Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 ban nâng cao thông qua các ứng dụng kĩ thuật - Pdf 23


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐẶNG THỊ DIỆP

XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH
TỰ ÔN TẬP CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN
THỨC CHƢƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU”
VẬT LÍ 12 BAN NÂNG CAO THÔNG QUA
CÁC ỨNG DỤNG KĨ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: LL & PP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÝ
Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS. TS Phạm Xuân Quế Thái Nguyên - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Phương
pháp dạy học bộ môn Vật lý, khoa Vật lý, phòng Sau đại học và các
thầy cô giáo trường ĐHSP Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành
khóa học.
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, các
thầy cô giáo trong tổ Vật lý và các em học sinh trường THPT Bình
Yên, Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong đợt thực nghiệm sư phạm tại
trường. Xin cảm ơn tập thể lớp cao học khóa 20 chuyên nghành Lý
luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý, bạn bè và người thân
đã giúp đỡ tôi trong suất quá trình hoàn thành đề tài.

5. Phạm vi nghiên cứu. 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu. 5
8. Những đóng góp của luận văn. 6
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 6
10. Cấu trúc của luận văn. 7
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CÁC TRƢỜNG THPT 8
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 8
1.2. Tính tích cực, tự lực của học sinh trong hoạt động OTCC. 10
1.2.1. Tính tích cực. 10
1.2.2. Tính tự lực. 16
1.3. Cơ sở lí luận của hoạt động OTCC. 20
1.3.1. OTCC và mục đích của OTCC. 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1.3.2. Vai trò và vị trí của OTCC trong quá trình nhận thức. 21
1.3.3. Nội dung cần OTCC trong dạy học vật lý. 22
1.3.4. Các hình thức OTCC chủ yếu. 24
1.3.5. Các phƣơng pháp OTCC ngoài giờ học chính khóa. 26
1.3.6. Phƣơng tiện hỗ trợ hoạt động OTCC. 29
1.3.7. Mối quan hệ giữa OTCC và KTĐG. 31
1.4. Cơ sở của hoạt động OTCC thực tiễn. 33
1.4.1. Đánh giá vai trò của OTCC từ phía GV và từ phía HS 33
1.4.2. Thực trạng việc áp dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng và OTCC
kiến thức cho học sinh. 35
1.5. Vai trò của Website trong hoạt động OTCC kiểm tra và đánh giá thông
qua ứng dụng kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực, tự học và nâng cao chất
lƣợng nắm vững kiến thức của học sinh. 38

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm 78
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm 78
3.2. Đối tƣợng và nội dung thực nghiệm sƣ phạm 79
3.2.1. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm 79
3.2.2. Nội dụng của thực nghiệm sƣ phạm 80
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm 80
3.4. Thời gian thực nghiệm 80
3.5. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm. 81
3.5.1. Phân tích diễn biến của quá trình thực nghiệm sƣ phạm 81
3.5.2. Những khó khăn gặp phải khi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm 81
3.5.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm. 82
KẾT LUẬN CHUNG 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT
Chữ viết tắt
Chữ đầy đủ
1
CNTT
Công nghệ thông tin
2
GV
Giáo viên
3

ĐC
Đối chứng
14
TN
Thực nghiệm
15
TTC
Tính tích cực
16
TTCNT
Tính tích cực nhận thức
17
ĐHSP
Đại học sƣ phạm
18
NXB
Nhà xuất bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Đặc điểm chất lƣợng bộ môn của lớp TN và ĐC trƣớc TNSP 80
Bảng 3.2:Thống kê kết quả kiểm tra 85
Bảng 3.3: Kết quả sử lý để tính tham số 86
Đất nƣớc ta đang bƣớc vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa
và hội nhập quốc tế. Bối cảnh lịch sử đặt ra những yêu cầu mới về nhân tố con
ngƣời và đặt ra những thách thức mới cho ngành giáo dục.
Thực hiện theo những định hƣớng đổi mới đã đƣợc xác định trong các nghị
quyết Trung ƣơng đƣợc thể chế hoá trong Luật giáo dục và đƣợc cụ thể hoá
trong trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục, điều
28.2[15] đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm,
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Trong giải pháp 5 – Các giải
pháp chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 [2] đã ghi “Thực
hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học
tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên”. Một trong
những giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện những mục tiêu trên là đổi mới
phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực. Vì vậy, dạy học phát huy tính tích
cực, tự lực và sáng tạo của học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng của giáo
dục phổ thông hiện nay.
Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication
Technology – ICT ) là một thành tựu khoa học lớn của cuộc cách mạng khoa
học kĩ thuật (CMKH-KT) hiện nay. Nó thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực
nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong sản xuất,
giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Trong giáo dục đào
tạo, ICT đƣợc sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kĩ thuật, xã hội và nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lƣợng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực
hành. VÌ thế, nó là chủ đề lớn đƣợc tổ chức văn hóa thế giới UNFSCO chính

– Đào tạo [3] đã yêu cầu nghành giáo dục phải từng bƣớc phát triển giáo dục dựa
trên CNTT, vì “Công nghệ thông tin và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi
lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến
người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”
Trên thực tế, ứng dụng của ICT, đặc biệt là Internet – Website học tập
phát triển rất mạnh, tạo điều kiện để ngƣời học tự rèn luyện khả năng tự học,
tự nghiên cứu. Tuy vậy, các website học tập dành cho học sinh học tập trong
đó có hoạt động ôn tập củng cố (OTCC) kết hợp với tự kiểm tra đánh giá
(KTĐG) đƣợc xây dựng trên cơ sỏ lí luận dạy học Vật lí hiện đại đối với
nhiều phần trong chƣơng trình Vật lý còn ít cả về số lƣợng và nội dung.
Qua nghiên cứu cấu trúc, nội dung kiến thức và tìm hiểu thực trạng DH
chƣơng “Dòng điện xoay chiều” vật lý 12, ban nâng cao hiện nay, chúng tôi
nhận thấy phần kiến thức về kĩ thuật trong sách giáo khoa tƣơng đối khó, thiếu
mối liên hệ với thực tế, do đó việc ôn tập, củng cố tốn nhiều thời lƣợng mà hiệu
quả không cao. Những kiến thức về kĩ thuật thuộc chƣơng “Dòng điện xoay
chiều” là tiền đề để học các chƣơng tiếp theo, và là cơ sở của nhiều ứng dụng
trong đời sống và trong các ngành khoa học kĩ thuật. Mặt khác, qua nghiên cứu
của tôi, hiện nay cũng có một số công trình nghiên cứu về xây dựng website về
OTCC và KTĐG kiến thức nhƣ:
c chương "Dòng điện xoay
chiều” 12 ban nâng cao. Nguyễn Quốc Sở (ĐHSP Hà Nội)[18]
- 12 ban cơ bản - Trịnh Thanh Dƣơng (ĐHSP TN) [6].
Các công trình này cũng đã nghiên cứu thực trạng và xây dựng website học
tập nhƣng ở các nghiên cứu đó chƣa tập trung vào các ứng dụng kĩ thuật của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vật lí, mà đó là nội dung hết sức quan trọng để thông qua đó học sinh nắm
vững, đào sâu và mở rộng kiến thức cũng nhƣ ứng dụng trong thực tiễn.
Xuất phát từ những lí do trên, nhằm rèn luyện cho học sinh phƣơng pháp tự

lƣợng nắm vững kiến thức của học sinh.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Xây dựng trang web hỗ trợ hoạt động OTCC và KTĐG phần “Dòng điện xoay
chiều” Vật lí 12 ban nâng cao thông qua ứng dụng kĩ thuật nhằm phát huy tính
tích cực tự lực và nâng cao chất lƣợng nắm vững kiến thức của học sinh.
Nghiên cứuđối với học sinh tại Định Hóa - Thái Nguyên.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sỏ lý luận và cơ sỏ thực tiễn của việc tự OTCC.
Nghiên cứu mục đích, nội dung phần “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 ban
nâng cao.
Nghiên cứu, khai thác cácứng dụng kĩ thuật của cáckiến thức về “Dòngđiện
xoay chiều” đƣa vào nội dung website
Nghiên cứu, điều tra các khó khăn, sai lầm phổ biến của học sinh khi học
chƣơng “Dòng điện xoay chiều”
Nghiên cứu việc thiết kế website và vai trò hỗ trợ của website đối với hoạt
động OTCC và KTĐG thông qua ứng dụng kĩ thuật.
Thực nghiệm sƣ phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của website xây
dựng đƣợc.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc
OTCC trong dạy học hiện đại; cơ sở lý luận của việc rèn luyện kĩ năng tự học
và tự nghiên cứu đối với học sinh phổ thông; cơ sỏ lý luận của hoạt động kiểm
tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá trong dạy học phổ thông; nghiên cứu các
tài liệu về phƣơng pháp giảng dạy vật lý và giáo dục học; nghiên cứu tài liệu về
thiết kế xây dựng Website.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7.2. Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn hoạt
động OTCC và kiểm tra đánh giá của GV và HS trong các trƣờng phổ thông.

chƣơng “Dòng điện xoay chiều”, nhằm rèn luyện kĩ năng tự OTCC, nâng cao
hiệu quả OTCC.
Trang web là một phƣơng tiện giúp giáo viên có thể kiểm tra đánh giá kiến
thức đạt đƣợc của học sinh trong chƣơng “Dòng điện xoay chiều”.
10. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận, thực tiễn và vai trò hỗ trợ của website đối với
hoạt động OTCC và KTĐG của học sinh trong các trường THPT thông qua
ứng dụng kĩ thuật.
Chương 2: Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự OTCC và KTĐG một số
kiến thức thuộc chương “Dòng điện xoay chiều”, Vật lí 12 ban nâng cao
thông qua ứng dụng kĩ thuật.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG
ÔN TẬP CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG
CÁC TRƢỜNG THPT

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Ngày nay việc học tập trên các website không còn là điều xa lạ với chúng ta.
Các website giúp cho ngƣời học có thể chủ động trong việc học tập, giúp ngƣời
học tự bổ xung kiến thức cũ cũng nhƣ tự ôn tập củng cố lại kiến thức cũ. Từ
những trang websit học tập trên mạng và qua những trang web học tập do các
học viên Cao học về chuyên nghành Lí luận và phƣơng pháp dạy học vật lí
nghiên cứu tôi có những nhận xét sau đây:
- Nội dung các trang web học tập có nội dung kiến thức rộng, cung cấp cho

NÂNG CAO” và trang web của Nguyễn Thị Thoa – trƣờng đại học sƣ phạm hà
nội, năm 2012 “XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP
CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KIẾN THỨC VÀ KĨ
NĂNG THUỘC CHƢƠNG “ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƢỜNG” VẬT LÝ 11
NÂNG CAO”; trang web của Trần Đức Hòa – trƣờng đại học thái nguyên, năm
2012 “XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP CỦNG CỐ
VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƢƠNG “ DAO
ĐỘNG CƠ” VẬT LÝ 12 (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN)” [9] đều là những
website học tập vật lý hay, nhƣng chỉ chú trọng vào những lý thuyết và bài tập
vật lý chứ chƣa chú trọng vào kiến thức về các ứng dụng kĩ thuật vật lý. Ngoài
ra còn có website của Trịnh Thành Dƣơng – đại học sƣ phạm thái nguyên, năm
2009 “THIẾT KẾ TRANG WEB HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP, CỦNG
CỐ VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CHƢƠNG "DÒNG ĐIỆN
XOAY CHIỀU" VẬT LÝ LỚP 12 (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN)”[6]. Website
này đã có đề cập đến những ứng dụng vật lí, tuy nhiên chỉ là sơ qua chứ không
thật sự chú trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Từ những lý do trên, tôi thực hiện luận văn “XÂY DỰNG WEBSITE
HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH
GIÁKIẾN THỨC CHƢƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” – VẬT LÍ 12
BAN NÂNG CAO THÔNG QUA CÁC ỨNG DỤNG KĨ THUẬT” với mục
đích xây dựng một website học tập chú trọng vào kiến thức về những ứng dụng
kĩ thuật thuộc chƣơng “dòng điện xoay chiều” vật lý 12 nâng cao.
1.2. Tính tích cực, tự lực của học sinh trong hoạt động OTCC.
1.2.1. Tính tích cực.
1.2.1.1. Khái niệm về tính tích cực.
Theo từ điển tiếng Việt [22]: Tích cực có nghĩa là có tác dụng khẳng
định, thúc đẩy sự phát triển, tỏ ra chủ động, có những hoạt động tạo ra sự

- Tính tích cực tái hiện.
- Tính tích cực sử dụng.
- Tính tích cực sáng tạo.
1.2.1.2. Những biểu hiện của tính tích cực nhận thức.
Có thể nhận biết TTCNT của HS bằng các dấu hiệu sau:
Thứ nhất là: Những dấu hiệu bề ngoài thể hiện qua thái độ, hành vi và
hứng thú.
- Hứng thú nhận thức là thái độ, là sự lựa chọn của cá nhân về đối tƣợng
nhận thức, là động cơ quan trọng của quá trình nhận thức và thƣờng biểu lộ ra
ngoài dƣời dạng tính tò mò, lòng khao khát cái mới.
- Nhu cầu nhận thức đƣợc thể hiện là lòng ham thích, sự mong muốn tìm
hiểu và nhận thức thế giới xung quanh, đƣợc tạo ra bởi những đòi hỏi tất yếu
của cá nhân để tồn tại và phát triển, là động lực tích cực của cá nhân đối với
việc cải tạo hoàn cảnh xung quanh.
Nhu cầu, hứng thú nhận thức của HS đƣợc thể hiện bằng các dấu hiệu cụ thể
sau:
+ Thích thú chủ động tiếp xúc với đối tƣợng.
+ Chú ý quan sát, chăm chỉ lắng nghe và theo dõi những gì thầy cô làm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

+ Giơ tay phát biểu, nhiệt tình hƣởng ứng, bổ xung ý kiến vào câu trả lời
của bạn và thích tham gia vào các hoạt động.
Thông qua quan sát GV có thể xác định đƣợc những biểu hiện xúc cảm
hứng thú nhận thức niềm vui sƣớng, sự hài lòng khi đƣợc ngƣời khác giải đáp
những câu hỏi, những thắc mắc, khi tự mình tìm ra câu trả lời đúng hay là
thành công trong hoạt động. Ngoài ra sự bực mình, nỗi thât vọng nếu trí tò mò
không đƣợc thỏa mãn hoặc khi không thành công trong hoạt động đều là những
biểu hiện của TTCNT.
Thứ hai là: những dấu hiệu bên trong nhƣ sự căng thẳng trí tuệ, sự nỗ lực

+ Có đọc thêm, làm thêm các bài tập khác không?
+ Tốc độ học tập có nhanh không?
+ Có thƣờng xuyên hỏi thầy cô, trao đổi với bạn bè, tích cực tham gia học
nhóm, học tổ không?
+ Có vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào trong thực tiễn không?
+ Có hứng thú trong học tập hay chỉ vì một ngoại lực nào đó mà phải học?
+ Có ý chí vƣợt qua khó khăn trong học tập không?
+ Có biểu hiện hứng thú, say mê, có hoài bão học tập không?
+ Có sự phát triển về năng lực phân tích, tổng hợp năng lực tƣ duy nói
chung không?
+ Có thể hiện sự sáng tạo học tập không?
+ Có hoàn thành nhiệm vụ học tập đƣợc giao không?
+ Có ghi nhớ tốt nhƣng điều đã học không?
+ Có vận dụng đƣợc những kiến thức đã học vào trong thực tế không?
+ Có những biểu hiện sáng tạo trong học tập không?
+ Kết quả kiểm tra thi cử có cao không?
1.2.1.3. Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của HS.
Các biện pháp nâng cao TTCNT của HS rất đa dạng, có thể tóm tắt nhƣ sau:
* Nhóm biện pháp cho các thầy đứng lớp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Nhóm biện pháp này rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến HS và về
thời gian thì dạy học chiểm hơn 80% hoạt động của nhà trƣờng. Nó rất phong
phú, đa dạng nó gồm một số vấn đề nhƣ sau:
- Giác ngộ ý thức học tập, kích thích tinh thần trách nhiệm và hứng thú học
tập của các em bằng cách nói lên ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng
của vấn đề nghiên cứu.
- Kích thích hứng thú nội dung: Muốn kích thích hứng thú nhận thức của HS
thì nội dung phải mới, nhƣng không quá xa lạ với HS mà cái mới phải liên hệ

Ngoài nhóm biện pháp cho các thầy đứng lớp cồn có các nhóm biện pháp
phát huy TTCNT thông qua hoạt động giáo dục, nhóm biện pháp thông qua các
tác động của gia đình, nhóm biện pháp do xã hội tác động cũng có tác dụng
quan trọng trong việc phát huy TTCNT của HS.
Những biện pháp trêm không phải có giá trị nhƣ nhau, tùy từng trƣờng hợp,
từng điều kiện cụ thể mà xác định những biện pháp nào là quan trọng nhất. Thí
dụ trong nhà trƣờng những biện pháp do các thầy giáo đứng lớp tác động là
trực tiếp, nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Các thầy cô giáo cần phối hợp chặt
chẽ với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trƣờng, với gia đình và xã hội để
việc giáo dục TTC đƣợc hoàn thiện và bền vững.
Nội dung luận văn giới hạn trong nhóm các biện pháp phát huy tính tích cực
trong dạy học bộ môn vật lý.
Trong tất cả các biện pháp trên GV đóng vai trò nhƣ một ngƣời hƣớng dẫn,
giúp đỡ tạo điều kiện cho các em xây dựng kiến thức khoa học từ vốn kiến thức
đã có.
GV cần tạo ra vấn đề cần giải quyết, đòi hỏi HS phải sử dụng vốn kiến thức
sẵn có của mình, tạo cơ hội cho các em đƣa ra những ý kiến và đánh giá những
ý kiến này qua giải thích các hiện tƣợng, đƣa ra dự đoán ; cung cấp cho họ
những dữ liệu để kích thích cho HS phát triển, điều chỉnh, thay đổi những ý
kiến sai của họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Trong khi đó việc hợp tác, thảo luận trong học tập phải đƣợc quan tâm, GV
cần tạo môi trƣờng giữa học tập thuận lợi cho HS tƣơng tác với nhau và cả
tƣơng tác giữa GV với HS để giúp các em thực hiện các hoạt động học tập.
1.2.1.4. Tiêu chí để đánh giá.
Có thể dựa vào những biểu hiện đã kể trên để làm tiêu chí đánh giá tính tích
cực của HS.
- Có quan sát, theo dõi GV đặt vấn đề không?

năng lực khác, nhƣ:
- Kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo: đây là những nhân tố rất quan trọng để tạo nên
tính tự lực, vì chỉ có thể tự lực hoạt động khi nhận thức sâu sắc bản chất của sự
vật hiện tƣợng và nắm chắc phƣơng pháp hoạt động.
- Niềm tin vào sự đúng đắn của công việc mình làm, vào năng lực bản thân.
Niềm tin này tạo ra sự vững vàng, sự kiên định về tâm thể, không dao động
trƣớc những tác động từ bên ngoài.
- Có tình cảm, hứng thú, yêu thích kết quả và quá trình tự hoạt động. Những yếu
tố này kích thích tự giác của hoạt động mà không phải dùng sức mạnh của ý chí.
- Có nhu cầu, động cơ. Nhu cầu và động cơ càng mạnh thì tính tự lực càng
cao.
- Có sự nỗ lực của ý chí.
- Thế chất tốt và có lòng dũng cảm, đây là cơ sở vật chất cần thiết đảm bảo
cho hoạt động tự lực.
- Có tính quyết đoán, dứt khoát, rõ ràng, không chần chừ, do dự.
- Có tính mục đích và tính kỉ luật.
- Tính kiên trì, nhẫn lại, không sờn lòng nản chí trƣớc khó khăn.
- Tính kế hoạch năng lực tổ chức làm cho hoạt động tự lực đạt hiệu quả.
- Thói quen tự lực, không trông chờ, ỷ lại cũng là một phẩm chất cần đƣợc
rèn luyện từ nhỏ để trở thành một thói quen, một phản xạ tự nhiên của con
ngƣời mà không cần vận dụng sức mạnh của trí tuệ và ý chí.

Trích đoạn Các khả năng hỗ trợ của Web đối với OTCC thông qua ứng dụng kĩ xuất về nội dung cần OTCC Lựa chọn và nghiên cứu công cụ để xây dựng website Xây dựng các module chính Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status