nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến khả năng sản xuất thịt của gà ross 308 nuôi trong vụ hè - thu tại phú lương, thái nguyên - Pdf 24


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-
tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN TẶNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ
CHUỒNG NUÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT
CỦA GÀ ROSS 308 NUÔI TRONG VỤ HÈ - THU
TẠI PHÚ LƢƠNG, THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-
tnu.edu.vn

THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-
tnu.edu.vn

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong
luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Hoàng Văn Tặng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-
tnu.edu.vn

ii
LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các biểu đồ và đồ thị viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 2
4. Những đóng góp mới của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tương tác giữa cơ thể và môi trường 5
1.1.1. Trao đổi nhiệt giữa gia cầm và môi trường 5
1.1.2. Phương thức trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường 5
1.2. Cơ sở khoa học về sự di truyền các tính trạng năng suất 6
1.2.1. Tính trạng số lượng 6
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tính trạng số lượng 6
1.3. Cơ sở khoa học về việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cho thịt của
gia cầm 8
1.3.1. Sinh trưởng 8
1.3.2. Năng suất thịt 11
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 16
1.4. Vài nét về gà thí nghiệm broiler giống Ross 308 25
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-
tnu.edu.vn


tnu.edu.vn

v
3.6. Chỉ số sản xuất PI (Performance) 53
3.7. Chỉ số kinh tế EN (Economic Number) 54
3.8. Hạch toán kinh tế 56
Chƣơng 4: KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 59
4.1. Kết luận 59
4.2. Tồn tại 59
4.3. Đề nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-
tnu.edu.vn

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP
Protein thô
CF
Xơ thô
Cs
Cộng sự
CV
Hệ số biến dị

VCK
Vật chất khô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-
tnu.edu.vn

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm 31
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống trong tuần của gà thí nghiệm 37
Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm 38
Bảng 3.3. Tình hình mắc một số bệnh ở gà thí nghiệm 39
Bảng 3.4. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm 40
Bảng 3.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 43
Bảng 3.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 45
Bảng 3.7. Tiêu thụ nước của gà 47
Bảng 3.8. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà TN 39
Bảng 3.9. Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1kg tăng khối lượng của gà TN 49
Bảng 3.10. Tiêu tốn Protein cho 1kg tăng khối lượng của gà TN 50
Bảng 3.11. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm (42 ngày tuổi) 52
Bảng 3.12. Chỉ số sản xuất của gà TN tại một số thời điểm 53
Bảng 3.13. Chỉ số kinh tế của gà TN tại một số thời điểm 54
Bảng 3.14. Sơ bộ hạch toán kinh tế 56

thuật nhằm giúp cho chúng những điều kiện thuận lợi về tiểu khí hậu chuồng
nuôi cũng đã được quan tâm.
Việc nghiên cứu tác động của các yếu tố ngoại cảnh đến cơ thể cũng
như việc tạo nên một chế độ tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp trong chăn
nuôi gia súc, gia cầm đã dược chú ý từ lâu, đặc biệt là các nước Châu Âu và Bắc
Mỹ, nơi có nền chăn nuôi phát triển. Với những tiến bộ về giống và những điều
kiện thuận lợi về tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với đặc diểm sinh lý và sức
sản xuất của từng loại vật nuôi mà năng suất đã tăng lên nhiều so với trước. Cũng
từ đó, những vấn đề thuộc về sinh khí tượng vật nuôi đã được các nhà khoa học đi
sâu nghiên cứu nhằm hạn chế các yếu tố bất lợi và phát huy những yếu tố có lợi
của môi trường không khí.
Trong tất cả cả các yếu tố của môi trường không khí, nhiệt độ là yếu tố
thường xuyên ở trạng thái biến đổi và bị biến đổi, ngoài ra còn một số các yếu
tố như: Ẩm độ, ánh sáng, độ thông thoáng, mật độ nuôi, v.v cũng là các yếu
tố có tác động không nhỏ và làm ảnh hưởng đến trạng thái nhiệt của cơ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

2
Ở nước ta những năm gần đây, xu hướng nuôi thuần chủng các giống
gà ngoại và tạo con lai có năng suất cao, đặc biệt là các giống gà broiler như
Ross 208, 308, 508, 707 đang phát triển mạnh. Để khai thác tối đa khả năng
sản xuất của các giống gà trên, phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng đã được
các nhà chăn nuôi đặc biệt quan tâm, điều chỉnh để phù hợp với chức năng
sinh lý của chúng. Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần phù hợp
với đặc điểm giống cũng như tương tác giữa môi trường và dinh dưỡng trong
cấu thành năng suất chăn nuôi bước đầu đã được chú ý. Tuy nhiên, hiện nay ở
vùng trung du miền núi phía bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, nơi
có sự biến động về nhiệt độ và phân hóa mùa khá rõ rệt trong năm cũng là địa
phương có tiềm năng phát triển chăn nuôi lớn thì vẫn chưa thấy có công trình

thêm những kiến bổ ích về ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ trong chăn nuôi gia
cầm trong điều kiện chuồng kín ở vụ hè thu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhằm đưa các giống gia cầm thuần
chủng, có sức sản xuất cao chuyển từ các vùng ôn đới đến các vùng nhiệt đới,
các nhà khoa học đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của
khí hậu đến gia súc gia cầm.
Hiện nay đã có một số nghiên cứu về phản ứng tự bảo vệ của trâu, bò
đối với ảnh hưởng của nhiệt độ cao; ở gia cầm cũng đã có có một số kết quả
nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến sức sống của gà. Tuy các
nghiên cứu còn ít nhưng những kết quả thu được này cũng đã góp phần quan
trọng trong việc xác định điều kiện khí hậu môi trường thích hợp, góp phần
làm tăng hiệu quả chăn nuôi.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, sức sản xuất tối đa của gà
thường phụ thuộc vào khả năng duy trì mức hoạt động sinh lý cần thiết cho sự
tồn tại và phát triển cho điều kiện bất lợi. Mức độ stress của gà nuôi thịt phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm và sự chuyển động của không
khí. Ảnh hưởng của nhiệt độ cao làm tiêu tốn thức ăn tăng, tốc độ sinh trưởng
giảm và sự bảo vệ của con vật có thể bị hạn chế.
Mức độ stress gây nên do yếu tố khí hậu như nhiệt độ không khí được
phản ánh qua sự thay đổi một số phản ứng sinh lý của cơ thể, chẳng hạn gà
phải cố duy trì sự ổn định thân nhiệt. Sức sản xuất giảm trong điều kiện khí
hậu nóng trước tiên là do giảm mức ăn vào và sau đó là tốc độ phát triển.
Ngoài ra, dưới tác động của nhiệt độ cao làm thay đổi khả năng phát triển,

giảm nhất là khi nhiệt độ bên ngoài tiến tới gần bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ
thể. Trong trường hợp đó, một phần nhiệt bên ngoài xâm nhập vào cơ thể làm
giảm sinh nhiệt của cơ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

6
1.1.2.2. Quá trình tỏa nhiệt
Ở môi trường nhiệt cao hoặc thấp, các phản ứng của gia súc chủ yếu là
do kết quả của sự cản trở hoặc thúc đẩy phát tán nhiệt sinh ra trong quá trình
duy trì sự sống, hoạt động sản xuất và ăn uống. Đối với gà, sự mất nhiệt bằng
4 phương thức tự nhiên như sau:
Tiếp xúc với nền chuồng (đệm lót).
Đối lưu với không khí hoặc nước chuyển động.
Bức xạ bề mặt xung quanh.
Bốc hơi qua các lỗ tự nhiên (chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa)
1.2. Cơ sở khoa học về sự di truyền các tính trạng năng suất
1.2.1. Tính trạng số lượng
Theo Trần Huê Viên (2001) [35]: Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh
tế của vật nuôi thuộc nhóm tính trạng số lượng, đó là những tính trạng mà ở
đó sai khác giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác
về chủng loại. Tính trạng số lượng còn gọi là tính trạng đo lường, giá trị của
các tính trạng số lượng có thể xác định bằng các phương pháp cân, đo, đong,
đếm (như tốc độ tăng khối lượng, kích thước các chiều đo, sản lượng trứng, tỷ
lệ ấp nở,…
Nguyễn Ân và cs (1993) [1] cho biết, cơ sở lý thuyết của di truyền học
số lượng được thiết lập vào khoảng năm 1920 bởi công trình của Fishter
(1918), Wright (1926) và Haldane (1932), sau đó môn di truyền học số lượng

còn chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện môi trường.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1998) [25], điều kiện môi trường được phân
làm hai loại, đó là sai lệch môi trường chung (General Environmental
Deviation - Eg) và sai lệch môi trường riêng (môi trường đặc biệt) (Special
Environmental Deviation - Es).
Như vậy, đối với tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình (Phenotypic
Value - P) được biểu thị qua mối quan hệ sau:
P = A + D + I + Eg + Es

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

8
Như vậy, để nâng cao năng suất vật nuôi ngoài việc cải tiến kiểu gen
còn phải tạo ra môi trường thích hợp, đây là cơ sở khoa học để thiết lập một
điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhằm củng cố phát huy tối đa khả năng di
truyền của các giống vật nuôi trong đó có gia cầm.
1.3. Cơ sở khoa học về việc nghiên cứu khả năng sinh trƣởng và cho thịt
của gia cầm
1.3.1. Sinh trưởng
* Khái niệm sinh trưởng:
Khi còn là hợp tử con vật có khối lượng rất nhỏ, khi trưởng thành ta thấy
con vật có sự biến đổi rất lớn về phương diện khối lượng và kích thước. Sự
biến đổi này gọi là sự tăng trưởng hay sự sinh trưởng. và được định nghĩa như
sau: "Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa, là sự
tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của cơ thể và các bộ
phận trong cơ thể trên cơ sở tính di truyền" (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim
Đường (1992) [18]).
Chamber (1990) [41], đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ
phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không những khác nhau về
tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sự tăng

Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trưởng gồm hai quá trình: tế
bào

sinh sản và tế bào phát triển. Tất cả các đặc tính của gia súc, gia cầm như
ngoại hình, thể chất, sức sản suất đều được hoàn chỉnh dần trong suốt quá
trình sinh trưởng. Các đặc tính này tuy là một sự tiếp tục thừa hưởng các đặc
tính di truyền của bố mẹ, nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của
môi trường.
Khối lượng cơ thể thường được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị
tính là kg/con hoặc g/con. Để xác định khối lượng cơ thể ở các khoảng thời
gian khác nhau người ta còn biểu thị khối lượng thông qua đồ thị sinh trưởng.
Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số để đánh giá sự sinh trưởng
một cách đúng đắn nhất, song lại không chỉ ra được sự khác nhau về tỷ lệ sinh
trưởng của các thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

10
Khi nghiên cứu về sinh trưởng người ta thường sử dụng một cách đơn
giản và cụ thể một số chỉ tiêu để đánh giá sự sinh trưởng của gia cầm:
- Sinh trưởng tích lũy:
Sinh trưởng tích lũy là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể
hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là các thời
điểm thực hiện các phép đo. Các thông số thu được qua các lần cân, đo là biểu
hiện sự sinh trưởng tích lũy. Ta có thể biểu thị trên đồ thị gọi là đồ thị sinh
trưởng tích lũy.
Đối với gà broiler đây là tính trạng sản xuất quan trọng được tính bằng
kg hoặc g/con và cũng là căn cứ để so sánh khối lượng cơ thể của các tổ hợp
lai tốt nhất.
- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích

phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm nói chung.
1.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như giống, giới
tính, tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng và các điều kiện
chăn nuôi, sức khoẻ
* Ảnh hưởng của dòng giống đến khả năng sinh trưởng
Các dòng trong một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng
khác nhau. Các giống gà chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các
giống gà chuyên trứng và kiêm dụng.
Theo tài liệu tổng hợp của Chambers.J.R, 1988 [40] có rất nhiều gen ảnh
hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể gà, có gen ảnh hưởng tới sự
phát triển chung, có gen ảnh hưởng tới nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới
một vài tính trạng riêng lẻ.
Marco (1982) [52], cho biết hệ số di truyền của tốc độ sinh trưởng là từ
0,4 - 0,5. Theo Nguyễn Ân và cộng sự (1983) [1], hệ số di truyền ở các thời
điểm khác nhau cũng khác nhau. Hệ số di truyền về khối lượng ở 3 tháng tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

12
là 0,26 - 0,5. Kushner (1974) [9], cho biết hệ số di truyền về khối lượng sống
của gà ở 1, 2 và 3 tháng tuổi tương ứng là 0,33, 0,46 và 0,43. Cook và cộng sự
(1956) [43] xác định hệ số di truyền về khối lượng cơ thể lúc 6 tuần tuổi là 0,5.
Các nghiên cứu trên đây cho biết, đặc tính di truyền của dòng, của giống
là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và cho thịt của gà
broiler. Đồng thời còn chỉ ra giới hạn mà mỗi dòng, mỗi giống có thể đạt
được. Điều này giúp người chăn nuôi có thể đầu tư thâm canh hợp lý để đạt
năng suất cao nhất.
* Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông đến khả năng sinh trưởng
Tính biệt cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới khối lượng cơ thể, gà trống

Như vậy, để đạt năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt
để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì một trong những vấn đề căn bản
là lập ra những khẩu phần nuôi dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở tính toán
nhu cầu axit amin cho từng giai đoạn. Ngoài ra, khả năng sinh trưởng của gia
cầm còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện chăm sóc, mùa vụ, khí hậu
chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi và thú y phòng bệnh…
* Ảnh hưởng của độ tuổi
Cũng như các loài vật nuôi khác, quá trình sinh trưởng, phát dục của gia
cầm từ khi mới nở đến khi già và chết chịu sự chi phối của quy luật sinh
trưởng và phát dục theo giai đoạn; quy luật sinh trưởng và phát dục không
đồng đều…
Trong độ tuổi từ mới nở đến 60 ngày, quá trình sinh trưởng của gà chia
làm 3 giai đoạn:
- Từ mới nở đến 10 ngày: gà con chưa điều tiết được thân nhiệt, chưa có
sự khác nhau về sinh trưởng giữa con trống và con mái, cơ xương mềm yếu,
gà ít vận động, buồn ngủ, phản ứng với ngoại cảnh kém, gà có tốc độ sinh
trưởng nhanh.
- Từ 11 đến 30 ngày, gà sinh trưởng rất nhanh, có sự khác biệt rõ rệt giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

14
con trống và con mái về tốc độ sinh trưởng, màu sắc lông và các đặc điểm thứ
cấp. Gà chuyển hoá thức ăn tốt, cơ quan điều tiết thân nhiệt đã hoàn thiện.
- Từ 31 đến 60 ngày: khối lượng của gà tăng nhanh gấp nhiều lần so với
lúc mới nở, các phản xạ về thức ăn, nước uống, điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng đã được củng cố bền vững. Gà con kết thúc quá trình thay lông tơ bằng
lông vũ.
Đào Văn Khanh (2002) [8], nghiên cứu trên gà Tam Hoàng nuôi vụ hè ở
Thái Nguyên cho biết, gà Tam Hoàng có sinh trưởng tương đối ở tuần 1 là


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status