nghiên cứu giải pháp cải thiện hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện phú lương - tỉnh thái nguyên - Pdf 25



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


BÙI NGỌC TOÀN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ LƢƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Thái Nguyên - 2014
i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Công trình nghiên cứu này là của riêng tôi.
Các số liệu được thể hiện trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai
công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 10 năm 2014

Tác giả
Bùi Ngọc Toàn

iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cơ quan, đơn vị và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc
tới các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, lãnh đạo, giảng viên, nhân viên phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học –
Trường Đại học Nông Lâm đã trang bị cho tôi những kiến thức chuyên môn để có
thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân thành cảm ơn TS. Vũ Trọng Bình người đã trực tiếp theo sát
hướng dẫn khoa học cho tôi trong qua trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn này.

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4

1.1. Cơ sở lý thuyết về hoạt động khuyến nông 4

1.1.1. Khái niệm khuyến nông và hoạt động khuyến nông 4

1.1.2. Mục tiêu của khuyến nông 7

1.1.3. Nội dung, nguyên tắc cơ bản của khuyến nông 7

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông 12

1.2. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu 13

1.2.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về hoạt động khuyến nông 13

1.2.2. Tổng quan hệ thống khuyến nông và chính sách khuyến nông tại Việt Nam 19

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
26

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26

2.2. Nội dung nghiên cứu 26



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.4. Lựa chọn đối tượng hưởng lợi từ dịch vụ khuyến nông 49

3.4.1. Đối tượng hưởng lợi của các hoạt động khuyến nông 49

3.4.2. Cách thức xác định người hưởng lợi 49

3.5. Phương pháp khuyến nông của hệ thống khuyến nông nhà nước và ngoài
nhà nước 52

3.5.1. Thời điểm tổ chức hoạt động khuyến nông 52

3.5.2. Địa điểm tổ chức hoạt động khuyến nông 53

3.5.3. Tài liệu phục vụ hoạt động khuyến nông 53

3.5.4. Hình thức chuyển tải nội dung của hoạt động khuyến nông 54

3.5.5. Sự phù hợp của nội dung khuyến nông 57

3.5.6. Năng lực của giảng viên khuyến nông 58

3.6. Hỗ trợ trong các hoạt động khuyến nông 60

3.6.1. Hình thức hỗ trợ 60

3.6.2. Mức độ hỗ trợ 62



TÀI LIỆU THAM KHẢO
101vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CT
Chương trình
DA
Dự án
DTTS
Dân tộc thiểu số
HQ
Hiệu quả
HQHĐ
Hiệu quả hoạt động
KHCN
Khoa học công nghệ
KHKT
Khoa học kỹ thuật
MHTD
Mô hình trình diễn
PTNT
Phát triển nông thôn


Bảng 3.10: Bảng đánh giá chất lượng giảng viên của người hưởng lợi 58

Bảng 3.11: Tương tác giữa giảng viên và học viên trong hoạt động khuyến nông 59

Bảng 3.12: Hình thức hỗ trợ khi tham gia hoạt động khuyến nông 61

Bảng 3.13: Tỷ lệ áp dụng sau khi tham gia hoạt động khuyến nông 64

Bảng 3.14: Nguyên nhân hộ áp dụng 67

Bảng 3.15: Nguyên nhân hộ không áp dụng hay chỉ áp dụng một phần 69

Bảng 3.16:Tác động của hoạt động khuyến nông lên năng suất cây trồng, vật nuôi
theo các nhóm 70

Bảng 3.17: Tác động của hoạt động khuyến nông lên quy mô sản xuất chia theo
các nhóm 73

Bảng 3.18: Tác động của hoạt động khuyến nông lên chi phí sản xuất 77

Bảng 3.19: Tỷ lệ hộ có năng suất tăng khi chi phí tăng/giảm 79

Bảng 3.20: Tác động của hoạt động khuyến nông lên lợi nhuận 80

Bảng 3.21: Tác động của hoạt động khuyến nông lên chất lượng, tiêu thụ sản
phẩm, giảm rủi ro, môi trường và tiếp cận vốn 81

Bảng 3.22: Sự lan toả có tính chủ động của hoạt động khuyến nông 85


Bắc nói chung khuyến nông được coi là một trong những công cụ trọng tâm để cải
thiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, sinh kế, nâng cao
giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp, chuyển giao công nghệ, và xóa đói giảm
nghèo ở khu vực miền núi. Nhiều CT, DA trong đó khuyến nông là nội dung quan
trọng đã được triển khai nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế cho người dân, đặc biệt là
đồng bào DTTS và người nghèo như CT 135, 30A, Chính phủ cũng ban hành các
chính sách ưu đãi cho khuyến nông cho ĐBDTTS, đồng bào vùng khó khăn và đặc
biệt khó khăn như hỗ trợ 100% chi phí hoạt động khuyến nông, chính sách ưu đãi
tín dụng tạo điều kiện cho người dân triển khai áp dụng TBKT, phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, hoạt động khuyến nông vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của khu vực
miền núi do hệ thống khuyến nông còn có những hạn chế về mặt tổ chức, phương
pháp, nhân sự và tài chính. Cách tiếp cận từ trên xuống vẫn phổ biến trong triển
khai hoạt động khuyến nông, mặc dù gần đây, cách tiếp cận có sự tham gia và dựa
vào cộng đồng đã được đưa vào áp dụng, trong quản lý nhà nước về khuyến nông
còn có sự phân tán dẫn đến có sự chồng chéo, trùng hợp hoạt động địa bàn,…. Tổ
chức bộ máy, chính sách khuyến nông ở địa phương do tỉnh quy định nên tổ chức
bộ máy, quy mô, HQHĐ khuyến nông phụ thuộc nhiều vào ý chí chính trị, điều kiện
kinh tế của mỗi địa phương. Tỉnh phải xin trợ cấp ngân sách trung ương nên năng
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

lực tài chính cho hoạt động khuyến nông rất hạn chế. Thiếu sự quản lý chặt chẽ dẫn
đến các hoạt động khuyến nông còn yếu kém ở cấp địa phương.
Phương pháp khuyến nông vẫn chưa thích hợp trong một số trường hợp. Nội
dung khuyến nông chủ yếu nhấn mạnh vào chuyển giao công nghệ và thiếu hoạt
động ở các khía cạnh phi kỹ thuật khác cũng rất cần thiết cho tính thích ứng và bền
vững của hoạt động chuyển giao TBKT. Thường là một kỹ thuật mới về một cây
trồng hay vật nuôi duy nhất được cung cấp thay vì lựa chọn thay thế khác nhau cho
cả hệ thống sản xuất. Nhiều MHTD không thu hút được nông dân làm theo vì thiếu

* Mục tiêu chung
Đưa ra các khuyến nghị các giải pháp và thực hành nhằm nâng cao hiệu quả
dịch vụ khuyến nông, tạo điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người
dân trên địa bàn huyện Phú Lương.
* Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả của hoạt động khuyến nông và xác định yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả của hoạt động khuyến nông.
- Tổng kết bài học kinh nghiệm về hoạt động khuyến nông.
- Khuyến nghị giải pháp, các hoạt động nâng cao chất lượng hoạt động
khuyến nông.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Thông qua quá trình thực hiện đề giúp tôi có điều kiện củng cố và áp dụng
những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đồng thời bổ xung những kiến thức còn
thiếu cho bản thân.
Khuyến nông là hoạt động đang được áp dụng rỗng rãi trên cả nước với nhiều
hình thức và đối tượng khác nhau. Là một trong những kênh chính để đưa các TBKT,
thông tin thị trường, chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước tới nông dân.
Tuy nhiên hoạt động khuyến nông chưa thực sự mang lại hiệu quả, đặc biết đối với
người dân trên địa bàn huyện. Vì vậy nghiên cứu của tôi sẽ là cơ sở cho những nghiên
cứu sau với quy mô lớn hơn từ đó có thể đưa ra những khuyến nghị chính sách.
* Ý nghĩa thực tiễn
Sau khi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu giải pháp cải thiện hoạt động khuyến
nông trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” tôi sẽ đưa ra những khuyến
4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nghị giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông nói chung và
hoạt động khuyến nông người dân trên địa bàn huyện nói riêng.


làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử dụng các nguồn tài nguyên
tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để có khả năng vượt qua các trở ngại gặp phải”
(theo tổ chức FAO, 1987); “khuyến nông, khuyến lâm là một sự giao tiếp thông tin
tỉnh táo nhằm giúp nông dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định
đúng đắn” (A. W. Van den Ban và H. S. Hawkins, 1988); “khuyến nông, khuyến
lâm là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó khăn, các nhu cầu và giúp họ tự
quyết định và giải quyết lấy vấn đề của chính bản thân họ” (Malla, 1989); “khuyến
nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan đến sự nghiệp
PTNT, đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó người già, người trẻ
học bằng cách thực hành”.
Qua những khái niệm trên chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu khuyến
nông theo hai nghĩa như sau:
Khuyến nông theo nghĩa rộng: khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả
những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và PTNT.
Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp: khuyến nông là một tiến trình giáo dục
không chính thức mà đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho
người nông dân nhưng thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những
vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ các hoạt động sản
xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của
nông dân và gia đình họ. Khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông lâm ngư, các
trung tâm khoa học nông lâm ngư để phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu tới
nông dân bằng phương pháp thích hợp, để họ có thể áp dụng nhằm thu được nhiều
sản phẩm hơn.
Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời
giúp họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức
về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thông tin thị trường để họ có đủ khả năng
giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện
đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và PTNT.
Khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân. Khuyến nông

hoạt động khuyến nông thực hiện bởi các tổ chức, các CT DA sau được xếp vào
nhóm hoạt động khuyến nông nhà nước: DA khuyến nông Trung ương, DA khuyến
nông địa phương, CT 30A, 135, [11]
Khuyến nông ngoài nhà nước là các hoạt động khuyến nông được quản lý bởi
các các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế (như DA của JICA, Helvetas,
7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ADDA, Childfund, Lux-dev ), doanh nghiệp, công ty tư nhân trong đó, hoạt động
khuyến nông được tuân theo các quy định, cơ chế riêng của tổ chức đó.[11]
Tuy vậy, sự phân chia này không nhằm tạo ra một khái niệm mới hay tạo ra sự
phân biệt, mà được dùng như một tiêu chí để phân nhóm và so sánh hoạt động
khuyến nông. Hơn nữa, cách phân chia này chỉ mang tính tương đối vì cơ chế triển
khai của hoạt động khuyến nông ngoài nhà nước có nhiều điểm giống với hoạt động
khuyến nông nhà nước, trong khi một số điểm lại khác (ví dụ như lựa chọn đối tượng
hưởng lợi).
1.1.2. Mục tiêu của khuyến nông [1]
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu nhập,
thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến thức,
kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh
đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản
xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực quốc
gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham
gia khuyến nông .
1.1.3. Nội dung, nguyên tắc cơ bản của khuyến nông[3]

thể đưa ra những quyết định đúng đắn để giải quyết những khó khăn của họ nếu như
họ được cung cấp đầy đủ thông tin và những giải pháp khác nhau. Khi tự mình đưa ra
quyết định người nông dân sẽ tin vào bản thân hơn so với khi bị áp đặt. Cán bộ
khuyến nông cần cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận với nông dân trên cơ sở điều
kiện cụ thể của nông trại: đất đai, khí hậu, nguồn vốn, nhân lực, các thuận lợi, khó
khăn trở ngại, các cơ hội có thể đạt được từ đó khuyến khích họ tự đưa ra quyết định
cho mình. khuyến nông làm tốt các công tác đào tạo, huấn luyện nông dân nhưng
tuyệt nhiên không làm thay họ. Ví dụ: khuyến nông giúp nông dân hiểu biết nguyên
nhân, cách phòng chống bệnh cúm gà, rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo cho nông dân biết
9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

cách phòng chống cúm gà để họ chủ động trong chăn nuôi chứ không làm thay người
nông dân phòng chống bệnh cúm gà.
- Khuyến nông không nên bao cấp, nhưng hỗ trợ: Bao cấp là cho nông dân.
Hiện nay để khích lệ nông dân, ở khâu này hay khâu khác khuyến nông còn có bao
cấp.Việc bao cấp sẽ khiến cho người nông dân ỷ lại, lúc nào cũng có ý nghĩ chông
đợi vào sự hỗ trợ. Không phát huy được tính sáng tạo, cần cù, chịu khó của người
nông dân.
1.1.3.3. Khuyến nông phải được thực hiện với tinh thần, trách nhiệm cao
- Một mặt, khuyến nông chịu trách nhiệm trước Nhà nước là cơ quan chịu
trách nhiệm thực hiện những chính sách PTNT nên phải tuân theo đường lối và
chính sách của Nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác khuyến nông như
người đầy tớ của nông dân, có trách nhiệm đáp ứng những nhu cầu, nguyện vọng
chính đáng của nông dân. Điều đó có nghĩa là nông dân có quyền đánh giá hiệu quả
hoạt động khuyến nông. Tính hiệu quả của hoạt động khuyến nông, trước hết được
đánh giá trên cơ sở đường lối chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn hoặc CT
khuyến nông của Nhà nước có được thực hiện tốt hay không. Ngoài ra nó còn được
đánh giá trên cơ sở thu nhập và cuộc sống của nông dân có phải do hoạt động

tốt trong khu vực thí nghiệm nhưng chưa chắc đã có hiệu quả trên đất đai của nông
dân. Vì vậy, mọi nghiên cứu khi được làm trên đất đai của nông dân luôn tạo cơ hội
tốt để đánh giá đúng hiệu quả của nó và cung cấp thông tin phản hồi cho người làm
nghiên cứu. Vì vậy khuyến nông cần giúp những người làm nghiên cứu tiến hành
các thực nghiệm trên đất đai của nông dân.
- Khi nông dân áp dụng những đề xuất nghiên cứu: đôi khi người nông dân
có thể phát hiện ra nhưng vấn đề bị bỏ sót trong quá trình nghiên cứu. Những phát
hiện này rất có ích nếu như nó được cán bộ khuyến nông phản ánh kịp thời cho
người làm nghiên cứu để chỉnh sửa hoặc bổ sung.
Vậy, khuyến nông phải là nhịp cầu truyền đạt thong tin hai chiều giữa nông
dân và người làm nghiên cứu.Đó là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt
động khuyến nông .
1.1.3.5. Khuyến nông hợp tác với những tổ chức PTNT khác
khuyến nông phải hợp tác chặc chẽ với những tổ chức đang cung cấp những
dịch vụ cơ bản khác cho nông dân. khuyến nông chỉ là một trong nhiều hoạt động
kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của sự nghiệp PTNT. Vì cùng chung một mục
đích hỗ trợ nông dân, khuyến nông phải sẵn sàng hợp tác với những tổ chức khác có
mặt tại địa bàn hoạt động của mình. Những tổ chức đó bao gồm:
- Chính quyền địa phương
- Các tổ chức dịch vụ
- Các cơ quan y tế
- Trường phổ thông các cấp
-Các tổ chức quần chúng và tổ chức phi chính phủ
11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.1.3.6. Khuyến nông làm việc với các đối tượng khác nhau
Ở nông thôn không phải mọi hộ nông dân đều có những vấn đề như nhau.
Những hộ có nhiều đất đai thường ham muốn những cách làm ăn mới. Những hộ có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5. Dân chủ, công khai có sự giám sát của cộng đồng.
6. Nội dung, phương pháp khuyến nông phù hợp với từng miền, địa bàn và
nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông [3]
Trong công tác khuyến nông có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng.Kết quả của hoạt
động khuyến nông thường bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố chính sau:
- Người cán bộ khuyến nông : Trình độ của cán bộ khuyến nông có ảnh hưởng
trực tiếp đến các hoạt động khuyến nông. Trình độ chuyên môn có chắc thì cán bộ
khuyến nông mới đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật trong công việc. Tuy nhiên nếu
người cán bộ khuyến nông có trình độ chuyên môn mà thiếu kinh nghiệm thực tiễn,
sự nhiệt tình và lòng yêu nghề thì HQHĐ khuyến nông cũng không cao. Chính vì vậy
mỗi cán bộ khuyến nông cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn vững vàng,
hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau ngoài ra cán bộ khuyến nông cần phải có
sự nhiệt tình và lòng yêu nghề, yêu nông dân thì mới có thể hoàn thành tốt được công
việc của mình.
- Trình độ của người sản xuất (nông dân): Trình độ của người sản xuất cũng
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc. Nếu trình độ của người sản xuất cao sẽ
tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, họ sẽ nhanh nhạy
hơn trước những cái mới, cái khác biệt từ đó họ có những điều chỉnh thích ứng với
điều kiện sản xuất mới. Ngược lại, nếu trình độ của người sản xuất thấp thì sẽ khó
khăn trong việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, hiệu quả của hoạt động khuyến nông
sẽ không cao.
- Phong tục tập quán của vùng: Phong tục tập quán mang tính truyền thống ở
địa phương. Trong công tác khuyến nông phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này vì nếu
một CT đề án khuyến nông được triển khai mà không phù hợp với phong tục tập
quán và điều kiện sản xuất ở địa phương thì sẽ bị thất bại. Phong tục tập quán tồn
tại lâu đời, ăn sâu vào tiềm thức của người dân trong vùng. Khi kiến thức mới
không phù hợp với văn hóa bản địa thì nó sẽ không được người dân chấp nhận và

khác có liên quan như chính sách về đất đai, tín dụng, thuế có ảnh hưởng đáng kể
đến công tác khuyến nông. Chính sách phải đúng đắn và phù hợp với từng đối
tượng được hưởng thì mới tạo điều kiện cho sự phát triển, ngược lại nếu chính sách
không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển và tác động tới hiệu quả của hoạt động
khuyến nông.
1.2. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu
1.2.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về hoạt động khuyến nông [10]
14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Dưới đây là một số kinh nghiệm hoạt động khuyến nông trên thế giới được
trích từ tổng hợp tại nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông cho
đồng bào dân tộc thiểu số khu vực mình núi phía Bắc Việt Nam” sản phẩm của sự
hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Phát triển nông thôn (RUDEC) thuộc Viện
Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) và Cơ quan
Viện trợ Ireland (Irish Aid).
1.2.1.1. Tư nhân hoá hoạt động khuyến nông
Tư nhân hóa khuyến nông là xu hướng mà ở đó vai trò cung cấp dịch vụ KN
của nhà nước được rút dần, thay vào đó là sự tham gia nhiều hơn của khu vực ngoài
nhà nước, kéo theo xu hướng tiếp cận mới trong hoạt động khuyến nông là khuyến
nông có trả phí, thu hồi chi phí (cost recovery), đánh thuế nông nghiệp để tài trợ cho
khuyến nông, hoặc hợp đồng với các đơn vị ngoài nhà nước (FAO 2009).
Sự thoái lui vai trò của Nhà nước và chuyển giao dần cho tư nhân là do i)
không hài lòng với cung cấp dịch vụ khuyến nông của khu vực công; ii) sự lớn mạnh
và mở rộng của các tổ chức khuyến nông (tổ chức phi chính phủ, công ty tư nhân,
trường đại học, viện nghiên cứu, hội nông dân…); iii) tài trợ của khu vực công cho
khuyến nông ngày càng giảm dần; iv) sức ép xã hội hóa khuyến nông từ các nhà tài
trợ; v) lợi ích tiềm năng từ tham gia kinh doanh nông nghiệp (FAO 2009).
Kinh nghiệm của các nước đã tiến hành tư nhân hóa khuyến nông cho thấy

phải đóng vai trò như một nhà tài trợ nhất định nhằm đảm bảo cho sự bền vững của
các CT khuyến nông (Kamal 2004).
Quan hệ đối tác công - tư có thể mang lại cơ hội cung cấp dịch vụ khuyến
nông cho người nghèo, trong khi có thể giúp họ kết nối với thị trường. Quan hệ này
vừa giúp công ty tư nhân đạt được mục đích của mình trong khi vẫn giúp chính phủ
hoàn thành các mục tiêu xã hội quan trọng. Khả năng đạt được mục tiêu khuyến
nông xã hội chủ yếu nằm ở việc sử dụng tiếp cận có sự tham gia và phát triển các tổ
chức nông dân địa phương. Vì thế, nguồn nhân lực khuyến nông có kỹ năng trên là
rất cần thiết nhằm trợ giúp tổ chức nông dân sản xuất nhỏ đáp ứng nhu cầu của họ
(Rivera & Alex 2004).
1.2.1.2. Sự phân quyền trong hệ thống tổ chức khuyến nông
Sự phân quyền nói chung là quá trình mà ở đó các thể chế chính phủ chuyển
giao quyền ra quyết định và nguồn lực cho cả nhóm mục tiêu của chính sách công
và tất cả người giữ vai trò chủ đạo trong xã hội dân sự, trong bối cảnh xác định lại
vai trò của nhà nước, bãi bỏ quy định và tư nhân hoá (FAO 1997). Smith (1997) đưa
ra 3 lý do vì sao cần phải tiến hành phân quyền dịch vụ khuyến nông: i) nhu cầu
phải rút vai trò của nhà nước do những thất bại hoặc do sự phức tạp của các vấn đề
16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

địa phương; ii) nhà nước không có khả năng tiếp tục tài trợ cho tất cả các loại dịch
vụ và iii) dân chủ được đảm bảo thông qua chuyển giao các chức năng cùng với sự
tham gia của địa phương. Phân quyền giúp cung cấp dịch vụ khuyến nông một cách
phù hợp hơn và thích ứng nhanh hơn với những thay đổi ở cấp địa phương.
Ba yếu tố chính có liên quan đến phân quyền: (i) Chuyển giao chức năng ra
quyết định cụ thể cho địa phương, bắt đầu với chức năng quản lý đơn giản, chẳng
hạn như lập kế hoạch và thực hiện CT, sau đó thiết lập ưu tiên và phân bổ kinh phí,
và cuối cùng là chức năng hành chính khác bao gồm cả trách nhiệm giải trình, tài
trợ/ đồng tài trợ; (ii) Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, thể hiện chính quyền


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status