tài liệu bồi dưỡng ôn thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 12 tham khảo - Pdf 23

Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
VIỆT BẮC
Là tập hùng ca của kháng chiến toàn dân tám năm ròng rã chống bọn xâm lăng (theo
Đặng Thai Mai), tập thơ Việt Bắc phản ánh đầy đủ con đường chiến đấu gian lao và sự
trưởng thành của dân tộc Việt Nam qua những dấu ấn, hình ảnh về cuộc kháng chiến.
Đó là tiếng hát mở đường (bài Phá đường); tiếng hò kéo pháo lên chiến dịch (bài Voi);
nỗi lòng bà mẹ nhớ con (bài Bầm ơi); niềm thao thức nơi anh bộ đội nhớ mẹ ở làng quê
(bài Bà bủ); chiến thắng Việt Bắc (bài Cá nước); nguồn sáng nơi căn nhà của cụ Hồ (bài
Sáng tháng năm); bước chân người chiến sĩ vào trận tuyến nơi núi rừng Tây Bắc (bài
Lên Tây Bắc); niềm hân hoan trước chiến công lừng lẫy tại Điện Biên Phủ (bài Hoan hô
chiến sĩ Điện Biên); niềm vui chiến thắng và hòa bình trên bước đường đi tới (bài Ta đi
tới); nỗi nhớ nhung và lời hẹn ước giã từ thủ đô gió ngàn (bài Việt Bắc) v.v.
Một trong những điểm nổi bật của tập thơ Việt Bắc là sự khắc họa chân thực
những nhân vật văn học đại diện cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam kháng chiến,
những con người mới của thời đại mới, mà nổi bật trong đó là hình ảnh Hồ Chí Minh
hiện thân cho tinh hoa và trí tuệ của dân tộc. Tuy vậy, tập thơ vẫn còn thiếu những con
người cá thể, cụ thể, những tình cảm riêng tư của cái "tôi" trữ tình. Về mặt nghệ thuật,
tuy được đánh giá là bước trưởng thành quan trọng của thơ Tố Hữu, là một thành tựu
xuất sắc của thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp, yếu tố cách tân trong tập
thơ cũng chưa được nhìn thấy.
********************
GIÁ TRỊ BIỂU CẢM CỦA TỪ LÁY TRONG BÀI THƠ VIỆT BẮC
1. Thống kê và phân loại từ láy trong bài thơ Việt Bắc
Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học như màu sắc đối với hội họa, âm thanh đối với
âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc. Nói cho cùng, văn học là nghệ thuật của ngôn từ.
Những nghệ sĩ lớn đều là những nhà ngôn ngữ trác tuyệt. Trong lao động nghệ thuật,
người nghệ sĩ có một sự lao tâm khổ tứ về ngôn ngữ. Là một nhà thơ lớn, khi sáng tác,
Tố Hữu đặc biệt chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân nên ngôn ngữ thơ giản dị,
mộc mạc nhưng cũng rất sinh động, giàu hình ảnh. Ở bài thơ Việt Bắc, một trong những
1
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015

thương nhớ. Ngay ở dòng thơ thứ hai, tác giả đã dùng từ láy thiết tha với ý nghĩa tình
cảm thắm thiết, gắn bó hết lòng, lúc nào cũng luôn nghĩ tới. Tình cảm gắn bó ấy dường
như được gói gọn lại và đặt trong hai tiếng thiết tha. Những hình ảnh cây, núi, sông
được nhân cách hóa trở thành những người bạn gần gũi thân quen với người cán bộ
trong kháng chiến càng chứng tỏ thêm cho nỗi nhớ thiết tha biết bao giờ nguôi của
người Việt Bắc. Mình hỏi ta nhưng lại chính là nỗi nhớ không nguôi của mình.
Đáp lại tấm lòng của Việt Bắc là lời của người cán bộ kháng chiến trước giờ phút chia
tay. Tố Hữu sử dụng các từ láy tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn để diễn tả tình cảm,
tâm lý của người cán bộ về xuôi đối với người ở lại:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Đó là tình cảm nghĩ suy, là tâm trạng bồn chồn, bâng khuâng nhớ, thương, lưu luyến.
Từ tha thiết là tiếng lòng của người ra đi đồng nghĩa với từ thiết tha trong lời ướm hỏi
của người ở lại, hai tâm trạng tha thiết và thiết tha cùng ngân lên một tiếng lòng, đó là
nỗi nhớ mình, ta, ta, mình khôn nguôi. Từ láy bâng khuâng, bồn chồn bộc bạch được
tâm trạng đặc biệt của người cán bộ, đó là những cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương đan
xen tạo nên trạng thái lòng dạ bồn chồn, lo lắng, bàng hoàng, mong đợi, đứng ngồi
không yên. Người về lặng đi với những câu hỏi nặng nghĩa tình của Việt Bắc, không
biết nói gì ở đây chính là đã nói được nhiều điều thương nhớ.
Tiếp theo diễn biến của tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối
đáp quen thuộc của ca dao dân ca, bên hỏi, bên đáp. Người bày tỏ tâm sự kẻ hô ứng,
đồng vọng. Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỷ niệm về một thời cách mạng kháng
chiến gian khổ mà anh hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra bên ngoài
là đối đáp còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư tình cảm của chính nhà thơ
3
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
của những người tham gia kháng chiến. Lời người Việt Bắc ở đây bộc bạch tâm trạng
nhắc lại từ chuyện gần đến chuyện xưa:

Việt Bắc hỏi và nhắc nhở người cán bộ hãy giữ gìn lấy truyền thống cách mạng và
kháng chiến:
Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
Mình đi ta hỏi thăm chừng
Bao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?
Tác giả khéo léo dùng từ láy tưng bừng với ý nghĩa nhộn nhịp náo động, cùng với ánh
sáng như bừng lên để cho Việt Bắc hỏi người cán bộ về bức tranh trong tương lai:
Lời đáp lại của người cán bộ không chỉ là câu trả lời mà còn là tiếng lòng hòa điệu cùng
người Việt Bắc và mở ra một viễn cảnh tương lai tươi sáng. Đây là lời giãi bày của
người cán bộ:
Đường về, đây đó gần thôi!
Hôm nay rời bản về nơi thị thành
Nhà cao chẳng khuất non xanh
Phố đông càng giục chân nhanh bước đường
Ngày mai về lại thôn hương
Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về
Ngày mai rộn rã sơn khê
Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới dăng
Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng
Phố phường như nấm như măng giữa trời.
5
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Tố Hữu sử dụng từ láy rộn rã trong câu lục với nhịp 2/2/2 nói tới tâm trạng vui vẻ, tưng
bừng và không khí hồ hởi, tấp nập, tíu tít của tương lai huy hoàng. Hướng tới chiến
thắng và tương lai tươi sáng cũng là cảm hứng nổi bật được thể hiện khá rõ nét. Trong
phút giây chia tay, Tố Hữu đã lắng nghe được những bước đi của đất nước hướng về
ngày mai tươi sáng với không khí rộn rã bừng lên trong niềm vui của người cán bộ và

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Từ láy đều đều ở câu bát cùng nhịp thơ 2/2/2/2 tạo nên âm hưởng đều đặn của tiếng
chày trong đêm khuya biểu hiện cuộc sống sinh hoạt thường nhật an lành cũng như
cảnh vật tuyệt mỹ của thiên nhiên núi rừng nơi đây. Chỉ những người từng sống ở Việt
Bắc, coi Việt Bắc là quê hương thân thiết mới có nỗi nhớ thật da diết, cảm nhận thật sâu
sắc về nhịp chày đêm nện cối lúc đêm khuya trong không gian tĩnh lặng. Rồi cái ánh
nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, bản làng mờ trong sương sớm, bếp lửa hồng đêm
khuya, tên làng, tên đất , tất cả là thời gian và không gian đầy ắp kỷ niệm. Tố Hữu lại
nhớ về một thời thiên nhiên cùng ta đánh giặc, thắng giặc:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi dăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng
Từ láy mênh mông với nghĩa rộng lớn, không giới hạn gợi lên một cảm giác cảnh vật
thiên nhiên Việt Bắc nơi đâu cũng là tử huyệt của quân thù và thiên nhiên thắm tươi của
núi rừng Việt Bắc luôn kề vai sát cánh một lòng cùng đánh Tây.
Bên cạnh việc khắc họa thiên nhiên Việt Bắc, Tố Hữu còn dùng từ láy góp phần biểu
hiện cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Đó là cuộc kháng chiến toàn dân,
7
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
toàn diện trường kỳ gian khổ, nhưng rất hùng tráng lạc quan. Ở đó mọi người dân, mọi
tầng lớp đều tham gia kháng chiến. Đánh xâm lược, nhiệm vụ tối thượng của cả dân tộc,
được Tố Hữu ghi lại bằng thơ và mãi khắc sâu trong nỗi nhớ của Việt Bắc và người cán
bộ:
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Cùng với tinh thần chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, không khí diệt giặc dốt, phong

xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên
nhiên và con người Việt Bắc. Bài thơ mang âm hưởng anh hùng ca của một sử thi hiện
đại. Chỉ phác họa khung cảnh hùng tráng ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho thấy khí thế mạnh
mẽ của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì tổ quốc độc lập tự do.
Hình ảnh đất nước của nhân dân, nhân dân là người làm nên đất nước cũng hiện lên
trong bài thơ. Đó là lòng yêu nước, chí căm thù giặc sâu sắc, tình quân dân, tình yêu
chiến khu, lòng lạc quan tin tưởng ở thắng lợi, tình yêu Đảng, yêu lãnh tụ, tình quốc tế
vô sản. Viết về những phiên họp của Trung ương, Chính phủ, Tố Hữu sử dụng từ láy
rực rỡ kết hợp với những ngôn từ và vần thơ mộc mạc, giản dị mà thắm đượm nghĩa
tình:
Ai về ai có nhớ không
Ngọn cờ đỏ thắm, gió lồng cửa hang
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Điều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược thêm trường các khu
9
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Việt Bắc cũng ghi lại những trận đánh, những chiến công gắn với những địa danh phủ
Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hòa Bình., Tây Bắc, Điện Biên Nhưng không
chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến, nhà thơ còn lý giải cội nguồn sức
mạnh đã dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnh của mối thù nặng vai, tình nghĩa thủy
chung, của khối đại đoàn kết toàn dân, sự hòa quyện gắn bó giữa con người với thiên
nhiên. Tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên, mà trong đó, không thể không nói
tới sự đóng góp của nghệ thuật sử dụng từ láy vào việc thể hiện phong phú tư tưởng chủ
đề tác phẩm.
Có thể nói, bài thơ ghi lại một cách đầy đủ, khái quát nhất về hình ảnh con người kháng
chiến là Việt Bắc. Đó là em gái hái măng một mình, người đan nón chuốt từng sợi

phong thái ung dung, tự tại của vị lãnh tụ anh minh tài ba, đồng thời tạo lên bức tranh
tuyệt mỹ về hình tượng Bác Hồ trên đường kháng chiến.
Đoạn thơ cuối, bằng lời thơ sinh động giàu hình tượng mang giá trị biểu cảm cao, Tố
Hữu bày tỏ tấm lòng của nhân dân luôn hướng về Bác Hồ kính yêu:
Lòng ta ơn Bác đời đời
Ngược xuôi đôi mặt một lời song song
Ngàn năm xưa nước non hồng
Còn đây ơn Bác nối dòng dài lâu
Ngàn năm non nước mai sau
Đời đời ơn Bác càng sâu càng nồng
Cặp từ láy hoàn toàn đời đời lần thứ nhất đặt ở cuối câu lục, lần thứ hai đặt ở đầu câu
bát kết hợp với từ láy song song tạo ra ý nghĩa dài lâu, trước sau như một khẳng định
công ơn to lớn của Bác Hồ kính yêu đối với đất nước và con người Việt Nam. Công ơn
ấy ghi tạc đời đời, trong lòng người cán bộ kháng chiến và Việt Bắc, mãi mãi khắc sâu
trong trái tim mỗi người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ
quốc.
11
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Bằng những vần thơ lục bát ngọt ngào thông qua cuộc đối đáp giữa kẻ ở và người đi với
ngôn ngữ giản dị, tinh lọc, giàu hình ảnh, nhất là nghệ thuật sử dụng từ láy, Tố Hữu đã
tái hiện một cách chân thực và sinh động hình ảnh đất nước những ngày kháng chiến ở
chiến khu Việt Bắc với những con người bình dị mà anh hùng, khung cảnh thiên nhiên
hùng vĩ mà thắm tươi Bài thơ có giọng điệu tâm tình tha thiết sâu lắng ngọt ngào đậm
đà màu sắc dân tộc và rất giàu tính nhạc. Thông qua đó mà cảnh và người Việt Bắc hiện
lên lấp lánh sắc màu và rất đỗi yêu thương.
Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng đầu tiên tạo nên một tác phẩm nghệ thuật. Ngôn ngữ
thơ bao giờ cũng được người nghệ sĩ gọt giũa, lựa chọn một cách kỹ lưỡng nên hàm
súc, tinh lọc, đa nghĩa, giàu hình tượng, mang giá trị biểu cảm cao. Tố Hữu đã sử dụng
lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân, vận dụng ca dao dân ca truyền thống, kế thừa
một cách sáng tạo tinh hoa văn học quá khứ để làm nên tuyệt phẩm Việt Bắc. Đặc biệt,

nhưng bất tử
nhạc tính còng thể hiện rất rõ ở cách sử dụng hình thức trùng điệp câu trúc câu. Đây là
một đoạn thơ tiêu biểu
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta xanh biết mấy
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
hình tượng âm thanh của tiếng ghi ta láy đi láy lại như một nỗi ám ảnh. Nhịp thơ dường
như cứ nương theo tiếng đàn, như một dòng chảy mãnh kiệt của của cảm xúc đầy hồi
hộp và mê say; tiếng ghi ta nâu – tiếng ghi ta lá xanh – iếng ghi ta tròn- tiếng ghi ta
ròng ròng ròng máu chảy… mở ra những trường liên tưởng độc đáo về một nghệ sĩ
trong những phút giây bi kịch của cuộc đời nhưng vẫn không thể rời xa tiếng đàn. Đọc
đoạn thơ này của Thanh Thảo ta bỗng nhớ đến đoạn thơ bay bổng của Huỳnh Thúc Liên
bay đi xa đi xa
13
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
tiếng đàn ghi ta của Lor-ca
bay đi xa đi xa
Lời thơ tranh đấu Es- pa- nha
Vang vang trong tim ta
Tiếng đàn ghi ta của Lor- ca
Vang vang trong tim ta
Lời thơ tranh đấu Es- pa- nha
Nhạc tính còn thể hiện ở âm hưởng của tiếng đàn “ li-la li- la li- la” ở cuối bài.Nếu
tiếng “li-la li-la li-la”ở phần đầu bài thơ gợi âm hưởng réo rắt của tiếng đàn thì âm
thanh li- la kết thúc lại gợi lên một nỗi ám ảnh. Không chỉ ám ảnh bởi âm thanh mà là
nỗi ấm ảnh về một số phận, một cuộc đời nghệ sĩ đầy tài hoa nhưng bi kịch. Có thể nói
chất nhạc trong bài thơ được sử dụng hết sức thành công, nó không chỉ phù hợp với
việc ngợi ca người nghệ sĩ gắn với cây đàn ghi ta mà còn tạo nên những dư âm, những

lanh”, không thể kẻ thù nào vùi dập được.
****************************
Tiếp cận "Sóng" từ góc nhìn văn hóa
M. Bakhtin cho rằng, văn học là một bộ phận không thể tách rời khỏi văn hóa, không
thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời nó tồn tại; không
được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được như người ta
vẫn làm, là trực tiếp gắn nó với các nhân tố xã hội, kinh tế vượt qua đầu văn hóa. Văn
hóa có khả năng quyết định sự phát triển của văn học trong một giới hạn, một mức độ
nhất định; ngược lại, sự tác động ảnh hưởng trở lại với văn hóa của văn học cũng không
nhỏ. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học gắn bó mật thiết ở cả hai phương diện đồng
đại và lịch đại, do vậy nghiên cứu một hiện tượng văn học trong quan hệ đồng đại với
văn hóa sẽ thấy được vai trò sáng tạo văn hóa, thấy được cấu trúc, chức năng văn hóa
của văn học. Tuy nhiên, văn học không chỉ là sản phẩm của văn hóa một thời, mang
15
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
trong mình giá trị của văn hóa một giai đoạn cụ thể mà là sản phẩm của cả một quá
trình văn hóa.
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có những điểm thành công nổi trội mà chúng ta vẫn
thường phân tích như hình tượng sóng và em; trạng thái tinh vi, phức tạp của tình yêu;
khát vọng hạnh phúc nhưng đặt nó trong mối quan hệ văn hóa - văn học sẽ hiểu được
cặn kẽ hơn cũng như có những lý giải xác đáng. Khám phá bài thơ không chỉ bằng
những ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh hiển lộ trong bài, cần đặt tác phẩm vào hoàn cảnh
ra đời, vào thời điểm lịch sử và cả những biến động xã hội xung quanh mới thấy được
hết những thành công độc đáo khiến bài thơ ra đời là được sự đón nhận của độc giả và
cả những “vị nể” của nhiều nhà thơ tên tuổi cùng thời
(1)
.
Bắt đầu bài thơ là những trạng thái của sóng và một hành trình đi tìm kiếm, cắt nghĩa
chính mình: Dữ dội và dịu êm/ Sóng tìm ra tận bể. Trái tim đang yêu của những con
người đầy nhiệt huyết và trẻ tuổi ấy bất lực trong việc lý giải bởi sóng bắt đầu từ gió

ý thức được sức mạnh của tình yêu thương sẽ là điểm tựa vững chắc giúp vượt qua
những khốc liệt. Chị tự tin bộc lộ tình yêu vì coi đó là cứu cánh, là lẽ sống. Điều này có
nét giống mà khác Xuân Diệu, bởi những cung bậc tình yêu của người nữ khác với
người nam. Chị hay ưu tư hơn, dù khi thiết tha đắm say nhất vẫn thường trực một nỗi lo
âu và khắc khoải về sự vô tận trong tình yêu:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Tất cả những điều ấy xuất phát từ bản năng che chở của người phụ nữ, họ tự nhận về
mình cái sứ mệnh thiêng liêng là duy trì tình yêu, hạnh phúc cho cuộc đời. Những thiệt
thòi của cá nhân chị lại khiến cho sự bao dung, che chở ấy thành một khát vọng đau đáu
hơn. Trong Thơ vui về phái yếu chị vừa khẳng định vừa muốn vượt thoát khỏi những
định kiến xã hội khi khuôn người phụ nữ vào những điều nhỏ bé: Chúng tôi là những
người đàn bà bình thường trên trái đất/ Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
nhưng Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông/ Các anh sẽ không còn biết yêu biết ghét. Do
gắn với gia đình trực tiếp và thường xuyên hơn nên người phụ nữ thiên về duy tình,
17
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
muốn ổn định, hy sinh hơn là thay đổi, bứt phá. Theo Jung, nhà tâm lý học Thụy Sĩ, tâm
lý nữ giới thuộc loại hình tình cảm, mang những đặc điểm rõ ràng hơn tư duy. Bằng sự
mẫn cảm giới tính, thơ nữ mang những nét sắc sảo và tinh tế mà ở nhà thơ nam khó
lòng nắm bắt được. Xuân Quỳnh có một cách riêng để nhận thức và khái quát hiện thực:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
Trước đối tượng thẩm mỹ, nhờ thiên tính nữ của mình, các nhà thơ nữ thường bộc lộ
những xúc cảm và cả những cảm nhận tinh tế mà người nam không có được, không
nhìn ra được. Ấn tượng về giọng điệu của bài thơ một phần nhờ những câu hỏi tu từ và

Và lòng em thương nhớ (Anh)
Hyppolite Taine căn cứ vào chủng tộc (race), hoàn cảnh môi trường (milieu), thời điểm
(moment) để giải thích sự hình thành một tác giả. Cuộc đời bất hạnh (mồ côi từ nhỏ) rồi
những mất mát, vất vả khiến cho nghị lực vượt lên của Xuân Quỳnh càng mạnh mẽ.
Trong bài thơ, sự chủ động trong tình yêu được bộc lộ kín đáo mà sôi nổi, đắm say mà
vẫn giữ được sự nữ tính. Đóng góp của Xuân Quỳnh qua Sóng cũng như nhiều bài thơ
khác (Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Tự hát ) là tạo nên một tiếng nói của
người phụ nữ làm chủ cuộc đời, làm chủ tình yêu; vừa không xa rời truyền thống vừa
thể hiện được cách nhìn của thời đại. Cái mạnh bạo, chủ động và quyết liệt ấy của chị
chẳng phải do ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây (người ta vẫn gọi thơ tình Xuân Diệu
là “Tây”, là “mới nhất trong các nhà thơ Mới”) mà hoàn toàn có căn nguyên cội rễ từ
văn hóa phương Đông, nơi không thiếu những nữ sĩ đã tự khẳng định mình trong tình
yêu cũng như cuộc sống. Xuân Quỳnh từ con người có nhu cầu tự ca hát về tình yêu và
cuộc săn đuổi hạnh phúc của mình thành một nhà thơ viết về tình yêu vào loại phong
phú nhất trong số các nhà thơ cùng thế hệ, với quan niệm về “chuẩn mực tình yêu” như
nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng “chuẩn mực tình yêu ở nhà thơ khao khát yêu
đương ấy vẫn có vẻ gì rất đồng nội, quê kiểng, nó gắn với sự duy nhất, sự chung tình,
19
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
với tổ ấm, với mái nhà, với hạnh phúc của hôn nhân, nó đòi tuyệt đối, nó dứt khoát
không chấp nhận mọi ngập ngừng, trù trừ, láu cá, nó không chịu bị xẻ chia, bị vay
mượn ”
(3)
. Ca dao Việt Nam bên cạnh những câu hát than thân, xuất hiện không ít
những câu ca khẳng định vai trò của người phụ nữ trong tình yêu, họ chủ động bộc lộ
nỗi nhớ khi yêu, nỗi buồn khi xa cách và cả sự quyết liệt: Yêu nhau tam tứ núi cũng
trèo/ Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua. Bài thơ Sóng khắc họa nỗi
nhớ “cả trong mơ còn thức”, ca dao cũng viết: Có đêm thơ thẩn một mình/ Ở đây thức
cả năm canh rõ ràng/ Có đêm tạc đá ghi vàng/ Ngày nào em chả nhớ chàng, chàng ơi;
rồi khát vọng những con sóng tới bờ “dù muôn vời cách trở”, ca dao cũng diễn tả thẳng

hiện đại Việt Nam mới có một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao tình yêu vừa
hồn nhiên chân thực, vừa mãnh liệt sôi nổi của một trái tim phụ nữ.
- “Sóng” là bài thơ đã kết tinh những gì sở trường của hồn thơ Xuân Quỳnh. Nhưng
thành công đáng kể nhất là Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để diễn tả những
cảm xúc vừa phong phú phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang
rạo rực khao khát yêu đương.
**************************
TÂY TIẾN
Cảm hứng: Là những cảm xúc chủ đạo, chi phối sự tưởng tượng, sáng tạo, hoạt động
có hiệu quả.
Lãng mạn: có các cách hiểu sau:
1. Có khuynh hướng nghệ thuật theo chủ nghĩa lãng mạn:
Chủ nghĩa lãng mạn: Trào lưu và tư tưởng nghệ thuật thịnh hành vào hồi thế kỷ XIX ở
Pháp và một số nước châu Âu, đối lại với chủ nghĩa cổ điển, chủ trương vượt lên trên
thực tế và dựa vào ý muốn chủ quan mà sáng tác.
Lãng mạn cách mạng: Khuynh hướng nghệ thuật tiến bộ tin tưởng vào cuộc sống tương
lai tươi đẹp.
21
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
2. Lãng mạn còn để chỉ tính cách hay mơ mộng, xa rời thực tế, giàu cảm xúc, tưởng
tượng, hoặc yếu đuối, ủy mị
Cảm hứng lãng mạn:
* Trong văn học 1945 - 1975: Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy
tình cảm, cảm xúc và vượt lên hiện thực, hướng tới lí tưởng với niềm tin sắt đá - có tính
chất tích cực. Cụ thể là:
+ Khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới.
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
+ Tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách,
trong máu lửa của chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ cơ cực đã

cũng giống như người lọc quặng ra đi um, lọc lấy tinh chất, tìm ra trong những cái bộn
bề của những tấn quặng từ đẹp, ánh sáng kim cương”. “Thi ca là tinh hoa tối cao của
ngôn ngữ, cái ánh ngời phi thường của nó, chỗ rách cảm động nhất của nó”. (Piere
Gamarra)
Chính vì thế, tiếp nhận một bài thơ hay không dễ gì ta cảm nhận được ngay, có khi chỉ
bằng linh cảm mà nhận ra. Đọc rồi, đọc nữa, suy ngẫm, liên tưởng ta mới nhận ra thứ
ánh sáng, màu sắc, hương thơm man mát bên trong hình tượng ngôn ngữ thơ. Chẳng thế
mà nhà thơ Hoàng Đức Lương (thế kỉ XV) đã có một nhận xét xác đáng : Thơ là sắc
đẹp ở ngoài sắc, vị ngọt ở ngoài vị, không thể trông bằng mắt thường được, chỉ có thi
nhân trông thì mới thấy đẹp, nếm mới thấy ngon
Trong kho tàng ngôn ngữ vô cùng phong phú của toàn dân, nhà thơ chỉ lựa chọn những
từ ngữ cần thiết nhất để đưa vào tác phẩm. Đó là quá trình khổ luyện, tìm tòi, tích lũy
vốn sống mới có được những chữ “thần” để có thể “lóe sáng” ở câu thơ, làm cho bài
thơ “nổi gió”, “cất cánh”. Do vậy ngôn ngữ thơ rất gợi hình, gợi cảm góp phần tạo nên
tính họa, tính nhạc trong thơ. Nó biến hóa qua nhiều sắc thái ảo thực bất ngờ, thú vị
23
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Đến với Tây Tiến (Quang Dũng), chúng ta cảm nhận được những nét tinh tế trong cách
diễn đạt ngôn ngữ của tác giả. Khúc dạo đầu trong Tây Tiến là nỗi nhớ “chơi vơi”, vừa
xa xăm, sâu lắng, vừa thiết tha, quyến luyến
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.
Sau khúc dạo đầu ấy là tất cả những kỉ niệm thời Tây Tiến được hiện về trong những
nỗi nhớ nên mang màu sắc lung linh, đẹp lạ kì. Kí ức này chi phối việc lựa chọn phối
thanh, phối màu trong bức tranh Tây Tiến. Kỉ niệm của một thời chinh chiến với dòng
sông Mã yêu thương và khoảng trời miền Tây theo thời gian cứ lần lượt hiện về. Kỉ
niệm đầu tiên là hình ảnh
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”
Ngôn ngữ trong câu thơ có sức tạo hình lớn. Chỉ vài nét chấm phá, Quang Dũng cho ta
tưởng tượng ra những cảnh người chiến binh phải ra đi giữa mù sương dày đặc, thăm

Nhưng câu thơ thứ tư lại toàn thanh bằng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, nhịp thơ
trầm xuống như xoa dịu những trúc trắc ở trên. Cách phối thanh đã đem đến hiệu quả rõ
rệt cho lời thơ: người đọc cảm thấy được thư giãn sau những phút căng thẳng. Đoạn thơ
kết thúc bằng một đường nét và âm điệu hết sức đầm ấm;
“Nhớ ôi tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nép xôi”
Những từ “ cơm lên khói”, “nếp xôi”, “mùa em” như vẽ ra trước mắt ta những bản làng,
nơi có những nồi cơm đang bốc khói. Khói của cơm, hương thơm của lúa nếp ngày mùa
khiến lòng chiến sĩ ấm lại, đó còn gợi lên sự sum họp gia đình. Hai câu thơ với thán từ
“ôi” đã tạo nên một âm điệu êm dịu, tha thiết, ấm áp vô cùng.
Đoạn thơ thứ hai, Quang Dũng sử dụng những đường nét mềm mại và đặc biệt tinh tế.
Qua nét vẽ tài hoa ấy, người đọc như bừng ngộ trước vẻ đẹp nên họa, nên thơ của núi
rừng Tây Bắc. Hồn thơ Quang Dũng bị “hút” bởi sự lãng mạn đầy bí ẩn của con người
nơi đây. Nhà thơ khao khát khám phá, tìm hiểu nó. Ấy là một đêm liên hoan văn nghệ
dưới ánh đuốc bập bùng:
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status