Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên " - Pdf 15

ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát
triển của một số giống ngô lai có triển vọng
trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại
Thái Nguyên”

Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :

1
Sinh viên th c hi n :ự ệ 1
1
2. M C TIÊU NGHIÊN C UỤ Ứ 4
3. Ý NGH A KHOA H C VÀ Ý NGH A TH C TI N C A TÀIĨ Ọ Ĩ Ự Ễ Ủ ĐỀ 4
Ch ng 1ươ 5
1.1. C S KHOA H C C A TÀIƠ Ở Ọ Ủ ĐỀ 5
1.2. VAI TRÒ C A CÂY NGÔ TRONG N N KINH T QU C DÂNỦ Ề Ế Ố 6
1.3. TÌNH HÌNH S N XU T VÀ NGHIÊN C U NGÔ TRÊN TH GI I VÀẢ Ấ Ứ Ế Ớ
VI T NAMỆ 7
Ch ng 2ươ 38
2.1. V T LI U NGHIÊN C UẬ Ệ Ứ 38
2.2. A I M, TH I GIAN NGHIÊN C UĐỊ ĐỂ Ờ Ứ 39
2.3. N I DUNG NGHIÊN C UỘ Ứ 39
2.4 PH NG PHÁP NGHIÊN C UƯƠ Ứ 39
2.5. QUY TRÌNH K THU T ÁP D NG TRONG NGHIÊN C UỸ Ậ Ụ Ứ 45
2.6. THU TH P S LI U KH T NGẬ Ố Ệ Í ƯỢ 47
2.7. PH NG PHÁP X LÝ S LI UƯƠ Ử Ố Ệ 47
Ch ng 3ươ 48
3.1. NGHIÊN C U KH N NG SINH TR NG, PHÁT TRI N C A CÁCỨ Ả Ă ƯỞ Ể Ủ
GI NG NGÔ TH NGHI M V XUÂN VÀ THU ÔNG 2009Ố Í Ệ Ụ Đ 48
3.2. C I M HÌNH THÁI C A CÁC GI NG NGÔ TH NGHI M V XUÂNĐẶ ĐỂ Ủ Ố Í Ệ Ụ

Hiện nay do nhu cầu sử dụng ngô không ngừng tăng, để đáp ứng đủ
nhu cầu ngô cho tiêu dùng trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn đã xây dựng chiến lược phát triển sản xuất ngô đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020 là phải đạt 5- 6 triệu tấn vào năm 2010 và năm 2020 là 9-
10 triệu tấn. Để đạt được mục tiêu này, hai giải pháp chính được đưa ra là mở
rộng diện tích và tăng năng suất. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích trồng ngô
3
rất khó khăn do diện tích sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và phải cạnh tranh
với nhiều loại cây trồng khác nên tăng năng suất là giải pháp chủ yếu. Trong
giải pháp tăng năng suất thì giống được coi là hướng đột phá bởi nó có ý
nghĩa quyết định để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản.
Một giống ngô lai tốt sẽ cho sản lượng cao hơn giống bình thường từ 20 – 25%.
Trong quá trình nghiên cứu và chọn giống ngô phù hợp với từng sinh thái,
việc đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giồng
ngô trước khi đưa ra sản xuất đại trà là công việc cần phải được tiến
hành.
Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu thực tế hiện nay, chúng tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển
của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu
Đông 2009 tại Thái Nguyên
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định một số giống ngô lai có triển vọng để giới thiệu cho sản
xuất đại trà tại Thái Nguyên, làm cơ sở cho quá trình chọn tạo giống ở các
tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài đánh giá được những đặc điểm nông sinh học chính và năng
suất của các giống tham gia thí nghiệm.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định được tập
đoàn giống ngô phù hợp với những điều kiện sinh thái của từng vùng.

Tuy nhiên một giống chỉ được coi là thực sự phát huy hiệu quả khi
giống có tiềm năng năng suất cao và thích nghi với điều kiện sinh thái cụ thể.
Do đó muốn phát huy hiệu quả của giống cần tiến hành nghiên cứu và khảo
nghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau dựa trên một số đặc điểm nông
sinh học và năng suất.
Để xác định được những giống ngô lai có triển vọng đưa vào sản xuất
đại trà, góp phần làm tăng năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số
giống ngô lai thí nghiệm trong điều kiện sinh thái của tỉnh.
1.2. VAI TRÒ CỦA CÂY NGÔ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.2.1. Có giá trị sử dụng trong nhiều ngành sản xuất.
Ngô là một loại cây lương thực có giá trị sử dụng rộng rãi, không
những trong nông nghiệp mà còn trong các ngành sản xuất khác:
- Hạt ngô dùng làm lương thực cho người và thức ăn cho chăn nuôi,
ngoài ra còn dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như sử dụng
tinh bột trong công nghiệp chế biến đường glucose, doxtrox, deptrin,
maldons, công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Bẹ ngô dùng làm thảm hoặc chế biến giấy cuộn thuốc lá.
- Thân ngô được dùng làm chất đốt hoặc nguyên liệu giấy, thân ngô non
dùng làm thức ăn gia súc.
- Cùi ngô làm chất đốt hoặc chế tạo chất dẻo, nylon.
- Râu ngô được dùng làm dược liệu.
Hiện nay ở nước ta, cây ngô vẫn được dùng chủ yếu trong lĩnh vực sản
xuất thức ăn chăn nuôi, còn các ngành sản xuất khác mới chỉ chiếm tỷ trọng
nhỏ, cần được mở rộng trong thời gian tới.
1.2.2. Là một loại cây xoá đói giảm nghèo
6
Mục đích cơ bản của các chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn
là phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống cho nông dân. Nhiều nghiên
cứu khẳng định ngô là cây trồng cần được phát triển trong tương lai. Với giá

phẩm, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến
Hiện nay ngô còn là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất năng
lượng sinh học (ethanol), đây được coi là giải pháp cho sự thiếu hụt năng
lượng trong tương lai. Ở Mỹ, trên 90% ethanol được sản xuất từ ngô với hơn
2680 nhà máy. Trung Quốc cũng đang tập trung đầu tư xây dựng nhiều cở sở
nghiên cứu về nguồn năng lượng sinh học này với mục tiêu ethanol nhiên liệu
sẽ tăng lên 2 tỷ lít vào năm 2010 và 10 tỷ lít vào năm 2020 (Ngô Sơn, 2007)
[12]. Để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ethanol, các nhà khoa học thuộc
Đại học bang Michigan (Mỹ) đã tạo ra một số giống ngô mới chuyên sản xuất
ethanol. Giống ngô mới này cho phép tạo ra sản phẩm ethanol hiệu quả hơn
và mang lại nhiều lợi nhuận hơn bởi hiện phần lớn nhiên liệu ethanol của Mỹ
được sản xuất từ bắp ngô.
Nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu và sản xuất mà năng suất, sản
lượng và diện tích ngô trên thế giới tăng lên liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay.
Kết quả được thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới từ năm 1961 - 2009.
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1961 105,55 1,92 205,03
2005 147,47 4,84 713,43
2006 148,83 4,75 706,69
2007 159,05 4,96 789,48
8
2008 161,10 5,13 826,22

9
(Nguồn FAOSTAT, 2010) [34]
Mỹ là một nước phát triển có năng suất ngô tăng từ 2-3 lần trong thời
kỳ trên. Hiện nay Mỹ là nước sản xuất ngô lớn nhất thế giới, chiếm hơn 40%
tổng sản lượng ngô thế giới. Theo Rinke.E (1979) [35] việc sử dụng các giống
ngô lai ở Mỹ bắt đầu từ năm 1930. Hiện nay 100% diện tích ngô của Mỹ là
trồng các giống ngô lai trong đó hơn 90% là giống ngô lai đơn (Ngô Hữu
Tình và cộng sự, 2009) [20]. Nhiều thí nghiệm ở Mỹ về các giống ngô lai đơn
đã cho năng suất đạt 25 tấn/ha/vụ. Người ta đã tính được mức độ tăng năng
suất ngô ở Mỹ trong giai đoạn 1930-1986 là 103 kg/ha/năm, trong đó sự đóng
góp do cải tiến nền di truyền là 63 kg/ha/năm (Duvick D.N, 1990) [30], vào
cuối thế kỷ 19, Mỹ đã có 770 giống ngô cải lượng.
Trong thời gian gần đây, nếu như phần lớn các nước phát triển năng
suất ngô tăng không đáng kể, thì năng suất ngô ở Mỹ lại có sự tăng đột biến.
Kết quả đó có được là nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất. Theo
Ming Tang Chang và cộng sự (Minh-Tang Chang et al, 2005) [33] cho biết: Ở
Mỹ chỉ còn 48% giống ngô được sử dụng được chọn tạo theo công nghệ
truyền thống, 52% là bằng công nghệ sinh học. Năng suất ngô ở Mỹ đã tăng
từ 1,5 tấn/ha vào năm 1930 đến 7 tấn/ha vào những năm 1990 (SK.Vasal et al,
1990) [36]. Năm 2009 tổng sản lượng ngô của Mỹ là 307,38 triệu tấn/ha, trên
diện tích là 31,83 triệu ha.
Trung Quốc là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích trồng ngô,
Theo dự báo, sản lượng ngô năm 2010-2011 của Trung Quốc sẽ tăng 7,1% so
với năm 2009, và vượt kỷ lục 163,12 triệu tấn năm 2009, tuy nhiên diện tích
ngô tăng không nhiều (tăng 1%). Do có trình độ khoa học kỹ thuật và thâm
canh cao nên Israel là nước đứng đầu về năng suất là Israel với 16,23 tấn/ha,
năng suất ngô thấp nhất là Ấn Độ (2,06 tấn/ha).
10
Trong sản xuất hiện nay có sự khác biệt rõ ràng về năng suất giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển. Năng suất ngô trung bình của các

Như vậy đến năm 2020, nhu cầu ngô thế giới tăng 45% so với nhu cầu
năm 1997, chủ yếu tăng cao ở các nước đang phát triển (72%), riêng Đông Á
nhu cầu tăng 85% so với năm 1997.
1.3.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô được đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu
Tình, 1997) [18]. Ngô là một trong những cây màu chính, thích ứng rộng,
chịu thâm canh, năng suất cao, vì vậy cây ngô được trồng ở hầu hết các vùng
trong cả nước. Tình hình sản xuất ngô lai trong nước giai đoạn từ năm 1961
đến 2009 được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 1.4. Sản xuất ngô Việt Nam năm 1961 – 2009
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1961 229,2 1,14 260,1
1975 229,2 1,05 280,6
1990 432,0 1,55 671,0
1994 534,6 2,14 1.143,9
2000 730,2 2,51 2.005,9
2005 1.052,6 3,60 3.787,1
2007 1.072,8 3,96 4.250,9
2008 1.140,2 4,01 4.573,1
2009 1.086,8 4,03 4.381,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN & PTNT 2010) [21]
Sản xuất ngô ở Việt Nam trải qua nhiều bước thăng trầm, đến nay đã
đạt được những thành tựu to lớn, được chia làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Trước năm 1975 do điều kiện còn khó khăn nên cây ngô
chưa được chú trọng, vì vậy diện tích ngô chỉ đạt 209 ngìn ha, năng suất 1,07

hạt do các tư nhân tự đầu tư và thu mua ngô của dân, rồi cung cấp cho các cơ
sở chế biến thức ăn chăn nuôi.
Theo báo cáo của Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp, dự kiến
đến năm 2010, tổng nhu cầu sử dụng ngô trong cả nước là 4,8 triệu tấn và
năm 2010 là 6 triệu tấn. Trong đó sử dụng cho chế biến thức ăn chăn nuôi là
2,3 triệu tấn (2005) và 3,5 triệu tấn (2010). Dự đoán trong thời gian tới diện
tích ngô lai sẽ tiếp tục tăng cao do nhu cầu trong chăn nuôi tăng.
* Cơ hội và thách thức đối với sản xuất ngô ở Việt Nam
- Cơ hội trong sản xuất ngô ở Việt Nam
+ Sản xuất ngô trong nước đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các
cơ quan hữu quan.
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của nước ta thuận lợi cho phép
chúng ta có thể mở rộng diện tích gieo trồng. Đặc biệt từ năm 1993 trở lại
đây, cây ngô được phát triển mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ, đã và đang hình thành các vùng sản xuất ngô thương phẩm.
Khả năng tăng diện tích gieo trồng ở nước ta còn lớn, hiện nay trong số
140 nghìn ha diện tích đất 1 vụ ở miền núi mới chỉ khai thác được khoảng 15
- 20% để trồng ngô, đậu, lạc. Trong 180 nghìn ha ngô ở các tỉnh miền núi và
cao nguyên thì mới có khoảng 37% diện tích ngô được trồng 2 vụ. Diện tích
ngô vụ đông trên đất 2 vụ lúa ở Đồng bằng và Trung du phía Bắc có thể trồng
ngô lên tới 300 nghìn ha.
+ Nước ta đã có nhiều thành công trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật về công nghệ sản xuất các loại hạt giống lai và các giống thụ phấn tự
do, nhiều giống ngô lai có năng suất cao đã và đang được áp dụng phổ biến
trong sản xuất. Chương trình phát triển ngô lai của Việt Nam từ năm 1991 tới
nay phát triển nhanh, có tới gần 60% diện tích ngô lai được trồng bằng các
giống trong nước, số còn lại là các giống của một số công ty nước ngoài.
14
+ Thu hồi vốn nhanh: Trồng ngô, nhất là ngô lai có thời gian gieo trồng
ngắn, vốn đầu tư không nhiều, dễ làm nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Bộ giống ngắn ngày, chịu hạn, ít sâu bệnh, năng suất cao chất lượng
tốt vẫn còn thiếu, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam.
+ Ngô ở Việt Nam chưa chuyển sang sản xuất hàng hóa, 75% sản luợng
ngô được dùng để sản xuất thức ăn gia súc. Với việc tăng đầu gia súc thì nhu
cầu về ngô có thể vượt quá khả năng cung ứng. Nhu cầu đối với giống ngô
ngọt, ngô nếp và ngô rau tăng nhưng hiện nay chỉ có 10% diện tích trồng
những giống ngô này.
+ Một số biện pháp kỹ thuật canh tác vẫn chưa được nghiên cứu một
cách hệ thống. Quy trình canh tác giống mới vẫn còn chưa cụ thể cho từng
giống, từng vùng, từng thời vụ.
+ Nhiều vấn đề đặt ra cho ngành sản xuất ngô thế giới nói chung và
nước ta nói riêng: Khí hậu toàn cầu đang biến đổi phức tạp, đặc biệt là hạn
hán, lũ lụt ngày càng nặng nề hơn, nhiều sâu bệnh hại mới xuất hiện. Sản xuất
ngô ở nhiều nơi đang rơi vào tình trạng xói mòn, rửa trôi đất, cạnh tranh giữa
ngô và các cây trồng khác.
+ Hiện nay khi gia nhập WTO, nước ta sẽ phải nới lỏng việc hạn chế
nhập khẩu dẫn đến sự cạnh tranh về giá thành ngô trong nước với các nước
khác và có thể dẫn đến sự sụt giảm về diện tích trồng ngô trong tương lai.
+ Việc mở rộng diện tích và khai thác không bền vững ở một số địa
phương có thể dẫn đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đất, nước và môi trường
sinh sống.
16
Những thách thức trên đặt ra cho các nhà lãnh đạo và nghiên cứu, phát
triển ngô phải tìm ra hướng đi cụ thể nhằm phát triển cây ngô ở Việt Nam, cụ
thể trên các mặt:
- Thứ nhất phải nhanh chóng tạo ra được những giống ngô lai có năng
suất cao, chất lượng tốt và quan trọng là phù hợp với điều kiện sinh thái Việt
Nam. Đây là vấn đề khó, đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, tiền của, thời gian và
muốn thành công phải áp dụng những yếu tố công nghệ cao.
- Thứ hai là phải có được hệ thống sản xuất hạt giống chất lượng tốt.

Cây ngô được trồng 3 vụ trong năm (vụ Đông Xuân, vụ Xuân, vụ Thu
Đông) trên tất cả các loại đất: đất rẫy, gò đồi, đất phù sa ven sông Những
năm gần đây Thái Nguyên đã chuyển đổi cơ cấu giống, sử dụng các giống
ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN11, LVN12 và một số giống ngô
nhập nội như: Bioseed, 9607, DK999, NK4300 vào sản xuất. Các thành tựu
khoa học kỹ thuật mới được nông dân ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất ngô
nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở Thái Nguyên tăng nhanh trong
những năm gần đây. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên được trình bày
qua bảng 1.6.
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên
Năm
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
2002
11,6
3,28
38
2003
13,4
3,26
43,7
2004
15,9
3,43
54,6
2005
15,9
3,47
55,1

cao hơn, năng suất cao và phẩm chất tốt hơn so với bố mẹ.
Hiện tượng cây lai có những đặc điểm tốt hơn bố mẹ qua quá trình
nghiên cứu được nhiều tác giả ghi nhận và gọi bằng nhiều tên như:
"Heterozygosis - tính dị hợp tử" (East và Haye, 1912); "Stimutation due
to hybridily - kích thích do tính chất lai"; "Luxurisance - sự phát triển mạnh
các tính trạng ở cây lai" (Dobzhansky, 1950). Thuật ngữ được dùng thông
dụng nhất là "Heterosis - ưu thế lai" (Shull, 1910) (Ngô Hữu Tình, 2003) [19].
1.4.2. Các loại ưu thế lai
Ngô lai là một trong những thành tựu khoa học nông nghiệp nổi bật của thế
kỷ XX. Ngô lai là kết quả tác động của gen trội và hiệu ứng siêu trội. Biểu hiện ưu
thế lai ở hầu hết các tính trạng, cụ thể như sau:
19
- Ưu thế lai về hình thái: Biểu hiện tốc độ phát triển trong thời gian sinh
trưởng và phát triển như chiều cao cây, số lá…
- Ưu thế lai về năng suất: Đây là biểu hiện quan trọng nhất của giống
ngô lai đối với sản xuất đại trà.
- Ưu thế lai thích ứng: Biểu hiện thông qua khả năng chống chịu với
điều kiện bất thuận như hạn, rét, sâu bệnh…
- Ưu thế lai về tính chín sớm: Biểu hiện tổ hợp lai chín sớm hơn so với
trung bình bố mẹ. Nguyên nhân là do sự tăng cường hoạt động của quá trình
sinh lý, sinh hóa, trao đổi chất của tổ hợp lai mạnh hơn bố mẹ.
- Ưu thế lai về sinh lý, sinh hóa: Là sự tăng cường biểu hiện quá trình
trao đổi chất (Nguyễn Văn Cương, 1995) [3]
Sự tăng năng suất ở thế hệ lai F1 của tất cả các cây trồng trung bình là
15 - 30%, ở ngô là 20 - 30%. Hiện tượng ưu thế lai không nhất thiết phải biểu
hiện ra đồng thời ở tất cả các tính trạng của cây lai. Có thể ở tính trạng này ưu
thế lai biểu hiện mạnh còn ở một số tính trạng khác ưu thế lai biểu hiện yếu
hoặc không có. Khi lai hai vật liệu với nhau có thể thu được cây lai với 3
mức độ biểu hiện: tốt hơn hẳn so với bố mẹ, đạt mức trung bình giữa bố và
mẹ, kém hơn so với bố mẹ. Theo Xôcôlốp (1995) chỉ có 37% số tổ hợp có

chung tốt hơn các gen lặn, các gen trội quyết định các tính trạng có lợi, còn
đồng vị của các gen lặn quyết đinh các tính trạng không có lợi làm giảm sức
sống. Ở trạng thái dị hợp tử các gen lặn bị tác động của gen trội cùng locus
lấn át tạo nên một hiệu ứng gọi là hiệu ứng trội (A > a; B > b).
- Hiệu ứng liên kết: Jones (1917) cho rằng, do tác động liên kết của các
gen trội khác nhau khi sự phát triển của một tính trạng nào đó chịu sự kiểm
21
tra của 2 hoặc nhiều gen trội khác nhau liên kết với nhau tạo nên hiệu ứng liên
kết (A + B + C+ ).
- Hiệu ứng cộng: Keeble và Pellew (1910) cho rằng hai alen trội không
cùng vị trí ở trong bộ nhiễm sắc thể có tác động hỗ trợ lẫn nhau cho sự phát
triển của một tính trạng nào đó tốt hơn khi chỉ có một gen trội hoặc hình
thành nên một tính trạng mới. Sự hỗ trợ tác động của hai gen trội không cùng
vị trí tạo nên hiệu ứng gọi là hiệu ứng cộng. Hiệu ứng cộng là cơ sở của việc
sử dụng ưu thế lai khi lai các giống với nhau (A x B).
1.4.4. Phương pháp đánh giá ưu thế lai
Ưu thế lai ở cây trồng được biểu hiện thông qua các tính trạng. Để đánh
giá mức độ ưu thế lai các nhà khoa học đã đưa ra các công thức để tính ưu thế
lai, bao gồm:
- Ưu thế lai trung bình (heterosis) còn gọi là ưu thế lai giả định: Là sự
hơn hẳn của con lai so với giá trị trung bình của bố mẹ.
100
2
2
21
21
1
x
PP
PP

22
100
1
x
S
SF
Hs

=
Hs: Ưu thế lai chuẩn
F
1
: Chỉ giá trị tính trạng cần quan tâm của con lai F
1
P
1
, P
2
: Chỉ giá trị tính trạng tương ứng của bố mẹ đem lai
P
B
: Chỉ giá trị tương ứng của bố hoặc mẹ tốt nhất
S: Chỉ giá trị tính trạng của giống chuẩn tốt nhất của vùng
- Ưu thế lai có thể có giá trị dương (F
1
tốt hơn bố hoặc mẹ, giống chuẩn).
- Ưu thế lai có thể có giá trị âm (F
1
thấp hơn bố hoặc mẹ hoặc giống
chuẩn về chiều cao cây, thời gian sinh trưởng ).

Giống tổng hợp ngoài việc sử dụng trực tiếp vào sản xuất còn là nguồn
nguyên liệu tốt cho công tác rút dòng để tạo giống lai và được coi là giống
ngô ưu tú của thời kì quá độ trước khi sử dụng giống lai (Ngô Hữu Tình,
1997) [18]. Ở nước ta đã có một số giống ngô tổng hợp nổi tiếng như giống
ngô TH2A, TH nếp trắng, HSB1
- Giống hỗn hợp (compsite variety): Là thế hệ tiến triển của tổ hợp các
nguồn vật liệu ưu tú có nền di truyền khác nhau. Nguồn vật liệu này bao gồm
các giống thụ phấn tự do, giống tổng hợp, giống lai kép được chọn theo
một số chỉ tiêu như năng suất hạt, thời gian sinh trưởng, dạng và màu hạt,
tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh. Những giống ngô thụ phấn tự do
cải tiến đầu tiên ra đời vào những năm 70 của thế kỉ 19, khi các nhà chọn
giống tiến hành lai giữa các quần thể với nhau và áp dụng phương pháp chọn
lọc đối với quần thể mới.
24
Tuy nhiên sử dụng giống hỗn hợp vẫn có một vài nhược điểm, theo
Mai Xuân Triệu (1998) [22] giống hỗn hợp có nền di truyền rộng và không thể
kiểm soát được chặt chẽ khả năng kết hợp của các vật liệu tạo giống.
* Giống ngô lai (Hybrid maize)
Ngô lai là kết quả của ứng dụng ưu thế lai trong tạo giống ngô. Giống
ngô lai được chia làm hai nhóm: Giống ngô không quy ước (Nonconventional
hybrid) và giống lai quy ước (Conventional hybrid).
- Các giống ngô lai quy ước: Là giống ngô tạo ra bằng cách lai các
dòng thuần với nhau, loại giống lai phụ thuộc số dòng thuần tham gia. Đây là
phương thức sử dụng có hiệu quả nhất hiện tượng ưu thế lai do lợi dụng được
hiệu ứng trội và hiệu ứng siêu trội khi lai các dòng tự phối đời cao với nhau,
hiện nay giống ngô lai quy ước được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên
thế giới đặc biệt ở Mỹ và Châu Âu. Dựa vào số dòng thuần tham gia, giống
ngô lai quy ước có các loại chính là: Lai đơn, lai đơn cải tiến, lai ba, lai ba cải
tiến, lai kép.
- Giống ngô lai không quy ước: Giống lai không quy ước là giống lai,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status