nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy tại xã ký phú - huyện đại từ - tỉnh thái nguyên - Pdf 24


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THỦY

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÖC VÀ TÁI SINH
TỰ NHIÊN CỦA THẢM THỰC VẬT SAU NƢƠNG RẪY
TẠI XÃ KÝ PHÖ - HUYỆN ĐẠI TỪ- TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thái Nguyên - Năm 2013
Thái Nguyên - Năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực. Nếu sai tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 04 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Thuỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 3
1.1.1. Khái niệm về thảm thực vật 3
1.1.2. Thảm thực vật thứ sinh 3
1.1.3. Khái niệm về rừng 4
1.1.4. Tái sinh rừng 4
1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trên thế giới 5
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng 5
1.2.1.1. Cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng 5
1.2.1.2. Hình thái cấu trúc rừng 6
1.2.1.3. Định lượng về cấu trúc rừng 7

3.4.2.5. Điều tra chi tiết theo ô tiêu chuẩn 30
3.4.2.6. Phương pháp phân tích mẫu vật 33
3.4.2.7. Phương pháp xử lý số liệu 33
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
4.1. Hiện trạng thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu 34
4.2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến quá trình tái sinh phục hồi rừng sau
nương rẫy 39
4.2.1. Ảnh hưởng của vị trí địa hình 39
4.2.2. Ảnh hưởng của độ dốc 42
4.2.3. Ảnh hưởng của sự thoái hóa đất 43
4.3. Thay đổi số lượng loài theo nhóm dạng sống 46
4.4. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao 48
4.5. Phân bố cây theo cấp đường kính ngang ngực 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.6. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang 55
4.7. Chất lượng cây tái sinh 57
4.8. Đa dạng về thành phần dạng sống 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
1. Kết luận 62
2. Kiến nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1. D


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1.
Ký hiệu độ nhiều của thực bì theo tiêu chuẩn Drude 33
Bảng 4.1.
Ảnh hưởng của vị trí địa hình đến tái sinh thảm cây gỗ 40
Bảng 4.2.
Ảnh hưởng của độ dốc đến tái sinh thảm cây gỗ 42
Bảng 4.3.
Ảnh hưởng của sự thoái hóa đất đến cây gỗ tái sinh trong một số quần xã
thực vật tại KVNC 45
Bảng 4.4.
Thay đổi số lượng loài theo nhóm dạng sống 47
Bảng 4.5.
Mật độ cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao 49
Bảng 4.6.
Phân bố cây theo cấp đường kính ngang ngực 53
Bảng 4.7.
Phân bố cây gỗ tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang 56
Bảng 4.8.

Sơ đồ bố trí các ODB trong OTC 30
Hình 4.1.
Thay đổi số lượng loài theo nhóm dạng sống 47
Hình 4.2.
Mật độ cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao 50
Hình 4.3.
Phân bố cây tái sinh theo cấp đường kính 54
Hình 4.4.
Nguồn gốc cây tái sinh 58
Hình 4.5.
Chất lượng cây tái sinh 58
Hình 4. 6.
Phân bố phổ dạng sống hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU Thảm thực vật rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của
các sinh vật trên trái đất nói chung và con người nói riêng. Thảm thực vật rừng
có khả năng điều hoà khí hậu, chống xói mòn và cải tạo đất, bảo vệ nguồn nước
mặt và nước ngầm, làm giảm ô nhiễm môi trường, làm giảm sức tàn phá của
thiên tai…đồng thời cung cấp nhiều lâm sản quý và là nơi lưu trữ nguồn gen
quý báu phục vụ cho các hoạt động sống của con người. Vì thế con người và
các sinh vật khác không thể tồn tại nếu thiếu rừng.

rừng tự nhiên là 93.002 ha, diện tích rừng trồng khoảng 62.061 ha và đất chưa
có rừng là 20.213 ha (chiếm 11,23% tổng diện tích đất lâm nghiệp). Rừng tập
trung chủ yếu ở các huyện Đại Từ, Võ Nhai, Định Hoá…với nhiều lâm sản quý
như: Nghiến, Đinh, Lát hoa, Sến, Táu…Nhưng hiện nay số lượng và chất lượng
rừng tự nhiên vẫn đang bị suy giảm nghiêm trọng do tập quán đốt rừng làm
nương rẫy của đồng bào dân tộc, sự khai thác gỗ bừa bãi của lâm tặc và sự quản
lý chưa đồng bộ của chính quyền.
Ký Phú là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đây là một xã
thuộc vùng núi Tam Đảo thuộc phía nam của huyện. Hiện nay chưa có công
trình nào nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng sau nương rẫy
tại xã Ký Phú. Mà việc tìm hiểu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên của thảm
thực vật sau nương rẫy là cơ sở cung cấp những kiến thức thực tế cũng như cơ
sở khoa học cho việc bảo vệ và phục hồi lại rừng tại huyện Đại Từ nói riêng, tại
tỉnh Thái Nguyên nói chung và cũng như các khu vực khác.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau
nương rẫy tại xã Ký Phú - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung của đề tài, tôi đã sử dụng và vận dụng một số
khái niệm có liên quan sau:
1.1.5. Khái niệm về thảm thực vật
Thảm thực vật (vegetation) là một khái niệm được nhiều nhà khoa học
trong và ngoài nước đề cập đến. Theo J. Schmithusen (1959) 33, thì thảm thực

Hoàng Chung, 2005) 5.
Theo Trần Đình Lý (1995) 24, sự có mặt của các loài cây gỗ có chiều
cao từ 3m trở lên và độ tàn che (k) của chúng là thông số cho thấy trạng thái
của rừng gỗ. Nếu k < 0,3 là đất chưa có rừng. Nếu k = 0,3 – 0,6 là rừng thưa.
Nếu k > 0,6 là rừng kín. Đối với rừng vầu, nứa theo tiêu chuẩn tại điểm c mục 2
điều 7 quy phạm QPN 21-98 3 độ che phủ đạt trên 80%, nhưng điểm bổ sung
là độ che phủ tính cho cả vầu, nứa và cây gỗ hỗn giao.
1.1.8. Tái sinh rừng
Tái sinh rừng được nhiều nhà lâm học nghiên cứu và đề xuất các khái
niệm khác nhau. Xét về phương diện lý luận, khái niệm tái sinh rừng gồm cả
hai thuật ngữ: “Restoration” thuật ngữ dùng để diễn đạt sự hoàn trả, sự lặp lại
của toàn bộ quần xã sinh vật giống như nó đã xuất hiện trong tự nhiên (Jordan,
Peter và Allan, 1988) và thuật ngữ “Rehabitilation” chỉ sự phục hồi lại và đã
được hiểu là những xúc tiến, quản lý, điều chế rừng đã bị suy thoái
(Schereckenbeg, Hadley và Dyer, 1990).
Ở Việt Nam, tái sinh rừng được hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của cả
hệ sinh thái rừng. Tái sinh rừng được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi lại
thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ (Phùng Ngọc Lan, 1986) 19.
Trong luận văn, tái sinh rừng được hiểu là quá trình phục hồi các thành
phần của hệ sinh thái rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trên thế giới
Trong những năm gần đây, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về cấu trúc và tái sinh rừng nhằm đưa ra cơ sở khoa học cho việc kinh
doanh rừng một cách hiệu quả. Có thể điểm qua một số công trình có liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài như sau:
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật

mưa nhiệt đới. Tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa rừng và các yếu tố hoàn cảnh
của rừng. Hệ sinh thái rừng mưa rất phức tạp, ngoài việc tuân theo quy luật vận
động chung nhất, bản thân từng nhân tố lại vận động theo quy luật riêng. Tác
giả cho thấy, muốn ổn định hệ sinh thái rừng nhất thiết phải nắm vững các quy
luật vận động đó, biết cách điều tiết hài hoà mối quan hệ trong sự phức tạp đó.
1.2.1.2. Hình thái cấu trúc rừng
Hiện tượng thành tầng là sự sắp xếp không gian phân bố của các thành
phần sinh vật rừng theo chiều ngang và theo chiều thẳng đứng. Phương pháp vẽ
biểu đồ trắc diện của rừng do Davit và Richards P.W (1933- 1934) đề xuất
trong khi phân loại và mô tả rừng nhiệt đới phức tạp về thành phần loài và cấu
trúc thảm thực vật theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng đến nay vẫn
là phương pháp có hiệu quả để nghiên cứu cấu trúc tầng của rừng. Tuy nhiên
phương pháp này có nhược điểm là chỉ minh họa được cách sắp xếp theo
hướng thẳng đứng của các loài cây gỗ trong một diện tích có hạn. Cusen (1951)
đã khắc phục bằng cách vẽ một số dải kề nhau và đưa lại một hình tượng về
không gian ba chiều của rừng.
Richards P.W (1952) [32] đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa
nhiệt đới thành hai loại là: Rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp và
rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây. Theo tác giả thì rừng mưa
thường có nhiều tầng (thường có 3 tầng, trừ cây bụi và cây thân cỏ). Trong
rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và tầng cây cỏ còn có nhiều loài
dây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều loài trên thân hoặc cành cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay có nhiều hệ thống phân loại thảm thực vật rừng, trong đó
phương pháp phân loại rừng dựa theo cấu trúc và dạng sống của thảm thực vật,
phương pháp dựa vào hình thái ngoại mạo của thảm thực vật được sử dụng
nhiều nhất.
Kraft (1884), lần đầu tiên đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng. Dựa vào khả

thứ và một số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho
hệ thống phân loại rừng theo hướng này có Humbold (1809), Schimper (1903),
Aubreville (1949), UNESCO (1973)…Trong nhiều hệ thống phân loại rừng
theo xu hướng này khi nghiên cứu ngoại mạo của quần xã thực vật đã không
tách rời khỏi hoàn cảnh của nó và do vậy hình thành một hướng phân loại theo
ngoại mạo sinh thái.
Khác với hướng phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo chủ yếu mô tả
rừng ở trạng thái tĩnh. Trên cơ sở nghiên cứu rừng ở trạng thái động, Melkhov
đã nhấn mạnh sự biến đổi của rừng theo thời gian, đặc biệt là sự biến đổi của tổ
thành loài cây trong lâm phần qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát
sinh và phát triển của rừng.
Tóm lại, trên thế giới, các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng. Có nhiều
công trình nghiên cứu công phu đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc thảm thực vật tự
nhiên phục hồi sau nương rẫy còn ít.
1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái
rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài
cây gỗ ở những nơi có hoàn cảnh rừng: Dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng,
đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò của lớp cây con này là
thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá
trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng chủ yếu là tầng cây gỗ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được
xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc
điểm phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và
tầng cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930;

phong được gieo giống từ vùng lân cận hỗ trợ cho việc hình thành quần tụ các
loài cây gỗ, tạo ra tiểu hoàn cảnh thích hợp cho việc sinh trưởng của cây con.
Những cây gỗ tiên phong chết đi sau 5- 10 năm và được thay thế dần bằng các
rừng cây mọc chậm, ước tính cần phải mất hàng trăm năm thì nương rẫy cũ
mới chuyển thành loại hình rừng gần với dạng nguyên sinh ban đầu.
Sau khi nghiên cứu khả năng tái sinh của thảm thực vật sau nương rẫy từ
1- 20 năm ở vùng Tây Bắc Ấn Độ, Ramakrishnan (1981- 1992) đã cho thấy chỉ
số đa dạng loài rất thấp. Chỉ số loài ưu thế đạt đỉnh cao nhất ở pha đầu của quá
trình diễn thế và giảm dần theo thời gian bỏ hoá. Long Chun và cộng sự (1993)
đã nghiên cứu đa dạng thực vật ở hệ sinh thái nương rẫy tại Xishuangbanna
tỉnh Vân Nam- Trung Quốc nhận xét: Tại Baka khi nương rẫy bỏ hoá được 3
năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài thực vật; bỏ hoá 19 năm thì có 60 họ, 134 chi,
176 loài (dẫn theo Phạm Hồng Ban, 2000) [1].
Tóm lại, tái sinh rừng nhiệt đới là vấn đề cực kỳ phức tạp bởi tính đa dạng
sinh học cao trong trong cùng một quần xã thực vật. Mặc dù vậy nhưng đến nay
các công trình nghiên cứu về tái sinh rừng nhiệt đới, tái sinh tự nhiên của thảm
thực vật sau nương rẫy khá phong phú. Từ các kết quả nghiên cứu đó cho ta
những hiểu biết về phương pháp nghiên cứu, quy luật tái sinh rừng tự nhiên ở
một số nơi để vận dụng xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm
quản lý tài nguyên rừng một cách có hiệu quả.
1.3. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc và tái
sinh rừng trồng, rừng tự nhiên, rừng sau nương rẫy nhằm đưa ra cơ sở khoa học
cho việc kinh doanh rừng một cách hiệu quả. Có thể điểm qua một số công
trình có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.3.1.1. Nghiên cứu về phân loại rừng

rừng Việt Nam được chia thành 14 kiểu:
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.
- Kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới.
- Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới.
- Kiểu rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới.
- Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới.
- Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới.
- Kiểu trảng cây to, cây bụi, cây cỏ cao khô nhiệt đới.
- Kiểu truông bụi gai hạn nhiệt đới.
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới.
- Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp.
- Kiểu rừng kín cây lá kim, ẩm ôn đới ẩm núi vừa.
- Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô á nhiệt đới núi thấp.
- Kiểu quần hệ khô lạnh vùng núi cao.
- Kiểu quần hệ lạnh vùng cao.
Khi bàn về vấn đề rừng theo hệ thống phân loại kinh doanh, Vũ Biệt
Linh (1984) [20] cho rằng cần phân chia rừng, đất rừng theo mục đích, nội
dung, phương thức, biện pháp kinh doanh nhằm tổ chức định hướng tác nghiệp
kinh doanh theo các đối tượng khác nhau để đạt được hiệu quả cần thiết.
Phan Kế Lộc (1985) [21] dựa trên bảng phân loại của UNESCO (1973),
cũng đã xây dựng thang phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 5 lớp
quần hệ, 15 dưới lớp, 32 nhóm quần hệ và 77 quần hệ khác nhau. Nguyễn Đình
Thìn (1994- 1996) cũng đã áp dụng cách phân loại này trong
những nghiên cứu của ông.
Vũ Đình Phương (1985- 1988) [30] đã đưa ra phương pháp phân chia rừng
phục vụ cho công tác điều chế với đơn vị phân chia là lô và dựa vào 5 nhân tố:
Nhóm sinh thái tự nhiên, các giai đoạn phát triển và suy thoái của rừng, khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn


lâm sinh tác động vào rừng. Phương pháp này đã tỏ ra hữu hiệu khi áp dụng ở
nơi có trình độ kinh doanh cao và ổn định.
1.3.1.2. Nghiên cứu định lượng về cấu trúc rừng
Những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng
như những công trình nghiên cứu mô hình hóa cấu trúc đường kính D
1.3
và biểu
diễn chúng theo các dạng hàm phân bố xác xuất khác nhau. Nổi bật là công
trình nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1974) [14] dùng hàm Meyer và hệ đường
cong Poisson để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng
tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam.
Nguyễn Hải Tuất (1981- 1986) 50, [51] đã sử dụng hàm phân bố giảm,
phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh, đồng thời cũng áp
dụng đường cong Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng.
Trần Văn Con (1992) [8] đã áp dụng hàm Weibull để mô phỏng cấu trúc
đường kính cho rừng khộp ở ĐăkLắk.
Nguyễn Duy Chuyên (1995) [7] cho rằng tái sinh tự nhiên nhiều loài cây
dưới tán rừng có thể biểu diễn bằng các hàm toán học. Kết quả nghiên cứu cho
thấy ở trạng thái rừng III
A2
có phân bố Poisson.
Nhìn chung các nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng đã giúp cho việc
nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở mức độ mô tả rừng
mà đã từng bước đi sâu vào phân tích quy luật kết cấu của rừng chính xác hơn
phù hợp với xu hướng nghiên cứu chung của thế giới.
1.3.1.3. Nghiên cứu về phân chia tầng thứ trong rừng mưa nhiệt đới
Ở Việt Nam, hiện nay những nghiên cứu về phân chia tầng thứ trong rừng
mưa nhiệt đới còn rất ít, nhất là theo xu hướng định lượng hoá.
Có thể điểm qua một số công trình của các tác giả sau đây:
Thái Văn Trừng (1978) [46] đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng của rừng

chứa đựng một số cây nhất định, tán cây trọn vẹn từ đỉnh đến đáy tán, còn lớp
chiều cao mà một số tác giả đề cập đến là không chính xác, vì thực chất đây chỉ
là một khoảng không gian chứa đựng một số lượng nào đó của đỉnh tán cây
trong rừng cây hoặc lâm phần. Xuất phát từ luận điểm này, dựa vào số liệu
quan sát và hơn 10 phẫu diện đồ theo mặt cắt đứng, tác giả đã sử dụng phương
pháp toán học để phân tầng sinh thái ở miền Bắc Việt Nam. Đây là một nghiên
cứu hoàn toàn mới mẻ nhưng đã bước đầu giúp các nhà nghiên cứu có một định
hướng quan trọng đó là: Sự phân tầng tán trong rừng mưa nhiệt đới là một hiện
thực, nhưng có thể chỉ rõ ràng khi rừng đã phát triển ổn định và bằng toán học

Trích đoạn Rừng và đất lâm nghiệp Phương pháp nghiên cứu cụ thể Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang Đa dạng về thành phần dạng sống
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status