luận văn thạc sĩ nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới tại thái nguyên - Pdf 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN HOÀNG NGUYÊN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI
TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số : 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ VÂN

Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Để luận văn này được hoàn thành, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Tiến sỹ Phan Thị Vân, Trưởng Bộ môn cây Lương thực, trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên, người tận tâm theo dõi và chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa đào tạo Sau Đại học;
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và các cán bộ Viện
nghiên cứu ngô đã tạo điều kiện trong quá tình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn bà con nông dân xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên,
Thái Nguyên đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện và đánh giá hiệu
quả mô hình trình diễn giống ngô mới có triển vọng.
Và cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè, những người luôn quan tâm, sát cánh bên tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Nguyễn Hoàng Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 0
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Yêu cầu của đề tài 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49
3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm 49
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm
vụ Xuân và Đông năm 2010 49
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm 53
3.1.3. Tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm 56
3.1.4. Đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống thí nghiệm 60
3.1.5. Khả năng chống chịu của các giống thí nghiệm 65
3.1.6. Đánh giá trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các
giống thí nghiệm 71
3.1.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
thí nghiệm 73
3.2. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1. Kết luận 86
2. Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 1: Một số hình ảnh thực hiện thí nghiệm 91
PHỤ LỤC 2: Kết quả phân tích thống kê vụ xuân năm 2010 93
PHỤ LỤC 3: Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2010 tại Thái Nguyên 123

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2001 - 2010 5
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2009 6
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nước năm 2009 7
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 10
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở các vùng ngô chính

lai thí nghiệm vụ Xuân và Đông 2010 tại Thái Nguyên 79
Bảng 3.14. Giống, địa điểm và qui mô trình diễn giống ưu tú 82
Bảng 3.15. Thời gian sinh trưởng và năng suất của giống ngô lai LCH9
vụ xuân 2011 tại Phổ Yên, Thái Nguyên 83
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá của nông dân đối với các giống ngô ưu tú
vụ xuân 2011 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Chiều cao cây của các giống thí nghiệm vụ Xuân và
Đông 2010 61
Biểu đồ 3.2. Chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm vụ Xuân
và Đông 2010 61
Biểu đồ 3.3. Năng suất lý thuyết của các giống thí nghiệm vụ Xuân
và Đông 2010 80
Biểu đồ 3.4. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm vụ Xuân
và Đông 2010 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CV %
:
Hệ số biến động
CIMMYT

:
Đường kính bắp
M1000
:
Khối lượng 1000 hạt
FAO
:
Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc
IPRI
:
Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới
KL
1000

:
Khối lượng 1000 hạt
LSD
5%

:
Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
LAI
:
Chỉ số diện tích lá
NSTK
:
Năng suất thống kê
NSLT
:
Năng suất lý thuyết

ngô làm lương thực ở các mức độ khác nhau. Trên thế giới, sản lượng ngô
làm lương thực chiếm 17%, trong đó ở các nước đang phát triển là 30%, các
nước phát triển là 4%. Ngô cung cấp lương thực cho 1/3 dân số thế giới, các
nước ở Trung Mỹ, Nam Á và châu Phi sử dụng ngô làm lương thực chính.
Các nước Đông Nam Phi sử dụng 72% sản lượng ngô làm lương thực, Tây
Trung Phi 66%, Bắc Phi 45% (Ngô Hữu Tình, 2003) [31].
Những năm gần đây, ngô còn là cây thực phẩm được ưa chuộng. Người
ta sử dụng ngô non (ngô bao tử) làm rau ăn cao cấp. Nghề trồng ngô rau đóng
hộp xuất khẩu phát triển mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều nước trên
thế giới như: Thái Lan, Đài Loan
Bên cạnh giá trị làm lương thực, thực phẩm, ngô còn là nguồn thức ăn
gia súc vô cùng quan trọng, 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp cho gia súc
là ngô. Ở các nước phát triển đã sử dụng 70 - 90% sản lượng ngô cho chăn
nuôi như Bồ Đào Nha (91%), Italia(93%), Latvia (97%), … Cây ngô là thức
ăn xanh và ủ chua rất tốt cho chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là bò sữa (Ngô
Hữu Tình, 2003) [31].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Ngô còn là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế
biến. Trong y học từ ngô có thể bào chế ra glucoza, penicillin. Ngày nay,
một số nước phát triển trên thế giới còn dùng ngô để điều chế nhiên liệu
sinh học (ethanol) thay thế một phần nguồn năng lượng đang dần cạn kiệt
trong lòng đất.
Do có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên sản xuất ngô trên thế
giới phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2009, diện tích
ngô là 159,5 triệu ha, năng suất 51,2 tạ/ha và sản lượng đạt 817,1 triệu tấn. So
với năm 2000, năm 2009 diện tích tăng 16,4%, năng suất tăng 18,5% và sản
lượng tăng 37,9% (FAO, 2011) [42].
Sản xuất ngô trên thế giới có sự phát triển vượt bậc vào đầu thế kỷ XX

- Theo dõi khả năng chống chịu (chống chịu sâu bệnh, chống đổ) của
các giống thí nghiệm.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
- So sánh và sơ bộ kết luận về khả năng sinh trưởng, phát triển của các
giống thí nghiệm, chọn giống ưu tú để khảo nghiệm sản xuất.
- Theo dõi một số đặc điểm nông học của giống ưu tú trong mô hình
trình diễn.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
4.1.Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học chọn giống phù hợp
với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ quan trọng cho các nghiên
cứu về sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu ở cây ngô.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chọn được giống ngô năng suất cao, khả năng chống chịu tốt để phát
triển sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay sản xuất nông nghiệp đang phát triển với quy mô lớn nhằm
phục vụ nhu cầu của thị trường. Để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất cần có
các giống mới ưu việt hơn thay thế các giống cũ. Đặc biệt ở các tỉnh Trung du
và miền núi điều kiện tự nhiên khí hậu khắc nghiệt, điều kiện kinh tế khó
khăn, vì vậy cần có các giống năng suất cao, khả năng chống chịu tốt.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tạo ra nhiều giống ngô lai
năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với các vùng sinh thái. Các giống ngô
lai của Việt Nam có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận

(triệu tấn)
2001
137,49
44,77
615,48
2002
137,29
44,06
604,92
2003
144,67
44,60
645,23
2004
147,47
49,48
729,21
2005
147,44
48,42
713,91
2006
148,61
47,53
706,31
2007
158,61
49,69
788,11
2008

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2009
Khu vực
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Châu Á
52,17
44,21
233,63
Châu Mỹ
62,50
70,75
442,21
Châu Âu
13,82
60,76
83,96
Châu Phi
30,27
18,73
56,69
Nguồn: FAOSTAT, 2011 [42]
Châu Mỹ là Trung tâm phát sinh của cây ngô nên sản xuất ngô được
hình thành và phát triển mạnh mẽ. Châu Mỹ không chỉ có diện tích trồng ngô
lớn nhất thế giới, mà còn có năng suất và sản lượng ngô cao nhất thế giới:
năm 2009 năng suất đạt 70,75 tạ/ha, cao hơn 39,82% so với năng suất trung
bình của thế giới, sản lượng đạt 442,21 triệu tấn, chiếm hơn 55,64% sản

53,5
163,12
Brazil
13,79
37,2
51,23
Mehicô
7,20
28,1
20,20
Ấn Độ
8,40
20,6
17,30
Italia
0,92
86,0
7,88
Đức
0,46
97,5
4,53
Hy Lạp
0,24
98,0
2,35
Israel
0,005
162,2
0,08

2011)[42]. Theo USDA, năm 2010, Trung Quốc có tổng diện tích trồng ngô là
32,45 triệu, năng suất đạt 53,30 tạ/ha và tổng sản lượng đạt khoảng 173 triệu
tấn (USDA, 2011)[51].
Theo dự đoán của Bộ Nông nghiệp Mỹ, xu hướng phát triển ngô trong
thời gian tới là diện tích trồng ngô đi vào ổn định và có thể giảm dần do diện
tích đất nông nghiệp bị thu hẹp bởi nhiều nguyên nhân (dân số tăng, công
nghiệp phát triển mạnh, hiện tượng sa mạc hoá,…). Nhưng nhu cầu của thị
trường ngày càng lớn, theo dự báo của Viện nghiên cứu chương trình lương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
thực thế giới (IPRI) tổng nhu cầu sử dụng ngô trên thế giới vào năm 2020 là
852 triệu tấn, trong đó 15% dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn
nuôi, 16% dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ
dùng 5% ngô làm lương thực nhưng ở các nước đang phát triển tỉ lệ này là
22% (IPRI, 2003) [48]. Vì vậy để đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội cần tăng sản
lượng bằng cách tạo ra nhiều giống ngô có khả năng chịu thâm canh, cho
năng suất cao, chống chịu tốt.
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô là được nhập nội vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm. Nhờ
những đặc tính sinh học ưu việt như khả năng thích ứng rộng, chịu thâm canh,
đứng đầu về năng suất, trồng được ở nhiều vùng sinh thái và ở các vụ khác
nhau trong năm nên cây ngô đã khẳng định vị trí trong sản xuất nông nghiệp và
trở thành cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa góp phần đáng kể
trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân Việt Nam.
Những năm gần đây, nhờ chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước,
cùng với sự hợp tác tích cực của các tổ chức lương thực quốc tế như FAO,
CIMMYT và nỗ lực của các nhà khoa học cũng như sự năng động sáng tạo
của người nông dân, cây ngô trở thành một trong những cây trồng quan trọng
trong hệ thống cây lương thực quốc gia (Ngô Hữu Tình và cs, 1997) [28].

30,8
2.511,2
2003
912,7
34,4
3.136,3
2004
991,1
34,6
3.430,9
2005
1.052,6
36,0
3787,1
2006
1.033,1
37,3
3.854,5
2007
1.096,1
39,3
4.303,2
2008
1.140,2
40,2
4.573,1
2009
1.086,6
40,8
4.431,8

(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
Cả nước
1.086,8
40,8
4.431,8
Đồng bằng sông Hồng
72,7
43,1
313,3
Trung du và miền núi phía Bắc
443,4
34,5
1.527,6
Bắc Trung bộ và Duyên Hải
miền Trung
202,1
38,5
777,8
Tây Nguyên
242,1
47,9
1.159,2
Đông Nam Bộ
89,4
51,6
461,5

trong sản xuất ngô của mỗi vùng.
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, có diện
tích tự nhiên 3.562,82km
2
, dân số 1.127.430 nghìn người (Tổng cục thống kê,
2011) [15]. Đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8%
tổng diện tích tự nhiên). Đất phù sa có diện tích nhỏ (19.448 ha) chiếm 5,49%
diện tích tự nhiên; đất bạc màu diện tích là 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự
nhiên; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa 4.380 ha, chiếm 1,24 % diện tích tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
nhiên; đất dốc tụ 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên; đất đỏ vàng trên
phiến thạch sét là 136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích tự nhiên (Tổng cục
thống kê, 2011) [15].
Đại đa số các huyện còn nghèo nàn, cơ sở vật chất, trình độ thâm canh
còn thấp; điều kiện tự nhiên phức tạp, hệ thống thuỷ lợi còn chưa đáp ứng
được nhu cầu nước tưới cho nên sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất
ngô nói riêng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên do cây ngô có một vị thế quan
trọng trong nền kinh tế nên tỉnh đã rất chú trọng đưa ra những giải pháp khắc
phục khó khăn, cung cấp giống ngô mới, khuyến khích người dân phát triển
sản xuất. Vì vậy bước đầu đã đạt được những thành quả quan trọng.
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên năm 2001 - 2009
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng

20,6
41,1
84,6
2009
17,4
38,6
67,2
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 [33]
Từ năm 2001-2009, diện tích trồng ngô của tỉnh Thái Nguyên tăng dần
và đạt diện tích lớn nhất vào năm 2008 với 20,6 nghìn ha, năng suất ngô đạt
cao nhất vào năm 2007 (42,1 tạ/ha), bằng 107,1% năng suất bình quân của cả
nước. Sản lượng năm 2008 (84,6 nghìn tấn) tăng gần 2,8 lần so với năm 2001.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
Trong vòng chưa đầy 10 năm (từ 2001 - 2009), diện tích ngô Thái
Nguyên đã tăng 1,8 lần, sản lượng tăng 2,3 lần, năng suất tăng 1,3 lần.
Kết quả này cho thấy, sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước
trong việc phát triển và mở rộng ngành sản xuất ngô tại Thái Nguyên. Đặc
biệt là việc sử dụng các giống ngô lai có thời gian sinh trưởng ngắn, chống
chịu tốt, năng suất cao ngày càng phổ biến ở tất cả các địa phương trong tỉnh.
Các ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN11, LVN12, LVN99, và
một số giống ngô nhập nội như: Bioseed 9607, DK999, NK4300, C919 đã
được bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh. Theo dự kiến, tỉnh Thái Nguyên sẽ
xây dựng vùng ngô hàng hóa quy mô 7.000 ha đến năm 2010 [1].
1.3. VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT NGÔ
Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi và cũng có
nhiều thử thách, nhất là từ khi gia nhập tổ chúc thương mại Quốc tế (WTO).
Việt Nam đang cố gắng vượt qua các thử thách để cạnh tranh ở thị trường
quốc tế cũng như trong nước. Sự cạnh tranh này là động lực thúc đẩy sản xuất

Sau giải phóng đất nước, sản xuất ngô của Việt Nam đã có hai giai
đoạn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống. Trước những năm 1980, các
giống sử dụng chủ yếu trong sản xuất là giống địa phương như: Gié Bắc Ninh,
Xiêm trắng, Lừ Phú Thọ nên năng suất rất thấp. Từ năm 1990 đến nay các
thế hệ giống lai mới đã ra đời thay thế các giống thụ phấn tự do năng suất
thấp nên năng suất ngô của nước tăng lên đáng kể. Năm 2009, năng suất ngô
tăng 4,0 lần so với năm 1975; 3,8 lần so với năm 1980 và tăng 2,7 lần so với
năm 1990. Kết quả này phải kể đến vai trò to lớn của công cuộc cải tạo giống
ngô. Giống có vai trò quan trọng trong cải thiện năng suất và tăng thu nhập
cho người sản xuất.
Vụ đông năm 2007, Công ty Giống cây trồng miền Bắc đã trồng thử
nghiệm giống ngô siêu năng suất MB069 tại Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Tại các điểm thử nghiệm giống MB069 đạt năng suất 8
tấn/ha, có điểm lên đến 10-12 tấn/ha. Giống MB069 đã đứng đầu trong tập
đoàn giống khảo nghiệm tại Tứ Xuyên và Quảng Tây - Trung Quốc , năng
suất trung bình cao hơn CP888 và CP999 15-20% (Báo nông nghiệp Việt
Nam, 2008) [2].
Năm 2006, Viện nghiên cứu ngô đã thử nghiệm các giống ngô nếp lai
VN1, VN2, VN6 và VN11 tại Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Hà Nội. Kết quả cho thấy trồng các giống nếp lai bán bắp tươi thu nhập cao
hơn từ 8-10 triệu đồng/ha so với các giống ngô lai, tăng từ 400-500 nghìn
đồng/sào so với trồng các giống ngô nếp cũ (Báo nông nghiệp Việt Nam,
2008) [2].
Tại Thiệu Nguyên, Thanh Hóa giống ngô lai LVN66, LVN61 đã khẳng
định được ưu điểm vượt trội so với các giống ngô lai cũ với năng suất bình
quân đạt trên 10 tấn/ha. LVN66 cũng đạt được kết quả tương tự ở các tỉnh
Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Hòa Bình (Báo nông nghiệp Việt Nam, 2010)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status