xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli, salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa nuôi tại một số địa phương thuộc tỉnh lâm đồng và biện pháp phòng trị - Pdf 22


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN CẢNH DŨNG

Tên đề tài:
“Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn Escherichia
coli, Salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai
sữa nuôi tại một số địa phương thuộc tỉnh Lâm Đồng
và biện pháp phòng trị” Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.62.50 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CÙ HỮU PHÚ Thái Nguyên, 2010

có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập của những người chăn nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
Ngành chăn nuôi lợn tại Lâm Đồng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề về dịch
bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh,… sau khi khắc phục được dịch, các nhà
chăn nuôi cố gắng phục hồi lại đàn lợn, trong quá trình nhân giống, số lợn sau
cai sữa bị tiêu chảy nặng nề, người dân phải chữa trị…gây thiệt hại cả số lượng
lẫn chất lượng thịt lợn. Bệnh này được gọi là hội chứng tiêu chảy do có rất nhiều
nguyên nhân gây nên và nhiều yếu tố bất lợi khác tác động như: sự thay đổi đột
ngột của thời tiết, khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý cùng với
điều kiện môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm, vệ sinh kém tạo điều kiện cho các vi
sinh vật gây bệnh phát triển.
Hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa được nhiều tác giả trong và ngoài
nước nghiên cứu, đề cập tới ở nhiều khía cạnh khác nhau. Vi khuẩn Escherichia
coli (E.coli) và Salmonella sp cũng thường gây tiêu chảy cho lợn. Việc nghiên
cứu về vi khuẩn này cho chúng ta những hiểu biết sâu hơn về các đặc tính sinh
hóa, yếu tố gây bệnh của nó, từ đó có cơ sở đưa ra các biện pháp phòng và điều
trị bệnh bằng các phác đồ phù hợp, hiệu quả nhất, nhằm giảm thiểu thiệt hại tới
đàn lợn con sau cai sữa nuôi tại Lâm Đồng. Xuất phát từ những lý do trên chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn Escherichia coli,
Salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa nuôi
tại một số địa phương thuộc tỉnh Lâm Đồng và biện pháp
phòng trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân lập và xác định được các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn
Escherichia coli, Salmonella gây bệnh tiêu chảy ở lợn sau khi cai sữa nuôi tại

thuộc vào lứa tuổi của lợn trong quá trình phát triển.
Chính vì vậy, khi chăm sóc nuôi dưỡng nếu chúng ta cho lợn ăn không
đúng khẩu phần (thừa lượng protein, thừa lượng lipid…) hoặc không đúng
loại thức ăn sẽ gây ra hiện thượng tiêu chảy. Có những trường hợp thay đổi
khẩu phần ăn đột ngột làm cho lượng men tiêu hóa loại thức ăn đó không đủ
để tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy. Có những trường hợp lợn khi sinh ra không
được cho bú sữa đầu kịp thời hoặc bú không đủ số lượng sữa đầu, hay sữa mẹ
kém phẩm chất (do chế độ khai thác không hợp lý), vì vậy khả năng miễn
dịch và hệ tiêu hóa kém phát triển dẫn tới bị tiêu chảy (Đào Trọng Đạt và cs
1996) [8].
Theo Lê Hồng Mân (2008) [29], các loại nấm độc aspergillus flavus,
aspergillus paraciticus, aspergillus niger, trong thức ăn ẩm mốc sản sinh ra
độc tố aflatoxin rất độc. Lợn ăn thức ăn mốc ẩm này là bị nhiễm độc. Mức độ
mẫn cảm độc tố aflatoxin ở lợn xếp từ cao đến thấp là 3- 13 tuần tuổi, vỗ béo,
nái chửa.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [59] cho rằng: Khẩu phần ăn của vật
nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không tốt, thức ăn kém chất lượng
như mốc, thối, nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn đến rối loạn
tiêu hóa kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia súc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
Tác giả Laval A (1997) [84] cho rằng: thức ăn chất lượng kém, ôi thiu,
khó tiêu hóa là nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc. Thức ăn thiếu các chất
khoáng, vitamine cần thiết cho cơ thể gia súc, đồng thời phương thức cho ăn
không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể gia súc và tạo cơ hội cho
các vi khuẩn gây ra hội chứng tiêu chảy.
Nguyên Xuân Bình (1997) [1] cho rằng: do thay đổi đột ngột khẩu phần

giảm tác dụng thực bào, làm cho gia súc dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh, đó là
kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Văn Nam và cs (1997) [32], Bùi Quý Huy
(2003) [16].
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [25] cho rằng: Bệnh có thể xảy ra
quanh năm ở những nơi tập trung và thường phát mạnh từ đông sang hè.
Đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ
khô ấm chuyển sang rét ẩm), bệnh phát hàng loạt, tỷ lệ mắc bệnh đến
100%, tỷ lệ chết bệnh 30 – 40%.
Như vậy, môi trường, thời tiết, khí hậu là nguyên nhân tác động gián
tiếp đến bệnh tiêu chảy ở lợn con. Các yếu tố lạnh, độ ẩm cao, nhiệt độ thay
đổi đột ngột tác động tới cơ thể làm rối loạn hệ thống miễn dịch, hệ thống trao
đổi chất, cơ thể thích nghi kém, từ đó các mầm bệnh trong đường tiêu hóa có
cơ hội tăng cường sinh sản, tăng độc lực và gây bệnh.
1.1.3. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do ký sinh trùng
Ký sinh trùng trong ống tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây
tiêu chảy cho lợn. Tác hại của chúng không chỉ chiếm đoạt chất dinh dưỡng
của ký chủ mà còn tiết ra độc tố để đầu độc vật chủ, làm cho động vật bị giảm
sức đề kháng, suy nhược cơ thể, thích nghi với môi trường bên ngoài kém,
sức chống đỡ một số bệnh tật giảm, điều đó đồng nghĩa với tạo điều kiện cho
một số loài vi khuẩn và virus hoạt động và gây bệnh.
Theo Phạm Văn Khuê và cs 1996 [18] cho rằng: chính phương thức
sống ký sinh trong đường tiêu hóa của các loài giun sán đã làm tổn thương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
miên mạc ruột, gây rối loạn quá trình tiêu hóa hấp thu, kích thích nhu động
ruột, gây hiện tượng tiêu chảy và tạo điều kiện cho quá trình nhiễm trùng.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs 2006 [21] đã cho rằng: trong quá trình

lập được là do Rotavirus; 11,2% có virus viêm dạ dày ruột truyền nhiễm; 2%
có Enterovirus; 0,7% có Parovirus.
Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh TGE
(Transmissible Gastro Enteritis) do vi rút Coronavirus gây ra có đặc tinh lây
lan rất nhanh, tiêu chảy nước dữ dội. Tử số tùy thuộc lứa tuổi, tuổi càng nhỏ
tử số càng cao. Lợn từ 1-7 ngày tuổi tử số 100%; lợn từ 8-14 ngày tuổi tử số
50%; lợn từ 15-21 ngày tuổi tử số 25%; tử số thấp đối với lợn con lớn hơn 3
tuần tuổi, đó là kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Quốc Định (2009) [120];
Nguyễn Đức Lưu và cs (2004) [28].
1.1.5. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn
Nói về hệ vi khuẩn trong đường ruột của lợn thì rất phong phú. Chúng
cùng tồn tại dưới dạng cân bằng giữa vi khuẩn và vật chủ. Trong trường hợp
nào đó khi cơ thể vật chủ giảm sức đề kháng, khả năng thích nghi với môi
trường bên ngoài yếu, cơ thể không giữ được thăng bằng, lúc đó hệ vi khuẩn
đường ruột hoạt động sinh sản với số lượng nhiều hơn mức bình thường và
gây bệnh cho vật chủ, hậu quả là lợn bị tiêu chảy.
Về nguyên nhân vi khuẩn đường ruột gây bệnh tiêu chảy cho lợn thì
đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đã công bố:
Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [49] cho rằng: sự xuất hiện của vi
khuẩn Salmonella phụ thuộc vào các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn. Mỗi
yếu tố bất lợi làm giảm sức đề kháng của vật nuôi đều phải coi là nguyên
nhân tiên phát của sự xuất hiện bệnh tiêu chảy.
Theo Phan Thanh Phựơng (1988) [43] lại nói: vi khuẩn Salmonella
thường xuyên có trong đường ruột của lợn và chỉ cần khi điều kiện chăn nuôi,
quản lý kém làm giảm sức đề kháng cơ thể vật nuôi, điều đó đã tạo điều kiện
cho Salmonella phát triển mạnh và gây bệnh tiêu chảy cho lợn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nuôi tại các vùng Hà Tây, Hà Bắc, Bắc Thái, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh
Hóa, tác giả Nguyễn Thị Nội (1986) [36] đã phát hiện ra các serotype chủ yếu là:
O
115
; O
117
; O
138
; O
139
; O
141
; O
147
; O
149
.
Theo Lý Thị Liên Khai và cs (2001) [17] đã phân lập và xác định độc tố
ruột của các chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy cho lợn con, tác giả cho rằng các
chủng F4 (K
88
) sinh độc tố đường ruột LT và ST, F5 (K
99
) và F6 (987P) sinh độc
tố đường ruột ST. Độc tố ST trở nên độc khi sức đề kháng của vật chủ giảm, gây
tiêu chảy cho lợn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
1.2.1.2. Nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Salmonella thường sống trong đường tiêu hóa của động vật
và người, khi sức đề kháng của vật chủ bị giảm sút, số lượng vi khuẩn sinh
sản tăng, chúng sẽ tác động vào thành ruột và gây bệnh tiêu chảy. Cũng chính
vấn đề này mà từ xưa đến nay có rất nhiều tác giả nghiên cứu về bệnh này.
Năm 1951-1953, viện Pasteur Sài Gòn đã nghiên cứu phân lập được 6
serotype Salmonella ở người và 35 serotype Salmonella ở lợn tại lò sát sinh.
Năm 1963, viện vệ sinh dịch tế Hà Nội kiểm tra và phát hiện 6,3% mẫu phân
của công nhân giết mổ và 22% mẫu thịt lợn nhiễm Salmonella, với phần lớn
là các serotype thuộc nhóm E (trích theo Nguyễn Quang Tuyên, 1996 [65]).
Cù Hữu Phú và cs (2000) [40] đã nghiên cứu phân lập vi khuẩn E.coli
và Salmonella ở lợn 35 ngày đến 4 tháng tuổi nuôi xung quanh Hà Nội. Kết
quả có 80% mẫu phân lợn tiêu chảy có nhiễm Salmonella. Tác giả đã xác định
và phân lập được độc tố của mầm bệnh có trong đường ruột, từ đó có cơ sở
chế ra loại vắc xin Autovacxin phòng bệnh tiêu chảy cho lợn. Kết quả sau 4
tháng tiêm phòng cho lơn đạt tỷ lệ phòng bệnh 89,22%.
Theo Nguyễn Bá Hiên (2001)[13], tỷ lệ nhiễm Salmonella ở các đàn
lợn, ngoại thành Hà Nội cao nhất là lợn trên 60 ngày tuổi (88,23%), thấp nhất
là lợn từ 1-21 ngày tuổi (73,68%).
Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella cũng đã và đang được rất
nhiều tác giả quan tâm. Lê Minh Sơn (2003)[45] đã xác định tỷ lệ nhiễm
Salmonella trong thịt lợn giết mổ tiêu dùng nội địa từ 10,91-16,67% và thịt
lợn xuất khẩu trung bình 1,42%. Tô Liên Thu (2005)[60] đã xác định tỷ lệ
nhiễm Salmonella của các mẫu thịt gà ở Hà Nội là rất cao: 33% các mẫu lấy
tại siêu thị, 40% các mẫu lấy từ chợ. Lò mổ là một mắt xích quan trọng có
nguy cơ cao ô nhiễm Salmonella vào thân thịt sau giết mổ. Trần Thị Hạnh

phút. Độc tố LT (Heat Labile enterotoxin) là độc tố không chịu nhiệt, chúng bị
vô hoạt ở 60
0
C trong vòng 15 phút.
1.2.2.2. Nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella
Năm 1885, nhà khoa học người Mỹ có tên là Salmon lần đầu tiên phát
hiện ra vi khuẩn Salmonella thông qua phân lập từ mẫu bệnh phẩm mắc bệnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
dịch tả. Sau đó cộng sự của ông là T.Smith phát hiện ra loài Salmonella, trong
giai đoạn này người ta cho rằng vi khuẩn này là nguyên nhân gây bệnh dịch tả,
với cái tên Bacillus suipestifer. Cho đến năm 1903, Schweinitz và Dorset xác
định được nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn là do virus thì lúc đó Bacillus
suipestifer mới được coi là vi khuẩn chỉ đóng vai trò kế phát trong bệnh dịch tả
lợn, Selbitz và cs 1995 [110].
Năm 1888, A Gartner ở Jena ( thuộc nước Đức) đã xác định được nguyên
nhân gây viêm ruột người là do ăn phải thịt bò chết có chứa vi khuẩn, lúc đó
được gọi là Baccillus enteritidis ( hiện nay gọi la Salmonella enteretidis). Căn cứ
vào tên người phát hiện ra vi khuẩn, cũng như địa danh mà vi khuẩn gây bệnh để
đặt tên cho loại vi khuẩn này. Chính vì vậy, trong một thời gian dài loài vi khuẩn
Sal.enteretidis được gọi là trực khuẩn Gartner với các tên: Gartner bacilus hoặc
Typus Gartner Jena. Đến năm 1889-1890 tại Viện vệ sinh trường Đại học
Greiswald (thuộc nước Đức) do F.Loeffler phụ trách đã xảy ra dịch bệnh gây
thiệt hại nghiêm trọng đối với chuột thí nghiệm. Nguyên nhân được tìm ra là do
vi khuẩn Bacilus typhimurium, theo tài liệu của Selbitz và cs (1995) [110].
Cũng theo tài liệu của Selbitz và cs cho biết: năm 1914 có tổng cộng là 12
loài vi khuẩn được mô tả và xếp vào giống Salmonella. Năm 1926, White đã có

Một số tài liệu đã công bố vi khuẩn Salmonella còn gây bệnh trên một
số loài động vật như: Bệnh phó thương hàn cấp tính ở lợn con do
S.choleraesuis gây ra và bệnh viêm ruột mãn tính do S.typhisuis; gây bệnh
cho trâu, bò là S.dublin, S.enteretidis; bệnh ở cừu là do S.abortusovis,
S.montevideo, S.dublin, S.anatum; còn S.abortusequi là tác nhân gây bệnh
tiêu chảy cho ngựa; S.pullorum, S.gallinarum, S.typhimurium gây bệnh cho
các loài gia cầm và chim, Barnes và cs (1975) [71]; Wilcock và cs (1992)
[118]; Selbitz và cs (1995) [110].
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để điều
trị bệnh, nhất là với lợn con trước và sau cai sữa. Tuy nhiên, do việc sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
rộng rãi kháng sinh để phòng và điều trị bệnh nên đã xuất hiện các chủng vi
khuẩn Salmonella kháng thuốc, Kishima và cs, 2008 [92].
Gần đây, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu gen kháng
kháng sinh DT104 ở vi khuẩn Salmonella. Chủng đa kháng thuốc
S.typhimurium DT104 được phát hiện lần đầu tiên ở người mắc Salmonellosis
tại Anh vào năm 1980. Sau đó được quan sát thấy cả ở người cũng như vật
nuôi trên khắp thế giới vào những năm thập niên 90 và hiện đang là mối quá
ngại hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng. Gen này thường xuất hiện ở các
serotyp S.typhimurium và ít thấy ở các serotyp khác. Một tổ hợp kháng thuốc
điển hình của S.typhimurium DT104 là kháng đồng thời với 5 loại kháng sinh,
bao gồm: Ampicillin, Chloramphenicol, Streptomycin, Sulfonamide và
Tetracycline (ACSSuT) Kishima và cs, 2008 [92]. Tuy nhiên, không có chiều
ngược lại, tức là nếu các kết quả xác định lâm sàng cho thấy một chủng vi
khuẩn kháng với cả 5 loại kháng sinh trên thì vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận
là chủng vi khuẩn này có mang gen kháng kháng sinh DT104, Kishima và cs,

C, nhiệt độ thích hợp: 37
0
C, pH thích hợp: 7,4. Vi khuẩn E.coli phát triển dễ
dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường:
Môi trường nước thịt: phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn lắng
xuống đáy màu tro nhạt, đôi khi hình thành màng xám nhạt. Canh trùng có
mùi phân hôi thối.
Môi trường thạch thường: ở 37
0
C sau 24 giờ hình thành khuẩn lạc hình
tròn ướt, trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2-3mm. Để lâu
khuẩn lạc phát triển rộng ra và có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng R
(Rough) và M (Mucoid).
Môi trường Endo: E.coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ.
Môi trường EMB (Eosin methylen blue): E.coli hình thành khuẩn lạc
màu tím đen.
Môi trường Intrati: E.coli hình thành khuẩn lạc màu vàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
Môi trường Wilson Blaire: E.coli bị kìm chế.
Môi trường Muler Kauffman: E.coli không mọc.
Môi trường gelatin: E.coli không làm tan chảy gelatin. Nguyễn Quang
Tuyên (2008) [66].
1.3.1.3. Đặc tính về sinh hóa
Trong môi trường đường vi khuẩn E.coli lên men và sinh hơi lactoza,
glucoza, galactoza, mantoza, arabinoza, xyloza, ramnoza, mannitol, fructoza. Có
thể lên men hay không lên men: saccaroza, rafinoza, salixin, esculin, dunxit,

các vật chất di truyền bên trong. Theo Zinner và cs (1983) [119] kháng nguyên
thân được coi như một loại độc tố, có thể tìm thấy ở màng ngoài vỏ của vi khuẩn
và thường xuyên được giải phóng vào môi trường nuôi cấy.
Các đặc tính của kháng nguyên O là: không bị phá hủy khi đun nóng ở
nhiệt độ 100
0
C trong hai giờ (nên người ta gọi đây là đặc tính chịu nhiệt); các
chất cồn và acide HCL nồng độ 1N chịu được 20 giờ. Kháng nguyên O rất độc,
chỉ cần 1/20 mg đã đủ giết chết một chuột nhắt trắng sau 24 giờ, nhưng nó lại bị
phá hủy bởi Formaline 0,5%.
Kháng nguyên O được cấu trúc bởi các thành phần:
- Protein: làm cho phức hợp có tính kháng nguyên
- Polyosit: Tạo ra tính đặc hiệu của kháng nguyên
- Lipit: Kết hợp với polyosit và là cơ sở của độc tính.
* Kháng nguyên H (Flagellar): hay còn gọi là kháng nguyên lông của vi
khuẩn và có bản chất là protein.
Kháng nguyên H có các đặc tính như: dễ bị phá hủy ở nhiệt độ 60
0
C
trong vòng 1 giờ; dễ bị cồn, acide yếu và các enzime phân giải protein phá
hủy; tuy nhiên dưới tác động của formaline 0,5% thì kháng nguyên H vẫn tồn
tại. Kháng nguyên H khi gặp kháng thể tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng ngưng
kết H, trong đó có các vi khuẩn được ngưng kết lại với nhau nhờ lông dính
với lông. Các kháng thể kháng H cố định trên lông và là cầu nối với các lông
bên cạnh. Kết quả tạo nên những hạt ngưng kết giống như những cục bông
nhỏ. Nhờ các sợi lông nhỏ và dài nên khi các hạt ngưng kết lại dễ bị tan và
đứt. Các vi khuẩn di động khi cho tiếp xúc với kháng nguyên H tương ứng sẽ
trở thành không di động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

0
C trong 1 giờ
(Kháng nguyên không chịu nhiệt).
Kháng nguyên K và yếu tố bám dính là yếu tố quyết định của vi khuẩn
E.coli để gây được bệnh trong đường tiêu hóa của động vật. Để thực hiện chức
năng này, mỗi loại vi khuẩn đều sản sinh ra một yếu tố đặc trưng, yếu tố này có
cấu trúc đặc biệt phù hợp với cấu trúc của từng điểm tiếp nhận ở trên tế bào
nhung mao ruột.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20
* Kháng nguyên F (Fimbrae) (hay còn gọi là kháng nguyên pili): Ngoài
lông vi khuẩn E.coli ra, còn có những sợi gần giống với lông đó là pili. Pili hay
còn gọi là Fimbrae và có bản chất là protein. Dưới kính hiển vi điện tử, chúng có
hình ảnh một chiếc áo lông bao bọc xung quanh vi khuẩn. Pili của vi khuẩn khác
với lông ở chỗ là ngắn hơn, cứng hơn, không lượn sóng và không liên quan đến
chuyển động. Kháng nguyên F có chức năng là giúp vi khuẩn bám giữ vào giá
thể (màng nhầy của đường tiêu hóa), hay còn gọi là bám dính. Yếu tố bám dính
có vai trò quan trọng trong việc tạo ra độc tố đường ruột và kích thích cơ thể gia
súc thực hiện đáp ứng miễn dịch. Hầu hết các chủng ETEC đều có mang 1 hoặc
nhiều các yếu tố bám dính như: F4(K88), F5(K99), F6(987), F17, F18, F41. Ở
lợn, các chủng vi khuẩn ETEC gây bệnh tiêu chảy chủ yếu nhất thường mang
các yếu tố bám dính sau đay:
- Kháng nguyên F4(K88): loại này có khả năng làm ngưng kết hồng cầu
và nó có mặt ở các chủng E.coli phân lập từ lợn con bị ỉa chảy, đây là yếu tố độc
lực đối với lợn và không có khả năng gây bệnh đối với loài gia súc khác. Bởi vì
trên bề mặt tế bào biểu mô ruột non của các loài gia súc khác nhau chỉ cho phép
một số serotype E.coli nhất định nào đó được gắn kháng nguyên F mà thôi, vì ở

o
C, pH 7,2 - 7,6. Salmonella gây bệnh cho động vật sinh trưởng tốt
ở môi trường hiếu khí hơn ở môi trường yếm khí.
Môi trường nước thịt: sau khi cấy 18 giờ canh trùng đục đều, nếu nuôi cấy
lâu ngày thì ở đáy ống có cặn, trên mặt môi trường có màng mỏng.
Môi trường thạch thường: hình thành những khuẩn lạc tròn, trong sáng,
ẩm ướt nhẵn bóng, hơi lồi lên ở giữa. Một số chủng như Salmonella
paratyphy B, Salmonella cholerae suis, sau khi cấy được 24 giờ để ngoài tủ
ấm 1 – 2 ngày thì thấy khuẩn lạc được bao bọc bằng một cái bờ chất dính,
chất keo. Salmonella typhymurium không hình thành khuẩn lạc có bờ chất
dính. Trên mặt môi trường thạch thỉnh thoảng thấy khuẩn lạc dạng R, nhám
và mờ. Salmonella abortus equi lần đầu tiên cấy từ bệnh phẩm ở môi trường
thạch hình thành khuẩn lạc khô, hình hạt lỗ chỗ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22
Môi trường gelatin: vi khuẩn Salmonella không làm tan chảy gelatin.
Salmonella paratyphy B sau khi cấy từ 8 – 10 ngày sinh ra nhiều chất dính, dần
dần lắng xuống đáy ống, Nguyễn Quang Tuyên (2008) [66].
Có rất nhiều loại môi trường dinh dưỡng đặc biệt để phân lập vi khuẩn
Salmonella như: Môi trường MacConkey (MacC) vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc
tròn, không màu; hoặc trên môi trường Bismuth Sulfite Agar (BSA) thì
Salmonella những khuẩn lạc đặc trưng: xung quanh màu nâu sẫm, vào giữa màu
vàng đậm, gần đen, khuẩn lạc có màu ánh kim, Timoney và cs 1988 [116].
Theo Quinn P.J và cs (2002) [106] nuôi cấy Salmonella trên môi trường
Brilliant Green Agar (BGA) sẽ hình thành khuẩn lạc màu đỏ. Còn trong môi
trường Tryple Sugar Iron (TSI) hình thành khuẩn lạc nhạt màu, mặt nghiêng môi
trường có màu đỏ, màu hồng, ở đáy sản sinh H

Môi trường thạch EMB (Eosin Methylen Blue): môi trường có màu đỏ
hồng, trong môi trường EMB, xanh methylen có tác dụng hạn chế sự sinh trưởng
của vi khuẩn Gram dương. Vi khuẩn lên men đường lactoza, sinh axit nên khuẩn
lạc màu đen tím có xung quanh vàng, do axit được tạo thành kết hợp hai màu
xanh methylen và eosin thành màu đen tím. Những vi khuẩn không lên men
lactoza không làm thay đổi màu của môi trường, nên khuẩn lạc của những vi
khuẩn này có màu đỏ hồng của môi trường.
Môi trường SS (Shigella Salmonella): Trong môi trường này có natri
dezexycolat hoặc natri torocola ngăn cản sự phát triển của E.coli, Proteus và vi
khuẩn Gram dương. Khuẩn lạc của E.coli có màu đỏ, khuẩn lạc của Salmonella
và Shigella trong, trắng hoặc không màu, Nguyễn Quang Tuyên (2008) [66].
Theo Erwing Edwars (1970) [79] cho rằng: Trong môi trường có
kalixyanua, tất cả các Salmonella đều không mọc. Khoảng 96% Salmonella tiết
ra enzim khử cacboxyn đối với lyzin, ocnitin và arginin. Đa số Salmonella
không làm tan chảy gelatin, không phân giải ure, không sản sinh indol. Phản ứng
MR, catalaza dương tính (trừ S.choleraesuis, S.gallinarum). Phản ứng H
2
S
dương tính (trừ S.paratyphi, S.abortusequi, S.typhisuis).
1.3.2.4. Đặc tính về cấu trúc kháng nguyên
Vi khuẩn Salmonella có cấu trúc kháng nguyên cũng rất phức tạp, gồm
các loại kháng nguyên như: kháng nguyên O, H, K và F. Trong đó: kháng
nguyên O có 67 loại, kháng nguyên H có 94 loại thuộc pha 1 và 11 loại thuộc
pha 2, Phạm Hồng Sơn (2002) [46].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24
* Kháng nguyên thân (O): là một thành phần của tế bào vi khuẩn, có

Trích đoạn Phương pháp phân lập và giám định vi khuẩn TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA PHẬN LÂM ĐỒNG KHUYẾN NGHỊ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status