong 1T124Tkinh doanh và sử dụng kinh phí.
1TĐối tượng của kiểm toán độc lập chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế (các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã, các DNNN).

cũng như cơ quan hành pháp. Toà thẩm kế Pháp có quyền tiến hành kiểm tra tài
khoản, chứng từ, sổ kế toán của tất cả các cơ quan chính quyền Nhà nước (trừ tài
khoản của Tổng thống, Quốc hội, Thượng viện và Uỷ ban Tư pháp), các công sở 8
quốc gia, các doanh nghiệp công, các tổ chức đảm bảo xã hội Toà thẩm kế Pháp
còn có quyền xét xử như một Toà án. Bng các phán quyết của mình, Toà có thể
quy kết trách nhiệm cá nhân và tiền bạc của các kế toán viên công và các quỹ mà
họ nắm giữ. Có thể ra lệnh cho họ phải lấy tiền túi ra để đền cho các khoản chi trả
không hợp lệ, hay các khoản do thiếu trách nhiệm để thất thoát.
d)
1TKTNN Việt Nam
KTNN Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994
của Chính phủ và hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN được
ban hành kèm theo Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính
phủ. KTNN Việt Nam là một cơ quan hoàn toàn mới, không có tổ chức tiền thân.
Ngay sau khi được thành lập, KTNN vừa hình thành bộ máy tổ chức, vừa xây dựng
cơ sở vật chất, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, kiểm toán viên, vừa xây dựng chuẩn
mực, quy trình kiểm toán và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán do Chính
phủ và Thủ tướng Chính phủ giao.
Luật Kiểm toán nhà nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006
đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của KTNN với vị thế là cơ quan chuyên môn
về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật; thực hiện chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm
toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với mọi cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng
ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
KTNN Việt Nam được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất, gồm: bộ
máy điều hành, KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Uỷ

214TCác đơn vị KTNN khu vực214T
- KTNN khu vực I
(trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội);
- KTNN khu vực II
(trụ sở đặt tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An);
- KTNN khu vực III
(trụ sở đặt tại Thành phố Đà Nẵng); 10
- KTNN khu vực IV
(trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh);
- KTNN khu vực V
(trụ sở đặt tại Thành phố Cần Thơ);
- KTNN khu vực VI
(trụ sở đặt tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh);
- KTNN khu vực VII
(trụ sở đặt tại Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái);
- KTNN khu vực VIII
(trụ sở đặt tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa);
- KTNN khu vực IX
(trụ sở đặt tại Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang);
- KTNN khu vực X
(Trụ sở đặt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên);
- KTNN khu vực XI
(trụ sở đặt tại thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá);
- KTNN khu vực XII
(trụ sở đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk);
- KTNN khu vực XIII
(trụ sở đặt tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

các đơn vị, tổ chức có liên quan đến sử dụng kinh phí của Nhà nước có thực hiện
và tuân thủ theo đúng những nguyên tắc, quy định, chế độ của Nhà nước về lĩnh
vực hoạt động, quản lý kinh tế, tài chính hay không?
• 1TPhát hiện những tồn tại gian lận hoặc làm thất thoát tài sản, kinh phí của
Nhà nước ở đơn vị dược kiểm toán. Xuất toán những khoản chi tiêu kinh phí của
Nhà nước không đúng chế độ, không hợp lý, hợp lệ.
• 1TXác nhận tính trung thực và hợp lý của những thông tin trong báo cáo
quyết toán ngân sách, quyết toán ĐTXDCB, báo cáo tài chính
• 1TĐánh giá chất 1T124Tlượng, 1T124Ttính hiệu quả của hệ thống quản lý của đơn vị được
kiểm toán cũng như hiệu quả hoạt động nói chung. Trên cơ sở đó, tư vấn cho đơn
vị cũng như cơ quan quản lý Nhà nước liên quan về những giải pháp hoặc những 12
chủ trương, chính sách nhm nâng cao hiệu quả, chất lượng của hệ thống quân lý
kinh tế tài chính, khắc phục những tổn hại, yếu kém, ngăn ngừa những sai phạm,
lệch lạc trong quản lý kinh tế tài chính, quản lý ngân sách
1.1.3.2. Yêu cầu của KTNN
1TĐể đạt được mục đích cơ bản như trên, thì KTNN phải thực hiện được các
yêu cầu:
1T - Cuộc kiểm toán cần phải được tổ chức một cách khoa học hợp lý, có những
KTV đủ điều kiện về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, am hiểu về
lĩnh vực kiểm toán và đầy đủ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp.
1T - Quá trình kiểm toán phải được tiến hành theo đúng quy trình kiểm toán,
theo các nguyên tắc và chuẩn mực kiểm toán quy định.
1T - Kiểm toán phải thận trọng, trung thực, độc lập và khách quan. Trong quá
trình kiểm toán, KTV phải tuân thủ đúng các chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán,
các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước.
1.1.3.3. Phạm vi và nội dung của KTNN
KTNN được thực hiện:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status