Tổ chức xã hội và văn hóa của người lô lô ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giàng (Giai đoạn 1986 2010) - Pdf 15


i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ KIM THU TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN
TỈNH HÀ GIANG (GIAI ĐOẠN 1986-2010)


Tác giả luận văn
Hoàng Thị Kim Thu Xác nhận
của trƣởng khoa chuyên môn
Xác nhận
của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lịch sử, phòng Sau đại
học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp của luận văn 4
7. Cấu trúc của luận văn 4
Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG 5
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 5
1.2. Đồng Văn qua các thời kì lịch sử 6
1.3. Về tộc người Lô Lô ở Hà Giang 7
1.3.1. Nguồn gốc tộc người và dân cư 7
1.3.2. Hoạt động kinh tế 11
Chƣơng 2 TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƢỜI LÔ LÔ Ở ĐỒNG VĂN - HÀ
GIANG GIAI ĐOẠN 1986 - 2010 16
2.1. Làng bản 16
2.1.1. Tên làng, nguyên tắc tập hợp và địa vực cư trú 16
2.1.2. Thiết chế tự quản 19
2.1.3. Luật tục và qui ước 20
2.2. Dòng họ 25
2.3. Gia đình 27
2.3.1. Cấu trúc và quan hệ gia đình 27
2.3.2. Hôn nhân 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iv
Chƣơng 3 VĂN HÓA CỦA NGƢỜI LÔ LÔ Ở ĐỒNG VĂN - HÀ GIANG
GIAI ĐOẠN 1986 – 2010 32
3.1. Văn hóa vật chất 32
3.1.1. Nhà cửa 32
3.1.2. Trang phục 34
3.1.3. Ăn, uống, hút 40
3.1.4. Phương tiện vận chuyển và đồ dùng sinh hoạt 47

Xb
Xuất bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Huyện Đồng Văn là địa bàn xung yếu, phên dậu của cửa ngõ Việt
Nam ở phía Bắc và cũng là một trong những nơi người Lô Lô từ bên kia
biên giới di dân sang Việt Nam sinh sống sớm nhất. Đến nay, người Lô Lô
cư trú đông nhất ở Đồng Văn nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung. Trong
quá trình tồn tại và phát triển của mình dân tộc Lô Lô cùng các dân tộc
thiểu số anh em khác cũng có những đóng góp trong lịch sử xây dựng và
phát triển tỉnh Hà Giang.
Tuy cư trú trên vùng đất ít thuận lợi, nhiều khó khăn nhưng tộc người Lô
Lô ở Đồng Văn (Hà Giang) trong lịch sử lại có một tổ chức xã hội và một kho
tàng văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú độc đáo và giàu bản sắc.

được biên soạn, trình bày toàn diện và có hệ thống về các lĩnh vực trọng yếu: tự
nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị, lịch sử, văn hoá, dân tộc… của tỉnh Hà Giang
từ khi thành lập đến nay.
- “Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944 – 1975)” tập I Ban chấp hành
Đảng bộ huyện Đồng Văn xuất bản năm 2004 cũng là một công trình nghiên
cứu khoa học công phu, tái hiện lại lịch sử truyền thống hào hùng của nhân dân
các dân tộc Đồng Văn trong đó có đồng bào Lô Lô trong cuộc đấu tranh chống
thổ ty phong kiến, đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục kinh tế, văn hoá xã hội,
phát triển sản xuất, xây dựng đời sống mới.
- Công trình ''Các dân tộc ở Hà Giang'' do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
xuất bản tại Nxb Thế giới, năm 2008, đã phác thảo những nét khái quát về đời
sống vật chất, như tinh thần của người Lô Lô ở địa phương Hà Gianng trong
tính đa dạng của nhiều dân tộc khác.
- Về tộc người Lô Lô ở Hà Giang, đã có một số ít công trình, bài viết
nghiên cứu về đời sống văn hóa của người Lô Lô ở Hà Giang, có thể kể đến
công trình của tác giả Nguyễn Minh Ngọc (2008), Nghệ thuật múa của người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3
Lô Lô ở Hà Giang; của Thông tấn xã Việt Nam TTXVN, Hà Giang: Trống
đồng Lô Lô nét văn hóa độc đáo đang dần bị mai một và công trình Nhà ở của
dân tộc Lô Lô ở Hà Giang của tác giả Vũ Văn Giáp. Đây là các công trình
nghiên cứu có tính chất tản mạn về một khía cạnh nhất định trong văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần của đồng bào Lô Lô ở Hà Giang, chính nó là những
gợi mở quý báu, tạo điều kiện để tôi thực hiện nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm tìm hiểu về
lịch sử địa phương mình đồng thời góp phần phản ánh một cách khoa học, chân
thực về lịch sử hình thành, tổ chức xã hội, chính trị, văn hoá của dân tộc Lô Lô
và bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử địa phương cho quá trình giảng dạy và

Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống
về tổ chức xã hội và văn hóa của người Lô Lô ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà
Giang thời kì Đổi mới.
Luận văn là một tài liệu tham khảo cho quá trình học tập bộ môn lịch sử
địa phương, cơ sở văn hoá cũng như giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ
thông sau này. Đồng thời làm cơ sở cho các nhà khoa học hoạch định chính
sách dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá
truyền thống của dân tộc Lô Lô nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Hà Giang
nói chung.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được chia làm 3
chương sau:
Chƣơng 1: Khái quát về huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang.
Chƣơng 2: Tổ chức xã hội của ngƣời Lô Lô ở Đồng Văn (Hà Giang)
giai đoạn 1986-2010.
Chƣơng 3: Văn hóa của ngƣời Lô Lô ở Đồng Văn (Hà Giang) giai
đoạn 1986-2010.
Luận văn còn có các phần: Bản đồ hành chính và phụ lục .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

5
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG

1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Đồng Văn là một huyện miền núi cao của tỉnh Hà Giang, điểm cực Bắc
của Tổ quốc Việt Nam. Huyện Đồng Văn có vị trí địa lý trong toạ độ từ 23
0

-

-19
0
C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1600mm-
2000mm, chế độ thuỷ văn mỗi năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10. Vào mùa này, mưa lớn gây ra xói lở mạnh, giao thông gặp nhiều khó
khăn. Mùa khô từ tháng 11đến tháng 4 năm sau, thường có sương muối, sương mù,
nhiệt độ có lúc xuống tới 4-5
0
c như ở Phó Bảng, Lán Xì… thời tiết khí hậu khắc
nghiệt vào mùa đông (tháng 11, 12) ít mưa nên nguồn nước sinh hoạt và sản xuất
rất khan hiếm gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của con người.
Đồng Văn có con sông lớn nhất là sông Nho Quế, bắt nguồn từ các dãy
núi phía tây bắc của huyện chảy qua Ma Lé, Đồng Văn sang Mèo Vạc và Bắc
Mê rồi đổ vào sông Gâm. Sông Nho Quế là nguồn thuỷ sinh quan trọng trong
sự phát triển thuỷ điện và tưới tiêu cũng như nước sinh hoạt hằng ngày và điều
hoà khí hậu, mùa đông dòng sông đầy ắp sương mù. Ngoài ra, còn có các con
suối nhỏ khác như Lũng Táo, suối Đồng Văn, suối Phó Bảng nhưng đến mùa
mưa mới có nước. Quá trình tạo sơn tự nhiên lâu đời trên địa hình núi đá vôi đã
để lại cho Đồng Văn những thắng cảnh đẹp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6
Khí hậu mang tính chất ôn đới là điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho
việc trồng các loại cây ăn quả như lê, mận, đào, táo… và các cây dược liệu quý
như thảo quả, đỗ trọng, ý dĩ… Rừng Đồng Văn vốn là một thảm thực vật đa
dạng, phong phú, thích hợp cho sự phát triển nhiều loại cây gỗ quý. Tuy nhiên,
do khai thác bừa bãi nên đã rơi vào tình trạng cạn kiệt.
Cây trồng trong nông nghiệp chủ yếu là ngô, một số vùng trồng lúa và
các loại cây họ đậu như đậu Hà Lan, kê, lúa mì, tam giác mạch… do diện tích
đất sản xuất nông nghiệp ít và kinh nghiệm sản xuất được tích luỹ, đồng bào đã

Sà Phìn, Lũng Phìn, Đường Thượng, Lũng Chinh, Mậu Duệ, Mèo Vạc, Niêm
Sơn, Na Khê, Ngam La, Phú Lũng, Sủng Máng, Sơn Vĩ, Phố Cáo, Sủng Là,
Sủng Thài, Vần Chải, Yên Minh.
Cuối năm 1975, hai tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang được sáp nhập thành
tỉnh Hà Tuyên và tới tháng 10 năm 1991 lại được tách thành Tuyên Quang và Hà
Giang. Đồng Văn là một trong 7 huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang. Theo nghị
quyết của Hội đồng chính phủ, quyết định số 211/CP tách Đồng Văn ngày
15/12/1962 đã tách Đồng Văn làm 3 huyện: Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc.
Huyện Đồng Văn ngày nay bao gồm 2 thị trấn và 18 xã: Thị trấn Phó Bảng,
thị trấn Đồng Văn và các xã: Tả Lủng, Thắng Mố, Sảng Tủng, Sính Lủng, Lũng
Táo, Phố Là, Sủng Máng, Phú Lũng, Lũng Cú, Sà Phìn, Sủng Thài, Ma Lé, Sủng
Là, Lũng Thầu, Thài Phìn Tủng, Phố Cáo, Vần Chải, Tù Phìn.
Có thể nói, theo bước đi của lịch sử, Đồng Văn cũng là một mảnh đất có
nhiều thay đổi về tên gọi và diên cách. Những thay đổi này có ảnh hưởng đến
nhiếu vấn đề sự có mặt của các tộc người, về chính trị, về kinh tế, xã hội và văn
hóa của địa bàn xung yếu nơi địa đầu của Tổ quốc.
1.3. Về tộc ngƣời Lô Lô ở Hà Giang
1.3.1. Nguồn gốc tộc ngƣời và dân cƣ
Dân tộc Lô Lô có 3,350 người cư trú chủ yếu ở hai tỉnh Hà Giang và Cao
Bằng. Ở Hà Giang đồng bào sinh sống tập trung ở các xã Lũng Cú, Lũng Táo,
Sủng Là của huyện Đồng Văn và các xã Mèo Vạc, Thượng Phùng, Xín Cái của
huyện Mèo Vạc [52,tr.81]. Ở Cao Bằng, đồng bào sống ở huyện Bảo Lạc. Bảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

8
Lạc, Mèo Vạc và Đồng Văn là 3 huyện nằm trên cùng một dải đất vùng cao
biên giới cực Bắc của Tổ quốc. Nơi có vị trí rất quan trọng về mặt chính trị, an
ninh và quốc phòng của quốc gia.
Lô Lô là tộc danh chính thức ngày nay của đồng bào. Trong các sử sách
cổ của Việt Nam và Trung Quốc, họ còn có các tên gọi khác là: Ô Man, Lu Lọc

nhà nghiên cứu lịch sử Võ Văn Nhung thì khẳng định: “ Trong lúc các nhà
nghiên cứu phương Tây còn lúng túng về nguồn gốc của người Nam Chiếu, thì
các nhà dân tộc học Trung Quốc đã dứt khoát cho rằng người Lô Lô là một bộ
lạc trong dân tộc Ô Man mà “ Tân Đường thư” gọi là Lu Lu (âm Hán Việt Lự
Lộc) và “ Nguyên sử loại biên” gọi là Lô Lô (âm Hán Việt Lỏa La) hiện nay
còn nhiều ở Tứ Xuyên và Vân Nam … Người Trung Quốc gọi họ là người Di
hoặc Di Gia”. Ông kết luận: “ Chủ nhân ông đầu tiên của nước này (Nam
Chiếu) là người Lô Lô thuộc dòng Ô Man, nhưng từ năm 937, người Bạch mà
đại diên là Đoàn Tử Bình thay chân họ cho đến khi nhà Nguyên, nhà Minh biến
nước Nam Chiếu thành lộ, phủ”

[ Võ Văn Nhung: Người Thái phải chăng là
người sáng lập ra nước Nam Chiếu. Nghiên cứu Lịch sử, số 46, tháng 1, 1963].
Như vậy, chủ nhân của Vương quốc Nam Chiếu được xem như đã sáng rõ – Lô
Lô là một bộ phận cơ bản dựng nên Vương quốc Nam Chiếu cổ xưa. Song
người Lô Lô có mặt ở Việt Nam từ bao giờ thì quả là vấn đề còn cần phải được
nghiên cứu kỹ hơn.
Các nhóm người thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến (mà rõ t là người
Lô Lô) di cư vào miền Bắc nước ta có thể từ thế kỷ thứ X gắn liền với các sự
kiện Đoàn Tử Bình giành quyền làm chủ Nam Chiếu, dẫn đến những tộc người
cũ của Nam Chiếu chống lại bị thất bại chạy tản mát về phương Nam
(1).
Nhiều
tài liệu cũng nhắc đến vào đầu thế kỷ XII một cuộc di dân lớn của người Lô Lô
diễn ra. Sau khi tù trưởng người Lô Lô bị giết, một tướng khác là Lu Ngô Quân
kéo quân và một số dân chúng Lô Lô về phía nam đến đất Đồng Văn, Hà Giang
lập làng khai khẩn đất đai. Một cuộc di cư khác diễn ra vào thế kỷ thứ XVII
dưới sự dẫn đầu của thủ lĩnh Khổng Mìn với 5 – 6 nghìn người Lô Lô từ Trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


. Như vậy, qua các
nguồn sử liệu, huyền thoại và những dấu vết còn để lại ở tập quán đều thể hiện
người Lô Lô là cư dân có mặt sớm và có công khai phá vùng đất Đồng Văn,
tỉnh Hà Giang và Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

11
Theo tác giả Lâm Tâm thì huyện Đồng Văn là nơi người Lô Lô đến trước
tiên trên đất Việt Nam. Ý kiến này phù hợp với ý kiến của nhiều nhà nghiên
cứu và đúng với tập quán còn để lại trong nhiều nghi lễ của người Lô Lô và các
dân tộc địa phương. Cũng theo tác giả này thì trên đất Đồng Văn, Mèo Vạc,
Yên Minh, Quản Bạ của tỉnh Hà Giang cùng với vùng Bảo Lạc của tỉnh Cao
Bằng trong lịch sử các thổ ty là người Lô Lô, người Tày, người H’Mông đã
không ngừng giao tranh – mạnh ai nấy thống trị, đẩy bao dân lành vào cơn binh
lửa. Qua mỗi lần tranh giành quyền thống trị của các tập đoàn phong kiến ấy,
người Lô Lô bị trôi dạt lên các xã vùng cao hoặc di chuyển qua lại nhiều lần
qua biên giới Viêt – Trung. Và đồng bào ổn định lại ở các bản có người Lô Lô
ngày nay từ cuối thế kỉ XIX.
Qua nhiều nguồn sử liệu cho thấy, dân tộc Lô Lô có mặt ở Việt Nam từ rất
sớm, ít ra là khoảng trên dưới 500 năm. Đồng bào đến Việt Nam qua nhiều đợt
thiên di bởi ở quê cũ có chiến tranh loạn lạc và họ bị đàn áp nặng nề hoặc bị
mất mùa đói kém, bệnh dịch v.v… Đến Việt Nam, người Lô Lô đã có công
khai khẩn đất đai ở vùng cao biên viễn núi đá Hà Giang và Bảo Lạc (Cao
Bằng). Công lao này của người Lô Lô được các dân tộc ở Hà Giang, Cao Bằng
luôn ghi nhận trong cõi tâm linh sâu thẳm của tập quán. Việt Nam là quê hương
lâu đời của người Lô Lô, đồng bào là một trong những thành phần dân tộc cấu
thành Đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
1.3.2. Hoạt động kinh tế
Nguồn sống chủ yếu của dân tộc Lô Lô là trồng trọt, hỗ trợ cho trồng trọt
là chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà v.v… Còn các ngành kinh tế phụ khác như thủ

một bó mạ rồi mọi người mới cấy theo. Với quan niệm làm vậy sau lúa đỡ bị
đổ. Do ruộng được làm đất kĩ nên ít cỏ, việc làm cỏ cũng nhẹ nhàng hơn chỉ
phải vơ hai lần. Vơ cỏ đến đâu thì nhấn luôn xuống bùn để dìm chết cỏ.
Tháng 10 thì được thu hoạch, học dùng liềm cắt tận gốc rồi túm từng túm
đập vào một cái thùng gỗ, tiếng Lô Lô gọi là “tọ tu”. Thóc được quạt sạch, phơi
già, gùi về nhà trữ vào bồ “ kà ta” trên gác bếp. Khi ăn thì cho thóc vào cối
(1)

giã thành gạo. Giống lúa phổ biến ở người Lô Lô là giống lúa dài ngày (6
tháng) cho gạo đỏ hoặc trắng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

13
Tuy nhiên, diện tích ruộng trồng lúa của đồng bào không nhiều nên lúa
làm ra không đủ ăn, họ phải sống dựa vào ruộng màu và thổ canh hốc đá là cơ
bản. Ruộng màu là ruộng chỉ để trồng được thôi không thể cấy lúa bởi quanh
năm thiếu nước. Còn thổ canh hốc đá là canh tác những hốc đất trong nương đá
hoặc những nương lẫn đá lộ đầu. Loại hình canh tác này rất phổ biến trên sơn
nguyên Đồng Văn
(2)
.
Dù là ruộng màu hay thổ canh hốc đá thì cũng phải chặt cây, dọn cỏ để
canh tác. Nhưng điều vĩ đại của đồng bào Lô Lô ở đây là thâm canh nó chứ
không phải quảng canh như những loại nương rẫy thường vẫn gặp. Đồng bào
đắp bờ giữ ẩm, giữ mầu và bón phân cho đất thêm màu mỡ. Việc be đá làm bờ
trên mương được đồng bào chú ý từ lâu để chống rửa trôi đất tạo điều kiện canh
tác lâu dài.
Ở người Lô Lô nói riêng và vùng cao núi đá Hà Giang nói chung, ngô là
cây lương thực chính được trồng tỉa ở hầu khắp các diện tích canh tác đồng bào
Lô Lô trồng chủ yếu giống ngô đá dài ngày (6 tháng) của địa phương. Giống

Kỹ thuật canh tác ruộng màu và thổ canh hốc đá ở người Lô Lô có mấy
điểm đáng chú ý sau: Be đá làm bờ chống xói mòn đối với nương dốc, nhất là
nương thổ canh hốc đá để giữ đất, giữ màu tạo điều kiên canh tác lâu dài. Cây
trồng (ngô, đậu) được bón lót bằng phân chuồng hoại mục tạo điều kiện cho
cây phát triển. Rất chú ý xen canh gối vụ. Tra ngô lẫn với đậu, rau cải, rau dền.
Khi ngô lên thì các loại rau đậu cũng mọc. Gối vụ tam giác mạch hoặc đậu với
ngô. Ngô gần được thu hoạch thì vãi mạch và trồng đậu ở rãnh luống. Thu
hoạch ngô xong thì hơn một tháng sau cũng được thu hoạch mạch và đậu. Xen
canh gối vụ nhằm tận dụng khả năng của đất tạo ra lớp phủ thực vật dày đặc
chống xói mòn. Qua kỹ thuật trồng trọt trên cho thấy khả năng thích ứng với
điều kiện tự nhiên và lao động sáng tạo tuyệt vời của đồng bào.
Người Lô Lô nuôi bò làm sức kéo; nuôi lợn và các loại gia cầm để bán,
mổ thịt. Giống bò vùng này khá lớn thường nuôn nhốt, ít chăn thả, kéo cày rất
khỏe, đảm bảo cho việc thâm canh ruộng rẫy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

15
Các loại hình kinh tế cổ xưa như săn bắn, hái lượm hầu như không còn bởi
đất rừng đã tận dụng thâm canh trồng trọt, ít còn đất hoang làm nơi sinh sống
của chim thú hoang dã; và vùng cao khí hậu lạnh giá cũng ít rau rừng; sông
suối xa cũng không có nơi kiếm cá tự nhiên. Cuộc sống của đồng bào hoàn toàn
do sản xuất nông nghiệp của họ mang lại.
Nghề thủ công của người Lô Lô không phát triển, các nhu cầu cần thiết về
đồ sắt, đồ đan v.v… họ đều mua của người H’Mông và các dân tộc anh em
trong vùng. Cách đây không lâu vùng Lô Lô Hoa có nghề dệt vải, ngày nay
cũng không còn. Nhưng thêu thùa, may vá ở họ lại khá phát triển, nhất là ở
người Lô Lô Hoa, quần áo hoa văn ghép vải cực kỳ công phu rực rỡ.
Tiểu kết chƣơng 1
Là một huyện vùng cao biên giới, trong lịch sử, Đồng Văn sớm tiếp
nhận những đợt thiên di của một số tộc người từ bên kia biên giới sang.

2.1.1. Tên làng, nguyên tắc tập hợp và địa vực cƣ trú
Làng trong tiếng Lô Lô Đồng văn là muổn trị loóng trong, có nghĩa là ở
cùng trong một nơi. Cách gọi này xuất phát từ đặc điểm canh tác, làng bản trồng lúa
nước nói chung và làng bản của người Lô Lô nói riêng có tính ổn định lâu dài. Làng
của người Lô Lô cơ bản tập hợp trên quan hệ họ hàng, trong một làng có rất nhiều
họ cùng sinh sống. Theo nhiều nhà nghiên cứu và điều tra thực tế thì hiện nay
không thể tìm thấy làng nào của người Lô Lô Đồng Văn chỉ có một họ sinh sống.
Các dòng họ quan hệ với nhau trên cơ sở tình cảm hàng xóm láng giềng và quan hệ
hôn nhân. Một số nơi đặt tên làng theo tên dân tộc như Lô Lô Chải. “Chải” có
nghĩa là làng, bản hay xóm. Theo cách lí giải của hai tác giả Khổng Diễn - Trần
Bình thì “Chải có nghĩa là trại gần tương đương với làng hay bản, gọi theo tiếng
Hán và đó cũng là điểm tương đồng với tên gọi nhiều làng của một số tộc người ở
vùng biên giới Việt - Trung. Cách đặt tên này có nhiều ý nghĩa, thứ nhất là để phân
biệt làng của người Lô Lô với làng của người dân tộc khác, thứ hai là để khẳng định
ngay tính chủ quyền về mặt địa danh, thứ ba là là phản ánh lịch sử cư trú lâu đời và
trước tiên tại các làng đó so với các tộc người khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

17
Về địa hình, qua khảo sát một số làng của người Lô Lô ở huyện Đồng
Văn cho thấy, nhiều làng của tộc người này được bố trí trên sườn đồi, hoặc
sườn núi tùy thuộc vào địa hình tại nơi họ lập làng. Ngoài ra, có nhiều làng
nằm trong thung lũng như các làng Lô Lô ở xã Lũng Táo hoặc xã Sủng Là.
Điểm tương đồng với nhiều dân tộc anh em là nơi bố trí làng của họ phải có
nguồn nước như song, suối, những khe nhỏ có nước chảy, thậm chí là nước
ngầm trong núi đá vôi chảy ra…, để cho cư dân trong làng có nước sinh hoạt
và sản xuất.
Do yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp nương rẫy kết hợp với việc
canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang nên địa vực cư trú của các làng người
Lô Lô đều khá rộng, trong đó rộng hơn cả là diện tích đất đồi núi, khe suối, bãi

- Quần cư mật tập khá tập trung dưới dạng nhà trên, nhà dưới hay cạnh
nhau ở ngay sườn núi hay trên cái gò thấp và thoai thoải.
- Quần cư theo dạng tập trung tại một khu vực khá rộng nhưng phân tán
thành từng cụm, tức là các gia đình của mỗi dòng họ cư trú thành một xóm
riêng biệt. Đây là kiểu quần cư có ở xóm Lô Lô Chải xã Lũng Cú.
- Quần cư theo kiểu tập trung các nhà ở gần nhau tại một thung lũng.
Dạng quần cư này có ở các xóm Lô Lô Chải ở xã Lũng Táo và xã Sủng Là.
Ngoài khu vực cư trú, mỗi làng còn có đất để canh tác và khai thác các
nguồn lợi tự nhiên tạo nên một không gian sinh tồn chung của cộng đồng dân
cư trong làng. Đối với đất đai, trước đây chỉ có đất nương định canh, kể cả
nương thổ canh hốc đá và ruộng nước hay ruộng bậc thang thuộc quyền sở hữu
của từng gia đình. Các đám nương rẫy canh tác dạng du canh chỉ được sở hữu
khi còn canh tác hoặc mới bỏ hóa để chuyển sang khai phá ruộng hay nương
định canh. Còn lại các khu rừng, song, suối, các đồi núi khác chưa khai thác
đến đều thuộc sở hữu chung của cả làng, mọi người dân trong làng đều có trách
nhiệm bảo vệ.
Như vậy, người Lô Lô sống quần tụ bên nhau trong các làng bản của
riêng mình. Trong các làng đó, người Lô Lô đa giúp nhau lao động sản xuất,
cùng khai thác các nguồn lợi tự nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

19
2.1.2. Thiết chế tự quản
- Trung mo phè, trong ngôn ngữ người Lô Lô ở Đồng Văn có nghĩa là
chủ làng hay trưởng làng, thông thường trưởng làng do các dòng họ sinh sống
trong làng bầu ra. Người được chọn phải là người cao tuổi, hiểu các lễ nghi
phong tục, có uy tín lớn trong thôn. Trung mo phè có trách nhiệm điều tiết các
mối quan hệ trong thôn bản, là người đại diện cho thôn bản giải quyết các công
việc chung cũng như xử phạt những người vi phạm theo tục lệ và điều hành
công việc sản xuất. Trung mo phè cũng là người đại diện cho cộng đồng khi


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status