luận văn thạc sĩ nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống ngô lai tại thành phố hà giang - Pdf 24

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN DUY HẠNH
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI
TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG”

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Luân Thị Đẹp Thái Nguyên - năm 2013


Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
cô giáo hướng dẫn, cơ quan chủ quản, Trung tâm nghiên cứu và sản xuất
giống ngô Sông Bôi – Viện nghiên cứu ngô và các cá nhân trong và ngoài
nước. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Luân Thị Đẹp, với cương vị người
hướng dẫn khoa học đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Phòng quản lý Đào
tạo Sau Đại học, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên
cứu quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp, những người luôn quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn


2.2. Địa điểm, thời gian 27
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 27
2.2.2. Thời gian nghiên cứu thí nghiệm 27
2.3. Nội dung nghiên cứu thí nghiệm 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm 28
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 28
2.4.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 29
2.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 30 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm 36
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng chính của các giống ngô thí nghiệm 36
TT 37
3.1.2. Một số đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống ngô thí nghiệm41
3.2. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm 48
3.2.1. Tình hình sâu bệnh hại 48
3.2.2. Tỷ lệ đổ gãy của các giống ngô thí nghiệm 54
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 55
3.3.1. Số bắp trên cây 57
3.3.2. Số hàng trên bắp 57
3.3.3. Số hạt trên hàng 57
3.3.4. Khối lượng 1000 hạt 58
3.3.5. Năng suất lý thuyết 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62
1. Kết luận 62


Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mỳ và lúa nước 5
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô của thế giới trong giai đoạn 2003 - 2012 6
Bảng 1.3: Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2012 7
Bảng 1.4: Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020 9
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2012 14
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô ở Hà Giang giai đoạn 2003 – 2012 23
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng chính của các giống ngô thí
nghiệm 37
Bảng 3.2: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí
nghiệm vụ Xuân 2012 và vụ Xuân năm 2013 41
Bảng 3.3: Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm
vụ Xuân 2012 và vụ Xuân 2013 43
Bảng 3.4: Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống
ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012 và vụ Xuân 2013 46
Bảng 3.5: Tình hình nhiễm sâu hại của các giống ngô thí nghiệm 49
Bảng 3.6: Tình hình nhiễm bệnh của các giống ngô thí nghiệm 52
Bảng 3.7: Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm 54
Bảng 3.8: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống
ngô thí nghiệm vụ Xuân năm 2012 56
Bảng 3.9: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống
ngô thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 56
Bảng 3.10: Kết quả thử nghiệm giống SB 12-2 vụ Xuân 2013 60


trồng, chỉ đứng sau cây lúa, cây ngô đang dần được coi là cây trồng chính
cung cấp nguồn lương thực và nguyên liệu phục vụ cho các ngành kinh tế
khác. Trong những năm gần đây, cây ngô đã và đang được Đảng và Nhà nước
ta chú trọng phát triển. Tuy nhiên, năng suất ngô của nước ta vẫn thấp hơn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2
trung bình thế giới, năm 2012 đạt 86,9% (42,95/49,44 tạ/ha) và bằng 55,5% so
với Mỹ (77,4 tạ/ha) (FAOSTAT, 2013)[24]. Nhu cầu ngô ở nước ta trong thời
gian tới là rất lớn. Theo chiến lược của Bộ Nông nghiệp & PTNT đến năm
2020 sản lượng ngô của Việt Nam cần đạt 8 - 9 triệu tấn/năm để đảm bảo cung
cấp đầy đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước và từng bước tham gia xuất khẩu.
Tại Hà Giang ngô là cây trồng chính cung cấp nguồn thức ăn chính
phục vụ cho ngành chăn nuôi, ngoài ra còn là nguồn lương thực chính của
đồng bào các dân tộc Mông, Dao chủ yếu ở các huyện vùng cao như: Đồng
Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Tuy nhiên năng suất ngô của Hà
Giang còn thấp (năm 2012 năng suất đạt 32,1 tạ/ha) so với năng suất trung
bình của cả nước (42,9 tạ/ha). Hiện nay tỉnh Hà Giang đang tiến hành cơ cấu
lại giống ngô trong cơ cấu diện tích ngô toàn tỉnh. Tỉnh ưu tiên mở rộng giống
sản xuất trong nước chiếm 40% cơ cấu giống của các giống ngô lai, vì những
năm qua phụ thuộc nhiều vào giống sản xuất ngoài nước nên có thời điểm bị
thiếu giống.
Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống ngô Sông Bôi - Viện nghiên
cứu ngô là cơ quan chọn tạo giống ngô của Việt Nam. Trung tâm đã chọn tạo
được nhiều giống ngô có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu
sản xuất. Năng suất các giống ngô mới do Trung tâm nghiên cứu và sản xuất
giống ngô Sông Bôi - Viện nghiên cứu ngô chọn tạo tương đương với giống
ngô của các công ty nước ngoài sản xuất, khả năng chịu hạn, chịu sâu bệnh

sung cho bộ giống của tỉnh nhằm nâng cao năng suất và sản lượng ngô ở
Hà Giang.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ngày nay, các giống ngô lai mới đóng góp quan trọng trong việc nâng
cao năng suất và sản lượng của cây trồng nhưng do mỗi giống chỉ có thể thích
ứng với một điều kiện sinh thái nhất định do vậy để phát huy hiệu quả của bất
kỳ một giống ngô nào thì nhất thiết chúng phải được trải qua một quá trình
khảo nghiệm và đánh giá một cách chính xác trong thực tiễn để từ đó có cơ sở
đưa chúng vào sản xuất.
Vì vậy, khi lai tạo ra một giống ngô tốt thì việc cần làm là cần phải tiến
hành khảo nghiệm, đánh giá qua nhiều vụ và nhiều năm nếu không sẽ tạo nên
tình trạng giống kém chất lượng được đưa vào sản xuất, tạo ra sự bất ổn định
trong sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến việc sản xuất ngô, gây khó khăn
cho việc tổ chức sản xuất thâm canh.
Trong những năm gần đây, việc chọn tạo và đưa vào thử nghiệm vào sản
xuất những giống ngô lai mới có năng suất cao, ổn định và thích nghi với những
vùng sinh thái khác nhau là vấn đề rất quan trọng góp phần đưa nhanh các giống
ngô tốt vào sản xuất đại trà nhằm nâng cao năng suất, sản lượng ngô.
Để tăng năng suất cũng như sản lượng đáp ứng nhu cầu trong nước,
trong những năm qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xét công
nhận được nhiều giống ngô lai mới, các giống này đã phát huy hiệu quả tốt
trên đồng ruộng.

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô, lúa mỳ và lúa nƣớc
của thế giới năm 2012
Loại cây
trồng
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Ngô
176,99
49,44
875,09
Lúa mỳ
216,64
31,15
674,88
Lúa nước
163,46
43,94
718,34
(Nguồn: FAOSTAT, 2013) [24]

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6
Qua bảng số liệu 1.1 cho thấy: Năm 2012 diện tích ngô trên toàn
thế giới đã cao hơn lúa nước, chỉ kém lúa mì. Vì năng suất ngô cao

2006
148,60
47,53
706,30
2007
158,60
49,69
788,10
2008
161,01
51,09
822,70
2009
155,70
51,90
809,02
2010
162,32
51,55
820,62
2011
171,78
51,53
885,29
2012
176,99
49,44
875,09
(Nguồn: FAOSTAT 2013) [24]


(triệu tấn)
Châu Á
57,49
50,07
287,92
Châu Mỹ
67,54
62,62
442,96
Châu Âu
9,49
60,52
57,39
Châu Phi
33,54
20,71
69,49
(Nguồn: FAOSTAT, 2013) [24]

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8
Số liệu bảng 1.3 cho thấy diện tích trồng ngô giữa các châu lục có sự
chênh lệnh nhau trong đó Châu Mỹ là khu vực có diện tích lớn nhất là 67,54
triệu ha năm 2012. Châu Mỹ là cái “nôi” của cây ngô - Trung tâm phát sinh cây
ngô, ngành sản xuất ngô đã sớm được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Ở
Châu Mỹ, nổi lên hàng loạt các nước có nền sản xuất ngô chiếm tỷ trọng cao
của thế giới cả về diện tích cũng như sản lượng, điển hình là Mỹ. Nước Mỹ
luôn được coi là cường quốc số một về ngô.

để thay thế một phần nguyên liệu xăng dầu. Trong bối cảnh giá xăng dầu đang
liên tiếp lập những kỷ lục mới, nhiên liệu sinh học đang trở nên hấp dẫn hơn
bao giờ hết. Tại Mỹ, nước sản xuất ethanol lớn nhất thế giới, 1/4 sản lượng
ngô được dùng để sản xuất ethanol, như vậy chỉ riêng lượng ngô dùng cho
chương trình ethanol của Mỹ đã tương đương hơn một nửa nhu cầu ngũ cốc
của thế giới.
Thách thức đặt ra là 80% nhu cầu ngô trên thế giới tăng (266 triệu tấn)
lại tập trung ở các nước đang phát triển, trong khi đó chỉ khoảng 10% sản
lượng ngô từ các nước công nghiệp có thể xuất sang các nước này. Vì vậy, các
nước đang phát triển phải tự đáp ứng nhu cầu của mình trên diện tích ngô hầu
như không tăng (IFPRI, 2007) [25].
Bảng 1.4: Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020
Vùng
1997
(triệu tấn)
2020
(triệu tấn)
% thay đổi
Thế giới
586
852
45
Các nước đang phát
triển
295
508
72
Đông Á
136
252

sự phổ biến rộng của nó ra các nơi, việc nghiên cứu còn ít được quan tâm.
Năm 1716 Cotton Mather là người đầu tiên thí nghiệm về giới tính của cây
ngô, ông quan sát thấy sự thụ phấn chéo của cây ngô tại Massachuseter (Trích
theo Phạm Thị Tài, 1998) [12].
Darwin trong tác phẩm " Tác động của việc giao phối và tự phối trong
thế giới thực vật" xuất bản năm 1876 lần đầu tiên đã đưa ra lý thuyết về ưu
thế lai qua việc nghiên cứu hàng loạt những cá thể giao phối và tự phối ở các
loài khác nhau như: Ngô, đậu đỗ. Ông đã nhận thấy sự hơn hẳn của các cây
giao phối so với tự phối về cao cây, tốc độ nảy mầm, số quả, sức chống chịu
và năng suất hạt. Có thể nói trong công cuộc cải tạo giống cây trồng trên cơ
sở ưu thế lai thì ngô lai là thành công kỳ diệu. Năm 1880 nhà nghiên cứu
người Mỹ tên là Beal đã áp dụng thực tế ưu thế lai trong tạo giống ngô lai
giữa các giống, ông thu được những cặp lai hơn hẳn các giống bố mẹ từ 10-
15%. Năm 1904 Shull lần đầu tiên tiến hành tự thụ cưỡng bức ở ngô để thu
được các dòng thuần và đã tạo ra các giống lai từ các dòng thuần này và cũng
chính ông đã đưa vào tài liệu khoa học thuật ngữ "Heterosis" để chỉ ưu thế lai.
Từ năm 1918 Jones đề xuất sử dụng giống lai kép trong sản xuất thì áp dụng
ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh.
Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) được thành
lập năm 1966 đã tạo bước tiến mới cho việc nghiên cứu, phát triển ngô và lúa
mỳ, tạo cơ hội cho sự phát triển của các nước nghèo. Trung tâm đã đưa ra

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11
nhiều giải pháp như tạo giống ngô thụ phấn tự do (OPV) làm bước chuyển
tiếp giữa ngô địa phương và ngô lai, hay tạo ra các giống "Ngô bán nhiều"
ngắn ngày (SPE - Semi - Prolific Ealy) dài ngày (SPL - Prolific Late) và cho
độ cao trung bình (CPMAT - Semi Prolific Mid - Altitude Tropical) đã được

phát triển và tăng trưởng rất nhanh, trong giai đoạn 1997-1999 Trung Quốc
hàng năm sản xuất 24,996 triệu ha với năng suất bình quân 4,9 tấn/ha và tồng
sản lượng là 121,363 triệu tấn, tăng trưởng diện tích hàng năm 2,3%, năng
suất tăng 2,0% và sản lượng tăng 4,3% (trích theo Ngô Hữu Tình, 2003) [15].
Nhìn chung tình hình nghiên cứu và phát triển của cây ngô trên thế giới
đã có những bước nhảy vọt, cùng với phát triển của khoa học kĩ thuật từ việc
sử dụng những giống ngô địa phương các nhà khoa học phát triển chọn tạo
những giống ngô thụ phấn tự do, các giống lai, giống lai 1 bắp , nhiều bắp các
giống có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận và các nhà khoa học
còn thành công trong việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống
ngô như:
- Nuôi cấy bao phấn (Peolio, Jones, Thomson,1995)
- Tạo dòng thuần bằng phương pháp nuôi cấy invitro.
- Nuôi cấy hạt phấn tách rời chưa thụ tinh (Pescitelli, 1989, Conmans,
1954, Butter, 1992).
- Đa bội thể và tái sinh cây lưỡng bội (Wiliam và Wan, 1993).
Bên cạnh việc nghiên cứu và chọn tạo các giống ngô lai cho năng suất
cao các nhà chọn tạo giống ngô lai CIMMYT đã nghiên cứu phát triển các
giống ngô QPM, đã nghiên cứu và phương pháp đánh dấu ADN cho việc
chuyển việc các gen chất lượng protein vào giống ngô thường ưu tú, ngô chất
lượng protein cao đã được đưa vào sản xuất và đem lại hiệu quả sử dụng to
lớn khi sử dụng làm lương thực cho con người. Các nước Châu Á phát triển
chương trình nghiên cứu và sản xuất ngô QPM đó là Trung Quốc, Ấn Độ,
Việt Nam (trích theo Trần Hồng Uy, 2000) [20]
Từ những thành tựu nổi bật đó chắc chắn nông nghiệp thế giới sẽ có
những bước tiến triển mới về sản lượng và năng suất trong đó cây ngô sẽ có
một vị trí chủ đạo.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/



Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 14
Việt Nam. Năm 1990 chúng ta mới bắt đầu trồng ngô lai với diện tích thử
nghiệm 5 ha, năm 2006 diện tích ngô lai đã đạt 84%, đưa năng suất ngô từ
15,5 tạ/ha lên 37,3 tạ/ha. Việt Nam có tốc độ phát triển ngô rất nhanh trong
lịch sử ngô lai thế giới. Đây là bước tiến vượt bậc so với một số nước trong
vùng đã được CIMMYT đánh giá cao.
Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam trong những năm gần đây được
thể hiện ở bảng 1.5.
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2012
Chỉ tiêu

Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
2003
912,7
34,4
3.136,3
2004
991,1
34,6
3.430,9

42,9
4.803,2
(Nguồn: (FAOSTAT, 2013) [24]
Trong 10 năm trở lại đây Việt Nam đã phát triển mạnh cây ngô trên cả
3 mặt: diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích trồng ngô được mở rộng từ
912,7 nghìn ha (năm 2003) lên đến 1200 nghìn ha (năm 2010), năng suất tăng
từ 34,4 tạ/ha (2003) tới 43,1 tạ/ha (2011), sản lượng ngô năm 2010 tăng gấp
1,6 lần so với năm 2003. Tổ chức lương thực thế giới FAO và Trung tâm Ngô
quốc tế CIMMYT đã đánh giá Chương trình phát triển cây ngô của Việt Nam

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 15
là một trong 3 chương trình ngô lai mạnh nhất ở châu Á (Trung Quốc, Việt
Nam và Thái Lan), đó là kết quả rất đáng khích lệ.
Mặc dù năng suất ngô của chúng ta liên tục tăng nhưng so với bình
quân chung của thế giới và khu vực thì hiện tại năng suất ngô nước ta còn
thấp (năm 2012 năng suất ngô của Việt Nam đạt 42,9 tạ/ha, bằng 86,7% năng
suất trung bình của thế giới; 19,1% năng suất của Kuwait; 72,3% năng suất
của Trung Quốc) (FAOSTAT, 2013) [24]; điều này đang đặt ra cho ngành sản
xuất ngô trong nước những thách thức và khó khăn trên con đường phát triển,
đòi hỏi đội ngũ chuyên gia cũng như các nhà khoa học trong cả nước nỗ lực
nghiên cứu nhanh chóng đưa ra sản xuất những giống ngô mới, những biện
pháp kỹ thuật hiệu quả nhằm nâng cao năng suất và sản lượng ngô Việt Nam
xứng tầm khu vực và quốc tế.
Từ những kết quả đạt được đã chứng tỏ vị thế của cây ngô trong nền
sản xuất nông nghiệp nước ta. Tuy vậy so với thế giới thì năng suất ngô ở
nước ta còn thấp hơn nhiều, do đó sản xuất ngô ở nước ta rất cần có phương
hướng phát triển một cách cụ thể để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như theo

đã đạt gần 300 nghìn tấn, nhưng sau đó sản xuất ngô giảm do phá hoại của đế
quốc Mỹ ra Miền Bắc. Các yếu tố mới như giống, kỹ thuật đã được quảng bá
song do điều kiện vật chất còn khó khăn không có khả năng áp dụng nên năng
suất thấp chỉ đạt 10,75 tạ/ha. Các giống giai đoạn này là các giống địa phương
tốt như: Gié Bắc Ninh, ngô Đại Phong, ngô Vạn Xuân, ngô Việt Trì Ngoài
ra còn có các giống ngô nhập nội như: ngô Xiêm (Thái Lan), Kim Hoàng Hậu
(Trung Quốc), Ganga - 5 (Ấn Độ).
Ở Miền Nam Việt Nam năm 1955 diện tích là 26.360 ha sản xuất được
26.895 tấn và tăng dần qua các năm đến năm 1964 diện tích là 37.000 ha và
sản lượng 46.000 tấn, giống ngô được gieo trồng chủ yếu ở Miền Nam vào
thời kì này là các giống nếp Lù địa phương và một số giống hỗn hợp vàng
nhập nội như: Guatemala, Zorca và một số giống lai Đài Loan như: Taiwan-5
và Taiwan-11
Nhìn chung giai đoạn này tình hình sản xuất ngô ở Viêt Nam thấp và
không ổn định, giống được sử dụng chủ yếu là giống địa phương, gần cuối

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17
giai đoạn này có được đưa một số giống thụ phấn tự do cải tiến tuy nhiên
năng suất cũng rất thấp chỉ trên dưới 10 tạ/ha.
Sau khi đất nước thống nhất nhà nước đã có nhưng quan tâm đầu tư
khôi phục lại nền nông nghiệp sau chiến tranh, nhờ đó trong suốt 30 năm qua
nông nghiệp nói chung và cây ngô nói riêng đã liên tục phát triển cả về 3 chỉ
tiêu chính là diện tích, năng suất và sản lượng, giống được sử dụng giai đoạn
từ 1988- 1994 chủ yếu là giống thụ phấn tự do cải tiến, do đó năng suất cải
thiện đáng kể từ 11 tạ/ha lên 17 tạ/ha.
Nước ta tiếp cận với ngô lai từ năm 1960, những thử nghiệm và nghiên
cứu ngô lai được thực hiện trong những năm 1961-1962 tại Học viện nông

Hiện nay Việt Nam đã có nhưng cơ sở nghiên cứu đầu ngành về ngô
như Viện nghiên cứu ngô, Viện Di Truyền nông nghiệp, các trường đại học
nông nghiệp cũng như các Trung tâm khảo nghiệm giống trên toàn quốc
Các nhà khoa học trong nước đã được sự quan tâm đầu tư của nhà nước tạo
cơ hội cho họ có thể cống hiến hết mình cho khoa học.
Các giống ngô lai mới do Việt Nam chọn tạo rất phong phú, bao gồm:
+ Nhóm giống dài ngày: T6 (2000), LVN98 (2002).
+ Nhóm giống trung ngày: LVN12 (1995), LVN17 (1999), T9 (2004),
VN8960 (2004), LHC9 (2004), LVN145 (2007)…
+ Nhóm giống ngắn ngày: LVN20 (1998), LVN25 (2000), LVN99
(2004), V98 (2004), VN6 (2005), HN45,…
- Nhóm giống ngô lai mới có tiềm năng, năng suất thấp hơn 10 tấn/ha
đang được thử nghiệm như: SCI184, TB61, TB66, VN885, SX2017, SX2004,
TT04-B1, LVN66, MB069,…(trích theo Nguyễn Khôi, 2008) [9].
Từ năm 2001 - 2005, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên phối hợp
với Viện Nghiên cứu Ngô đã tiến hành khảo nghiệm một số giống ngô chất
lượng protein cao và thu được kết quả như sau: Thí nghiệm ở vụ Xuân và vụ
Thu Đông 2002 cho kết quả hai giống QP2 và QP3 khá đồng đều và ổn định
qua hai vụ, có thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng chống chịu sâu bệnh
tốt, có năng suất thực thu tương đương với hai giống đối chứng (Q2 và
HQ2000). Đặc biệt, hai giống này có hàm lượng protein đạt 11,1 và 11,4% tương


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status