tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011) - Pdf 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI N GUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
MAI THỊ HỒNG VĨNH
TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ LÀNG
CỦA NGƢỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 - 2011) LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Thị Uyên
Thái Nguyên- 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố.

Tác giả luận văn
Mai Thị Hồng Vĩnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ của đề tài 4
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4
5. Đóng góp của đề tài 5
6. Cấu trúc của đề tài 5
Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN 9
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 9
1.2. Đồng Hỷ qua các thời kỳ lịch sử 12
1.3. Các thành phần dân tộc và dân tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ 14
1.3.1. Các thành phần dân tộc 14
1.3.2. Dân tộc Sán Dìu 19
Chƣơng 2 TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƢỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN
ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 – 2011) 30
2.1. Tổ chức gia đình và dòng họ 30
2.1.1. Tổ chức gia đình 30
2.1.2. Tổ chức dòng họ 37

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT

Viết là
Đọc là
KHXH
Khoa học Xã hội
NXB
VHDT
Nhà xuất bản
Văn hóa Dân tộc

Nam

Nữ

Quan hệ hôn nhân Quan hệ sinh thành

Quan hệ anh em

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

gia thống nhất, trong cùng một khu vực lịch sử - văn hóa. Do đó, bên cạnh có
nhiều yếu tố văn hóa chung thống nhất, thì còn nhiều yếu tố riêng có, mang
sắc thái tộc ngƣời tức tính tộc ngƣời của văn hóa. Văn hóa làng cũng vậy,
nghiên cứu văn hóa làng của các tộc ít ngƣời ở nƣớc ta sẽ giúp chúng ta hiểu
về truyền thống văn hóa của các dân tộc anh em, tạo cơ sở giải quyết những
vấn đề kinh tế, xã hội văn hóa miền núi, thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nƣớc có hiệu quả thiết thực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Đồng Hỷ là huyện tập đông ngƣời Sán Dìu sinh sống trong toàn tỉnh
Thái Nguyên. Theo Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, ngƣời Sán Dìu
ở Đồng Hỷ có 107.769 ngƣời. Trong quá trình định cƣ lâu dài tại địa phƣơng,
họ đã bảo lƣu những giá trị văn hóa truyền thống của tộc ngƣời vừa có sự giao
thoa ảnh hƣởng văn hóa của các dân tộc anh em. Nghiên cứu văn hóa làng của
ngƣời Sán Dìu góp phần tái hiện lại bức tranh toàn cảnh văn hóa cộng đồng
làng của ngƣời Sán Dìu ở địa phƣơng. Nhƣ vậy, nghiên cứu văn hóa làng của
các tộc ngƣời ở nƣớc ta không những có ý nghĩa nhận thức khoa học mà còn
có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Tổ chức xã hội và văn hóa
làng của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2011)”
làm Luận văn thạc sỹ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về ngƣời Sán Dìu ở Việt Nam nói chung và ngƣời Sán Dìu
ở Thái Nguyên nói riêng từ trƣớc đến nay cũng đã có nhiều công trình đề cập
đến. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt tƣ liệu nên tác giả chỉ điểm qua một số
công trình mà trong quá trình nghiên cứu có điều kiện tiếp cận. Trƣớc hết phải
kể đến “Người Sán Dìu ở Việt Nam” của Ma Khánh Bằng, xuất bản năm
1983. Tác phẩm đã cho ta cái nhìn khái quát nhất về tổ chức xã hội và văn
hóa vật chất, văn hóa tinh thần của ngƣời Sán Dìu nhƣ (nhà ở, trang phục, ăn
uống, quan niệm về hôn nhân và gia đình, một số tục lệ trong đời sống nhƣ

Tổ chức xã hội và văn hóa Làng của tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên hầu nhƣ là một khu đất trống đang chờ đƣợc khai phá.
Song qua những tác phẩm nghiên cứu nêu trên cũng cung cấp cho ngƣời
đọc nhận biết đôi nét về lịch sử tộc ngƣời, kết cấu xã hội, phong tục tập
quán, tôn giáo tín ngƣỡng tộc ngƣời Sán Dìu nói chung, đều là những tƣ
liệu quý giá giúp cho việc tham khảo và gợi mở tiếp tục khai thác trong
luận văn này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tìm hiểu về tổ chức xã hội và một số nét văn hóa làng (một số tục lệ
xã hội, tín ngƣỡng dân gian và biến đổi trong văn hóa làng từ sau năm 1986
đến nay) của ngƣời Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ từ (1945 – 2011). Thông
qua đó, phản ánh đƣợc phần nào bức tranh về đời sống văn hóa của tộc
ngƣời Sán Dìu ở địa phƣơng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu về tổ chức xã hội và văn hóa làng của ngƣời
Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ 1945 – 2011.
- Không gian: Địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chủ yếu các
xã có đông ngƣời Sán Dìu cƣ trú.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu về tổ chức xã hội và một số nét văn hóa làng của ngƣời Sán
Dìu nhƣ: tục lệ xã hội (cƣới xin, tang ma, làm nhà mới); tín ngƣỡng dân gian
(thờ cúng tổ tiên, các tín ngƣỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp.v ) từ
sau cách mạng tháng tám (1945) cho đến nay.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu
- Nguồn tƣ liệu chung: bao gồm sử sách đƣợc viết dƣới các triều đại
phong kiến nhƣ: Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dƣ địa chí; các sách

Chương 1: Khái quát về người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên
Chương 2: Tổ chức xã hội của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên (1945 - 2011)
Chương 3: Một số nét văn hóa làng của người Sán Dìu ở huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 – 2011).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Ngoài ra trong luận văn còn có các phần: Tài liệu tham khảo, Phụ lục
và Mục lục.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN

Đặc trƣng dân tộc học của một cộng đồng ngƣời từ văn hóa vật chất, tổ
chức xã hội đến đời sống tinh thần… đều ít nhiều chịu tác động của yếu tố tự
nhiên. Do vậy, khi khái quát về một tộc ngƣời nào đó không thể không đề cập
tới các khía cạnh về tự nhiên, môi trƣờng sinh thái nơi tộc ngƣời cƣ trú.

Phƣơng (xã vân Lăng) và Mỏ Ba (xã Tân Long) trên 600m; nơi thấp nhất là
xã Đồng Bẩm, Huống Thƣợng 200m. Vùng Bắc và Đông Bắc có địa hình núi
cao, chia cắt phức tạp, nhiều khu suối với độ cao trung bình 120m; vùng giữa
có địa hình đồi núi bát úp xen kẽ những cánh đồng tƣơng đối phẳng. Với đặc
điểm đó, tuy có khó khăn về giao thông nhƣng lại có thế mạnh để phát triển
lâm nghiệp cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Loại hình đất đai khá đa dạng, trong đó đất núi chiếm 49% hình thành
do sự phong hóa trên đá Macma, đá biến chất, đá trầm tích. Đất đồi chiếm
36%, chủ yếu hình thành trên cát kết, bội kết, phiến sét và một phần phù sa cổ
kiến tạo. Ruộng đất bãi chiếm hơn 10% đƣợc phân bố dọc theo sông, suối
chịu tác động của chế độ thủy văn. Loại đất có giá trị trong sử dụng nông
nghiệp là chủ yếu là đất feralit màu nâu vàng phát triển trên đá phù sa cổ, tập
trung phần lớn ở các xã Tân long, Hóa Trung… tạo điều kiện cho phát triển
cây công nghiệp dài ngày (chè) và cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc), cây
ăn quả (vải, nhãn, táo); đồng thời có khả năng cải tạo để làm đồng cỏ phát
triển chăn nuôi. Bên cạnh đó, loại đất phù sa đƣợc bồi đắp bởi các con sông:
Sông Cầu, Sông Công.v lại phân bố trên một dải dất rộng tập trung nhiều ở
một số xã: Đồng Bẩm, Cao Ngạn, Cam Giá.v rất thích hợp cho việc trồng
cây rau màu và cây lƣơng thực.
Thái Nguyên nói chung và Đồng Hỷ nói riêng đều mang những đặc
điểm khí hậu của miền Bắc nƣớc ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa.Tuy nhiên, ở
Đồng Hỷ vẫn có những đặc điểm riêng, mang tính tiểu vùng, theo sách“Đại
Nam nhất Thống chí”: “Các huyện Tư Nông, Đồng Hỷ, Phú Lương, Bình
Xuyên, khí lam chướng hơi nhẹ” [54, tr.163]. Khí hậu đƣợc chia làm hai mùa
rõ rệt mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3
năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22
0
C, nhiều năm cao nhất đạt 27

2
; 67,2km/1 vạn dân 100% xã có đƣờng ô tô đến trung tâm; hầu
hết đƣờng liên xã, liên xóm đều đƣợc bê tông hóa.
Huyện Đồng Hỷ nằm ở vành đai sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam,
thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng nên tài nguyên khoáng sản khá
phong phú. Sử sách cũ cho biết: “vàng…mỏ Bảo Nang mỗi năm nộp thuế 6
lạng, sắt ở các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ và Phú Lương”[54, tr.180]. Cụm mỏ
sắt ở Trại Cau có trữ lƣợng lớn, là mỏ đƣợc xếp vào loại có chất lƣợng sắt tốt
nhất. Ngoài ra còn có các loại khoáng sản có giá trị nhƣ: Chì, kẽm ở làng
Hích, làng Mới, đá vôi ở Hóa Thƣợng…
Xƣa kia, trên các đồi, rừng có nhiều loại tre, nứa, song, mây,cỏ tranh, lá
cọ và các loại gỗ quý nhƣ: lim,táu, đinh, sến…nhiều loại chim, thú hiếm nhƣ:
hƣơu, nai, gấu, hổ, lợn rừng, chim công… cũng sẵn có ở Đồng Hỷ. Quốc sử
quán triều Nguyễn có chép: “Cỏ tranh,lá cọ, các loại mây, hậu phát, sa nhân,
tre nứa,tre gai, tre hoa (tức ban trúc có hình tròn như hình trôn ốc, chất cứng
rắn, người ta thường dùng làm đòn cáng), gỗ lim, gỗ sến, gỗ đinh, gỗ tấu, gỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

xoan các thứ kể trên đều sẵn ở các châu Động Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương” [54,
tr.180 - 181].
Trong những năm gần đây, rừng cây hầu hết đã bị phá trụi, một số
lâm thổ sản trở nên khan hiếm. Do tác động của điều kiện khí hậu có mùa
khô lạnh, đất đai xói mòn, địa hình lại dễ khai thác. Hiện nay, đa phần là
rừng tái sinh, trong rừng còn rất ít gỗ quý chủ yếu là cây mọc nhanh nhƣ:
dẻ, thông, thành ngạnh…về động vật cũng chỉ tập trung ở một số loài:
chim, chồn, sóc Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ngƣời dân
đã ý thức đƣợc mối nguy hại của nạn phá rừng, phong trào trồng cây, gây
rừng đang đƣợc duy trì thực hiện.
Nhìn chung cảnh quan môi trƣờng sinh thái nơi ngƣời Sán Dìu cƣ
trú chủ yếu ở vùng Trung du bán sơn địa, với nhiều gò đồi thấp, đất đai

Minh Lập, Khe Mo, Linh Sơn, Cao Ngạn, Hóa Thƣợng, Hóa Trung, Phúc
Hà, Thịnh Đán, Phúc Xuân, Phúc Trìu,Tân Cƣơng, Thịnh Đức, Tích
Lƣơng, Tân Quang, Bá Xuyên, Bình Sơn, Phúc Tân, Quang Vinh, Đồng
Bẩm, Đồng Quang, Túc Duyên, Cam Giá, Gia Sàng. Năm 1958 Chính phủ
quyết định lấy một phần đất của các xã Đồng Bẩm, Cao Ngạn, Hóa
Thƣợng để thành lập thị trấn Núi Voi và tiểu khu Chiến Thắng trực thuộc
thành phố Thái Nguyên. Từ ngày 19 tháng 10 năm 1962, theo quyết định
số 114 của phủ Thủ tƣớng, thị xã Thái Nguyên đƣợc nâng cấp trở thành
trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Sáu xã của Đồng Hỷ bao gồm: Gia Sàng,
Cam Giá, Đồng Mỗ, Đồng Quang, Quang Vinh, Đồng Bẩm đƣợc giao về
thành phố Thái Nguyên. Tháng 7 năm 1985 theo quyết định số 102 của
Hội đồng Bộ trƣởng về điều chỉnh địa giới một số huyện, thành phố thuộc
tỉnh Bắc Thái. Theo đó Đồng Hỷ bàn giao cho thành phố bảy xã và tiếp
nhận từ huyện Võ Nhai bốn xã. Sau khi tiếp nhận tiểu khu Chiến Thắng
và thị trấn Núi Voi, huyện đã hợp nhất hai đơn vị này thành thị trấn Chùa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

hang. Hiện nay, Đồng Hỷ có 20 đơn vị hành chính gồm 17 xã và 3 thị
trấn (240 xóm, 58 tổ dân phố).
Theo dòng chảy của lịch sử Đồng Hỷ cũng là nơi có nhiều đổi thay về
địa danh và địa giới. Những thay đổi đó có ảnh hƣởng đến: sự có mặt của các
tộc ngƣời, về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa ở địa phƣơng.
1.3. Các thành phần dân tộc và dân tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ
1.3.1. Các thành phần dân tộc
Đồng Hỷ là địa bàn cƣ trú của các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu,
Dao, Sán Chay Trong quá trình lịch sử, do nhiều nguyên nhân khác nhau,
cƣ dân nơi đây đã tiếp nhận dòng ngƣời di cƣ từ miền xuôi lên và từ phía bắc
xuống. Họ tìm đến Đồng Hỷ để sinh cơ lập nghiệp cùng cộng cƣ lâu dài tại
đây. Theo số liệu thống kê thành phần các dân tộc trong huyện Đồng Hỷ đƣợc
thể hiện qua bảng sau:

7
Sán Chay
2.229
2.10 (%)
Tổng số
107.769
100%
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên)
- Dân tộc Kinh, có mặt làm ăn sinh sống và quần tụ ở đây khá sớm
ngay từ thời Lý - Trần. Họ đa số là dân di cƣ từ miền xuôi lên bằng nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

con đƣờng khác nhau. Vào thời Nhà Trần, nhà Lê làng xóm của ngƣời Kinh
đã hình thành do các cuộc di thực từ Thanh Hóa, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Hƣng Yên… Một bộ phận không nhỏ là những ngƣời đi buôn bán, làm ăn
rồi ở lại Thái Nguyên hoặc dân tha phƣơng cầu thực lên khai phá ruộng
đất, buôn bán sinh cơ lập nghiệp tại đây. Bên cạnh đó, còn có mặt của các
quan quân triều đình theo chế độ “lưu quan” của nhà Nguyễn. Họ mang
theo gia đình, bà con trong dòng tộc và định cƣ lâu dài ở địa phƣơng. Thời
thuộc Pháp hàng ngàn vạn dân ở đồng bằng Bắc Bộ đƣợc mộ lên Thái
Nguyên làm lao động trong các đồn điền hầm mỏ của chính quyền Thực
dân. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, khi Thái Nguyên là thủ đô
kháng chiến thì số lƣợng ngƣời Kinh đến đây cƣ trú ngày càng tăng. Sau
hòa bình lập lại (1954) với việc khu công nghiệp luyện kim đƣợc xây dựng
số ngƣời Kinh là cán bộ, công nhân viên chức… đến lập nghiệp ở đây ngày
càng nhiều. Đầu thế kỉ XX một bộ phận dân cƣ ở Nam Định, Hƣng Yên,
Thái Bình… đƣợc vận động lên đây tham gia sản xuất phát triển kinh tế -
xã hội, văn hóa. Cùng thời gian này, nhà nƣớc mở rộng xây dựng các công,
nông trƣờng thu hút hàng ngàn ngƣời đến đây lập nghiệp làm cho số lƣợng
ngƣời Kinh tăng lên đáng kể. Năm 1960 Ngƣời Kinh ở Đồng Hỷ là: 54.586

các phong tục tập quán, sắc thái văn hóa miền xuôi nhƣ: tín ngƣỡng thờ
Thành hoàng làng… tác động không ít đến văn hóa các dân tộc khác trong
huyện trong đó có Sán Dìu.
- Dân tộc Tày là một trong những tộc ngƣời đến cƣ trú khá lâu đời, họ
thƣờng đƣợc các tộc ngƣời khác trong huyện gọi là “người Thổ”. Làng bản
chủ yếu cƣ trú cạnh các cánh đồng, ven suối, thung lũng và trục đƣờng giao
thông. Nhà thƣờng dựa lƣng vào núi, nhìn ra cánh đồng, đƣờng giao thông.
Về tôn giáo tín ngƣỡng, họ cũng có một số nét đặc trƣng riêng. Ngƣời
Tày quan niệm vũ trụ có ba thế giới bao gồm: Trời, Đất, Nƣớc, ở thế giới tầng
trời mỗi ngày dài bằng một năm, cƣ dân gần tầng trời là những ngƣời cao quý,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

sống thanh bạch, liêm khiết. Ngƣời Tày cho rằng con ngƣời ở tầng đất thì gần
với con ngƣời ở tầng trời hơn con ngƣời ở dƣới nƣớc. Ở cả ba thế giới cuộc
sống đều giống nhau đều sản xuất nông nghiệp, buôn bán…nhƣ con ngƣời.
Mỗi ngƣời sinh ra đều có một vị thần trên trời là Nam Tào coi giữ. Thờ cúng
tổ tiên là tín ngƣỡng quan trọng trong đời sống tâm linh của ngƣời Tày. Song
đồng bào không có tục thắp hƣơng vào ngày mồng một và rằm tháng giêng
mà chỉ thờ cúng vào các dịp lễ tết, giỗ chạp.
Đồng bào Tày có vốn văn nghệ dân gian khá phong phú với kho tàng
ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích viết bằng chữ nôm Tày đƣợc lƣu truyền
qua các thế hệ. Các hình thức nghệ thuật dân gian nổi tiếng nhƣ: hát then, thơ
lẩu…. với những điệu múa đặc trƣng: xiên tăng, chầu bụt.
- Dân tộc Nùng chủ yếu di cƣ từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên
Quang… xuống.Theo sự phản ánh của Lê Quý Đôn: “Giống người Nùng
đều là người 12 thổ châu ở Tiểu Chấn Yên, Quy Thuận, Long Châu, Điền
Châu, Phú Châu, Thái Bình, Lôi Tử Thành và Hướng Vũ thuộc Trung Quốc
làm nghề cày cấy, trồng trọt cùng chịu thuế khóa, giao dịch mặc áo vằn vải
xanh, cắt tóc, trắng răng, có người trú ngự đã đến vài ba đời, đổi theo tập
tục người Nam, quan bản thổ thường cấp cho họ một số ruộng làm khẩu

những cộng đồng mới di cƣ sang Việt Nam cách đây một vài trăm năm. Con
đƣờng di cƣ của họ bắt đầu từ Quảng Đông (Trung Quốc) di cƣ sang Việt
Nam điểm đến đầu tiên là từ Hoành Bồ (Quảng Ninh), sau đó sang Lạng Sơn
và chuyển xuống Thái Nguyên sinh sống. Sự cƣ trú của họ tại Đồng Hỷ ngay
từ nửa đầu thế kỉ XIX, sách sử cũ đã có ghi chép lại những nét văn hóa khẳng
định dấu ấn của họ: “Mán Đại Bản con gái đến tuổi thì búi tóc lên đầu” [53,
tr.181]. Bên cạnh những nét văn hóa chung với các tộc ngƣời thiểu số ở miền
núi phía Bắc, họ cũng có những nét đặc trƣng riêng nhƣ: đa số gia đình chỉ
thờ tổ tiên từ hai đời riêng họ Hoàng thờ đến đời thứ ba, trên bàn thờ thì ma ở
đời thứ ba trở đi đƣợc thờ riêng tại bàn đặt trên cao ở góc nhà.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status