TỔ CHỨC THÔNG QUAN NHẬP KHẨU HÀNG THỰC HIỆN dự án đầu tư tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn SDV VIỆT NAM - Pdf 22

1

LỜI MỞ ĐẦU
Giai đoạn 2007-2009 chứng kiến nhiều sự kiện và biến động trong nền kinh
tế Việt Nam và thế giới. Từ việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế
tài chính thế giới trong năm 2008, tất cả đã tạo ra những tác động không nhỏ ảnh
hưởng đến nền kinh tế Việt Nam cả tích cực lẫn tiêu cực. Một trong những lĩnh vực
chịu nhiều tác động nhất của các sự kiện và biến động trên, có thể nói, chính là hoạt
động xuất nhập khẩu.
Với mong muốn được theo dõi sự vận hành của hoạt động xuất nhập khẩu
trong bối cảnh nêu trên đồng thời tăng cường hiểu biết của bản thân về hoạt động
của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tác giả đã tham gia thực tập
giữa khóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn SDV Việt Nam và hoàn thành bài báo
cáo với tên đề tài: “Tổ chức thực hiện thông quan nhập khẩu hàng thực hiện dự
án đầu tƣ tại công ty trách nhiệm hữu hạn SDV Việt Nam”.
Trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập này, tác giả đã nhận
được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Giám đốc công ty, sự hướng dẫn rất nhiệt tình
của các anh chị nhân viên. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc đến sự giúp đỡ của tất cả mọi người trong suốt thời gian vừa qua. Và tác giả
cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn của mình - Thạc sĩ
Vũ Thị Đan Trà, đã luôn theo sát và tận tình hướng dẫn để tác giả có thể hoàn thành
báo cáo thực tập này.
Dù đã nỗ lực hết sức, nhưng bài báo cáo không thể tránh được những sai sót
về hình thức cũng như nội dung. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành
từ Quý thầy cô và Quý công ty để báo cáo thực tập giữa khóa của mình thêm hoàn
chỉnh hơn và tác giả có thể rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân cho công
việc sau này của mình.
2

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SDV


- Địa chỉ: Lầu 6 tòa nhà Etown 2, 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình;
- Điện thoại: 08-39330319;
- Website: www.sdv.com;
- Email: [email protected].
II. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
1) Sơ đồ cơ cấu của bộ máy tổ chức – đánh giá hình thức tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty TNHH SDV Việt Nam bao gồm 4 cấp,
trong đó, cao nhất là cấp quản lý bao gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc. Nhân sự
được phân bố thành các phòng ban theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể, bao gồm
phòng kế toán, phòng hành chính, bộ phận nghiệp vụ và bộ phận kinh doanh. Trong
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Nguồn: Sơ đồ tổ chức Nhân sự, Phòng Hành chính
4

đó, bộ phận nghiệp vụ là nơi thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ và công việc liên quan
trực tiếp đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, lĩnh vực hoạt động chủ lực của công ty.
Bộ phận nghiệp vụ tiếp tục được chia nhỏ thành các phòng theo từng chức
năng và đặc điểm hoạt động tương ứng với các địa bàn hoạt động, cụ thể gồm
phòng cảng biển, phòng cảng hàng không và phòng nội địa (Inland). Mỗi phòng sẽ
phụ trách khai thác các hoạt động nghiệp vụ ngoại thương tại địa bàn của mình.
Có thể nhận thấy, cơ cấu tổ chức nhân sự của SDV Việt Nam đem lại hiệu
quả cao nhờ chuyên môn hóa rõ ràng và sâu sắc các nhiệm vụ cụ thể của từng
phòng ban chức năng. Đặc điểm này thể hiện rõ nét ở khả năng nắm bắt cũng như
xử lý và giải quyết của từng phòng ban, từng cá nhân trong nội bộ công ty ứng với
nhiệm vụ của như năng lực chuyên môn của mỗi người. Tuy nhiên, việc phân chia

8
2
100 Công ty hiện đang có 100 nhân viên hoạt động trên khắp Việt Nam, trong đó
có 82 nhân viên làm việc tại trụ sở chính đặt tại TP.HCM. Số lượng nhân viên nam
chiếm 44% tổng số nhân viên công ty. Đồng thời, có thể thấy, nguồn nhân lực tại
công ty có trình độ đồng đều và ổn định. Có đến 90% nhân viên có trình độ Đại học
trở lên. Với trình độ và cơ cấu như trên, nguồn nhân lực tại công ty hoàn toàn có thể
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp trình độ nhân viên tính đến hết 31/12/2009

Nguồn: Phòng Hành chính

5

đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối với các hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh của mình.
III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2009 Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tổng doanh thu
125.979.909,47
100.477.004,83
195.555.969,27
Tổng chi phí

khá mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam, đồng thời đánh dấu sự tăng trưởng ngược trở
lại trong hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng doanh thu năm 2009 tăng đến
94,63% so với năm 2008. Tuy nhiên, tổng chi phí mà SDV Việt Nam phải bỏ ra
cũng tăng đến 98,97% so với năm 2008. Điều này đã khiến cho lợi nhuận của công
Bảng 1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2009
(Đơn vị tính: 1.000 VND)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Phòng Kế toán, 2007, 2008, 2009
6

ty năm 2009 chỉ đạt mức tăng 14,82% so với năm 2008. Việc tổng chi phí mà công
ty sử dụng tăng cao đột biến được giải thích bởi hai nguyên nhân sau: thứ nhất, tăng
chi phí là điều tất yếu để giải quyết khối lượng công việc tăng đem lại mức tăng
trưởng doanh thu cao cho công ty; thứ hai, nền kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn
chưa lấy lại đà tăng trưởng như trước khủng hoảng nên dẫn đến nguồn cung các
trang thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào còn khan hiếm đã đẩy giá của chúng lên cao
làm tăng chi phí.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty luôn đem lại lợi nhuận và cho
thấy được tiềm năng phát triển rất lớn của SDV Việt Nam.
IV. Vai trò của hoạt động thông quan nhập khẩu hàng thực hiện dự án đầu tƣ
đối với sự phát triển của công ty
Hoạt động thông quan nhập khẩu hàng thực hiện dự án đầu tư đối với công
ty TNHH SDV Việt Nam không phải là hoạt động chủ lực, cũng không phải là hoạt
động có doanh thu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thể hoạt động của công ty, tuy
nhiên, hoạt động thông quan nhập khẩu hàng thực hiện dự án đầu tư này đóng một
phần rất quan trọng trong sự vận hành và phát triển của công ty, vì:
- Đối với một công ty đa ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,
hoạt động thông quan xuất nhập khẩu được xem hoạt động nền tảng. Hoạt động này
sẽ giúp cho công ty am hiểu về thị trường đồng thời tăng cường khả năng nắm bắt
toàn diện các quy định của pháp luật Việt Nam trong các vấn đề liên quan đến xuất

 Tổ chức các hoạt động khai hải quan;
 Tổ chức vận chuyển trong nước (trucking, barging ) các lô hàng xa cảng
đến cảng;
 Vận chuyển container, đóng hàng theo yêu cầu của khách hàng.
2) Nhân sự
- Phòng Inland gồm 13 thành viên, bao gồm 10 nam và 3 nữ.
- Trình độ chuyên môn: tất cả đều tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kinh tế,
ngoại thương.
II. Hoạt động thông quan nhập khẩu hàng thực hiện dự án đầu tƣ tại công ty
TNHH SDV Việt Nam
1) Giới thiệu chung
8

Qua quá trình thực tế tìm hiểu trong thời gian thực tập tại công ty, người viết
được tiếp cận trực tiếp với công tác tổ chức thực hiện thông quan lô hàng đầu tư
phục vụ hoạt động nhà máy điện Phú Mỹ 2.2. Được khởi công đầu năm 1999, Nhà
máy điện Phú Mỹ 2.2 là dự án đầu tư theo mô hình BOT nằm trong chương trình
phát triển các nhà máy điện chạy bằng gaz tại khu vực phía nam. Nhà máy điện Phú
Mỹ 2.2 nằm trong cụm nhà máy điện Phú Mỹ đặt tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tập
hợp 5 nhà máy nhiệt điện loại chu trình hỗn hợp với tổng công suất là 3185W. Dự
án được thực hiện bởi công ty năng lượng Mê Kông (Mekong Energy Company)
với sự đầu tư vốn của tổng công ty điện lực Pháp, hai công ty SUMITOCO và
TEPCO của Nhật Bản.
Việc thông quan các lô hàng đầu tư nhằm thay thế, bảo trì, bảo dưỡng, phục
vụ sản xuất, vận hành nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 được thực hiện dựa trên hợp đồng
ký kết bởi SDV Việt Nam và công ty năng lượng Mê Kông.
2) Thực tế tổ chức thực hiện thông quan lô hàng đầu tƣ phục vụ hoạt động
nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 tại công ty TNHH SDV Việt Nam
 Bước 1: Nhận ủy thác thực hiện thông quan nhập khẩu lô hàng từ công ty
nhập khẩu;

khai HQ/2002-NK.
 Tại ô số 1 – người nhập khẩu: đối với toàn bộ các lô hàng nhập khẩu dựa
trên hợp đồng với công ty Mê Kông để phục vụ hoạt động nhà máy điện Phú Mỹ
2.2 đều được khai là: “CÔNG TY NĂNG LƯỢNG MÊ KÔNG - Nhà máy điện Phú
Mỹ 2.2 – Ngọc Hà, Tân Thành, Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu”.
 Tại ô số 2 – người xuất khẩu: đây là ô điền thông tin về đối tác của công ty
Mê Kông, đơn vị trực tiếp ký hợp đồng bán và xuất khẩu các lô hàng cho Mê Kông.
Thông thường, các lô hàng được nhập từ tập đoàn General Electrics của Mỹ (GE
International Inc.).
 Tại ô số 3 – người ủy thác: theo như đúng yêu cầu về khai hải quan thì ô
này sẽ điền thông tin của SDV, tuy nhiên, thông thường, việc khai ô số 3 này được
phép bỏ qua mà không ảnh hưởng đến việc xem xét hồ sơ khai hải quan và quyết
định thông quan.
 Các ô từ ô số 5 đến ô số 13: bộ phận chứng từ phòng Inland căn cứ vào
những thông tin về lô hàng do Mê Kông cung cấp để điền vào.
10

 Tại ô số 14 – điều kiện giao hàng: phần lớn các lô hàng nhập khẩu phục vụ
hoạt động nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đều được nhập khẩu với điều kiện giao hàng là
DDU (theo Incoterms 2000 là giao hàng tại cửa khẩu người nhận và chưa làm thủ
tục thông quan). Có thể nói, các lô hàng nhập khẩu dùng để thay thế, bảo trì, bảo
dưỡng, phục vụ sản xuất, vận hành nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 là những lô hàng có
đặc tính kỹ thuật phức tạp, là những chủng loại hàng hóa mà Việt Nam chưa thể sản
xuất hoặc sản xuất với hiệu quả kinh tế thấp, những mặt hàng này đòi hỏi sự theo
dõi và đảm bảo về kỹ thuật khắt khe trong suốt quá trình vận chuyển. Do vậy, việc
ký kết hợp đồng với điều kiện giao hàng là DDU, điều kiện mà phần lớn trách
nhiệm thuộc về người xuất khẩu là tối ưu vì nhà sản xuất nắm rõ các đặc tính kỹ
thuật và có đầy đủ trang thiết bị đảm bảo sự nguyên vẹn của lô hàng khi đến cửa
khẩu Việt Nam.
 Tại ô số 17 – tên hàng, quy cách phẩm chất: tại ô này, bộ phận chứng từ

bộ hồ sơ khai hải quan, bộ phận chứng từ cần đính kèm một bản sao hợp đồng
thương mại cùng với bản phụ lục của lô hàng đang làm thủ tục.
- Hóa đơn thương mại và bản kê chi tiết: bộ phận chứng từ tập hợp các văn
bản này từ công ty năng lượng Mê Kông và chỉ cần đính kèm 1 bản sao vào bộ hồ
sơ khai hải quan.
- Vận đơn đường hàng không (airway bill).
- Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu năm 2010: danh mục
này do đơn vị nhập khẩu, cụ thể ở đây là công ty năng lượng Mê Kông đăng ký và
xin cấp phép tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nơi tọa lạc của nhà máy
điện Phú Mỹ 2.2, dự án sử dụng các lô hàng nhập khẩu có trong danh mục đăng ký.
Danh mục này được đăng ký mỗi năm, bao gồm các thông tin:
 Tên hàng hóa, quy cách phẩm chất;
 Đơn vị tính (cái, tuýp, ống );
 Lượng: đây là lượng nhập trong một năm đối với loại hàng hóa cụ thể;
 Đơn giá: giá cho một đơn vị hàng hóa cụ thể, thường tính theo đồng đô la
Mỹ (USD);
 Trị giá dự kiến: trị giá dự kiến nhập khẩu cho một loại hàng hóa cụ thể
cũng như tổng trị giá dự kiến nhập khẩu trong năm 2010 cho tất cả các mặt hàng
thuộc diện miễn thuế nhập khẩu.
12

Công ty SDV nhận danh mục này từ công ty năng lượng Mê Kông vào đầu
mỗi năm để làm cơ sở so sánh đối chiếu với các đơn hàng nhập khẩu cũng như bổ
sung đầy đủ vào bộ chứng từ khi lập hồ sơ khai hải quan.
- Phiếu theo dõi, trừ lùi hàng hóa nhập khẩu năm 2010 thuộc dự án ưu đãi đầu
tư miễn thuế nhập khẩu: cùng với danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập
khẩu năm 2010, đây là văn bản bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ khai hải quan đối
với hàng miễn thuế nhập khẩu. Bộ phận chứng từ của phòng Inland có nhiệm vụ
điền vào tờ phiếu này như sau:
 Tên hàng, quy cách phẩm chất: bộ phận chứng từ chỉ cần đối chiếu với

hàng nhập khẩu phục vụ hoạt động nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 được thực hiện theo
trình tự như sau:
- Bước 1: Doanh nghiệp căn cứ vào các quy định hiện hành, nộp hồ sơ Hải
quan theo thứ tự các khâu: đăng ký, giá, thuế theo đúng các bàn đã quy định;
 Tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư có các khu đăng ký: hàng đầu tư,
hàng gia công, hàng kinh doanh. Người khai hải quan thuộc bộ phận thông quan của
phòng Inland sẽ đến bàn số 1 khu vực đăng ký dành cho hàng đầu tư;
 Tại bàn số 1 khu vực đăng ký hàng đầu tư, người khai hải quan nộp đầy đủ
bộ hồ sơ khai hải quan mà bộ phận chứng từ đã chuẩn bị;
 Cán bộ hải quan phụ trách căn cứ vào các quy định về hải quan sẽ kiểm tra
toàn bộ hồ sơ xem đã đầy đủ và hợp lệ hay chưa đồng thời đối chiếu với cơ sở dữ
liệu đã được nhập vào hệ thống hải quan do đơn vị khai báo từ xa qua mạng. Đây là
khâu mất khá nhiều thời gian cho người khai hải quan. Tuy các văn bản cần thiết
đều đã được đề cập tại thông tư 79/2009/TT-BTC nhưng việc giải quyết và chấp
nhận hồ sơ khai hải quan phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ tiếp nhận;
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư

Nguồn: Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư
14

 Sau khi bộ hồ sơ khai hải quan được tiếp nhận với chữ ký xác nhận của cán
bộ hải quan ở ô trên cùng góc phải, người khai hải quan của phòng Inland sẽ đăng
ký giá và xét thuế cho lô hàng tại bàn số 2 khu vực hàng đầu tư. Phần thuế phải nộp
cho lô hàng do bộ phận chứng từ tính toán, khai báo và chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Cán bộ hải quan có trách nhiệm kiểm tra lại giá qua so sánh với hợp đồng và hóa
đơn thương mại, đồng thời đảm bảo số thuế mà người khai báo tự tính toán là chính
xác và hợp lệ. Đối với các lô hàng được miễn thuế nhập khẩu như lô hàng nhập
khẩu phục vụ hoạt động nhà máy điện Phú Mỹ 2.2, việc xem xét sự chính xác của
thuế sẽ mất nhiều thời gian hơn so với các trường hợp phải đóng đầy đủ các loại
thuế vì cán bộ hải quan sẽ phải kiểm tra xem lô hàng này có đúng thật nằm trong

quản lý hàng đầu tư làm thủ tục, và buổi chiều đến kho cảng hàng không Tân Sơn
Nhất để làm thủ tục kiểm tra thực tế và nhận hàng.
Cán bộ hải quan kiểm hóa thuộc Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư sau
khi tiếp nhận hồ sơ đã có ghi chú về mức độ kiểm tra sẽ dỡ và kiểm tra toàn bộ lô
hàng theo đề xuất dưới sự chứng kiến của người làm thủ tục hải quan (có thể tạm
xem là chủ lô hàng). Cán bộ hải quan kiểm hóa sẽ kiểm tra số lượng và phẩm chất
hàng hóa có đúng với khai báo hay không, đồng thời kiểm tra đối chiếu mã hàng để
xác nhận lô hàng đúng với khai báo trong tờ khai hải quan hàng nhập khẩu. Thông
thường, trong nhập khẩu các trang thiết bị, vật tư phục vụ cho hoạt động nhà máy
điện Phú Mỹ 2.2, mỗi lần nhập khẩu, lô hàng chỉ có một loại hàng giống nhau với
số lượng lớn, do vậy, cán bộ hải quan sau khi kiểm đếm đúng số lượng sẽ tiến hành
kiểm tra chọn mẫu để xác nhận đúng chủng loại hàng với phẩm chất tương ứng
giống với khai báo.
Sau khi kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng, cán bộ kiểm hóa sẽ ghi chú kết quả
kiểm tra đồng thời ký và đóng dấu một lần nữa vào ô số 32 để xác nhận hoàn tất
việc kiểm tra thực tế. Sau cùng, chính cán bộ kiểm hóa kiểm tra thực tế lô hàng sẽ
ký tên và đóng dấu vào ô số 38 để xác nhận lô hàng đã hoàn tất quy trình thủ tục
thông quan.
Người khai hải quan thuộc bộ phận thông quan lúc này sẽ đưa bộ hồ sơ khai
hải quan quay trở lại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư để đóng dấu xác nhận
16

thông quan cho lô hàng. Như vậy, về cơ bản, tại thời điểm này, lô hàng nhập khẩu
phục vụ hoạt động nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã được thông quan.
 Bước 4: Kiểm hàng và lấy hàng;
Sau khi hoàn tất mọi thủ tục thông quan nhập khẩu cho lô hàng, người chịu
trách nhiệm thông quan của phòng Inland sẽ đến cảng để nhận lô hàng và chuyển
cho công ty năng lượng Mê Kông. Quy trình kiểm hàng và lấy hàng tại cảng hàng
không Tân Sơn Nhất được thực hiện như sau:
- Đăng ký xuất kho với bộ phận kho của cảng, sau đó nhận phiếu xuất kho.

Khai báo hải quan
điện tử
Theo như lý thuyết, hiện nay,
Cục Hải quan TP.HCM đã
tiến hành áp dụng hải quan
điện tử. Theo đó, các doanh
nghiệp chỉ cần khai báo thông
tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu
hải quan, hệ thống sẽ tự động
xử lý và quyết định thông
quan cho lô hàng của doanh
nghiệp.
Trên thực tế, việc áp dụng
công nghệ thông tin vào thực
hiện thông quan mới chỉ
dừng lại ở quy trình “khai
báo từ xa qua mạng”. Theo
đó, doanh nghiệp khai báo
các thông tin lô hàng vào hệ
thống hải quan trước khi đến
làm thủ tục hải quan tại chi
cục với mục đích là để thông
báo trước với hải quan về lô
hàng sắp được làm thủ tục
thông quan.
Địa điểm khai báo
hải quan
Theo điểm 2, điều 42, mục 3,
chương II, phần II thông tư
79/2009/TT-BTC, địa điểm

dựa trên đánh giá phân luồng
của hệ thống để quyết định
mức độ kiểm tra. Theo đó,
luồng xanh sẽ ứng với kiểm
tra hồ sơ, luồng vàng ứng với
kiểm tra sơ bộ theo tỷ lệ,
luồng đỏ ứng với kiểm tra
toàn bộ.
Trên thực tế, tại Chi cục Hải
quan quản lý hàng đầu tư
vẫn chưa áp dụng hệ thống
phân luồng này triệt để. Việc
quyết định mức độ kiểm tra
chủ yếu dựa vào đề xuất của
cán bộ hải quan dựa trên
thông tin lô hàng.
II. Đánh giá việc tổ chức thực hiện thông quan nhập khẩu hàng thực hiện dự
án đầu tƣ tại công ty TNHH SDV Việt Nam
1) Đánh giá công tác tổ chức thực hiện thông quan nhập khẩu hàng thực hiện
dự án đầu tƣ tại công ty TNHH SDV Việt Nam
- Những mặt đạt được
 Bộ phận chứng từ giàu kinh nghiệm, nắm rõ các quy định về văn bản, giấy
tờ và chứng từ cần thiết để lập bộ hồ sơ khai hải quan. Bên cạnh đó, bộ phận chứng
từ cũng nắm rất rõ các quy định về tính thuế cũng như các thủ tục liên quan đến
miễn thuế, hoàn thuế. Nhờ vậy, bộ phận thủ tục có thể tư vấn cho công ty năng
lượng Mê Kông những chứng từ cần chuẩn bị và chuẩn bị như thế nào để có thể
hoàn tất bộ hồ sơ khai hải quan. Đồng thời, với bộ hồ sơ khai hải quan do bộ phận
chứng từ lập, bộ phận thông quan của phòng Inland thực hiện thủ tục thông quan
nhập khẩu cho các lô hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn.
19

công ty như kho bãi, các đội xe Từ đó, tận dụng một cách hiệu quả các cơ sở vật
20

chất kỹ thuật này phục vụ cho các hoạt động của công ty, đặc biệt là hoạt động
thông quan nhập khẩu hàng thực hiện dự án đầu tư. Có thể lấy một vài ví dụ cho sự
hỗ trợ đắc lực của các cơ sở vật chất kỹ thuật đến hoạt động thông quan nhập khẩu
hàng thực hiện dự án đầu tư. Chẳng hạn như đối với đội xe chuyên chở, một đội xe
chuyên nghiệp với trang thiết bị chuyên dụng phù hợp với đặc tính kỹ thuật của các
lô hàng thực hiện dự án đầu tư sẽ hỗ trợ đắc lực việc vận chuyển các lô hàng từ kho
cảng cửa khẩu đến doanh nghiệp sau khi đã hoàn tất thủ tục thông quan, tạo uy tín
và niềm tin với khách hàng (công ty năng lượng Mê Kông). Bên cạnh đó, chú trọng
xây dựng kho bãi sẽ giúp công ty gia tăng giá trị cho hoạt động thông quan nhập
khẩu hàng thực hiện dự án đầu tư của mình thông qua việc cung cấp gói sản phẩm
bao gồm dịch vụ lưu kho bãi dành riêng cho các lô hàng nhập khẩu thực hiện dự án
đầu tư, đương nhiên, trong điều kiện là các kho bãi này cũng được đầu tư và trang
bị sao cho phù hợp với đặc thù cũng như đặc tính kỹ thuật của các lô hàng.
- Nâng cấp hệ thống thông tin với đầy đủ cơ sở dữ liệu về khách hàng, về các
lô hàng cũng như vận hành theo các nguyên tắc và quy định của pháp luật Việt Nam
về thủ tục hải quan. Nhờ vậy, công ty sẽ bắt kịp nhịp độ phát triển cũng như đáp
ứng được những nhu cầu về thủ tục thông quan nhập khẩu hàng thực hiện dự án đầu
tư khi hải quan điện tử được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.
- Tiếp tục củng cố, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên vừa giỏi về nghiệp
vụ vừa có khả năng giao tiếp, khả năng xử lý các tình huống liên quan đến công
việc. Đặc biệt, với hoạt động thông quan nhập khẩu hàng thực hiện dự án đầu tư,
những người thực hiện phải có kiến thức về các dự án đầu tư này cũng như hiểu rõ
về tầm quan trọng và đặc tính kỹ thuật của các lô hàng mà mình làm thủ tục thông
quan. Từ đó, việc thực hiện nghiệp vụ sẽ hiệu quả hơn và đem lại sự hài lòng cho
khách hàng.
3) Một số kiến nghị nhằm cải thiện hoạt động thông quan nhập khẩu hàng
thực hiện dự án đầu tƣ tại Việt Nam

thân tác giả cũng am hiểu hơn về các hoạt động của các dự án có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam. Song song đó, tác giả cũng nhận biết được một số điểm khác
biệt giữa lý thuyết và thực tế công việc. Đồng thời, bằng góc nhìn nhận của bản
thân, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và cải tiến
hoạt động thông quan nhập khẩu hàng thực hiện dự án đầu tư tại công ty trách
nhiệm hữu hạn SDV Việt Nam cũng như tại Việt Nam.
Do sự hạn hẹp về kiến thức chuyên môn nên phần lớn những giải pháp và
kiến nghị mà tác giả đưa ra vẫn chưa thật sự sâu sắc, tuy nhiên, tác giả vẫn hy vọng
những đóng góp của mình hữu ích và góp phần vào sự phát triển của hoạt động
thông quan nhập khẩu hàng đầu tư nói riêng và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung.
23

PHỤ LỤC 1
XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY ĐỐI VỚI CÁC SỐ LIỆU LIÊN QUAN
Trên
Đại học
Đại học
Cao
đẳng
Trung
cấp
THPT
Tổng
cộng
Số lƣợng (ngƣời)
7
83

5.182.433,77
5.950.585,53
Thuế
2.413.168,56
1.451.081,46
1.666.163,95
Lợi nhuận sau thuế
6.205.290,59
3.731.352,31
4.284.421,58

Bảng 1.1. Bảng tổng hợp trình độ nhân viên tính đến hết 31/12/2009

Bảng 1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2009
(Đơn vị tính: 1.000 VND)

Nguồn: Phòng Hành chính
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Phòng Kế toán, 2007, 2008, 2009
24

PHỤ LỤC 2
THÔNG TIN ĐĂNG KÝ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN TRANG WEB
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ TP.HCM


HCM-BKH Ngày cấp GPKD :
Người đại diện PL
:
Nơi thường trú :

Ngành nghề KD :
Hoạt động hỗ trợ giao nhận hàng hóa, thiết bị thông
qua vận tải đa phương thức quốc tế; đóng gói và dán
nhãn hàng hóa; lập sổ sách quản lý làng tồn kho và
hỗ trợ thanh toán; thực hiện dịch vụ chuyển địa điểm
trong nước và quốc tế; dịch vụ thu gom hàng lẻ.
Vốn kinh doanh :
1,000,000
USD © Bản quyền thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh
32 Lê Thánh Tôn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel : (84.8) 8297834 • Fax : (84.8) 8295008 - 8290817 • Email: [email protected]

25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status