Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Thái Nguyên - Pdf 14

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRIỆU THỊ HUỆ
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI CHỌN TẠO
TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 60 62 01 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Mão
2. Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Mão
2. TS. Trần Trung KiênTS.
Trần Trung Kiên

Thái Nguyên, năm 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu />LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
khoa học nào, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Ngày 22 tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn
Triệu Thị Huệ
Số hóa bởi trung tâm học liệu />i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ của nhiều cá nhân và cơ quan đơn vị. Nay luận văn đã hoàn thành, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học cùng các
thầy giáo, cô giáo thuộc Khoa Nông học, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học,

Chương 2 39
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Vật liệu nghiên cứu 39
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 39
2.3. Nội dung nghiên cứu 40
2.4. Phương pháp nghiên cứu 40
2.4.1. Thí nghiệm so sánh giống 40
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 46
Chương 3 47
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47
3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm
vụ Xuân 2012 và vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 47
3.1.1. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn 48
3.1.2. Giai đoạn từ gieo đến phun râu 49
3.1.3. Giai đoạn chín sinh lý 50
3.2. Đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012 và
2013 tại Thái Nguyên 51
3.2.1. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá 51
Số hóa bởi trung tâm học liệu />iii
3.2.2. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp 55
3.3. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012 và
2013 tại Thái Nguyên 58
3.3.1. Khả năng chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm 58
3.3.2. Khả năng chịu hạn của các giống ngô thí nghiệm 61
3.3.3. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các giống ngô thí nghiệm 62
3.4. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ che kín bắp của các giống ngô thí
nghiệm vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên 66
3.4.1. Trạng thái cây 67
3.4.2. Trạng thái bắp 67
3.4.3. Độ che kín bắp 68

NSTT : Năng suất thực thu
OPV : Giống ngô thụ phấn tự do
TPTD : Thụ phấn tự do
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
THL : Tổ hợp lai
Số hóa bởi trung tâm học liệu />v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Sản xuất ngô thế giới giai đoạn 1961 - 2012 7
Bảng 1.2. Sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2012 8
Viện nghiên cứu Chương trình Lương thực thế giới (IPRI) dự báo tổng nhu
cầu sử dụng ngô trên thế giới vào năm 2020 là 852 triệu tấn, trong đó 15%
dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng làm
nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ dùng 5% ngô làm
lương thực nhưng ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 22% (IPRI, 2003)
[47]. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng 1.3 8
Bảng 1.3: Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020 8
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô Việt Nam từ năm 1960 đến 2012 10
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2011 11
Bảng 1.6: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô vùng Đông Bắc 14
từ 2009 - 2011 14
Bảng 1.7: Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2012 15
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí
nghiệm vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên 48
Bảng 3.2: Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm
vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên 52
Bảng 3.3: Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm
vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên 55
Bảng 3.4: Tỷ lệ đổ rễ, gãy thân của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012
và 2013 tại Thái Nguyên 60
Bảng 3.5: Khả năng chịu hạn của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012 và

thực cho người (17% tổng sản lượng) ngô được sử dụng để nuôi sống 1/3 dân
số toàn cầu, trong đó các nước ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi sử dụng
ngô làm lương thực chính như: Các nước Đông Nam Phi sử dụng 72% sản
lượng ngô làm lương thực, Tây Trung Phi 66%, Bắc Phi 45%, Tây Á 23%,
Nam Á 75%, Đông Nam Á và Thái Bình Dương 43% (Ngô Hữu Tình, 2003)
[25]. Lượng ngô sử dụng làm thức ăn chăn nuôi chiếm (66%), nguyên liệu
cho ngành công nghiệp (5%) và xuất khẩu trên 10% (Ngô Hữu Tình và cs,
1997)[27] cộng với đặc tính nông sinh học quý như: Thích ứng rộng, chống
chịu tốt với các điều kiện bất thuận, hiệu suất quang hợp lớn có tiềm năng
năng suất cao nên cây ngô đã được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, trong khi đó diện tích đất canh tác
ngày càng thu hẹp do sa mạc hóa và xu thế đô thị hóa. Nền nông nghiệp thế
giới ngày nay luôn phải trả lời làm thế nào để giải quyết đủ năng lượng cho 8
tỷ người vào năm 2021 và 16 tỷ người vào năm 2030. Để giải quyết được câu
hỏi này, ngoài biện pháp phát triển nền nông nghiệp nói chung thì phải nhanh
chóng chọn ra những giống cây trồng trong đó có các giống ngô năng suất
cao, ổn định có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu ngày càng biến
đổi phức tạp.
Ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu
những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc mở rộng giống lai và cải thiện các
biện pháp kỹ thuật canh tác. Năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa đến 1%
trên hơn 400 nghìn ha trồng ngô, năm 2012 giống lai đã chiếm khoảng 95%
trong số hơn 1 triệu ha. Diện tích 1.118,2 nghìn ha, năng suất 42,95 tạ/ha, sản
lượng 4,8 triệu tấn (FAOSTAT, 2013)[40]. Tuy nhiên, năng suất ngô của nước
Số hóa bởi trung tâm học liệu />1
ta vẫn thấp hơn trung bình thế giới, năm 2012 đạt 86,9% (42,95/49,44 tạ/ha) và
bằng 55,5% so với Mỹ (77,4 tạ/ha) (FAOSTAT, 2013)[40]. Nhu cầu ngô ở
nước ta trong thời gian tới là rất lớn. Theo chiến lược của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đến năm 2020 sản lượng ngô của Việt Nam cần đạt 8 - 9
triệu tấn/năm để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước và

được những giống ngô ưu việt nhất đưa vào sản xuất đại trà, cần tiến hành
quá trình nghiên cứu, đánh giá, loại bỏ những giống không phù hợp, giúp cho
quá trình đánh giá và chọn tạo giống đạt hiệu quả cao nhất.
Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu thực tế hiện nay, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một
số giống ngô lai mới chọn tạo tại Thái Nguyên”.
2. Mục đích của đề tài
Chọn được những giống ngô lai có triển vọng, cho năng suất cao, phù
hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu tại tỉnh Thái Nguyên.
3. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô lai mới
chọn tạo.
- Theo dõi đặc điểm hình thái của các giống.
- Đánh giá khả năng chống chịu điều kiện bất thuận và sâu bệnh của các giống.
- Đánh giá tiềm năng năng suất của các giống tham gia thí nghiệm.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài bổ sung thêm dữ liệu khoa học về các giống ngô lai mới ở điều
kiện miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
- Xác định được đặc tính nông học, khả năng chống chịu với một số loại
sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận, tiềm năng năng suất của các
giống ngô mới chọn tạo.
Số hóa bởi trung tâm học liệu />3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đã lựa chọn được 01 giống ngô lai có khả năng sinh trưởng phát
triển tốt, chống chịu tốt, cho năng suất cao và ổn định, thích nghi với điều
kiện tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc, góp phần mở rộng diện
tích các giống ngô mới làm tăng hiệu quả sản xuất.
- Đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ nhằm khai thác
hết tiềm năng đất đai, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ

nhận được nhiều giống ngô lai mới, các giống này đã phát huy hiệu quả tốt
trên đồng ruộng.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã kéo theo sự phát
triển của các vùng sản xuất. Mục đích sản xuất ngô hàng hoá với sản lượng
cao, quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu thị trường cần phải có những biện
pháp hữu hiệu như đưa ra các giống ngô mới có nhiều ưu thế vào sản xuất
thay thế các giống ngô cũ năng suất thấp. Vì vậy cần phải đánh giá một cách
khách quan, kịp thời có cơ sở khoa học về những giống mới ở các vùng khác
nhau nhằm đánh giá tính khác biệt, độ đồng nhất, độ ổn định, khả năng thích
ứng, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận cũng
như chất lượng và hiệu quả kinh tế của giống mới.
Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò hết sức quan trọng đối với
việc nâng cao năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, một giống chỉ được coi là
thực sự phát huy hiệu quả khi giống có tiềm năng năng suất cao và thích nghi
với điều kiện sinh thái cụ thể. Do đó muốn phát huy hiệu quả của giống cần
tiến hành nghiên cứu và khảo nghiệm giống ở các vùng điều kiện sinh thái
khác nhau dựa trên đặc điểm nông sinh học và năng suất.
Để xác định được những giống ngô lai có triển vọng đưa vào sản xuất đại
trà, góp phần làm tăng năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên,
chúng tôi đã tiến hành thực nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của
một số giống ngô lai thí nghiệm trong điều kiện sinh thái của tỉnh.
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây ngũ cốc lâu đời và phổ biến trên thế giới, không cây nào sánh
kịp với cây ngô về tiềm năng năng suất hạt, về quy mô, hiệu quả ưu thế lai
Từ cuối thế kỉ 20, nghề trồng ngô thế giới đã có nhiều bước phát triển kỳ diệu
nhờ ứng dụng rộng rãi ưu thế lai. Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 nước
trồng ngô trong đó có 38 nước là các nước phát triển còn lại là các nước đang
phát triển.
Số hóa bởi trung tâm học liệu />6

năm qua, lúa nước, lúa mỳ và ngô vẫn là những cây trồng chủ lực trong sản
xuất nông nghiệp thế giới, mặc dù diện tích trồng ngô của thế giới năm 2012
có thấp hơn so với lúa mỳ nhưng năng suất và sản lượng ngô vẫn đứng đầu
trong những cây lương thực chủ yếu trên thế giới.
Có được kết quả trên, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế
lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ
thuật canh tác. Đặc biệt, từ năm 1996 đến nay, cùng với những thành tựu mới
Số hóa bởi trung tâm học liệu />7
trong chọn tạo giống ngô lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống với công
nghệ sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô đã góp
phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước.
Hiện nay, tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới cũng đã
có nhiều thay đổi, thể hiện cụ thể qua bảng 1.2.
Bảng 1.2. Sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2012
Nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Mỹ 35,36 77,44 273,83
Trung Quốc 34,97 59,55 208,26
Braxin
14,23 50,12 71,30
Mexicô 6,92 31,87 22,07
Ấn Độ 8,40 25,07 21,06
Ý 0,98 83,58 8,20
Đức 0,51 97,86 5,00
Hy Lạp

Tây và Bắc Phi 18 28 56
Nguồn: IPRI, 2003[47]
Dự báo đến năm 2020, nhu cầu ngô thế giới tăng 45% so với nhu cầu
năm 1997, chủ yếu tăng cao ở các nước đang phát triển (72%), trong đó các
nước khu vực Đông Á được dự báo có nhu cầu tăng mạnh nhất vào năm 2020
(85%). Sở dĩ nhu cầu ngô tăng mạnh ở các nước này là do dân số tăng, thu
nhập bình quân đầu người tăng, dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm
tăng mạnh, từ đó đòi hỏi khối lượng ngô rất lớn để phát triển chăn nuôi.
Nhưng thách thức lớn nhất là 80% nhu cầu ngô thế giới tăng (266 triệu tấn),
lại tập trung ở các nước đang phát triển. Hơn nữa chỉ khoảng 10% sản lượng
ngô từ các nước công nghiệp có thể xuất sang các nước đang phát triển. Vì vậy,
các nước đang phát triển phải tự đáp ứng nhu cầu của mình (IPRI, 2003) [47].
Hiện nay, thị trường ngô trên thế giới được đánh giá là một thị trường
tương đối khả quan. Chính vì vậy mà sản xuất ngô trên toàn cầu sẽ tăng
trưởng mạnh trong những năm tới.
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây ngô đã được trồng cách đây khoảng 300 năm và được
trồng trên những điều kiện sinh thái khác nhau của cả nước. Theo Phan Xuân
Hào và cs, (2002) [9], cây ngô chiếm hơn 8% diện tích cây lương thực nhưng
có ý nghĩa quan trọng thứ hai sau lúa nước, là cây trồng chính để phát triển
ngành chăn nuôi. Năng suất ngô ở nước ta trước đây rất thấp so với năng suất
ngô thế giới, do sử dụng giống ngô địa phương và áp dụng khoa học kỹ thuật
Số hóa bởi trung tâm học liệu />9
vào sản xuất còn hạn chế. Phải tới năm 1991 cây ngô lai mới bắt đầu được
đưa vào sản xuất ở nước ta, tỷ lệ trồng giống lai từ 0,1% năm 1990, năm 2006
đã tăng lên 80% và đưa Việt Nam trở thành nước sử dụng giống lai nhiều và có
năng suất cao của khu vực Đông Nam Á.
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô Việt Nam từ năm 1960 đến 2012
Năm
Diện tích

Số hóa bởi trung tâm học liệu />10
ngô vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn, và đến năm
2010 Việt Nam đạt năng suất, diện tích, sản lượng ngô cao nhất từ trước cho
đến nay (diện tích đạt 1126,9 nghìn ha, năng suất đạt 40,9 tạ/ha và sản lượng
4,606 triệu tấn).
Có thể nói tốc độ phát triển ngô lai ở Việt Nam rất nhanh so với lịch sử
phát triển ngô lai trên thế giới. Đây là bước tiến vượt bậc so với một số nước
trong vùng, kết quả này đã được CIMMYT và nhiều nước đánh giá cao. Hiện
nay nhiều tỉnh có diện tích trồng ngô lai đạt gần 100% như; Đồng Nai, An
Giang, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sơn La, Hà Tây, Vĩnh Phúc,
Năm 2008, diện tích trồng ngô của cả nước (trong đó 90% diện tích là
ngô lai) đạt 1.125.9000 ha, tổng sản lượng trên 4.531.200 tấn. So với năm
1990 diện tích ngô cả nước đã tăng 2,61 lần, năng suất tăng 2,59 lần, sản
lượng tăng 6,75 lần. Nhưng đến năm 2009 diện tích ngô cả nước giảm xuống
còn 1086,8 nghìn ha (diện tích giảm 39,1 nghìn ha). Năm 2011, diện tích tăng
lên đạt 1117.2 nghìn ha, năng suất 42,9 tạ/ha, tổng sản lượng lên tới trên 4,7
triệu tấn.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đưa diện tích ngô cả nước đạt 1,3 triệu
ha với năng suất bình quân 50 - 55 tạ/ha và đến năm 2020 đạt 1,4 - 1,5 triệu
ha; năng suất bình quân đạt 55 - 60 tạ/ha; tổng sản lượng 8 - 9 triệu tấn nhằm
đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi và các nhu
cầu khác trong nước và xuất khẩu (Viện nghiên cứu ngô, 2010) [27].
Tùy thuộc vào yếu tố khí hậu, đất đai, thời tiết dẫn đến năng suất và sản
lượng các vùng có sự khác biệt rõ.
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2011
Vùng
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)

0
C, nguồn ánh sáng dồi dào, hệ thống thủy
lợi đảm bảo nhu cầu tưới tiêu, nền đất có độ phì nhiêu cao. Tất cả các điều kiện
tự nhiên kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp đã dẫn tới sự tăng
vọt năng suất trung bình của vùng.
Tây Nguyên cũng được xem là trọng điểm sản xuất ngô của cả nước với
diện tích 231,50 nghìn ha đứng thứ 2 sau vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Số hóa bởi trung tâm học liệu />12
Năng suất trung bình đạt 51,30 tạ/ha. Đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam Bộ và
đồng bằng sông Cửu Long. Do có diện tích và năng suất khá cao nên sản
lượng ngô năm 2011 thu được là 1188,70 nghìn tấn đứng thứ ba của cả nước.
Các giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao đã và đang được phát triển
ở những vùng ngô trọng điểm, vùng thâm canh, có thuỷ lợi, những vùng đất
tốt như: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ,
Tây Nguyên. Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi, những vùng khó khăn, canh tác
chủ yếu nhờ nước trời, đất xấu, đầu tư thấp thì giống ngô thụ phấn tự do
chiếm ưu thế và chiếm một diện tích khá lớn.
Mặc dù có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sản xuất ngô ở
Việt Nam nhưng từ những kết quả đã đạt được chúng ta vẫn có thể khẳng
định sản xuất ngô của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, từ năm 1985 - 2009
đã có sự phát triển vượt bậc. Sở dĩ chúng ta đạt được những thành quả to lớn
trong phát triển sản xuất ngô là do Đảng, Nhà nước và Bộ Nông Nghiệp và
Phát triển nông thôn thấy được vai trò của cây ngô trong nền kinh tế và kịp
thời đưa ra những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích sản
xuất. Các nhà khoa học đã nhạy bén đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc
biệt về giống mới vào sản xuất. Từng thế hệ giống tốt thay thế nhau qua từng
giai đoạn lịch sử: Giống thụ phấn tự do tốt thay thế cho các giống địa phương
năng suất thấp, giống lai quy ước thay cho các giống lai không quy ước, lai đơn
thay dần cho lai kép, lai ba và không thể không kể đến vai trò của những người
nông dân có trình độ về kỹ thuật đã tiếp thu và ứng dụng nhanh chóng những

(1.000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011
1 Hà Giang
46,8
47,6 49,9 25,9 28,0 31,2 121,2 133,3 156,6
2 Cao Bằng
37,2 38,4 38,9 29,8 29,6 32,1 110,9 113,7 124,7
3 Bắc Kạn
16,0 15,9 16,9 34,9 36,7 38,8 55,8 58,4 65,5
4 Tuyên Quang
14,8 16,6 16,3 42,3 42,3 43,8 62,6 70,2 71,4
5 Thái Nguyên
17,4 17,9 18,6 38,6 42,1 43,3 67,2 75,4 80,6
6 Lạng Sơn
20,2 20,2 20,9 46,0 47,9 48,5 92,9 96,8 101,3
7 Quảng Ninh
6,3 6,6 6,3 36,7 36,4 37,9 23,1 24,0 23,9
8 Bắc Giang
12,0 12,3 10,8 34,1 36,5 37,4 40,9 44,9 40,4
9 Phú Thọ
16,4 20,7 21,4 38,7 43,7 43,6 63,5 90,5 93,4
Vùng Đông Bắc
187,1 196,2 200 327 343,2 356,6 638,1 707,2 757,8
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013 [29]
Số hóa bởi trung tâm học liệu />14
Hà Giang và Cao Bằng là hai tỉnh có diện tích và sản lượng ngô lớn nhất

(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2006 15,3 35,2 53,9
2007 17,8 42,0 74,8
2008 20,6 41,1 84,7
2009 17,4 38,6 67,2
2010 17,9 42,1 75,4
2011 18,6 43,3 80,6
2012 17,9 42,5 76,4
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013[29]
Bảng 1.7 cho thấy: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái
Nguyên cũng đạt được những tiến bộ đáng kể. Từ năm 2006 đến 2011 diện
tích trồng ngô toàn tỉnh tăng từ 15,3 nghìn ha lên 20,6 nghìn ha. Tuy nhiên
diện tích trồng ngô biến động thất thường qua các năm. Năm 2006 cả tỉnh
trồng được 15,3 nghìn ha, năm 2007 diện tích trồng ngô đạt được 17,8 nghìn
ha. Năm 2008 diện tích trồng ngô tăng mạnh, đạt 20,6 nghìn ha, tăng 5,3
nghìn ha so với năm 2006. Nhưng đến năm 2012 diện tích ngô của tỉnh chỉ
còn 17,9 nghìn ha, giảm 2,7 nghìn ha so với năm 2008.
Năng suất ngô của Thái Nguyên cũng biến động thất thường. Năm 2006
năng suất ngô của tỉnh đạt 35,2 tạ/ha, năm 2007 tăng lên đến 42,0 tạ/ha nhưng
lại giảm mạnh trong các năm sau. Nhưng đến năm 2012 năng suất ngô lại đạt
42,5 tạ/ha tăng 0,5 tạ/ha so với năm 2007.
Những năm gần đây Thái Nguyên đã chuyển đổi cơ cấu giống, sử dụng
các giống ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN4, LVN99, LVN61 và
một số giống ngô nhập nội như: Bioseed 9607, DK999, NK4300, C919, vào
sản xuất.
Như vậy để có năng suất và sản lượng ngô cao và ổn định chúng ta cần

của con lai ở ngô khi tiến hành lai các cây trồng thuộc chi Nicotiana.
Dianthus, Verbascum, Mirabilis và Datura với nhau, đây là cơ sở để Charles
Darwin quan sát thấy hiện tượng ưu thế lai ở ngô vào năm 1871. Ông nhận
thấy những cây giao phối phát triển cao hơn các cây tự phối 20% (trích theo
Ngô Hữu Tình, 2009) [26].
Số hóa bởi trung tâm học liệu />17


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status