skkn rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh - Pdf 24

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Dạy giải toán có lời văn trong môn toán Tiểu học có vai trò hết sức quan
trọng trong việc rèn luyện ngôn ngữ toán học và tập dượt cho học sinh suy luận,
hình thành phương pháp học tập và làm việc khoa học. Có thể nói việc giải các
bài toán có lời văn là cơ hội tốt nhất để giúp học sinh biết cách vận dụng những
kiến thức về toán, được rèn luyện kỹ năng thực hành với những yêu cầu được thể
hiện một cách đa dạng, phong phú. Qua việc giải toán mà học sinh có thể nhìn
nhận một vấn đề dưới nhiều hình thức khác nhau; lật đi; lật lại một vấn đề. Điều
này giúp các em có thể tìm ra được dấu hiệu chung và sự khác biệt giữa các đối
tượng toán học. Trên cơ sở đó, giúp các em biết được ý nghĩa thực tiễn của toán
học, bước đầu biết cách vận dụng toán học vào giải quyết một số tình huống có
nội dung thực tiễn, các em thấy được sự gần gũi giữa tri thức trong nhà trường
với đời sống, kích thích các em sự yêu thích môn học. mặt khác dạy giải toán có
lời văn còn là một cơ hội tốt nhất để giáo viên Tiểu học thực hiện có hiệu quả
việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. Hiện nay trong điều kiện không
có trường chuyên, lớp chọn thì việc học sinh học và giải dạng toán này là hết sức
cần thiết và có nhiều ý nghĩa.
Tuy nhiên nhận thức về vấn đề này của một số giáo viên Tiểu học còn hạn
chế. Có giáo viên quan niệm rằng: Giải các bài toán có lời văn chỉ nhằm mục
đích học sinh tìm ra được đáp số. Cách tổ chức dạy học chung chung : thường là
yêu cầu 1 em đọc đàu bài, sau đó học sinh tự làm trong 1 lượng thời gian nhất
định, sau đó gọi một số em lên chữa bài tập, nếu sai cô sẽ hướng dẫn cả lớp sửa .
Với cách dạy đó, học sinh thường học tập thụ động, máy móc, không phát huy
được tính sáng tạo của học sinh. Nguyên nhân này lý giải phần nào việc một số
năm trước đây chất lượng các bài kiểm tra, bài thi định kỳ chất lượng môn toán
-1-
thấp, do học sinh không biết làm bài toán giải, đặc biệt là chất lượng học sinh
giỏi các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà trường và nguyện vọng của phụ
huynh học sinh , lý do: Học sinh chưa biết cách lý luận để tìm ra hướng giải hoặc
có lý luận thì dài dòng và không rõ ràng.

- Khi tính, các em có thể có các cách tính khác nhau ví dụ như tính chiều
rộng thửa ruộng đó:
Cách 1: 100 : (2 + 3) x 2 = 40 (m)
Cách 2: 100 - 100 : (2 + 3) x 3 = 40 (m)
Giáo viên muốn học sinh so sánh cả 2 cách tính - nếu giáo viên nêu câu
hỏi " Hãy so sánh hai phép tính" thì câu hỏi chưa thật rõ ràng - giáo viên nêu câu
hỏi "Hãy so sánh kết quả hai phép tính" - học sinh sẽ thấy được 2 phép tính trên
có cùng một kết quả những cách tính khác nhau.
* Có giáo viên nêu rất nhiều câu hỏi nhằm gợi mở cách giải. Nhưng khi
nêu nhiều câu hỏi rất dễ mắc phải lỗi là câu hỏi qúa vụn vặt, học sinh thấy trả lời
qúa đơn giản - học sinh không cần phải suy nghĩ để tự tìm ra cách giải mà cứ thụ
động trả lời cả chuỗi câu hỏi đó. các em không biết hoặc không hề nghĩ đến
những mục đích nằm sau những câu hỏi đó.
Chẳng hạn khi đọc bài "Thể tích hình hộp chữ nhật" ta không nêu câu hỏi
"Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi
nhân với cái gì nữa ?"
Ta chỉ nêu câu hỏi "Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?"
-3-
* Nhiều câu hỏi giáo viên nêu chỉ dành cho 1 trò suy nghĩ - kiểu đối đáp 1
thầy - 1 trò này làm mất hứng thú cho học sinh cả lớp. Cũng có một số câu hỏi thì
học sinh trả lời theo kiểu nói leo. Cả hai cách hỏi đó đều không lôi cuốn được
học sinh cả lớp suy nghĩ.
* Với những câu trả lời chưa mạch lạc, chính xác giáo viên chưa uốn nắn,
sửa chữa một cách kịp thời - sau khi sửa chữa giáo viên chưa cho học sinh nhắc
lại một cách đầy đủ.
2) Việc sử dụng phương pháp trực quan:
Giáo viên thường coi trọng việc sử dụng ,phương pháp trực quan nhưng
chưa phát huy hết tác dụng của nó. Trực quan chỉ nên sử dụng khi ta tiến hành
dạy về một kiến thức mới mà đòi hỏi học sinh phải quan sát. Có những sự vật
hiện tượng các em chưa được nhìn thấy bao giờ thì nhất thiết phải có đồ dùng

B. GIẢI 3 BÀI TOÁN ĐƠN VỀ CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU.

- Tìm vận tốc.
- Tìm quãng đường.
- Tìm thời gian.
C. TIẾP TỤC GIẢI CÁC BÀI TOÁN VỀ "Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2
số' , "Tìm 2 số khi biết tổng, và tỷ số của 2 số" , (trong trường hợp tỷ số là
một phân số, số thập phân).
D. GIẢI CÁC BÀI TOÁN CÓ NỘI DUNG HÌNH HỌC, KẾT HỢP CÁC TÌNH HUỐNG
ĐƠN GIẢN TRONG THỰC TẾ:

- Tính chu vi, diện tích, thể tích của 1 hình.
- Tính sản lượng, năng xuất.
- Tính tiền vốn, tiền lãi
2) Những giải pháp thực hiện.
A. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP.

Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học là một vấn đề rất quan trọng
trong quá trình dạy học; Nó có tính chất quyết định chất lượng dạy và học. Đổi
mới như thế nào cho đúng hướng ? Việc đó đòi hỏi giáo viên phải có sự lựa chọn
phương pháp dạy học một cách đúng đắn.
Trong quá trình thiết kế bài học, người giáo viên phải lựa chọn những
phương pháp phù hợp với bài đó. Nhà giáo phải là người nắm chắc được ưu và
nhược của từng phương pháp. Tuỳ vào bài, vào kiến thức để sử dụng phương
-5-
pháp dạy học đạt kết quả. Tuy nhiên chẳng có phương pháp nào là "vạn năng". Bởi
vậy, người giáo viên phải biết cách phối hợp các phương pháp để dạy lại có nhiều
bài toán khác nhau nhưng có thể sử dụng được cùng một phương pháp suy luận.
Ví dụ: Với 2 bài toán sau:
1- Nửa chu vi một hình chữ nhật là 72m. Tính chiều dài và chiều rộng biết

nghĩ tìm cách giải . Chính việc tổ chức hoạt động bằng tay trên giúp ích cho
công việc tóm tắt dễ dàng . Nếu một bài toán được tóm tắt chính xác, rõ ràng thì
việc hiểu đề sẽ kỹ hơn, từ đó dễ tìm cách giải hơn.
4) Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề toán:
Ví dụ:
Bài toán: Quãng đường từ A đến B dài 240 km. Một ô tô đi với vận tốc 60
km/h, xe máy đi với vận tốc 40 km/h. Nếu xuất phát cùng một lúc từ A thì xe
máy đến B muộn hơn ô tô mấy giờ ?
Nếu phương pháp đàm thoại, giáo viên sẽ hỏi học trò trả lời như sau:
- Bài toán cho biết gì ? bài toán yêu cầu gì ?
- Muốn biết được xe máy đến muộn hơn ô tô mấy giờ ta phải tính gì ?
- Tính được thời gian xe máy đi và thời gian ô tô đi rồi ta tính gì ?
Sử dụng phương pháp đàm thoại ở đây sẽ không kiểm tra được mức độ
nắm đề bài của cả lớp. Thường thì những em học khá sẽ nhanh hơn và phát biểu
trước, những em học trung bình chưa kịp suy nghĩ. Để khắc phục tình trạng này
ta có thể thay các câu hỏi đàm thoại bằng một yêu cầu khác : Lập sơ đồ để phân
tích bài toán (giáo viên có thể hướng dẫn nếu học sinh chưa quen với việc lập sơ
đồ theo kiểu này)
Hiệu t (thời gian)

t : t xe máy  t ô tô
 
s : v xe máy s : v ô tô
-7-
Giáo viên có thể bao quát được hoạt động của học sinh, biết được em nào
chưa làm việc, em nào làm đúng (hay sai) Sau khi các ẹm đã lập được sơ đồ bài
toán, các em có thể dựa vào sơ đồ đó để lần lượt nêu các bước giải.
5) Hướng dẫn học sinh đặt lời giải:
Mỗi phép tính đều có một câu lời giải ở trước nhằm giải thích kết quả của
phép tính đó. Thường học sinh dựa vào sơ đồ đã lập để nêu lời giải và phép tính

m và chiều cao bằng
5
4
đáy nhỏ. Năng xuất thu hoạch là 40 kg thóc một ha. Tính
xem trên cả thửa ruộng này đã thu hoạch được bao nhiêu kg thóc ?
+ Tiến trình:
- Cho học sinh đọc đề toán.
- Yêu cầu học sinh gạch 1 gạch dưới những điều đã biết
Gạch 2 gạch dưới điều cần tìm.
- Yêu cầu học sinh tóm tắt đề.
- Học sinh lập sơ đồ phân tích bài toán:
Sản lượng

Năng xuất × Diện tích

(Đáy lớn + đáy nhỏ) × chiều cao : 2

(Đấy nhỏ : 5)
- Hướng dẫn học sinh dựa theo sơ đồ để giải theo từng bước.
2) Bài toán 2: Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăn chân chẵn
Hỏi có bao nhiêu con chó, bao nhiêu con gà ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán sau khi đọc kỹ đề :
Số gà + Số chó = 36 (con)
Số chân gà + Số chân chó = 100 (chân)
Số gà ? Số chó ?
- Hướng dẫn học sinh giải theo phương pháp suy luận:
-9-

Với sơ đồ này cách giải là:
Giải : Số lít dầu đựng trong 24 chai là : 0,75 x 24 = 18 (lít)
Số kg dầu đựng trong 24 chai là : 0,76 x 18 = 13,68 (kg)
-10-
Số kg của 24 cái vỏ chai là : 0,25 x 24 = 6 (kg)
24 chai dầu cân nặng : 13,68 + 6 = 19, 68 (kg)
Đáp số: 19,68 (kg)
- Cho học sinh trình bầy bằng cách lập sơ đồ theo kiểu khác và cách giải
khác của mình (nếu có) :
Chẳng hạn : Số kg của 24 chai dầu

(Số kg của 1 vỏ chai + Số kg dầu trong 1 chai) x 24

Số kg của 1 lít dầu x Số lít dầu mỗi chai
Theo sơ đồ này học sinh sẽ giải như sau :
Số kg dầu trong mỗi chai là :
0,76 x 0,75 = 0,57 (kg)
24 chai dầu cân nặng là:
(0,25 + 0,57) x 24 = 19,68 (kg)
Đáp số; 19,68 (kg)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh các bước giải và kết quả của hai
cách giải trên. Học sinh dựa vào sơ đồ và cách giải của hai cách trên sẽ rút ra kết
luận cách nào là hay hơn, ngắn hơn. (Những cả 2 cách đều phải có kết quả giống
nhau thì mới đúng). Điều đó giúp học sinh rút kinh nghiệm ở những bài sau sẽ
tìm ra những bước đi ngắn nhất, hay nhất để giải quyết yêu cầu bài toán.
2) Kết quả.
Sau hai năm thực hiện dạy các bài toán có lời văn theo hướng tích cực
hoá hoạt của học sinh , chất lượng môn toán của học sinh khối 5 được nâng lên
khá rõ rệt.
Kế quả kiểm tra định kỳ lần 3 của năm học 2003 - 2004 đạt được như sau:

hai năm qua đạt kết quả tương đối cao so với các trường trong huyện.
Tuy nhiên, trong quá trình dạy học có nhiều con đường để đi đến đích và
chưa có con đường nào là ưu việt nhất. Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp.
Nga Lĩnh, tháng 4 năm 2004
Người viết
Nguyễn Thị Huyền
-12-
-13-


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status