nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại thành phố hà giang - Pdf 24


Số hóa bởi trung tâm học liệu ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ QUỲNH
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI
TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Luân Thị Đẹp



Số hóa bởi trung tâm học liệu ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
cô giáo hướng dẫn, cơ quan chủ quản, Trung tâm nghiên cứu và sản xuất
giống ngô Sông Bôi – Viện nghiên cứu ngô và các cá nhân trong và ngoài
nước. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Luân Thị Đẹp, với cương vị người
hướng dẫn khoa học đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Phòng quản lý Đào
tạo Sau Đại học, khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên
cứu quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp, những người luôn quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!

1.3.3. Tình hình sản xuất ngô ở Hà Giang 23
1.3.4. Định hướng nghiên cứu phát triển ngô lai trong thời gian tới 25
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 28
2.1. Vật liệu nghiên cứu thí nghiệm 28
2.2. Địa điểm, thời gian. 28
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 28
2.2.2. Thời gian nghiên cứu thí nghiệm 28
2.3. Nội dung nghiên cứu thí nghiệm 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm 29
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 29
2.4.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 30
2.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 31
2.4.4. Mô hình trình diễn 35
2.4.5. Thu thập số liệu khí tượng 36

Số hóa bởi trung tâm học liệu iv
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của các giống ngô thí
nghiệm 37
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng chính của các giống ngô thí nghiệm 37
3.1.2. Một số đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống ngô thí nghiệm 42
3.1.3. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp 46
3.2. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống ngô thí
nghiệm 49
3.2.1. Tình hình sâu bệnh hại 49

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
NS : Năng suất
NSTT : Năng suất thực thu
NSLT : Năng suất lý thuyết
P : Xác suất
P
1000

hạt : Khối lượng 1000 hạt
TPTD : Thụ phấn tự do
ƯTL : Ưu thế lai

Số hóa bởi trung tâm học liệu vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mỳ và lúa nước 5
của thế giới năm 2012 5
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô của thế giới trong 6
giai đoạn 2003 - 2012 6
Bảng 1.3: Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2012 7
Bảng 1.4: Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020 10
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 –
2012 15
Bảng 1.6: Tình hình sản xuất ngô ở Hà Giang giai đoạn 2003 – 2012 24

Bắc, Việt Bắc và Tây Nguyên người dân đã dùng ngô làm lương thực chính.
Ngoài việc cung cấp lương thực nuôi sống con người, cây ngô còn là thức ăn
cho gia súc, hiện nay ngô là nguồn thức ăn chủ lực để chăn nuôi cung cấp thịt,
trứng, sữa
Những năm gần đây ngô còn là cây có giá trị thực phẩm cao như, ngô
nếp, ngô đường, ngô rau và là nguồn nguyên liệu lớn cho ngành công nghiệp
chế biến. Từ ngô có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau: Rượu, cồn,
nước hoa Trong công nghiệp Ngô đã được sử dụng làm nguyên liệu cho sản
xuất thức ăn chăn nuôi tổng hợp, nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực
phẩm như sản xuất rượu, cồn, tinh bột Từ ngô người ta đã sản xuất ra
khoảng 670 mặt hàng đế phục vụ cho các ngành kinh tế khác nhau. Hơn nữa,
cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ, ngô còn được sử dụng để chế
biến sinh học- Ethanol, nguồn nay được dùng để thay thế trong tương lai khi
nguồn nguyên liệu tự nhiên bị cạn kiệt. Theo Đại học tổng hợp Iowa (IFPRI
2006 - 2007) [22], để hạn chế khai thác dầu mỏ - nguồn tài nguyên không tái
tạo được đang cạn dần, ngô được dùng làm nguyên liệu chế biến ethanol, thay
thế một phần nhiên liệu xăng dầu chạy ô tô tại Mỹ, Braxin, Trung Quốc 2
Ở Việt Nam, trong khoảng thời gian hơn 20 năm gần đây tỷ lệ diện tích trồng
ngô lai tăng lên hơn 90%, một tốc độ phát triển rất nhanh trong lịch sử ngô lai thế
giới. Ngô lai đã làm thay đổi tận gốc rễ những tập quán canh tác lạc hậu, góp phần
đưa nghề trồng ngô nước ta đứng trong hàng ngũ những nước tiên tiến về sản xuất
ngô ở Châu Á (Trần Hồng Uy, 2001) [18]. Tuy nhiên, năng suất ngô của nước ta
vẫn thấp hơn trung bình thế giới, năm 2012 đạt 86,9% (42,95/49,44 tạ/ha) và
bằng 55,5% so với Mỹ (77,4 tạ/ha) (FAOSTAT, 2013)[20].
Hiện nay phần lớn ngô được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi, chiếm
khoảng 80% sản lượng ngô, một phần ngô được dùng làm lương thực chính
cho một số đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, đặc biệt những vùng khó

- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại và chống đổ của các giống ngô lai
trong thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
ngô lai trong thí nghiệm.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Đối với học tập: Giúp học viên củng cố kiến thức đồng thời biết vận
dụng những kiến thức đã học được vào thực tế.
+ Đối với nghiên cứu khoa học: Giúp học viên xác định được hướng
nghiên cứu để thực hiện một luận văn thạc sĩ phù hợp với nhu cầu thực tế nơi
công tác.
- Ý nghĩa trong sản xuất: Đề tài góp phần chọn ra giống ngô mới bổ sung
cho bộ giống của tỉnh nhằm nâng cao năng suất và sản lượng ngô ở Hà Giang. 4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Giống cây trồng là một tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng của sản xuất
nông nghiệp. Giống tốt là tiền đề để tăng năng suất tăng vụ, nâng cao phẩm
chất của nông sản. Trong xu thế hội nhập, khi sản phẩm nông nghiệp của
chúng ta phải cạnh tranh với hàng hóa nông sản nhập từ các nước bạn thì việc
cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng là vấn đề thiết yếu. Để
thực hiện mục tiêu này, giống được xem là khâu then chốt.
Chọn tạo giống cây trồng là một quá trình lâu dài và phức tạp. Một
giống cây trồng mới được đưa ra sản xuất là kết quả của sự lao động miệt
mài, bền bỉ cùng kinh nghiệm và kiến thức vững vàng của các nhà chuyên
môn. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung - sản xuất ngô nói riêng, quá

Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Có thể nói
rằng, trong 3 cây ngũ cốc chính của loài người: lúa nước, lúa mỳ và ngô thì
không có cây nào sánh kịp với cây ngô về tiềm năng năng suất. Từ những năm
cuối thế kỷ 20, nghề trồng ngô trên thế giới đã có những bước phát triển kỳ
diệu nhờ ứng dụng rộng rãi thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời
không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Đặc biệt, từ 10 năm trở
lại đây cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp
phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và
bảo quản đã đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mỳ và lúa nước.
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô, lúa mỳ và lúa nƣớc
của thế giới năm 2012

Loại cây
trồng
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Ngô
176,99
49,44
875,09
Lúa mỳ
216,64
31,15
674,88
Lúa nước
163,46

44,60
645,20
2004
147,50
49,45
729,20
2005
147,40
48,42
713,90
2006
148,60
47,53
706,30
2007
158,60
49,69
788,10
2008
161,01
51,09
822,70
2009
155,70
51,90
809,02
2010
162,32
51,55
820,62

Khu vực
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Châu Á
57,49
50,07
287,92
Châu Mỹ
67,54
62,62
442,96
Châu Âu
9,49
60,52
57,39
Châu Phi
33,54
20,71
69,49
(Nguồn: FAOSTAT, 2013) [20]
Châu Mỹ có diện tích trồng ngô lớn nhất so với các châu lục khác với
67,54 triệu ha, chiếm 40,2% diện tích ngô toàn thế giới. Đồng thời đây cũng 8
là châu lục có năng suất, sản lượng ngô cao nhất. Năm 2012 năng suất ngô đạt

50% do cải thiện chế độ canh tác. Ngoài ra một trong những lý do năng suất
ngô ở Mỹ tăng cao là nhờ việc áp dụng ngô chuyển gen vào sản xuất.
Trên thị trường quốc tế ngô đứng đầu trong danh sách những mặt hàng
có giá trị khối lượng hàng hóa giao dịch ngày càng tăng, tỷ trọng lưu thông
lớn, thị trường tiêu thụ rộng và nhu cầu ngày càng cao. Sở dĩ nhu cầu ngô
tăng mạnh là do dân số thế giới tăng nên nhu cầu về thịt, cá, trứng, sữa tăng
mạnh dẫn đến đòi hỏi lượng ngô dùng trong chăn nuôi tăng. Hơn nữa trong
những năm gần đây khi nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt thì ngô được coi là
nguồn nguyên liệu chính để chế biến ethanol, một loại nhiên liệu sạch dùng
để thay thế một phần nguyên liệu xăng dầu.
Trong bối cảnh giá xăng dầu đang liên tiếp lập những kỷ lục mới, nhiên
liệu sinh học đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tại Mỹ, nước sản xuất
ethanol lớn nhất thế giới, 1/4 sản lượng ngô được dùng để sản xuất ethanol,
như vậy chỉ riêng lượng ngô dùng cho chương trình ethanol của Mỹ đã tương
đương hơn một nửa nhu cầu ngũ cốc của thế giới.
Hiện nay thị trường ngô thế giới được đánh giá là thị trường tương đối
khả quan. Với tình hình sản xuất và tiêu thụ hiện nay thì cây ngô sẽ càng
khẳng định được vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới.
Nhu cầu ngô tăng do dân số phát triển nhanh, thu nhập bình quân đầu
người được cải thiện nên việc tiêu thụ thịt, cá, trứng, sữa tăng mạnh, dẫn đến
lượng ngô dùng cho chăn nuôi tăng. Thách thức đặt ra là 80% nhu cầu ngô trên
thế giới tăng (266 triệu tấn) lại tập trung ở các nước đang phát triển, trong khi
đó chỉ khoảng 10% sản lượng ngô từ các nước công nghiệp có thể xuất sang
các nước này. Vì vậy, các nước đang phát triển phải tự đáp ứng nhu cầu của
mình trên diện tích ngô hầu như không tăng (IFPRI, 2007) [22].
10
Bảng 1.4: Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020

Nam Á
14
19
36
Nguồn : (IFPRI, 2007)[22 ].
Số liệu bảng 1.4 cho thấy, nhu cầu về ngô trên thế giới ngày càng tăng
từ 1997 đến 2020 nhu cầu cần tăng thêm 45%, trong đó số lượng tăng nhiều ở
các nước đang phát triển (năm 1997 nhu cầu 295 triệu tấn lên 508 triệu tấn
vào năm 2020), sự thay đổi lớn nhất thuộc về các nước Đông Á với sự tăng
thêm 85% vào năm 2020.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngô lai trên thế giới
Cây ngô đã được biết đến qua những nền văn minh của người da đỏ trên
thế giới, hầu hết những loài phụ ngô ngày nay được biết đến như: ngô đá rắn,
ngô nổ cũng đã được người da đỏ biết đến từ thời cổ đại. Sau khi Columbus
mang ngô về châu Âu, người châu Âu đã nhanh chóng nhận ra giá trị lương thực
của cây ngô. Vào thế kỷ XVI và XVII, người châu Âu đã tiếp thu cây ngô từ bộ
tộc người da đỏ nhưng chưa có cơ sở đi xa hơn so với những gì mà người da đỏ
làm được. Đến thế kỷ thứ XVIII, những phát hiện khoa học về cây ngô đã dần
được hé mở. Vào năm 1716 Cotton Mather, là người đầu tiên tiến hành thí
nghiệm về giới tính ở cây ngô, đã quan sát thấy được sự thụ phấn chéo ở cây
ngô. Tám năm sau công bố của Mather, Paul Dadly đã đưa ra nhận xét về giới
tính của cây ngô và cho rằng gió đã mang phấn ngô cho quá trình thụ tinh (Ngô 11
Hữu Tình và cs, 1997) [16]. Năm 1760, nhà bác học người Nga Koelreiter đã
quan sát và mô tả hiện tượng ưu thế lai qua việc lai giữa Nicotinana tabacum và
N. robusa. Năm 1766, Koelreuter lần đầu tiên miêu tả hiện tượng tăng sức sống
của con lai ở cây ngô, khi tiến hành lai các cây trồng thuộc chi Nicotiana,
Dianthus, Verbascum, Mirabilis và Datura với nhau (Stuber, 1994) [23]. Đây là

cung cấp cho khoảng hơn 80 nước trên thế giới thông qua mạng lưới khảo
nghiệm giống Quốc tế. Các nguồn nguyên liệu mà chương trình ngô
CIMMYT cung cấp cho các nước là cơ sở cho chương trình tạo dòng và
giống lai. Trung tâm này đã nghiên cứu đưa ra giải pháp, tạo giống ngô thụ
phấn tự do (OPV) làm bước chuyển tiếp giữa giống địa phương và ngô lai.
Các giống ngô lai ngày càng được trồng rộng rãi và phổ biến, trong đó các
giống ngô lai đơn có ưu thế lai cao nhất nhưng do quá trình sản xuất hạt giống
cho năng suất thấp nên giá thành hạt giống lai đơn rất cao. Vì vậy, người ta
tiến hành tạo các giống ngô lai 3, lai kép cho năng suất hạt giống cao, giá
thành hạt giống rẻ, ưu thế lai cao (Nguyễn Thế Hùng và cs, 1997) [7]. Trong
30 năm hoạt động trung tâm đã đóng góp đáng kể vào việc xây dựng, phát
triển và cải thiện hoạt động vốn gen, quần thể và giống ngô cho 80 quốc gia
trên thế giới.
Bên cạnh việc tạo ra những giống ngô lai cho năng suất cao, các nhà
chọn tạo giống ngô tại CIMMYT đã nghiên cứu phát triển các giống ngô hàm
lượng protein cao QPM (Quality Protein Maize). Cách đây hơn 3 thế kỷ,
những nghiên cứu về ngô QPM đã được tiến hành sau khi khám phá ra đột
biến gen lặn Opaque 2 và gen trội không hoàn toàn Floury 2 ở ngô. Những
gen này quy định hàm lượng đạm và đặc biệt là hàm lượng Lisine và
Trytophan, đã giải quyết đòi hỏi của thị trường ngô ngày càng cao theo hướng
tăng diện tích ở mức độ nhất định đi đôi với năng suất và tăng hàm lượng,
chất lượng đạm. Lúc đầu, nhiều chương trình quốc gia với sự tài trợ về tài
chính to lớn của nhà nước, các tổ chức quốc tế và tư nhân đã tập trung nghiên
cứu giống ngô giàu đạm nội nhũ mềm (còn gọi là nội nhũ xốp). Chương trình 13
này đã thất bại vì không nâng cao được tỷ lệ và chất lượng đạm, sâu bệnh
nhiều, bắp dễ bị thối, bảo quản trong kho dễ bị sâu mọt phá hoại và hạt dễ bị
mất sức nảy mầm và lâu khô. Cuộc cách mạng về ngô QPM, nội nhũ cứng

lai trên thế giới vẫn đang được chú ý phát triển để tạo ra những giống ngô
mới có những đặc điểm mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
con người.
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và
phát triển, vì vậy cây ngô được trồng phổ biến ở khắp các vùng trên cả nước.
Những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ khuyến
khích cây ngô phát triển, thêm nhiều tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng nên sản
xuất ngô đã có những bước tiến đáng kể. Cây ngô đã trở thành cây lương thực
quan trọng thứ hai sau cây lúa, đồng thời là cây màu số một góp phần đáng kể
trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân Việt Nam.
Tình hình sản xuất ngô ở nước ta qua các giai đoạn lịch sử phát triển
không đồng đều, năng suất ngô Việt Nam những năm 1960 chỉ đạt trên 10
tạ/ha, với diện tích hơn 200 nghìn ha. Đến đầu những năm 1980, năng suất
cũng chỉ đạt 11 tạ/ha và sản lượng hơn 400 nghìn tấn, nguyên nhân là do
trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những
năm 1980 nhờ hợp tác với Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế
(CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta góp
phần tăng năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên
ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu
những năm 1990 đến nay.
Giai đoạn từ 1981 - 1992: diện tích ngô tăng chậm, năng suất tăng
không đáng kể, từ 11 tạ/ha (1980) lên 15 tạ/ha (1992), bình quân mỗi năm
tăng 3,5%. Mặc dù giai đoạn này đã sử dụng các giống thụ phấn tự do nhưng
chủ yếu là giống tổng hợp, hỗn hợp nên năng suất vẫn còn thấp. 15
Từ 1993 đến nay: đây là giai đoạn sản xuất ngô ở Việt Nam thực sự có

3.430,9
2005
1.052,6
36,0
3.787,1
2006
1.033,1
37,3
3.854,5
2007
1.096,1
39,3
4.303,2
2008
1.140,2
40,2
4.573,1
2009
1.086,8
40,8
4.431,8
2010
1.200,0
41,7
5.006,8
2011
1.121,2
43,1
4.835,7
2012

nước ta còn thấp hơn nhiều, do đó sản xuất ngô ở nước ta rất cần có
phương hướng phát triển một cách cụ thể để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
cũng như theo kịp thế giới và bè bạn năm châu.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam
Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90, với chính sách mở cửa, ngô lai
ở Việt Nam là một trong những cây hội nhập sớm nhất. Cuộc cách mạng về 17
ngô lai ở nước ta đã được nhà nước đặc biệt quan tâm. Năng suất và sản
lượng ngô ở Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt do áp dụng thành tựu về
ngô lai vào sản xuất.
Nguồn gen ngô hiện nay được bảo tồn tại Viện Nghiên cứu ngô với
khoảng 400 mẫu giống thụ phấn tự do và 3000 mẫu dòng (Trần Văn Minh,
2004) [13]. Năm 1973 trạm nghiên cứu ngô Sông Bôi (Hoà Bình) được thành
lập, đây là trạm nghiên cứu ngô quốc gia sau này. Các chuyên gia Việt Nam
trong một thời gian dài đã nỗ lực thu thập nguồn vật liệu khởi đầu trong nước,
hợp tác với trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) trong việc
thu thập đánh giá, phân loại nguồn nguyên liệu cũng như đào tạo cán bộ
chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu ngô, đặt nền tảng cho mọi hoạt động
nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ sản xuất ngô ở Việt Nam. Quá trình nghiên
cứu ngô ở Việt Nam trải qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn ngô thụ phấn tự do: trải qua 15 - 20 năm, từ sau giải
phóng miền Nam đến cuối những năm 1980. Trên cơ sở tập đoàn nguyên
liệu thu thập trong nước kết hợp với nguồn nhập nội chủ yếu từ CIMMYT,
chúng ta đã chọn tạo và đưa ra sản xuất một loạt các giống thụ phấn tự do
như TH2A, TH2B, VM1, TSB1, TSB2, MSB49 đưa năng suất ngô năm
1990 đạt 1,55 tấn/ha.
- Giai đoạn chọn tạo giống lai không quy ước: Giai đoạn 1990 - 1995
giống lai không quy ước được sử dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao cho

cao hơn ngô thường. Hàm lượng protein là 11% (ngô thường là 8,5 - 9%),
trong đó hàm lượng Lysine là 4,0% và Triptophan là 0,82% (ngô thường là
2,0% và 0,5%).
Hơn nữa, cùng với phương pháp chọn tạo giống truyền thống thì việc
ứng dụng công nghệ sinh học để tạo các giống có khả năng chống chịu với
điều kiện bất thuận đã đạt được kết quả, trong đó đáng chú ý nhất là cây ngô
biến đổi gen kháng sâu đục thân, kháng vius, chịu thuốc trừ cỏ. Tháng 3/2008


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status