nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng tại sóc sơn - hà nội - Pdf 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
o O o NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH
TỰ NHIÊN DƢỚI TÁN RỪNG TRỒNG
TẠI SÓC SƠN - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH
TỰ NHIÊN DƢỚI TÁN RỪNG TRỒNG
TẠI SÓC SƠN - HÀ NỘI
Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60.42.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ HỮU THƯ

Thái Nguyên - năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được công bố trong bất
kì công trình nào khác. Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Danh mục các hình v
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Trên thế giới 3
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng 3
1.1.1.1.Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng 3
1.1.1.2.Về mô tả hình thái cấu trúc rừng 4
1.1.1.3.Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng 6
1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng 7
1.1.3. Nghiên cứu về phục hồi bằng trồng rừng 10
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam. 12
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng 12
1.2.1.1.Về phân loại rừng 12
1.2.1.2.Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng 13
1.2.1.3.Nghiên cứu cấu trúc và xây dựng mô hình cấu trúc mẫu 14
1.2.1.4. Nghiên cứu phân chia tầng thứ trong rừng nhiệt đới 15
1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng 17
1.2.3. Nghiên cứu về phục hồi bằng trồng rừng 18
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ
HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 21
2.1. Điều kiện tự nhiên 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.1.1. Vị trí địa lý 21
2.1.2. Địa hình 21
2.1.3. Khí hậu 22
2.1.4. Sông ngòi, thủy văn 23

3.4.4.3. Đối với lớp cây tái sinh 32
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH 34
4.1. Một số đặc điểm tầng cây cao của rừng trồng khu vực nghiên cứu. 34
4.2. Đa dạng thực vật dưới tán rừng trồng khu vực nghiên cứu 38
4.2.1. Thành phần dạng sống dưới tán rừng trồng Keo mỡ 38
4.2.2. Thành phần dạng sống dưới tán rừng trồng Keo lá tràm 39
4.2.3. Thành phần dạng sống dưới tán rừng trồng hỗn giao 39
4.3. Một số đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng 40
4.3.1. Đặc điểm kết cấu tổ thành loài cây tái sinh 40
4.3.1.1. Tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng trồng Keo mỡ 40
4.3.1.2. Tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng trồng Keo lá tràm 42
4.3.1.3. Tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng trồng hỗn giao 43
4.3.2. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh 44
4.3.2.1. Chất lượng cây tái sinh 44
4.3.2.2. Nguồn gốc cây tái sinh 45
4.3.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao 46
4.3.4. Phân bố cây tái sinh theo cấp đường kính 47
4.4. Đề xuất một số biện pháp kĩ thuật nhằm xúc tiến khả năng tái sinh tự
nhiên dưới tán rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội 50
4.4.1. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp với trồng bổ sung 50
4.4.2. Trồng rừng mới 51
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Bảng 4.11. Mật độ cây tái sinh theo cấp đường kính dưới tán rừng trồng
tại Sóc Sơn- Hà Nội 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC HÌNH( HÌNH VẼ, ẢNH CHỤP, ĐỒ THỊ…)
Trang

Biểu đồ 4.1. Phân bố N/D
1,3
rừng trồng thuần loài Keo mỡ 38
Biểu đồ 4.2. Phân bố N/D
1,3
rừng trồng thuần loài Keo lá ttràm 38
Biểu đồ 4.3. Phân bố N/D
1,3
rừng trồng hỗn giao 39
Biểu đồ 4.4. Phân bố số cây theo cấp chiều cao dưới tán rừng trồng Keo
mỡ, Keo lá tràm và rừng hỗn giao 49
Biểu đồ 4.5. Phân bố N/D
1,3
của cây tái sinh dưới tán rừng trồng Keo mỡ 51
Biểu đồ 4.6. Phân bố N/D

Rừng không những cung cấp cho chúng ta nguồn lâm sản có giá trị mà còn có
vai trò to lớn trong bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất, điều hoà khí hậu,
cải tạo đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá của thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt
và nước ngầm, làm giảm ô nhiễm không khí và nước Vì vậy nếu mất rừng
sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Trong vài thập kỷ gần đây diện tích rừng của nước ta đang ngày càng bị
thu hẹp. Sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh và khai thác quá mức của con
người làm cho rừng bị suy thoái nghiêm trọng. Việt Nam là một trong năm
quốc gia trên thế giới chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu mà một
trong những nguyên nhân sâu xa là do chúng ta chưa bảo vệ được rừng. Năm
1945 ở Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng với độ che phủ là 43 %; năm 1975 có
11169000 ha rừng, độ che phủ là 33,8%; năm 1985 có 9892000 ha rừng, độ
che phủ 30,0 %; năm 1995 có 9302000 ha rừng, độ che phủ 28,2 % và đến
năm 2005 chỉ còn 12640000 ha rừng với độ che phủ là 36,3 %. Rừng bị thu
hẹp còn do tập quán sản xuất của các dân tộc ít người như đốt rừng làm
nương rẫy hay những vụ cháy rừng đã thiêu trụi hàng nghìn ha trong một thời
gian rất ngắn. Diện tích rừng giảm nhanh chóng nên nhà nước đã có những
biện pháp để ngăn chặn như đóng cửa rừng, cấm khai thác gỗ, cấm buôn bán
vận chuyển một số lâm sản quý hiếm Thế nhưng rừng hiện nay vẫn không
ngừng suy giảm cả về số lượng và chất lượng.
Mất rừng, chúng ta phải đối mặt với nhiều thảm hoạ thiên nhiên như lũ
lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Hàng năm ở miền Trung
lũ lụt đã làm thiệt hại không nhỏ về người và tài sản. Hay những trận lũ quét
gây sạt lở đất nghiêm trọng ở các tỉnh vùng cao. Chính vì lẽ đó việc bảo vệ và
phục hồi lại rừng là hết sức cần thiết. Để phục hồi lại rừng có thể trồng mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Chƣơng 1.
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu
về cấu trúc rừng và tái sinh rừng. Đặc biệt trong những năm gần đây vấn đề
này càng được quan tâm nhằm đưa ra cơ sở khoa học cho việc kinh doanh
rừng một cách có hiệu quả. Có thể điểm qua một số công trình có liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài như sau.
1.1.Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật
trong hệ sinh thái rừng trong đó các sinh vật rừng luôn có mối quan hệ qua lại
với nhau và với môi trường thông qua các mối quan hệ sinh thái giúp rừng có
cấu trúc ổn định trong một thời gian nhất định.
1.1.1.1. Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng
Quy luật về cấu trúc rừng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh thái
học, hệ sinh thái rừng và đặc biệt là để xây dựng những mô hình lâm sinh cho
hiệu quả sản xuất cao. Trong nghiên cứu cấu trúc rừng người ta chia thành ba
dạng cấu trúc là cấu trúc sinh thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian.
Cấu trúc của lớp thảm thực vật là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, là
sản phẩm của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật và giữa
thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính
là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng.
Thực tế cấu trúc rừng nó có tính trật tự và theo quy luật của quần xã.

rừng. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là chỉ minh họa được cách
sắp xếp theo hướng thẳng đứng của các loài cây gỗ trong một diện tích có
hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một số dải kề nhau và đưa lại
một hình tượng về không gian ba chiều.
Phương pháp biểu đồ trắc diện do Davit và Richards (1933 - 1934) đề
xuất trong khi phân loại và mô tả rừng nhiệt đới phức tạp về thành phần loài
và cấu trúc thảm thực vật theo chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Richards P.W (1952) [35] đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa
thành hai loại rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp và rừng mưa
đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản. Trong những lập địa đặc biệt thì rừng
mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây. Cũng theo tác giả này thì rừng mưa
thường có nhiều tầng (thường có 3 tầng, trừ cây bụi và cây thân cỏ). Trong
rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và tầng cây thân cỏ còn có
nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều hệ thống phân loại
trên thân hoặc cành cây.
Hiện nay, nhiều hệ thống phân loại thảm thực vật rừng đã dựa vào các
đặc trưng như cấu trúc và dạng sống, độ ưu thế, kết cấu hệ thực vật hoặc năng
suất thảm thực vật. Ngay từ đầu thế kỷ 19, Humboldt và Grisebach đã sử
dụng dạng sinh trưởng (toàn bộ hình thái hoặc cấu trúc và trạng thái của thực
vật) của các loài cây ưu thế và kiểu môi trường sống của chúng để biểu thị
cho các nhóm thực vật. Phương pháp hình thái của Humboldt và Grisebach
được các nhà sinh thái học Đan Mạch (Warming, 1094; Raunkiaer, 1034) tiếp
tục phát triển. Raunkiaer đã phân chia các loài cây hình thành thảm thực vật

1.1.1.3. Nghiên cứu định lƣợng cấu trúc rừng
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu và được chuyển dần từ mô
tả định tính sang định lượng với sự thống kê của toán học và tin học, trong đó
việc mô hình hoá cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc
rừng đã được nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Vấn đề về cấu trúc không
gian và thời gian của rừng được các tác giả tập trung nghiên cứu nhiều nhất.
Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như: Rol let B (1971), Brung (1970),
Loeth et al (1976) Rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cấu trúc không
gian và thời gian của rừng theo hướng định lượng và dùng các mô hình toán
để mô phỏng các quy luật cấu trúc (dẫn theo Trần Văn Con, 2001)[7]. Rol
let.B( 1971) đã mô tả mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các
hàm hồi quy, phân bố đường kính bằng các dạng phân bố xác suất. Nhiều tác
giả còn sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đường kính loài theo
mô hình của Schumarcher và Coil (Belly, 1973). Bên cạnh đó các hàm Meyer,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Hyperbol, hàm mũ, Pearson, Poisson, cũng được nhiều tác giả sử dụng để
mô hình hoá cấu trúc rừng.
Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc
phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo hay ngoại mạo sinh thái . Cơ sở
phân loại rừng theo xu hướng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu
trúc tầng thứ và một số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng.
Đại diện cho hệ thống phân loại rừng theo hướng này có Humbold (1809),
Schimper (1903), Aubreville (1949), UNECO (1973), Trong nhiều hệ
thống phân loại rừng theo xu hướng này khi nghiên cứu ngoại mạo của quần

Richards, 1933,1939; Schultz, 1960; Baur G.N, 1964; Rollet, 1969). Do tính
chất phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài có giá trị nên
trong thực tiễn người ta chỉ khảo sát những loại cây có nghĩa nhất định.
Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả
các cách thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích
ở các kiểu rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều
phương thức chặt tái sinh. Nội dung chi tiết các bước và hiệu quả của từng
phương thức đối với tái sinh đã được Baur (1964) [1] tổng kết trong tác phẩm:
Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa.
Nghiên cứu tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi, A.Obrevin (1938) nhận
thấy cây con của các loài cây ưu thế trong rừng mưa là rất hiếm. Ông đã khái
quát hoá các hiện tượng tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi để đúc kết nên lí
luận bức khảm tái sinh, nhưng phần lí giải các hiện tượng đó còn hạn chế. Vì
vậy lí luận của ông còn ít sức thuyết phục, chưa giúp ích cho thực tiễn sản
xuất các biện pháp kỹ thuật điều khiển tái sinh rừng theo những mục tiêu kinh
doanh đã đề ra.
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới
đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards, P.W (1952), Bernard
Rollet(1974), tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự
nhiên đã nhận xét: Trong các ô có kích thước nhỏ (1x1m; 1x1,5m) cây tái
sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. Ở Châu Phi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
trên cơ sở các số liệu thu thập Taylor (1954), Barnard (1955) xác định số
lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ xung bằng


Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng tầng cỏ và tầng
cây bụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
của tầng đất mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ.
Những quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng thì thảm cỏ và
cây bụi sinh trưởng kém nên ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ tái sinh không
đáng kể. Ngược lại, những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ
có điều kiện phát sinh mạnh mẽ. Trong điều kiện này chúng là nhân tố gây trở
ngại rất lớn cho tái sinh rừng (Xannikov, 1967; Vipper, 1973), (Nguyễn Văn
Thêm, 2002) [40].
Như vậy, qua những kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực
vật rừng trên thế giới chỉ ra cho chúng ta thấy được các phương pháp nghiên
cứu của một số tác giả cũng như những quy luật tái sinh ở một số nơi. Đồng
thời các tác giả đã chỉ ra được một số biện pháp lâm sinh phù hợp tác động
vào đó nhằm thúc đẩy quá trình tái sinh theo chiều hướng có lợi.
1.1.3. Nghiên cứu về phục hồi bằng trồng rừng ( phục hồi nhân tạo)
Phục hồi rừng được hiểu là công việc tái tạo lại rừng trên những diện
tích đã bị mất rừng. Theo quan điểm sinh thái học thì phục hồi rừng là một
quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu thành
chủ yếu. Đó là một quá trình sinh địa phức tạp gồm nhiều giai đoạn và kết
thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ bắt đầu khép tán ( Trần Đình
Lý, 1995) [23].
Để tái tạo lại rừng người ta có thể sử dụng các giải pháp khác nhau tuỳ
theo mức độ tác động của con người là phục hồi nhân tạo (trồng rừng), phục
hồi tự nhiên và phục hồi tự nhiên có tác động của con người (xúc tiến tái
sinh).
Trên thế giới việc trồng rừng đang được các nước quan tâm và phát
triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Nhưng hiện nay vẫn còn có
những ý kiến khác nhau về trồng rừng.


khẳng định cần phải đẩy mạnh việc trồng rừng. Nhưng hội nghị cũng lưu ý là
trồng rừng chỉ cho hiệu quả khi phối hợp chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật tạo
điều kiện cho cây rừng sinh trưởng (Vorobiev, 1981) [54].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả đã tập trung vào các đặc
điểm cấu trúc của các kiểu rừng tự nhiên, rừng trồng nhằm phục vụ việc kinh
doanh rừng lâu dài và ổn định. Những năm 70 trở lại đây lâm sinh học định
lượng phát triển mạnh mẽ, nhiều tác giả đã đi sâu vào mô phỏng các cấu trúc
từ đơn giản đến phức tạp bằng các mô hình.
1.2.1.1. Về phân loại rừng
Theo tác giả Trần Ngũ Phương (1963) [26] đã đề cập tới một hệ thống
phân loại, trong đó rất chú ý tới việc nghiên cứu quy luật diễn thế tái sinh.
Dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể, tác giả Thái Văn
Trừng (1978) [47] đã phân chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu.
Đây là công trình tổng quát đáp ứng được yêu cầu về quy luật sinh thái.
Với tác giả Vũ Biệt Linh (1984) [17] khi bàn về vấn đề rừng theo hệ
thống phân loại kinh doanh đã xác định cần phân chia rừng, đất rừng theo
mục đích, nội dung, phương thức, biện pháp kinh doanh nhằm tổ chức định
hướng tác nghiệp kinh doanh theo các đối tượng khác nhau để đạt được hiệu
quả cần thiết.
Với tác giả Vũ Đình Phương (1985 - 1988) [33]. Đã đưa ra phương
pháp phân chia rừng phục vụ công tác điều chế với đơn vị phân chia là lô và

phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là công trình nghiên cứu của Đồng Sỹ
Hiền (1974) [13] dùng hàm Meyer và hệ đường cong Poisson để nắn phân bố
thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc
lập biểu độ thon cây đứng ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Hải Tuất (1982 - 1986) [50, 51] đã sử dụng hàm phân
bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc của rừng thứ sinh, đồng
thời cũng áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng.
Tác giả Trần Văn Con (1991) [7] đã áp dụng hàm Weibull để mô
phỏng cấu trúc đường kính cho rừng khộp ở ĐăkLắk.
Tác giả Lê Minh Trung (1991) [46] đã sử dụng hàm Poisson mô phỏng
cấu trúc tán lá cây, hàm Weibull mô phỏng cấu trúc chiều cao và đường kính.
Đồng thời cũng tiến hành khảo nghiệm hàm Hyperbol và Meyer cho các cấu
trúc này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Nhìn chung các nghiên cứu định lượng cấu trúc đã được nhiều nhà lâm
sinh học trong nước quan tâm ở các mức độ khác nhau nhưng đều nhằm một
mục đích là xây dựng các cơ sở khoa học cho các giải pháp lâm sinh hợp lí.
Các nghiên cứu không dừng lại ở mức độ mô tả chung chung mà đã đi sâu
vào phân tích các quy luật kết cấu và theo xu hướng chung của thế giới. Đó là
khái quát hoá, mô phỏng các quy luật bằng toán học, đồng thời các giải pháp
lâm sinh được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu định lượng.
1.2.1.3. Nghiên cứu cấu trúc và xây dựng mô hình cấu trúc mẫu
Nghiên cứu cấu trúc rừng định lượng các nhân tố cấu trúc và xây dựng
các mô hình mẫu chuẩn phục vụ khai thác, nuôi dưỡng rừng là mục tiêu quan

có sản lượng, tính ổn định và chức năng phòng hộ cao nhất, nhằm đáp ứng
mục tiêu kinh doanh nhất định.
Vũ Đình Phương (1987) [28] cũng đồng quan điểm trong việc xây
dựng mô hình cấu trúc rừng và vốn rừng cho rằng, cần phải tìm trong tự nhiên
những cấu trúc mẫu có năng suất cao đáp ứng mục tiêu kinh tế trong từng khu
vực. Để nghiên cứu cấu trúc sinh trưởng rừng hỗn loại, ông đã đề xuất quan
điểm: Tổng thể hỗn loài hay còn gọi là rừng cây là do các phần tử thuần loài
hợp thành.
Trong lĩnh vực này, các tác giả đều xây dựng các cấu trúc mẫu từ
nghiên cứu cơ sở cơ bản các quy luật kết cấu, từ đó đề xuất các hướng tác
động vào rừng. Các mẫu này đều được xây dựng trên cơ sở các mẫu tự nhiên
đã chọn lọc thông qua tài liệu quan sát và được coi là ổn định, có năng suất
cao nhất. Tính ổn định của các cấu trúc này thường được quan tâm nhiều nhất
là cấu trúc N-D
1.3
, nó cũng là cơ sở cho việc khai thác và nuôi dưỡng thông
qua việc điều chỉnh cấu trúc này.
1.2.1.4. Nghiên cứu phân chia tầng thứ trong rừng nhiệt đới
Việc nghiên cứu này ở Việt Nam còn quá ít ỏi, nhất là ở xu hướng định
lượng hoá. Có thể điểm qua một số công trình của các tác giả sau đây:
Thái Văn Trừng (1978) [47] đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng như: Tầng
vượt tán (A
1
), tầng ưu thế sinh thái (A
2
), tầng dưới tán (A
3
), tầng cây bụi (B)
và tầng cỏ quyết (C). Ông đã vận dụng và cải tiến bổ xung phương pháp biểu


liệu quan sát và hơn 10 phẫu diện đồ theo mặt cắt đứng, tác giả đã dùng
phương pháp toán học để phân tầng sinh thái ở miền Bắc Việt Nam. Đây là
một nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ nhưng bước đầu đã giúp các nhà nghiên

Trích đoạn Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao Trồng rừng mới
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status