nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh vụ hè thu trên đất nương rẫy tại huyện hà quảng, tỉnh cao bằng - Pdf 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÀM THỊ THIỀU NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH VỤ HÈ THU TRÊN ĐẤT NƢƠNG
RẪY TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 0110 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Luân Thị Đẹp



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Khoa sau đại học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp, cơ quan và gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.
TS. Luân Thị Đẹp - Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo
trong khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thiện bản
luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả bạn
bè, đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã
quan tâm động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Tác giả luận văn

1.4.1. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên Thế giới 11
1.4.2. Tình hình nghiên cứu đậu xanh ở Việt Nam 13
1.5. Tình hình sản xuất đậu xanh trên Thế giới và ở Việt Nam 18
1.5.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên Thế giới 18
1.5.2. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam 20
1.5.3. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Cao Bằng 24
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
2.3. Nội dung nghiên cứu 30
2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iv
2.5. Quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm 31
2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 32
2.7. Xây dựng mô hình 36
2.8. Phương pháp xử lý số liệu 36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Kết quả nghiên cứu một số giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu
xanh thí nghiệm 37
3.1.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc 38
3.1.2. Giai đoạn từ gieo đến ra hoa 39
3.1.3. Đặc điểm ra hoa của các giống đậu xanh 40
3.1.4. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu xanh 40
3.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh

:
Cành cấp một
Đ/c
:
Đối chứng
ĐHNN
:
Đại học Nông nghiệp
ĐK
:
Đường kính
IRRI
:
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế
KHNN
:
Khoa học Nông nghiệp
NSLT
:
Năng suất lý thuyết
NSTT
:
Năng suất thực thu
P
1000 hạt
:
Khối lượng 1000 hạt
QCVN
:
Quy chuẩn Việt Nam

Bảng 2.1: Nguồn gốc các giống đậu xanh thí nghiệm vụ Hè Thu năm 201229
Bảng 3.1: Một số giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống
đậu xanh thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2012 38
Bảng 3.2: Một số đặc điểm sinh trưởng chính của các giống đậu xanh 41
Bảng 3.3: Một số đặc điểm thực vật học của các giống đậu xanh 42
Bảng 3.4: Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh thí nghiệm . 43
Bảng 3.5: Tình hình sâu hại của các giống đậu xanh thí nghiệm
vụ Hè Thu năm 2012 45
Bảng 3.6: Tình hình nhiễm bệnh của các giống đậu xanh thí nghiệm 46
Bảng 3.7: Khả năng chống đổ và tách quả của các giống đậu xanh
thí nghiệm 48
Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
các giống đậu xanh thí nghiệm 50
Bảng 3.9: Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng hạt đậu xanh
thí nghiệm 52
Bảng 3.10: Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm giống đậu xanh ĐX11
và VN99-3 vụ Hè Thu năm 2013 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Với những ưu điểm quan trọng trong hệ thống sản xuất cây lương
thực và cây thực phẩm nêu trên, đậu xanh đã trở thành cây đậu đỗ quan
trọng của các nước như Thái Lan, Philippin, Srilanca, Ấn Độ, Bangladesh,
Miến Điện và Indonesia; là cây trồng phụ của các nước Trung Quốc,
Australia, Malayxia, Peru, Đài Loan, Iran, Kenya
Ở Việt Nam, đậu xanh đã được trồng từ rất lâu đời và có mặt khắp
nơi trong cả nước. Việc tập trung sản xuất cây lương thực vẫn còn là tập
quán của nhiều vùng, cây đậu xanh vẫn bị xem là cây trồng phụ tận dụng
đất đai, lao động và thường được trồng trên đất xấu, điều kiện canh tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2
không đảm bảo, giống đậu xanh được sử dụng chủ yếu là các giống cũ của
địa phương không được chọn lọc nên năng suất vẫn còn thấp. Để chuyển
đổi dần dần cơ cấu cây trồng nông nghiệp ngắn ngày theo hướng có lợi cho
sản xuất, an toàn cho môi trường, việc đưa cây đậu đỗ vào luân canh, xen
canh, tăng vụ là hướng đi đúng đắn. Từ đó nhiều nhà khoa học đã tập trung
nghiên cứu và tạo ra nhiều giống đậu xanh mới có thời gian sinh trưởng
ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng để cung cấp cho sản
xuất. Nhưng do chưa được thử nghiệm, tuyển chọn cho từng vùng sinh thái
và các biện pháp kỹ thuật thích hợp kèm theo nên việc phát triển các giống
đậu xanh năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất còn rất chậm. Thêm
vào đó việc đầu tư thâm canh cũng chưa được nghiên cứu kỹ, nhất là công
tác bảo vệ thực vật, thời vụ gieo trồng và đầu tư phân bón; người nông dân
thiếu thông tin về các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất
nên năng suất đậu xanh ở nước ta hiện nay còn rất thấp.
Trong những năm gần đây sản xuất đậu đỗ ở Việt Nam đã phát triển

Thu trên đất nương rẫy tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
* Mục đích:
Xác định được giống đậu xanh có năng suất, chất lượng cao phù hợp
vụ Hè Thu trên đất nương rẫy.
* Yêu cầu:
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, tính chống chịu sâu bệnh và
một số chỉ tiêu chất lượng của các giống đậu xanh;
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
đậu xanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tư liệu để duy trì và phát triển
sản xuất. Giống là một trong những yếu tố hàng đầu, có vai trò hết sức
quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. Tuy
nhiên, để chọn được giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng thì
trước khi đưa vào sản xuất trên diện rộng các giống mới cần được khảo

Thực phẩm tiêu
chuẩn của
FAO/WHO-2007
Isoleicine
3,5
3,6
Leucine
5,9
7,3
Lycine
6,1
6,4
Methionin + Cystine
2,0
3,5
Phenyalanin + Tyrosine
6,7
7,3
Threonine
2,1
4,2
Trytophan
1,8
1,0
Valin
4,1
5,0
Nguồn: Khatik et al (2007); FAO năm 2007
Hạt đậu xanh được chế biến thành nhiều sản phẩm như: Các loại bột
dinh dưỡng, làm bánh, nấu chè, đồ xôi, làm thực phẩm, đồ uống (Trần

nước uống chữa được cho bệnh nhân trúng phải thuốc có chất độc, ngất đi
nhưng tim còn đập (Đường Hồng Dật, 2006) [6].
1.2.2. Vai trò của cây đậu xanh trong hệ thống cây trồng nông nghiệp
Cây đậu xanh không chỉ có giá trị đối với đời sống con người mà còn
có giá trị vô cùng quan trọng trong hệ thống canh tác sinh học, đó là khả
năng cố định ni tơ khí quyển thành đạm cung cấp cho cây nhờ vi khuẩn
Rhirobium vigna cộng sinh ở bộ rễ.
Theo Poehlman (1991) [34], lượng đạm cố định được phụ thuộc vào
môi trường đất, tương đương 30 - 60kg N/ha. Nghiên cứu của Whistler và
Hymowitz (1979) cho kết quả 30 kg N/ha, trong khi Aboola và Fayemi
(1972) [25] thì dựa trên thí nghiệm trong chậu xác định lượng này là 63 kg
N/ha. Nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng lượng đạm đậu xanh cố định
được dao động từ 58 - 107 kg N/ha/năm (Firth P., Thitipoca H., Suthipradit
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

7
S., Wetselaar R., and Beech D.F. ,1973) [29]; (Lawn, R.J and C.S. Ahn,
1985) [33]. Do vậy đất sau khi trồng đậu xanh thì thành phần lý, hóa tính
được cải thiện rõ rệt nhờ lượng đạm tăng lên, hệ vi sinh vật hảo khí được
tăng cường rất có lợi cho các cây trồng vụ sau, nhất là đối với các loại cây
trồng có nhu cầu cao về đạm dễ tiêu.
Đậu xanh là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn (55 - 85 ngày),
thích ứng với nhiều loại đất và kiểu khí hậu khác nhau, đậu xanh có thể
trồng nhiều vụ trong năm (trừ mùa đông lạnh) nên có thể đưa vào nhiều
công thức luân canh cây trồng như trồng thuần, trồng xen, trồng gối, góp
phần nâng cao giá trị sử dụng đất (Đường Hồng Dật, 2006) [6]. Trong hệ
thống gối vụ, đậu xanh được trồng chủ yếu với vai trò cây trồng phụ. Sử

1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Cây đậu xanh có nguồn gốc từ nhiệt đới và á nhiệt đới nên yêu cầu
có nhiệt độ cao để mọc mầm, sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ bình quân
23-25
0
C, lượng mưa từ 1300 - 1500 mm là rất thuận lợi cho sự sinh trưởng,
phát triển của cây đậu xanh. Các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng nhiều đến
cây đậu xanh là nhiệt độ, lượng mưa và ánh sáng.
Theo Poehlman (1973) thì nhiệt độ mà cây đậu xanh mọc được là từ
30 - 40
0
C. Nếu nhiệt độ chỉ 18
0
C thì sẽ mọc chậm, yếu và sau cùng sinh
trưởng kém. Nếu nhiệt độ ở 14
0
C thì cây sẽ không mọc và mọi quá trình
trao đổi chất sẽ không xảy ra (Raison và Chapman, 1978). Nhiệt độ từ 15
0
C
trở lên thì hạt giống mới nẩy mầm được thuận lợi, do đó không nên gieo
đậu xanh khi thời tiết còn lạnh (< 15
0
C).
Ở điều kiện nhiệt độ từ 22 - 30
0
C, cây đậu xanh sẽ phát triển tốt rễ,
thân, lá và hoa. Cho nên ở phía Bắc vụ đậu xanh hè nhờ có nhiệt độ cao, có
mưa, đủ ẩm, cây sinh trưởng, phát triển mạnh, ra nhiều cành, hoa, quả hơn
trong vụ xuân dẫn đến năng suất cũng cao hơn vụ xuân và vụ thu đông

1.3.3. Yêu cầu về nước
Do có bộ rễ kém phát triển nên khả năng chịu úng và hạn của cây
đậu xanh đều kém hơn đậu tương và lạc. Theo Chuang và Hubell (1978) thì
nhu cầu nước của cây đậu xanh là 3,2 ml/ngày. Nếu bức xạ lớn thì phải cần
đến 4-5 ml/ngày. Tuy rất cần nước nhưng lại rất sợ úng, nhất là vào các
thời kỳ ra hoa và quả chín.
Độ ẩm thường xuyên cho cây đậu xanh mọc tốt nhất là từ 70 - 80%,
khi độ ẩm xuống dưới 50% thì năng suất sẽ giảm. Có 2 thời kỳ không thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

10
thiếu ẩm là khi mọc và khi ra hoa, đậu quả. Thời gian này độ ẩm của đất
cần phải từ 80 - 90%.
Ở thời kỳ cây con, nếu gặp hạn, cây và cành phát triển kém, lá bé, ít
lá và sau này hoa quả ít. Ngược lại nếu gặp độ ẩm cao quá rễ rất dễ bị thối,
lá vàng và rụng, nếu ngập úng nhiều cây chết hàng loạt, cho nên đậu xanh
rất cần chú ý chống hạn và chống úng kịp thời mới đảm bảo năng suất cao
(Phạm Văn Thiều, 1999) [21].
1.3.4. Yêu cầu về đất và các chất dinh dưỡng
Do đặc điểm khả năng chống hạn và úng của bộ rễ cây đậu xanh nên
khi trồng đậu xanh nên chọn loại đất có thành phần cơ giới tương đối nhẹ,
có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Ở các chân đất thường trồng ngô,
khoai lang có thể trồng được đậu xanh, như đất phù sa ven sông, đất cát
pha, đất thịt nhẹ, đất đồi vùng trung du, đất đỏ bazan, đất nâu xám ở miền
Đông Nam Bộ… Tóm lại, loại đất tương đối xốp nhẹ, giữ được ẩm, đủ dinh
dưỡng, có độ pH từ 5,5 - 7,6 là phù hợp. Tránh trồng vào các loại đất thịt
nặng, thấp, dễ bị úng và lại khó tiêu thoát nước, nhất là vụ hè, còn vụ xuân,

1986).
Lưu huỳnh (S) tham gia vào việc cấu tạo lá và aminoacit chủ yếu
trong hạt, là yếu tố cấu thành quan trọng của phần lớn các protit. Cây họ
đậu có nhu cầu sinh lý đặc biệt quan trọng về lưu huỳnh.
Các nguyên tố vi lượng như đồng (Cu) tham gia vào thành phần của
diệp lục, Mo giúp cho nốt sần hình thành sớm và thúc đẩy quá trình cố định
đạm. Mn và B giúp cho quá trình ra hoa, tạo quả… (Phạm Văn Thiều,
1999) [21].
1.4. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên Thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên Thế giới
Cây đậu xanh có nguồn gốc phát sinh từ Châu Á và đã được nhiều
Viện, Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển.
Trong đó có Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới (Nhật Bản),
Trung tâm Nghiên cứu Chinat (Thái Lan), Trung tâm Nghiên cứu Rau màu
Châu Á (AVRDC) và Viện Nghiên cứu cây trồng cạn Ấn Độ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

12
Tại Trung tâm nghiên cứu Rau màu Châu Á (AVRDC) có tập đoàn
giống đậu xanh rất phong phú (có khoảng 5.108 mẫu). Bộ Nông nghiệp
Hoa Kỳ đã thu thập và lưu giữ 3.494 mẫu, Trường đại học Dunjab công bố
có khoảng 3.000 mẫu. Phần lớn nguồn gen đậu xanh của AVRDC được thu
thập từ 41 nước trên thế giới và Ấn Độ là nước đóng góp chủ yếu (APO,
1982), [26].
Kết quả nghiên cứu và đánh giá nguồn gen đậu xanh đáng chú ý nhất
trong thời gian gần đây đã được thực hiện bởi sự hợp tác giữa các Trung
tâm nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới (Nhật Bản), Trung tâm nghiên cứu

(Lantican R.M., 1982) [32].
Đậu xanh là cây đậu đỗ được trồng nhiều vào vụ Hè, vụ Đông ở Ấn
Độ. Các giống được chọn thường có loại hình sinh trưởng trung bình, cây
khoẻ, mập, phát triển nhanh, chống chịu tốt với điều kiện khó khăn và có
tiềm năng năng suất cao, ổn định.
Thái Lan là nước trồng đậu xanh lớn ở vùng Đông Nam Á và là nước
xuất khẩu đậu xanh lớn nhất thế giới. Thời vụ gieo trồng đậu xanh ở Thái
Lan khác nhau tùy theo vùng sinh thái, vùng Bắc và Đông Bắc trồng 3 – 4
vụ đậu xanh trên năm, chủ yếu gieo trong mùa mưa. Vụ sớm gieo tháng 2
đến tháng 3 (đầu mùa mưa) ngoài ra còn gieo đậu xanh từ tháng 8 đến
tháng 11 (đầu đến giữa mùa khô). Mùa vụ đậu xanh gần như không có giới
hạn ở vùng chủ động tưới tiêu nước (Chiềng Mai, Đông Bắc, Thái Lan)
(Chang Soon Ahn, 1985) [28].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu đậu xanh ở Việt Nam
Đậu xanh là cây trồng ngắn ngày thích hợp cho việc luân canh và cải
tạo đất. Tuy nhiên trong sản xuất hiện nay vẫn còn thiếu bộ giống cho năng
suất cao, khả năng thích nghi tốt và ổn định qua các mùa vụ. Do đó việc
đánh giá, khảo sát các tập đoàn để chọn lọc ra các dòng giống tốt là rất cần
thiết.
Trong những năm gần đây sản xuất đậu đỗ ở Việt Nam đã phát triển
với quy mô khá lớn nhưng sản lượng tăng lên chủ yếu nhờ vào tăng diện
tích gieo trồng còn năng suất hầu như không tăng. Điều đó chứng tỏ sản
xuất đậu xanh đang ở trong tình trạng quảng canh và như vậy vấn đề thâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

14
canh tăng năng suất mở rộng quy mô của nó cả về thời gian và không gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

15
Minh Sơn và CTV (2006) [18] cho thấy giống đậu xanh NTB01 là giống
nhập nội thuộc dạng đậu mỡ thích nghi với thị hiếu người tiêu dùng trong
cả nước. Giống NTB01 có thời gian sinh trưởng 78 ngày trong vụ Đông
Xuân và 72 ngày trong vụ Hè Thu, thuộc giống ngắn ngày tương đương
thời gian sinh trưởng so với đối chứng. Năng suất cao biến động từ 17,3 -
23,6 tạ/ha tuỳ thời vụ và địa điểm sản xuất.
Nghiên cứu về đậu xanh của Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam
từ những năm 1991, Viện đã tiến hành thu thập và khảo sát tập đoàn 88
mẫu giống qua các vụ: Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. Từ những năm
1992 - 1994 tại Trung tâm Hưng Lộc, Trung tâm Trâu sữa và Đồng cỏ
Sông Bé đã tuyển chọn và giới thiệu những giống triển vọng năng suất cao
và thích ứng với điều kiện vùng Đông Nam Bộ (Lê Xuân Đính, 1991) [7].
Với tầm quan trọng của các cây họ đậu trong sản xuất nông nghiệp ở
nước ta và đáp ứng nhu cầu sản xuất đậu xanh trong nước, từ nhiều năm
nay việc nghiên cứu và đánh giá các mẫu giống nhập nội và thu thập ở
trong nước đã được tiến hành ở các cơ sở nghiên cứu (Viện, Trường, Trạm,
Trại, ) với số lượng 2596 lượt mẫu giống. Kết quả nghiên cứu đã tuyển
chọn được một số giống có triển vọng đã và đang được áp dụng ngoài sản
xuất và được công nhận giống Quốc gia (Nguyễn Thế Côn, Phạm Văn My,
Nguyễn Hữu Tề, 1994) [4].
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh hoá của một số giống đậu
xanh có triển vọng làm cơ sở hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh đậu
xanh năng suất cao tại Nghệ An, tác giả Phan Thị Thanh (2004) [20] đã xác
định được: Chỉ số diện tích lá, số quả/cây, số hạt/quả và khối lượng 1.000
hạt là những yếu tố quan trọng quyết định năng suất đậu xanh. Đặc biệt 2
yếu tố: Số quả/cây và khối lượng 1.000 hạt tương quan thuận chặt với năng
suất đậu xanh (hệ số tương quan tương ứng là r = 0,937 và r = 0,569). Hai

trồng đậu xanh trong vụ Hè ở Đồng bằng và Trung du Bắc bộ thích hợp là
từ trung tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 6. Thời vụ tốt nhất là từ 20/5 đến
10/6 và nên áp dụng ở công thức luân canh sau:
- Luân canh 3 vụ/năm: Lúa xuân - Đậu xanh – Ngô thu đông (trên
đất vàn, đất bãi).
- Luân canh 4 vụ/năm: Lúa xuân - Đậu xanh – Lúa mùa muộn –
Khoai tây.
Kết quả nghiên cứu chọn tạo ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam của
Lê Khả Tường (2000) [22] cho thấy đậu xanh trồng được 3 vụ/năm (vụ
Xuân, vụ Hè và vụ Thu đông). Giống đậu xanh KP11 là giống tính thích
ứng rộng trồng được cả 3 vụ trong năm và trồng được ở nhiều vùng sinh
thái, từ Quảng Bình đến các tỉnh phía Bắc. Trong vụ Thu Đông chiều cao
cây lúc ra hoa, số cành/cây lúc thu hoạch, tích luỹ chất khô, số quả/cây, số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

17
hạt/quả và khối lượng 1.000 hạt đều có tương quan thuận chặt với năng
suất kinh tế, vì vậy có thể sử dụng mối tương quan này để định hướng công
tác chọn tạo giống đậu xanh cho vụ Thu Đông trong tương lai.
Theo Phan Thị Thanh (2004) [20] khi nghiên cứu về thời vụ gieo
trồng và thâm canh đậu xanh cho các tỉnh Bắc Trung bộ, để thâm canh cây
đậu xanh đạt năng suất cao > 20tạ/ha cần gieo đậu xanh ở mật độ 20 - 30
cây/m
2
, thời vụ gieo trồng thích hợp trong vụ Hè từ 25/6 - 5/7 và sử dụng
phân bón tổng hợp NPK 800 kg (tỷ lệ 3:9:6) + 8 tấn phân hữu cơ + 400 kg
vôi bột cho diện tích 1ha.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status