Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - Pdf 24


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TẠ VĂN HÂN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHỔ YÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60 85 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đặng Văn Minh
Thái nguyên, 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán
bộ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Phổ Yên, Chi cục Thống kê huyện
Phổ Yên, Phòng NN&PTNT huyện, lãnh đạo UBND các xã Thành Công,
Tiên Phong, Đông Cao đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và những
thông tin cần thiết liên quan. Cảm ơn gia đình, các anh chị đồng nghiệp, bạn
bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn Tạ Văn Hân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU i
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất 3
1.1.1 Đất trồng lúa và tình hình sử dụng đất trồng lúa 3
1.1.2 Đặc điểm sử dụng đất trồng lúa vùng khí hậu nhiệt đới 3
1.1.3 Vấn đề suy thoái đất trồng lúa 4
1.1.4. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất bền vững 5
1.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa 6

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 21
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 25
3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tề. 26
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện 34
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai 34
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai 37
3.3.1 Thực trạng sử dụng đất trồng lúa 37
3.3.2. Phân tích, đánh giá biến động đất trồng lúa 38
3.3.3 Thực trạng sản xuất trồng lúa của huyện 39
3.4 Hiệu quả sử dụng đất sản xuất trồng lúa 40
3.4.1 Vùng sản xuất trồng lúa và các loại hình sử dụng đất 40
3.4.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng lúa 44
3.4.3 Hiệu quả xã hội 55
3.4.4. Hiệu quả môi trường 56
3.4.5. Đánh giá chung 59
3.5. Định hướng sử dụng đất sản xuất trồng lúa 61
3.5.1. Căn cứ để lựa chọn 61
3.5.2. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất trồng lúa 62
3.5.3. Một số giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
sản xuất trồng lúa của huyện Phổ Yên 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


TB
:
Trung bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi
DANH CÁC MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2006 – 2010 25
Bảng 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001-2010 26
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phổ
Yên thời kỳ 2007-2011 27
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính 27
Bảng 3.5: Số lượng gia súc, gia cầm Phổ Yên 2008 - 2011 28
Bảng 3.6: Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2007 – 2011 28
Bảng 3.7: Thực trạng dân số - lao động - cơ cấu lao động Huyện Phổ Yên 29
Bảng 3.8: Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của huyện Phổ Yên 37
Bảng 3.9 Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trồng lúa năm 2011 37
Bảng 3.10: Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2010 38
Bảng 3.11. Giá trị sản xuất trồng lúa cả năm huyện Phổ Yên giai
đoạn 2006 - 2011 40
Bảng 3.12. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 41
Bảng 3.13. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 42
Bảng 3.14: Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 43
Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính
vùng 1 45
Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính
vùng 2 46
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính

các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2000 - 2008 và đạt gạo 13,6.
Là huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển kinh tế xã hội của huyện nhưng lại đang đối mặt với hàng loạt các
vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất và chất lượng
nông sản hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch
cơ cấu chậm.
Trong điều kiện diện tích đất lúa ngày càng bị thu hẹp nhất là đất trồng lúa
do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục
tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa là hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn
về kinh tế đồng thời tạo đà cho phát triển lúa gạo bền vững. Đó cũng là mục tiêu
nghiên cứu của đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng lúa của huyện Phổ Yên.
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giúp người dân lựa chọn phương
thức sử dụng đất phù hợp và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát
triển trồng lúa bền vững.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần hoàn thiện lý luận về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa và là cơ
sở định hướng phát triển sản xuất lúa gạo trong tương lai cho huyện Phổ Yên.
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa và thúc đẩy sự phát
triển sản xuất đất trồng lúa bền vững.


2
/người. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 156681,9 tỷ
đồng, trong đó trồng trọt là 122,37 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 30938,6 tỷ đồng và
nuôi trồng thủy sản là 3367,6 tỷ đồng. Trong trồng trọt, cây lúa đạt giá trị sản
xuất là 70059,8 tỷ đồng; cây rau đậu đạt 10560,4 tỷ đồng; cây công nghiệp là
31015,4 tỷ đồng và cây ăn quả đạt 9083,7 tỷ đồng [33].
1.1.2 Đặc điểm sử dụng đất trồng lúa vùng khí hậu nhiệt đới
Họat động sản xuất trồng lúa là một ngành sản xuất quan trọng, đặc
biệt ở các nước đang phát triển, sản xuất lúa gạo không chỉ đảm bảo nhu
cầu lương thực, thực phẩm cho con người mà còn tạo ra sản phẩm xuất
khẩu, thu ngoại tệ cho mỗi quốc gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3,3 tỉ ha đất nông nghiệp, trong đó
đã khai thác được 1,5 tỉ ha, diện tích đất trồng lúa lại chỉ chiếm 0,85 tỉ ha; còn
lại phần đa là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất là trong
bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay. Qui mô đất nông nghiệp được phân
bố như sau: châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%,
châu Phi chiếm 20%.
1.1.3 Vấn đề suy thoái đất trồng lúa
Hiện tượng suy thoái đất trồng lúa có liên quan chặt chẽ đến chất lượng
đất và môi trường. Để đáp ứng được lương thực, thực phẩm cho con người
trong hiện tại và tương lai, con đường duy nhất là thâm canh tăng năng suất
cây trồng. Trong điều kiện hầu hết đất trồng lúa đều bị nghèo về độ phì, để
tăng vụ và năng suất cây trồng đòi hỏi phải bổ sung cho đất một lượng dinh
dưỡng cần thiết qua con đường sử dụng phân bón.
Có thể thấy đất đai đang bị suy thoái do những hoạt động của con người.

canh tác phản tự nhiên, buộc con người phải chuyển hướng sản xuất trồng lúa
theo hướng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, thoả mãn các yêu cầu
của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương
lai, đó là mục tiêu của việc xây dựng và phát triển trồng lúa bền vững và đó
cũng là lối đi trong tương lai.
1.1.4. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất bền vững
1.1.4.1 Các nguyên tác cơ bản:
- Sử dụng đất trồng lúa với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu
cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu.
- Sử dụng đất trồng lúa trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái
và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và
cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai.
- Sử dụng đất trồng lúa theo nguyên tắc “Đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”.
1.1.4.2 Quan điểm sử dụng đất trồng lúa:
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất;
- Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất;
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự thoái hoá đất và nước;
- Có hiệu quả lâu bền;
- Được xã hội chấp nhận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
1.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
1.2.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
Xem xét trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng
đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản
phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội là thể hiện

Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ loại hình sử dụng đất trồng
lúa phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá
đất bảo vệ môi trường sinh thái và được phân ra theo nguyên nhân gây
nên, gồm:
- Hiệu quả hoá học môi trường là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất
cao và không gây ô nhiễm môi trường.
- Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua
lại giữa cây lúa với đất, giữa cây lúa với các loại dịch hại trong các loại
hình sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong trồng lúa
mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
- Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dung tốt
nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử
dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
1.2.2. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
1.2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sdđ trồng lúa
- Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và tính hệ
thống hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc.
- Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển trồng lúa ở
nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là
những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu [30].
- Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học và
phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển [30].
1.2.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan
hệ này là mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số [16], [25], [30], nên
dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là:
H = K - C
H = K/C
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
- Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, bao gồm:
GTSX/LĐ, GTGT/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động
sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh
với chi phí cơ hội của người lao động.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau [17]:
+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân;
+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng;
+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân;
+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
+ Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu.
* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường
Theo Đỗ Nguyên Hải [14], chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong
quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:
+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;
+ Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;
+ Đánh giá quản lý đất đai;
+ Đánh giá hệ thống cây trồng;
+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và
bảo vệ cây trồng;
+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;
+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
1.3. Những xu hƣớng phát triển trồng lúa
1.3.1. Những xu hướng phát triển trồng lúa trên thế giới
Theo Đường Hồng Dật (1995) [7], trên con đường phát triển trồng lúa,

Trên cơ sở thành tựu kỹ thuật trồng lúa của gần 20 năm đổi mới, dựa trên
những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phương hướng
chủ yếu phát triển trồng lúa Việt Nam trong 10 năm tới sẽ là:
- Tập trung vào sản xuất lúa gạo hàng hoá theo nhóm ngành hàng, nhóm
sản phẩm, xuất phát từ cơ sở dự báo cung cầu của thị trường lúa gạo trong nước,
thế giới và dựa trên cơ sở khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu cao hơn của
công nghiệp hoá để khuyến khích sản xuất lúa gạo hàng hoá, khuyến khích các
sản phẩm xuất khẩu,
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng lúa nâng cao
trình trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, lưu thông tiếp
thị lúa, gạo hàng hoá.
- Tốc độ tăng trưởng trong trồng lúa ổn định 3,3-3,8%. Nâng cao cả kiến
thức, kỹ năng sản xuất kinh doanh lúa gạo cho lao động nông thôn.
- Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất trồng
lúa, phát triển kinh tế nông thôn. Cải thiện căn bản môi trường và sinh thái
nông thôn tập trung vào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống
dịch bệnh cho cây trồng, phòng chống thiên tai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
- Chuyển phần lớn lao động nông thôn ra khỏi sản xuất trồng lúa, còn
khoảng 30% lao động xã hội. Hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có
kỹ năng sản xuất và quản lý, gắn kết trong các loại hình kinh tế hợp tác và kết
nối với thị trường.
1.3.3. Xây dựng ngành trồng lúa bền vững
1.3.3.1 Sự cần thiết phải xây dựng ngành trồng lúa bền vững
Mục tiêu đặt ra là sử dụng tối đa và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất trồng lúa
của quốc gia, phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội.

Ở Việt Nam nền văn minh lúa nước đã hình thành từ mấy ngàn năm nay,
có thể coi là một mô hình trồng lúa bền vững ở vùng đồng bằng, thích hợp
trong điều kiện thiên nhiên ở nước ta. Gần đây, những mô hình sử dụng đất
như VAC (vườn, ao, chuồng), mô hình nông - lâm kết hợp trên đất đồi thực
chất là những kinh nghiệm truyền thống được đúc rút ra từ quá trình lao động
sản xuất lâu dài, bền vững với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển.
1.3.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sdđ trồng lúa và phát triển
trồng lúa bền vững
* Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trồng lúa. Bởi vì,
các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối.
Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định lúa
chủ lực phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng. Nếu điều kiện tự
nhiên thuận lợi, các hộ nông dân có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào không
kinh tế thuận lợi để tạo ra hạt gạo hàng hoá với giá rẻ.
* Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình
thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện sự
hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể
hiện những dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ
thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy
luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát
triển sản xuất lúa, gạo hàng hoá. Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất
tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ
14
- Do vậy, nhiều chính sách thúc đẩy nền kinh tế quốc dân như: chương
trình 327 “phủ xanh đất trống đồi núi trọc”, chính sách xoá đói giảm
nghèo, chính sách 773 về “khai thác mặt nước hoang, bãi bồi ven sông
biển”, chính sách dồn điền đổi thửa
- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư
phát triển trồng lúa của Nhà nước.
1.3.3.3 Một số định hướng phát triển trồng lúa bền vững
- Để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, cần có 4 ưu tiên: tăng
trưởng kinh tế nhanh; thay đổi mô hình tiêu dùng; "công nghiệp hoá sạch" và
phát triển trồng lúa bền vững. Đối với định hướng phát triển trồng lúa bền
vững, cần đặc biệt trú trọng những giải pháp liên quan đến hoàn thiện luật
pháp và chính sách phát triển bền vững, quy hoạch phát triển nông thôn, cơ /
phi nông nghiệp, hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học, thúc
đẩy công nghệ chế biến lúa gạo
- Phát triển sản xuất lúa gạo Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi
nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực. Đồng bằng sông Cửu Long
là vùng sản xuất có lợi thế nhất về lúa gạo cần ưu tiên đầu tư phát triển sản
xuất lúa hàng hóa quy mô lớn. Hình thành hệ thống các trang trại sản xuất lúa,
tạo nên vùng chuyên canh sản xuất lúa nguyên liệu phục vụ các trung tâm chế
biến lớn. Xây dựng thương hiệu mũi nhọn và thị trường chiến lược cho lúa
gạo Việt Nam. Gắn nhà máy chế biến với các vùng chuyên canh lúa, phát
triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất,
xúc tiến thương mại, quản lý thị trường để đảm bảo phát triển sản xuất với
quy mô và công nghệ hợp lý nhất. Một đòi hỏi khác là cần mở rộng hợp tác
quốc tế vì sự phát triển bền vững thông qua việc tham gia và thực hiện đầy đủ
các công ước quốc tế về phát triển bền vững; tham gia tích cực các hoạt động
hợp tác nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu và khu vực cũng như nỗ lực thu hút

Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát
triển sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân
đất tự nhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới,
xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại
tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm.
Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề
về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây
trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với
từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công
trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và
phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế
nông nghiệp (1995) [22].
Vùng ĐBSH có tổng diện tích đất nông nghiệp là 903.650 ha, chiếm
44%, diện tích tự nhiên trong vùng là trung tâm sản xuất lương thực lớn thứ 2
của cả nước, là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần
định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích
hợp. Trong đó phải kể đến các công trình như: Phân vùng sinh thái nông
nghiệp vùng ĐBSH của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú
Ngà (1990) [19]; Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của tác giả Quyền
Đình Hà (1993) [13]; Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá
cây trồng vùng ĐBSH của tác giả Vũ Năng Dũng (1997) [11], Quy hoạch sử
dụng đất vùng ĐBSH của tác giả Phùng Văn Phúc (1996) [24], chương trình
quy hoạch cụ thể vùng ĐBSH (1994) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển
đa dạng hoá nông nghiệp ĐBSH, kết quả cho thấy:

hình, thuỷ văn.
- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao
động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, thị trường tiêu thụ nông sản
phẩm, dịch vụ, và cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi ).
- Đánh giá những cơ hội và thách thức đối với phát triển sản xuất
trồng lúa bền vững.
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phổ Yên
- Tình hình quản lý đất đai.
- Hiện trạng sử dụng đất đai.
2.2.3. Thực trạng sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phổ Yên
- Hiện trạng sử dụng đất trồng lúa của huyện.
- Nghiên cứu các kiểu sử dụng đất hiện trạng, diện tích và sự phân bố
các kiểu sử dụng đất trong huyện.
2.2.4. Hiệu quả sử dụng đất trồng lúa huyện Phổ Yên
- Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất
+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian của một số giống
lúa trên 1 ha đất canh tác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18
+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian của các kiểu sử
dụng đất trên 1 ha đất canh tác.
+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian trên 1 công lao
động quy đổi.
- Hiệu quả về mặt xã hội của các kiểu sử dụng đất
+ Mức độ sử dụng lao động;
+ Giá trị ngày công lao động;
- Hiệu quả về mặt về môi trường của các kiểu sử dụng đất
+ Mức độ đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của các giống lúa,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status