Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng đến môi trường đất và nước trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - Pdf 24

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THU HƢƠNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG
CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI KHOÁNG ĐẾN
MÔI TRƢỜNG ĐẤT VÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên - 2012
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Nguyễn Thu Hƣơng Lời cảm ơn Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, luận văn của tôi đã được hoàn
thành. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban
chủ nhiệm khoa Sau Đại học cùng sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong
khoa đã giúp tôi hoàn thành khoá học của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế
Đặng đã rất tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở
bên động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công
trong sự nghiệp trồng người, trong nghiên cứu khoa học./.

Thái Nguyên tháng 9 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thu Hƣơng
1.5.2. Tác động môi trường tại các mỏ khai thác, chế biến kim loại 17

ii
1.5.3. Tác động môi trường tại các mỏ khai thác, chế biến vật liệu xây dựng . 17
1.6. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên 19
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20
2.3. Nội dung nghiên cứu 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu 20
2.4.1. Phương pháp kế thừa sử dụng tài liệu thứ cấp 20
2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và đánh giá nhanh môi trường 20
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm 21
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 24
2.4.5. Phương pháp đối chiếu, so sánh 24
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên 25
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 25
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 28
3.2. Tình hình khai thác và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa
bàn huyện Phú Lương 34
3.2.1. Tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phú Lương 34
3.2.2. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên
địa bàn huyện Phú Lương 37
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến chất lượng môi
trường đất và nước trên địa bàn huyện Phú Lương 38
3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến chất lượng
môi trường đất trên địa bàn huyện Phú Lương 38

Bảng 3.12. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Bá Sơn - Năm 2012 41
Bảng 3.13. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Phú Đô - Năm 2011 43
Bảng 3.14. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Phú Đô - Năm 2012 44
Bảng 3.15. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Cuội Nắc - Năm 2012 45
Bảng 3.16. Chất lượng môi trường nước khu vực mỏ than Phấn Mễ - 47
Năm 2011 47
Bảng 3.17. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ than Phấn Mễ - Tháng 3
năm 2012 48
Bảng 3.18. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ than Phấn Mễ - Tháng 7
năm 2012 49
Bảng 3.19. Chất lượng môi trường nước ngầm khu vực mỏ than Phấn Mễ - Năm
2011 50
Bảng 3.20. Chất lượng môi trường nước ngầm khu vực mỏ than Phấn Mễ - Năm
2012 51

v
Bảng 3.21. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ Ilmelit Cây Châm – Năm
2011 52
Bảng 3.22. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ Ilmelit Cây Châm - Năm
2012 53
Bảng 3.23. Chất lượng môi trường nước dưới đất khu vực mỏ Ilmelit Cây Châm –
Năm 2012 54
Bảng 3.24. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ chì kẽm Cuội Nắc – Năm
2011 55
Bảng 3.25. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ chì kẽm 56
Cuội Nắc – Năm 2012 (Tháng 6) 56
Bảng 3.26. Chất lượng môi trường nước ngầm khu vực mỏ chì kẽm Cuội Nắc-Năm
2012 57
Bảng 3.27. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ chì kẽm Phú Đô – Năm
2011 58

3
DO (Dissolve oxygen)
Oxy hòa tan
4
US EPA (The US Environment Protection
Agency)
Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa
Kỳ
5
MPN (Most Probable Number)
Số vi khuẩn có thể lớn nhất
6
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
7
TSS (Total Suspended Solid)
Tổng chất rắn lơ lửng
8
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
9
TCCP
Tiêu chuẩn cho phép
10
UBND
Ủy ban nhân dân

1
MỞ ĐẦU


2
Xuất phát từ thực tế trên, được sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Thế Đặng chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng đến
môi trường đất và nước trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng đến môi trường đất và
nước trên địa bàn huyện Phú Lương.
- Đề ra các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động
khai khoáng đến môi trường đất và nước trên địa bàn huyện Phú Lương.
3. Yêu cầu của đề tài
- Thực trạng việc khai thác, quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện
Phú Lương;
- Ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng đến môi trường đất trên địa bàn
huyện Phú Lương;
- Ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng đến môi trường nước trên địa bàn
huyện Phú Lương;
- Đề xuất giải pháp phòng ngừa, khắc phục các tác động tiêu cực của hoạt
động khai khoáng đến môi trường đất trên địa bàn huyện Phú Lương.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa trong học tập
Việc thực hiện đề tài sẽ tạo cơ hội cho tôi có thể áp dụng và thực hành những
kiến thức đã được học vào thực tế. Quá trình thực hành đó giúp tôi có thể nâng cao
chuyên môn và kinh nghiệm của mình trong công việc.
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài sẽ cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan liên quan
về hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Phú Lương dưới sự tác động của các
hoạt động khai thác khoáng sản. Đó có thể là căn cứ để các cơ quan Nhà nước đưa
ra các biện pháp thích hợp để quản lý và bảo vệ môi trường đất và nước tại các khu
vực khai thác khoáng sản.


Gia Lai, Bình Phước,…Nhìn chung, nước ta có trữ lượng tài nguyên bôxít lớn, chất
lượng tương đối tốt, phân bố tập trung, điều kiện khai thác thuận lợi. Mặt khác, thị
trường cung – cầu sản phẩm alumin trên thị trường thế giới hiện nay rất thuận lợi

4
cho phát triển ngành công nghiệp nhôm ở nước ta. Bên cạnh nước ta là Trung Quốc
có nhu cầu nhập khẩu rất lớn về alumin, hàng năm khoảng 5-6 triệu tấn alumin. Do
vậy, cần phải khai thác và chế biến sâu bôxít, điện phân nhôm để phát triển ngành
công nghiệp nhôm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Quặng titan: Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát hiện
59 mỏ và điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8
mỏ trung bình có trữ lượng trên 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng. Xét về
tổng thể, quặng titan Việt Nam không nhiều, nhưng đủ điều kiện để phát triển ngành
titan đồng bộ từ khâu khai thác và chế biến sâu với quy mô công nghiệp không lớn,
đáp ứng nhu cầu trong nước, thay nhập khẩu, có hiệu quả hơn nhiều so với xuất
khẩu quặng tinh và nhập khẩu pigment, ilmenhit hoàn nguyên và zircon mịn ngay
trước mắt và lâu dài cho các ngành công nghiệp. Do thuận lợi về mặt tài nguyên,
công nghệ và thiết bị đơn giản và có thể tự chế tạo trong nước, vốn đầu tư không
lớn, có thị trường, lợi nhuận cao cho nên khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng
titan Việt Nam đang phát triển. Ngành Titan hoạt động với giá trị xuất khẩu quặng
tinh titan 20-30 triệu USD/năm, có hiệu quả kinh tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa
kinh tế xã hội với nhiều địa phương suốt dọc ven biển từ Thanh Hoá đến Bình
Thuận. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do quản lý không chặt chẽ, và lợi dụng
hình thức “khai thác tận thu” đơn vị khai thác và chế biến quặng titan, chỉ đầu tư
nửa vời, tách được ilmelit, phần còn lại giàu zircon rutin và momazít được bán ra
nước ngoài ở dạng thô, trong đó có cả các đơn vị không đủ khả năng, năng lực
chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, khai thác bừa bãi bất hợp pháp, “nhảy cóc” gây
lãng phí tài nguyên, gây tác động xấu đến môi trường, gây tình trạng tranh chấp
trong sản xuất và thị trường. Chế biến quặng tinh và nghiền mịn zircon mới được
thực hiện ở số ít doanh nghiệp khai thác và chế biến quặng titan.

xây dựng xong nhà máy điện phân kẽm kim loại tại khu Công nghiệp Sông Công
Thái Nguyên với công nghệ, thiết bị của Trung Quốc công suất kẽm điện phân là:
10.000t/năm. Trên cơ sở nắm chắc tài nguyên, và kết quả thăm dò trong các năm
2008-2010, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam sẽ tiến hành đầu tư khai thác và
tuyển các mỏ kẽm – chì Nông Tiến – Tràng Đà, Thượng Ấn, Cúc Đường, Ba Bồ,…
với quy mô công suất tuyển từ 40.000-60.000 tấn quặng nguyên khai/năm. Từ
nguồn nguyên liệu là tinh quặng tuyển nổi và bột kẽm từ 50.000 - 100.000 tấn
quặng nguyên khai/năm, sẽ tiến hành xây dựng hai nhà máy điện phân kẽm tại
Tuyên Quang và Bắc Cạn với công suất mỗi nhà máy khoảng 20.000 tấn kẽm/năm.
Xây dựng một nhà máy luyện chì và tách bạc với công suất 10.000 tấn chì thỏi và
15.000 kg bạc/năm. Các nhà máy điện phân kẽm và luyện chì dự kiến sẽ xây dựng
trong giai đoạn 2008 - 2015.

6
Tóm lại, ngành khai thác và chế biến khoáng sản kim loại trong nhiều thập kỷ
qua chưa phát triển đúng với tiềm năng, đúng với vị trí, vai trò trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong bối cảnh mở cửa và giao lưu quốc tế theo
cơ chế thị trường, chúng ta cần liên doanh, liên kết với nước ngoài trong dự án đòi
hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp và thị trường tiêu thụ như dự án sản xuất
alumin và điện phân nhôm, dự án luyện gang, thép từ quặng sắt Thạch Khê, Quý
Xa… Trong thời gian đầu từ 10-15 năm, có thể phải cho nước ngoài nắm cổ phần
chi phối, chúng ta nắm cổ phần ở những khâu thiết yếu như nguồn tài nguyên… có
như vậy ngành công nghiệp khoáng sản kim loại mới có cơ hội phát triển mạnh.
1.2. Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trƣờng đất
và nƣớc
1.2.1. Ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng đến môi trường đất
Quá trình khai thác khoáng sản làm phá vỡ cấu trúc trạng thái ban đầu của đất,
làm biến đổi bề mặt đệm trong đó nhất là xáo trộn bề mặt đất, phá hủy thảm thực
vật kéo theo hiện tượng xói mòn rửa trôi từ đó gây suy thoái tài nguyên đất. Ngoài
ra khai thác khoáng sản còn thải ra một lượng lớn chất thải rắn (đất, đá) làm suy

dòng chảy trong khu mỏ như thay đổi khả năng thu nước, thoát nước, hướng và vận
tốc dòng chảy mặt, chế độ thủy văn các dòng chảy như mực nước, lưu lượng, Sự
tích tụ chất rắn do tuyển rửa quặng trong các hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm
thay đổi lưu lượng dòng chảy, dung tích chứa nước, biến đổi chất lượng nguồn nước
vfa làm suy giảm công năng của các công trình thủy lợi nằm liền kề với các khu vực
khai thác mỏ [4].
Trong quá trình khai thác lộ thiên sẽ hình thành các moong sâu đến hàng trăm
mét, là nơi tập trung nước cục bộ. Ngược lại, để đảm bảo hoạt động của mỏ, phải
thường xuyên bơm tháo khô nước ở moong, từ đó sẽ hình thành các phễu hạ thấp
mực nước dưới đất với độ sâu mực từ vài chục đến vài trăm mét và có bán kính
phễu hàng trăm mét. Điều đó dẫn đến tháo khô (thất thoát) nước của các công trình
chứa nước phía trên mặt như ao hồ xung quanh khu mỏ. Chẳng hạn như tại khu mỏ
thiếc Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), tổng lượng nước thải công nghiệp gồm bùn
cát và nước khoảng 200 m
3
/ngày.đêm được xả ra các hồ quặng đuôi với tổng dung
tích trên 7.400 m
3
. Các hồ lắng này đã làm tăng đáng kể diện tích mặt nước, thay
đổi chế độ thủy văn của suối gần đó. Sau một thời gian đổ thải, hầu hết các hồ (các
ngăn của hồ quặng đuôi) và nhiều đoạn suối đã bị lấp đầy bùn cát. Đáy hồ cao hơn
cốt tự nhiên từ 5 – 10m đã làm thay đổi dung tích, lưu lượng và hướng dòng chảy tự
nhiên. Các hồ và suối trước đây là nguồn cấp nước sản xuất nông nghiệp thì hiện
nay hoàn toàn không thể sử dụng được.

8
Ở các mỏ thiếc, đá quý miền tây Nghệ An, do quá trình đào bới và đổ thải, các
khe Bản Soi, Khe Mồng, Tổng Huốc – là nguồn cấp nước cho nông nghiệp của khu
vực, bị xói lở bờ, bồi lấp dòng chảy, đổi dòng, giảm khả năng tưới từ đó gây ra
giảm vụ, giảm năng xuất cây trồng của bà con nhân dân trong vùng. Khe Nậm Tôn

chất thải rắn không được xử lý đổ thải bừa bãi ra khai trường và khu vực tuyển.

9
1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về ảnh hƣởng của khai khoáng
đến môi trƣờng đất và nƣớc
1.3.1. Các nghiên cứu trên Thế giới về ảnh hưởng của khai khoáng đến môi
trường đất và nước
Vỏ trái đất có phần lục địa chiếm khoảng 50% khối lượng toàn bộ của vỏ trái
đất tương đương với 2,9% khối lượng của trái đất. Phần lớn vỏ trái đất được cấu tạo
bởi các nham thạch bị nóng chảy, nguội dần và kết tinh, tạo thành các mỏ khoáng
sản trên Thế giới. Từ xa xưa đến ngày nay, con người đã biết khai thác và chế biến
các loại khoáng sản này phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống cũng như phát triển nền
kinh tế. Những lợi ích to lớn từ quá trình khai thác và chế biến khoáng sản là không
thể phủ nhận, nhưng tồn tại song song với nó là quá trình cạn kiệt tài nguyên và suy
thoái môi trường nghiêm trọng. Trên Thế giới đã có rất nhiều quốc gia, tổ chức như:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB), Cục Bảo vệ môi trường
Mỹ (US EPA), các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn đã tiến hành nghiên
cứu, đánh giá ảnh hưởng của chất thải trong ngành khai khoáng đến môi trường
cũng như sức khỏe con nguời một cách rất bài bản và đưa ra các kết quả, kết luận
sâu sắc. Trong số đó có kết quả nghiên cứu của Viện BlackSmith (BlackSmith
Institute), NewYork, Hoa Kỳ, Viện này đã có hàng loạt các dự án nghiên cứu về
hiện trạng chất lượng môi trường đất và nước xung quanh các khu vực mỏ khai
khoáng lớn trên Thế giới, từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ (công nghệ và tài chính)
nhằm giảm thiểu suy thoái, nâng cao chất lượng môi trường tại các khu vực này.
Một số kết quả nghiên cứu cụ thể như sau [4] [19].
- Sông King nằm ở Tây Australia. Sông này có độ phèn rất cao do chịu tác
động của hơn 1,5 triệu tấn rác thải sunfit từ hoạt động khai khoáng được đổ xuống
mỗi năm.
- Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510km bắt nguồn từ dãy
Hymalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh

trường đất và nước
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế
biến khoáng sản đến môi trường đất, nước đã được tiến hành khá nhiều với các quy
mô lớn nhỏ khác nhau, thuộc các chương trình dự án hoặc các nghiên cứu trong các
đề tài, chuyên đề.
Một số kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:
- Theo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch phát triển
ngành than đến năm 2020, có xét đến năm 2030 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
cho thấy các mối nguy hại do ô nhiễm nước thải từ các mỏ than thuộc Tập đoàn
Công nghiệp than và Khoáng sản đã được đặt ra cấp thiết.

11
Lượng nước thải từ mỏ phụ thuộc vào sản lượng khai thác than từng năm. Dựa
trên số liệu kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của
các đơn vị thuộc ngành than, tổng lượng nước thải từ mỏ (năm 2009) là
38.914.075m
3
. Con số này chưa phản ánh đầy đủ, vì chưa ai tính được lượng nước
rửa trôi từ các bãi thải mỏ. Đối với hai thông số điển hình tác động đến môi trường
của nước thải mỏ là độ pH và cặn lơ lưởng, các kim loại nặng (sắt, mangan). Trong
đó độ pH dao động từ 3,1 đến 6,5, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn ngưỡng cho
phép từ 1,7 đến 2,4 lần. Vì thế, nước thải từ mỏ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ
thống sông, suối, hồ vùng ven biển - gây bồi lấp, làm mất nguồn thủy sinh, suy
giảm chất lượng nước. Đặc biệt, ô nhiễm tại vùng mỏ là ô nhiễm tích lũy, cộng với
tác động của nạn khai thác than trái phép trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng một
số hồ thủy lợi vùng Đông Triều đã bị chua hóa, ảnh hưởng đến chất lượng nước
phục vụ nông nghiệp [2].
Kết quả phân tích nước thải năm 2010 tại một số khai trường trên địa bàn các
tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn cho thấy, nước thải từ các mỏ thường
chứa màu sắc cao, độ pH thấp. Nước thải tại các khai trường khai thác mỏ Cọc Sáu,

khai thác của Trung ương (thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam -TKV)
và của địa phương khai thác. Các mỏ có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên và các huyện Đại Từ, Phú Lương do các đơn vị thuộc Công ty TNHH
một thành viên công nghiệp mỏ Việt Bắc và Công ty Gang thép Thái Nguyên khai
thác, ngoài ra còn một số mỏ nhỏ lẻ được các công ty dân doanh khai thác. Trên địa
bàn Thái Nguyên có các mỏ đã được khai thác từ hàng chục năm nay với sản lượng
đáng kể như mỏ Làng Cẩm, Phấn Mễ, Khánh Hòa, Núi Hồng, Bá Sơn. Tổng sản
lượng của ngành khai thác than từ khoảng 500.000 tấn năm 2000 tăng lên khoảng
hơn 1.260.000 tấn/năm (năm 2009). Trừ than của mỏ than Làng Cẩm và Phấn Mễ
thuộc nhóm than mỡ có thể sử dụng để luyện cốc, phần lớn sản lượng than khai thác
được là than gầy (bán antracit) chỉ có thể sử dụng làm nguồn nhiên liệu cho các nhà
máy điện, xi măng, luyện kim và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và
các cơ sở công nghiệp khác. Ngoài ra than còn được làm chất đốt phục vụ cho nhu
cầu dân sinh. Nguồn than khai thác tại Thái Nguyên không những chỉ phục vụ cho
các nhu cầu trên địa bàn Thái Nguyên mà còn cung cấp cho cả các tỉnh lân cận như
Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng [2].
Trên địa bàn Thái Nguyên, trừ một số cơ sở khai thác và chế biến của Trung
ương (các mỏ thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam hoặc Công ty cổ phần
gang thép Thái Nguyên) được cơ giới hóa đáng kể, các mỏ của các công ty dân doanh
thường có quy mô nhỏ, trang bị nghèo nàn và lạc hậu.

13
Các mỏ than lớn kể trên được khai thác theo phương pháp chủ yếu là lộ thiên
với các moong khai thác kéo dài hàng trăm mét và sâu từ vài chục đến > 100m.
Than được vận chuyển trong nội bộ mỏ bằng các xe trọng tải lớn (đến 60 tấn) như
Kamaz, Kraz, Huyndai. Sau khi sàng tuyển, than được vận chuyển đến các đơn vị
tiêu thụ bằng xe tải hoặc tàu hỏa. Công nghệ khai thác điển hình của một số mỏ
khoáng sản nhiên liệu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tóm tắt như sau:
+ Đối với các tầng đất phủ Đệ tứ có thể sử dụng máy xúc xúc trực tiếp không
cần nổ mìn. Đối với các tầng phía dưới tiến hành công tác khoan nổ mìn, sau đó đất

lượng, sau đó được đưa vào luyện thành bột kẽm, kẽm thỏi và chì thỏi [7].
- Quặng thiếc trên địa bàn Thái Nguyên đã được khai thác nhiều. Trước đây có xí
nghiệp thiếc Đại Từ khai thác quặng và luyện thiếc thỏi hàng năm khoảng vài chục tấn
nhưng những năm gần đây sản lượng giảm xuống còn không đáng kể. Một số mỏ mới
sắp được đưa vào khai thác tại khu vực Núi Pháo, La Bằng.
- Quặng vàng đang được khai thác tự phát tại nhiều nơi chủ yếu bằng phương
pháp thủ công. Chỉ có một điểm khai thác có quy mô công nghiệp tại Bản Ná (xã
Thần Sa, huyện Võ Nhai).
- Quặng đồng, antimon đã được cấp phép khai thác tại một số điểm nhưng
phần lớn vẫn chưa thực hiện khai thác.
Nhìn chung các mỏ khoáng sản kim loại trên địa bàn Thái Nguyên đều thuộc
loại vừa và nhỏ (trừ mỏ vonfram Núi Pháo), công nghệ khai thác đang được sử
dụng đều chưa hiệu quả vì phần lớn các trang thiết bị của các khâu nổ mìn, bốc xúc,
vận chuyển, nghiền tuyển và tinh luyện quặng đều lạc hậu. Điều đó dẫn đến tổn thất
tài nguyên và hiệu quả kinh tế kém.
1.4.3. Hiện trạng khai thác, chế biến nhóm khoáng chất công nghiệp
Các loại hình khoáng chất công nghiệp đang được khai thác ở Thái Nguyên
chủ yếu là barit, đôlomit.
+ Barit: trong số 7 mỏ barit, có mỏ Hồng Lê (Phú Lương) mới được cấp phép
khai thác chưa đi vào hoạt động; mỏ barit Lục Ba (Đại Từ) đang làm các công tác
chuẩn bị mở mỏ lại sau khi đã đóng cửa vài năm trước đây. Mỏ Khe Moong (Đồng
Hỷ) đã đi vào hoạt động đến đầu năm 2010 phải tạm dừng vì quy mô nhỏ, điều kiện
vận chuyển sản phẩm quá khó khăn.
+ Đolomit: So với các loại hình nguyên liệu khoáng khác, đolomit được khai
thác với khối lượng lớn hơn nhưng vẫn là quy mô nhỏ so với các địa phương khác.
Đolomit hiện đang được khai thác ở khu vực Làng Lai (Võ Nhai) với hai cơ sở khai
thác, trong đó mỏ đolomit của Công ty Việt Bắc (Bộ Quốc phòng) có sản lượng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status