Đánh giá tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2001 – 2010, tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua có ảnh hưởng như thế nào đến xoỏ đúi giảm nghèo và công bằng xã hội - Pdf 23

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986.
Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy
kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đa dạng hóa và đa phương húa cỏc quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở
cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đú đó giỳp Việt Nam giảm nhanh được
tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội.
Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng
bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp,
nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế,
thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ
bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đất
đai… Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền
kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy
mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn
2001-2010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa
đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế… để tạo ra một thể chế
năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Để rõ hơn những vấn đề trong quá trình tăng trưởng giai đoạn này của nền
kinh tế nước ta, chúng ta hãy thảo luận và nghiên cứu đề tài “Đánh giá tăng trưởng
kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời
gian qua có ảnh hưởng như thế nào đến xoỏ đúi giảm nghèo và công bằng xã hội”.
1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng
thời gian nhất định ( thường là một năm).

hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu và thuế gián thu.
Thu nhập quốc dân tương tự như tổng sản lượng quốc gia – GNP, chỉ khác
biệt ở chỗ GNP không trừ đi thuế gián thu. Ví dụ, lợi nhuận của một công ty Mỹ
hoạt động tại Anh sẽ được tính vào GNI của Mỹ và GDP của Anh, không tính vào
GNI của Anh hay GDP của Mỹ.
1.2.4 GDP bình quân đầu người:
GNP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm
nhất định là giá trị nhận được khi lấy GNP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời
điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó.
1.3. Cỏc công thức đo lường tăng trưởng kinh tế:
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai
đoạn.
1.3.1. Mức tăng trưởng tuyệt đối:
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần
so sánh.
K = Yt – Yo
Y : GNP, GDP
Yt : GDP, GNP tại thời điểm t của kỳ thời gian phân tích
Y : GDP, GNP tại thời điểm gốc của kỳ thời gian phân tích.
1.3.2. Tốc độ tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.
3
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y ì 100(%)
trong đó :
Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng.
Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc

đáng nói là sự giảm sút tốc độ tăng trưởng của hai nhóm ngành CN và Dịch vụ.
2.1.2. GDP bình quân đầu người vẫn ở mức thấp nhất trong khu vực
Tính thu nhập bình quân đầu người tính bằng USD (theo tỷ giá hối đoái bình
quân) năm 2010 của Việt Nam đạt khoảng 1170 USD. Tuy vậy, hiện tại còn thấp xa
5
so với các con số tương ứng của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á (Singapore
37.597,3 USD, Thái Lan 4.042,8 USD, Philippines 1.847,4 USD). GDP bình quân
đầu người của Việt Nam mới bằng 42,8%, con số tương ứng của khu vực Đông
Nam Á và đứng thứ 7/11 nước; bằng 26% con số tương ứng của châu Á và đứng
thứ 36/50 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh; bằng 11,7% con số tương ứng
của thế giới và đứng thứ 138/182 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh.
2.2. Đánh giá mô hình tăng trưởng theo các yếu tố đầu vào
Mô hình tăng trưởng xét theo góc độ đầu vào nhằm giúp làm rõ nguồn gốc của
tăng trưởng kinh tế, bao gồm việc huy động các yếu tố của sản xuất là K (vốn), L
(lao động) và năng suất (TFP).
- Đóng góp vào tăng trưởng GDP của Việt Nam thời gian qua chủ yếu là yếu
tố nguồn lực vật chất là K và L và sự đóng góp của yếu tố này có xu hướng tăng
lờn.Trong thời kỳ 1990-2000, 56% tăng trưởng GDP của Việt Nam là do đóng góp
của yếu tố vật chất Tuy nhiên, trong thời kỳ 2000-2010, đóng góp của các yếu tố vật
chất đã tăng lên tới 73%. Điều này phản ánh thực chất quá trình tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam đó thiên theo hướng mở rộng theo chiều rộng. Việc mở rộng quy mô
nền kinh tế (tăng trưởng theo chiều rộng) đối với cac nước đang phát triển như Việt
Nam là hợp lý, trong điều kiện chúng ta đang còn nhiều tiềm năng phát triển chưa
được khai thác và sử dụng. Tuy vậy, theo thời gian nó phải được giảm đi về tỷ trọng
và thay thế dần bằng các yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu mới là đúng xu thế và
quy luật. Xu thế tăng trưởng quá thiên về vốn vật chất (với tỷ lệ góp ngày càng
tăng của K và L) là sự bất hợp lý trong mô hình tăng trưởng ở nước ta hiện nay.
- Đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng chiếm tỷ lệ thấp và lại có xu
hướng giảm sút nhanh trong giai đoạn 2001- 2010. Thời kỳ 1990 – 2000 44% tăng
trưởng GDP là do yếu tố TFP; đến giai đoạn 2001-2010 phần đóng góp của TFP

Đóng góp của yếu tố lao động đã nhỏ nhưng lại có xu hướng giảm là một bất
hợp lý đối với một nước có nhiều tiềm về lao động. ở phần lớn các nước trong khu
vực có quy mô dân số tương đồng với Việt Nam, tỷ lệ đóng góp của yếu tố này
khoảng từ trên 20% đến 30%, thậm chí 40%, trong khi đó ở Việt Nam lao động
đóng góp dưới 20% vào tăng trưởng kinh tế. Yếu tố lao động đóng góp ít và có xu
hướng giảm ở Việt Nam phản ánh những bất cập sau đây:
7
Một là, chưa tận dụng hết lực lượng lao động vào hoạt động kinh tế. Tốc độ
tăng trưởng việc làm bình quân năm năm thấp hơn tốc độ tăng trưởng lao động. Bất
cập trong gia tăng vốn vật chất làm trầm trọng hơn mức độ gia tăng chậm của việc
làm.hơn 37% tổng đầu tư xã hội tập trung vào khu vực nhà nước thâm dụng vốn
trong khi khu vực này chỉ tạo 34% GDP và tạo ra 10% số việc làm. Trong khi đó,
khu vực kinh tế tư nhân tạo ra nhiều việc làm nhất (hơn 87% tổng số việc làm) lại
chỉ chiếm 28% tổng đầu tư xã hội. Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp thành thị và tỷ lệ sử
dụng thời gian lao động khu vực nông thôn vẫn không được cải thiện.
Hai là, chất lượng lao động thấp hiện là thắt nút cổ chai lớn nhất.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có tăng lên qua các năm nhưng còn thấp xa so với
các nước, thậm chí thấp hơn so với mục tiêu đề ra
- Cơ cấu lao động qua đào tạo mất cân đối, mang tính vừa thiếu thầy, vừa
thiếu thợ, “thiếu thợ còn hơn thiếu thầy”. công tác đào tạo nghề chưa được quan
tâm đầu tư đúng mức. Hệ thống quản lý đào tạo nghề manh mún và phân tán, dưới
sự quản lý của nhiều cơ quan quản lý khác nhau (Bộ Lao động thương binh và xã
hội, Bộ GD & ĐT, các cơ quan quản lý chuyên ngành). Trang thiết bị đào tạo nghề
và cán bộ giảng dạy không nhận được thu nhập thích đáng; và tâm lý xã hội vẫn còn
coi nhẹ đào tạo nghề và những người tốt nghiệp các trường nghề.
- Trình độ đào tạo có nhiều khiếm khuyết. Đào tạo thợ thì lý thuyết nhiều hơn
tay nghề, các doanh nghiệp khi sử dụng thường phải đào tạo lại.
- Tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng. Giữa các cơ sở giáo dục đào tạo
với các doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động nói chung chưa có sự gắn kết,
do đó sinh viên tốt nghiệp thường không đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

trung nhiều vào khu vực chế biến, chế tạo mới mức NSLĐ thấp hơn. Trong những năm
gần đây, ngành công nghiệp chế biến là nơi tạo được nhiều việc làm, đóng góp vào
chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu ngành. Tuy nhiên, chủ yếu là do ngành này mở
rộng quy mô sản xuất và hấp thụ lao động có trình độ thấp, chứ chưa đồng thời tăng quy
mô và tăng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao.
9
2.2.3. Đóng góp của yếu tố TFP ngày càng thấp
Điều này đã phản ánh tính chất lạc hậu về công nghệ kỹ thuật và hiệu quả của
tăng trưởng ngày càng thấp.
Một, hàm lượng công nghệ trong giá trị sản phẩm thấp.
So sánh với các nước khác trong khu vực, các sản phẩm chế biến nói chung và
đặc biệt là chế biến cho xuất khẩu của Việt Nam không phức tạp về mặt công nghệ.
Tỷ trọng của các sản phẩm công nghệ vừa và cao trong tổng giá trị gia tăng của các
mặt hàng chế biến xuất khẩu chỉ ở mức trên 20% và không thay đổi qua những năm
gần đây. Các lĩnh vực công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động, chủ yếu là cỏc nhúm
mặt hàng may mặc thời trang, chiếm tới hơn 70% giá trị gia tăng của ngành công
nghiệp chế biến của Việt Nam.
Hai, Trình độ công nghệ các ngành kinh tế thấp
Trình độ công nghệ của nền kinh tế nói chung, kể cả của ngành công nghiệp
nói riêng cũng còn rất thấp. Tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao của Việt Nam
mới đạt khoảng 20,6%, thấp xa so với con số tương ứng 29,1% ,73% của Singapore.
Các dự án đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ (dưới
5 triệu USD/1 dự án). Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ, sử
dụng nhiều lao động như dệt, may, các ngành có công nghệ cao còn rất ít. Trình độ
công nghệ thấp chính là lý do hạn chế hiệu quả tăng trưởng kinh tế, hạn chế tốc độ
tăng trưởng giá trị gia tăng, làm cho chúng ta luôn chịu thua thiệt trong quan hệ
thương mại quốc tế, và cũng ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng trong dài hạn khi
các dấu hiệu lợi thế về lao động rẻ ở nước ta đang mất dần và năng lực cạnh tranh
tăng trưởng bị giảm đi một cỏcch tương đối.
Ba, hoạt động chuyển giao công nghệ kém hiệu lực.

trưởng cao hơn ở giai đoạn sau, kể cả thời điểm suy giảm tăng trưởng. Kết qủa là
đóng góp của ngành thương mại – dịch vụ vào tăng trưởng có xu hưởng tích cực
hơco. Nếu không kể 2 năm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành CN
bị suy giảm tăng trưởng nặng thì ngành thương mại – dịch vụ cũng đã đóng góp
khoảng 40% vào tăng trưởng kinh tế chung.
11
Tuy vậy, nếu xem xét tổng thể, thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian
qua vẫn được chi phối bởi các ngành sản xuất (NN và CN) là chủ yếu (2/3), tỷ trọng
đóng góp của ngành thương mại dịch vụ được đánh giá là thấp, thời kỳ 2001-2005,
là 37,7% và giai 2006-2010 là 40%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nhiều nước
trong khu vực, ví dụ như: Singapore là 65%, Hàn Quốc 62%, Thái Lan 50%,
Philippine 53,5% (Số liệu của Bộ KH& ĐT).
(i) Lao động trong nền kinh tế có xu hướng chuyển dịch khá tốt, bình quân
năm trong giai đoạn từ 2000 đến 2010, tỷ trọng lao động NN đã giảm đi khoảng 1,5
điểm phần trăm Mặc dù tỷ trọng lao động NN giảm đi nhanh nhưng số lao động NN
còn nhiều
(2) Trong khi cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh thì chuyển dịch cơ cấu
ngành theo GDP là lại rất chậm. Bình quân năm giai đoạn 2000-2010, tỷ trọng
nông nghiệp chỉ giảm đi 0,3 điểm phần trăm, chậm hơn nhiều so với giai đoạn
1991-2000 (mỗi năm NN giảm 1,56 điểm phần trăm) và chậm hơn so với các nước.
Hiện nay, tỷ trọng đóng góp của NN vào GDP còn chiếm khá cao (trên 20%). Trong
khi tỷ trọng ngành NN giảm chậm thì tỷ trọng dịch vụ gần như không thay đổi,
thậm chí cũn cú nguy cơ giảm trong suốt giai đoạn 2001-2010.
Kết luận: Hiện trạng trên cho thấy cơ cấu kinh tế của Việt Nam hiện nay phản
ánh trình độ phát triển ở mức thấp (giai đoạn chuẩn bị cất cánh, với tỷ trọng NN
trên 20%) và chỉ đạt bằng mức của Thái Lan những năm 1990. Tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam thời gian qua là mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào các ngành sản
xuất, với sự chi phối cũn khỏ mạnh của sản xuất NN.
CHƯƠNG 3
12

em dưới 5 tuổi còn 25%, tỷ lệ thôn bản có cán bộ y tế cộng đồng đạt 79,8%. Tuổi
thọ của người dân (năm 2006) đạt 71,3 tuổi. Phần lớn người dân Việt Nam đó có
những tiện nghi tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày như điện, nước sạch, ti vi Tỷ lệ
hộ dõn cú phương tiện đi lại bằng xe máy, ụ-tụ và sử dụng các phương tiện sinh
hoạt cao cấp như điện thoại di động, máy tính cá nhân, ngày càng có xu hướng
tăng nhanh.
3.2. Những vấn đề đang tồn tại
Thứ nhất, giữa chính sách kinh tế tài chính và chính sách xã hội chưa thực sự
gắn kết với nhau, dẫn đến sự phân hóa về thu nhập và tài sản ngày càng lớn. Hiện ở
nước ta chưa có cuộc điều tra nào về sự phân hóa thu nhập và tài sản, mà chỉ có
điều tra về mức chi tiêu (thang đo theo ngũ phân vị nêu trên dựa vào chi tiêu của
các tầng lớp xã hội, chứ không phải thu nhập). Sự giàu nhanh của một bộ phận dân
cư, chủ yếu dựa vào sự bất cập của cơ chế và yếu kém trong quản lý nhà nước, chứ
không phải dựa vào tài năng, sự sáng tạo và hiệu quả của lao động. Chẳng hạn,
trong 10 năm gần đây, có rất nhiều người giàu nhanh là nhờ vào "lỗ hổng" trong
quản lý đất đai. Tuy chưa có cuộc điều tra nào về vấn đề này, nhưng thực tế dễ nhìn
thấy được là do yếu kém và tiêu cực trong quản lý đất đai, nhất là ở các đô thị lớn,
đã biến nguồn vốn xã hội này thành của cải của một thiểu số, tạo sự bất công xã hội
ngày càng gay gắt. Tình hình khiếu nại, khiếu tố kéo dài của một bộ phận dân cư
mất đất trong thời gian qua có nguyên nhân từ sự yếu kém này.
Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn thế giới cho thấy, ở những quốc
gia có tỷ lệ đô thị hóa còn thấp, quá trình đô thị hóa chính quỹ đất đô thị là "con gà
đẻ trứng vàng", mà chính quyền có thể điều tiết để đầu tư phát triển các phúc lợi
công cộng, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, tạo sự hưởng thụ bình đẳng
cho các tầng lớp dân cư nếu có sự phân phối hợp lý nguồn vốn này. Do chính sách
thiếu đồng bộ, nhất là sử dụng không hiệu quả các công cụ quản lý, như quy hoạch,
quản lý sử dụng đất, quản lý dự án đầu tư bất động sản , sử dụng công cụ tài chính
như thuế, phí để điều tiết và chống đầu cơ, đã tạo ra bất công xã hội.
14
Thứ hai, quá trình đô thị hóa diễn ra tự phát, thiếu quy hoạch và chính sách

tớnh bình đẳng càng cao. Trong nhiều năm qua, chúng ta cũng có chủ trương hỗ trợ
để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng trên thực tế, khi thực hiện chủ trương
này, hầu như không có chính sách cụ thể kèm theo, như chính sách thuế, chính sách
tín dụng, chính sách hỗ trợ về đất đai, dịch vụ sản xuất, ứng dụng công nghệ, đào
tạo nhân lực, xúc tiến thương mại Hiện nay, cả nước có đến hàng chục tổ chức hỗ
trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng chủ yếu vẫn chỉ là cung cấp dịch vụ để thu phí,
thay vì thực thi chính sách quốc gia hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
Thứ năm, có sự lệch lạc trong việc thực thi chủ trương xã hội hóa các dịch vụ
thuộc về hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa v.v Điển hình nhất là thương
mại hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế với chủ trương cho phép thành lập các loại công
ty kinh doanh y tế, giáo dục. Ai cũng biết, bản chất của công ty là tối đa hóa lợi
nhuận, nên không thể vừa cho lập công ty kinh doanh vừa kêu gọi hạn chế lợi
nhuận. Trong khi đó, y tế, giáo dục là vấn đề của Nhà nước chứ không phải là vấn
đề của thị trường. Một khi để thị trường điều tiết 2 loại dịch vụ công này, thì không
thể rút ngắn được khoảng cách biệt về hưởng thụ giữa các tầng lớp dân cư, để từ đó
góp phần nâng cao tính chất công bằng xã hội.
Như vậy, cả về lý luận cũng như thực tiễn cho thấy, không phải lúc nào thị
trường cũng đúng trong việc phân bố nguồn lực của nền kinh tế. Sự thất bại của thị
trường thậm chí sẽ mang đến những hệ quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế, tạo
nên những cuộc khủng hoảng kinh tế.
Mặc dù đến nay người ta nhận thấy rằng, chưa có mô hình kinh tế nào tạo
động lực phát triển tốt hơn mô hình kinh tế thị trường, nhưng bản thân mô hình kinh
tế này cũng có nhiều khuyết tật mang tính bản chất, nổi bật và trên thực tế thường
diễn ra 3 khuyết tật: (1) - Sự phát triển mang tính tự phát do "bàn tay vô hình" là thị
trường dẫn dắt, nên luôn luôn tạo ra khủng hoảng thừa và thiếu, khủng hoảng mang
tính chất chu kỳ; khủng hoảng cục bộ hoặc toàn cục; (2) - Do động lực cạnh tranh
và động cơ lợi nhuận, các doanh nghiệp luôn luôn xem nhẹ lợi ích cộng đồng, như
vấn đề phá hoại môi trường, gian lận thương mại, đầu cơ thái quá; (3) - Mô hình
kinh tế thị trường là mô hình làm giàu cho thiểu số, không thể có chuyện mọi người
16

Vấn đề không phải ở chỗ nhà nước lớn hay thị trường lớn, mà ở chỗ, nhà nước
phải thực sự đảm nhận chức năng bổ khuyết và xử lý những thất bại của thị trường.
Nói cách khác, nhà nước can thiệp vào thị trường như thế nào, bằng các công cụ gì
để phù hợp với chức năng của mình; nhưng đồng thời không làm cho các quan hệ
của thị trường bị méo mó. Đây cũng chính là một biểu hiện cụ thể trong nhận thức
về vai trò của nhà nước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ và công bằng xã hội trong điều kiện ngày nay
18
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
KẾT HỢP XOÁ ĐểI GIẢM NGHÈO, CÔNG BẰNG XÃ HỘI
TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1. Quan điểm phát triển
4.1.1. Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền
vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược
Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm
an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú
trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải
kết hợp hài hoà với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không
ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế-xã hội phải
luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu. Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang
đặt ra hết sức cấp thiết. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển
nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải
luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế-
xã hội.
Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc
phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.

vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều
tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Phát triển kinh tế tập thể với nhiều
hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã. Khuyến khích phát triển các
hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp mà chủ yếu là các doanh
nghiệp cổ phần để loại hình kinh tế này trở thành phổ biến trong nền kinh tế, thúc
đẩy xã hội hoá sản xuất kinh doanh và sở hữu. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để
phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế.
20
Khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh
và ngày càng hiện đại các loại thị trường. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và phân
phối, bảo đảm công bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
4.1.5. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ
ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững
và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Phải không ngừng tăng cường tiềm lực
kinh tế và sức mạnh tổng hợp của đất nước để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
sâu rộng và có hiệu quả. Phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều
thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở
rộng thị trường ngoài nước, góp phần bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế.
Trong hội nhập quốc tế, phải luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của tình
hình, bảo đảm hiệu quả và lợi ích quốc gia.
4.2 Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá
4.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục
được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa
học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên đạt 450
trên một vạn dân.
22
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến
bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực
sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật.
•Về môi trường
Cải thiện chất lượng môi trường. Đến năm 2020, tỉ lệ che phủ rừng đạt 45%
(2). Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc
trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh
doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các
cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 95%
chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử
lý đạt tiêu chuẩn. Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng.
Hạn chế tác hại của thiên tai; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu,
nhất là nước biển dâng.
4.2.3. Các đột phá chiến lược
(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng
tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
(2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,
tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt
chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
(3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện
đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
23
KẾT LUẬN
Kết quả của quá trình tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2010 đã giúp sức cho


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status