SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5 - Pdf 26


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 5”
1

PHẦN I - MỞ ĐẦU
I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1-Cơ sở lí luận:
Dạy học Toán ở Tiểu học nhằm giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản ban
đầu về số học: số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; dạy các yếu
tố hình học; một số yếu tố thống kê và đặc biệt là kĩ năng giải Toán. Mặt khác chương
trình SGK Toán mới đã có nhiều điểm khác biệt với chương trình cũ. Các mạch kiến thức
toán học từ lớp 1 đến lớp 5 được thống nhất chặt chẽ với nhau theo cấu trúc đồng tâm nên
nó giúp cho học sinh không những được học mà còn được củng cố lại kiến thức ở các lớp
trên. Học tốt môn Toán là điều kiện để học tốt các môn học khác.
2- Cơ sở thực tiễn.
Trong thực tế giảng dạy ở các trường tiểu học, yếu tố giải toán có lời văn là yếu tố
tương đối khó, nó được xen kẽ với các mảng kiến thức của số học, hình học, đại lượng và
đo đại lượng. Hơn nữa, các bài toán có lời văn cũng có nhiều dạng khác nhau như bài
toán đơn, bài toán hợp…
Qua thăm lớp, dự giờ tôi thấy rằng kĩ năng giải Toán có lời văn của học sinh từ lớp 1
đến lớp 5 rất lúng túng, đặc biệt là cách tìm ra hướng giải và câu trả lời cho phép tính
chưa nhanh và chưa chính xác. Điều này đã làm mất thời gian trong các giờ học và không
tạo được hứng thú học toán cho học sinh.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh giải toán nhanh và chính xác đồng thời tạo được
hiệu quả tốt trong giờ học? Câu hỏi này đòi hỏi các nhà làm công tác giáo dục và những
người trực tiếp giảng dạy phải lưu tâm. Trong bài viết này, tôi mạnh dạn đưa ra một số
biện pháp dạy học rèn kỹ năng giải Toán cho học sinh lớp 5 mà tôi đã đưa vào thực
nghiệm và có hiệu quả.

hợp, rút ra quy tắc ở dạng khái quát nhất định…
Các bài toán số học ở Tiểu học được phân chia thành các bài toán đơn và khối các bài
toán hợp. Để giải quyết được những bài toán này, giáo viên đã biết kết hợp các phương
pháp dạy học: Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp giảng giải - minh hoạ, phương
pháp thực hành - luyện tập…
2-Cơ sở thực tiễn
Tình hình dạy học giải toán của giáo viên hiện nay đang được áp dụng phương pháp
nêu vấn đề để rồi học sinh tự tìm hướng giải quyết. Song học sinh lại rất lúng túng với
phương pháp này vì các em không biết tìm “khoá”để mở bài toán (đặc biệt là toán hợp).
Nếu giáo viên giảng giải nhiều sẽ bị coi là không đổi mới phương pháp và cũng đồng thời
3

không phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh. Bản thân học sinh không
biết cách trình bày bài giải thế nào hoặc không xác định được dạng toán điển hình để có
những bước tính phù hợp. Đó chính là những khó khăn khi dạy giải toán ở Tiểu học.
II-PHÂN TÍCH LÍ LUẬN THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
I-Mục tiêu của dạy học “ Giải toán có lời văn” ở lớp 5.
Dạy học giải toán có lời văn trong Toán 5 nhằm giúp cho học sinh biết giải các bài
toán có đến 4 bước tính , trong đó có:
- Các bài toán liên quan đến tỉ số(ôn tập đầu năm)
- Các bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ ( bổ sung ở phần ôn tập đầu năm)
- Các bài toán về tỉ số phần trăm.
- Các bài toán về chuyển động đều.
- Các bài toán có nội dung hình học.
II-Nội dung dạy Toán ở Tiểu học.
1.Nội dung dạy giải Toán ở Tiểu học có 5 mạch kiến thức gồm:
- Yếu tố số học
- Yếu tố đại lượng và đo đại lượng.
- Yếu tố hình học.
- Yếu tố thống kê.

Hoặc :Bạn Nam có 7 quả bóng bay,bạn làm bay mất 3 quả.Hỏi trong tay bạn còn
mấy quả?
+ Giai đoạn cuối( các lớp 4,5 )chủ yếu gồm các nội dung có tính khái quát cao hơn( so
với giai đoạn trước)nhưng vẫn dựa vào các hoạt động đo, tính…trên cơ sở đó mà bước
đầu khái quát hoá,tập suy luận. Chẳng hạn, sau khi học song phép cộng, các em phải khái
quát được phép cộng có những tính chất gì?
Các kiến thức kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học được hình thành chủ yếu bằng thực
hành,luyện tập và thường xuyên được ôn tập,củng cố,phát triển, vận dụng trong học tập
và trong đời sống. Thông qua thực hành toán họccác em có thể bước đầu hình thành được
các khái niệm toán học, các quy tắc tính toán, bằng thực hành toán học sẽ giúp củng cố tri
thức mới, rèn luyện các kĩ năng cơ sở,phát triển tư duy, phát triển thông minh. Công tác
thực hành toán là cơ hội giúp cho học sinh làm quen với cách vận dụng kiến thức, kĩ năng
môn Toán để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống.
2-Nội dung dạy giải toán ở lớp 5.
So với những chương trình cải cách giáo dục,mức độ giải toán có lời văn của Toán 5
hiện nay có một điểm đặc biệt:
- Số lượng các bài toán có lời văn trong SGK giảm đi đáng kể (nhìn chung sau mỗi tiết
lí thuyết không quá 3 bài tập,trong đó thường có không quá một bài toán có lời văn; trong
5

mỗi tiết thực hành có không quá 4 đến 5 bài tập,trong đó thường có không quá 2 bài toán
có lời văn( trừ một số tiết giải toán có lời văn).
- Các bài toán khó có cách giải phức tạp (mang tính chất đánh đố) hầu như không
có.Thay vào đó,có một số bài (số lượng không nhiều) mang tính chất “ phát triển” đòi hỏi
học sinh phải “suy nghĩ” độc lập để giải.
- ở mỗi bài toán giảikhông quá 4 bước tính.
Nội dung các bài toán có tính “cập nhật” hơn trước,gần với đời sống xung quanh của
trẻ, gắn liền với các “tình huống” cần giải quyết trong thực tế. Chẳng hạn:
* Các bài toán về quan hệ tỉ lệ gắn với mức tăng dân số hằng năm(bài 3 trang 19 ; bài 2
trang 21)

quan đến tính chu vi, diện tích,…
Tiếp tục như lớp 1,2,3 nội dung dạy học “Giải toán có lời văn ở lớp 5” được xây dựng
theo định hướng chủ yếu giúp học sinh rèn luyện phương pháp giải toán (phân tích đề
toán, tìm cách giải quyết và trình bày bài giải) giúp học sinh khả năng diễn đạt(nói và
viết) khi muốn nêu “tình huống” trong bài toán, trình bày được “cách giải” bài toán, biết
viết “câu lời giải” và “phép tính giải”…
Các bài toán có lời văn ở lớp 5 có xu hướng giảm tính “phức tạp” và “độ khó” quá
mức đối với học sinh,đồng thời hạn chế các bài toán mang tính “đánh đố” hoặc cách giải
áp đặt,phải cần đến nhiều “mẹo” mới giải được.
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 5
1- Về mức độ,yêu cầu của Giải toán có lời văn ở lớp 5
Cũng như các lớp khác, yêu cầu của dạy học giải toán có lời văn ở lớp 5
Chủ yếu là rèn kĩ năng về”phương pháp” giải toán(cách đặt vấn đề,tìm hiểu vấn đề,giải
quyết vấn đề);rèn khả năng diễn đạt (trình bày vấn đề bằng lời nói, bằng chữ viết).Không
yêu cầu học sinh phải làm những bài toán khó, phức tạp (mức độ giải toán không quá bốn
bước tính) và học sinh không phải làm quá nhiều bài toán (mỗi tiết học thương chỉ có từ
1,2 bài toán có lời văn)
2.Dạy học giải toán về “quan hệ tỉ lệ”
Trong Toán 5, các bài toán về quan hệ tỉ lệ được xây dựng từ những bài toán liên quan
đến tỉ số mà cách giải chủ yếu dựa vào phương pháp “rút về đơn vị” (học ở lớp 3) và
phương pháp “tìm tỉ số” (học ở lớp 4). Chẳng hạn:
Bài toán: Muốn đắp xong nền nhà trong 2 ngày, cần có 12 người. Hỏi muốn đắp xong
nền nhà đó trong 4 ngày thì cần có bao nhiêu người ?
Cách 1: “ Rút về đơn vị”: Bài giải
Muốn đắp nền nhà xong trong 1 ngày, cần số người là:
12 x 2 = 24 (người)
Muốn đắp nền nhà xong trong 4 ngày ,cần số người là:
7

24 : 4 = 6 (người)


Các bài toán về “tỉ số phần trăm” thực chất là các bài toán về “tỉ số”. Do đó,trong Toán
5,các bài toán về tỉ số phần trăm được xây dựng theo ba bài toán cơ bản về tỉ số.
Bài toán 1: Cho a và b . Tìm tỉ số phần trăm của a và b.
VD ( SGK /175)
Trường Tiểu học Vạn Thọ có 600 HS, trong đó có 315 HS nữ. Tính tỉ số phần trăm của
số HS nữ và số HS toàn trường.
Bài giải
Tỉ số phần trăm số HS nữ và số HS toàn trường là :
315 : 600 = 0,525
0,525 = 52,5 %
Đáp số : 52,5 %.
Bài toán 2: Cho b và tỉ số phần trăm của a và b. Tìm a.
VD (SGK / 76)
Một trường Tiểu học có 800 HS,trong đó số HS nữ chiếm 52,5 % .Tính số HS nữ của
trường đó.
Bài giải
Số HS nữ của trường đó là :
800 : 100 x 52,5 = 420 ( học sinh)
Đáp số : 420 học sinh.
Bài toán 3 : Cho a và tỉ số phần trăm của a và b .Tìm b.
VD ( SGK/78)
Số HS nữ của một trường là 420 em và chiếm 52,5 % số HS toàn trường .Hỏi trường
đó có bao nhiêu HS?
Bài giải
Số học sinh của trường đó là :
420 : 52,5 x 100 = 800 ( học sinh )
Đáp số : 800 học sinh
4- Dạy học giải toán về chuyển động đều
4.1 Trong Toán 5 có 3 bài cơ bản về chuyển động đều của một chuyển động.

Đáp số : 3 giờ
4-2 Các bài tóan về chuyển động “ ngược chiều”, chuyển động “cùng chiều”.
Trong Toán 5 có giới thiệu 2 bài toán chuyển động đều của 2 vật chuyển động . Đó là :
a, Hai động tử chuyển động ngược chiều gặp nhau , khởi hành cùng một lúc:
S
t =
V1 + V2

s: Quãng đường ( khoảng cách hai vật khi bắt đầu cùng chuyển động )
t: thời gian đi để gặp nhau.
v
1
, v
2
: vận tốc của hai vật.
Ví dụ: SGK/144
Quãng đường AB dài 180 km. Cùng một lúc một ôtô đi từ A đến B với vận tốc 54km/h
và một xe máy đi từ B đến A vứi vận tốc 36km/h. Hỏi sau bau lâu ôtô gặp xe máy ?
180 km
A ô tô xe máy B

v = 54 km/ h v = 36 km/ h

Bài giải
Sau mỗi giờ cả ôtô và xe máy đi được quãng đường là :
54 + 36 = 90 (km)
Thời gian để ôtô gặp xe máy là :
180 : 90 = 2 (giờ)
11


t = ( V1 > V2 )
V1 – V2

Trong Toán 5, các bài toán có nội dung hình học thường là các bài toán về tính chu vi các
hình( chu vi hình vuông, chu vi hình chữ nhật, chu vi hình tròn); Tính diện tích các
hình( hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình tròn; tính diện tích xung
quanh, diện tích toàn phần, thể tích, hình hộp chữ nhật, hình lập phương). Đặc biệt là các
bài toán về tính diện tích ruộng đất thực tế liên quan đến việc phân chia một hình thành
các hình khác để tính được diện tích.
Với nội dung này, Toán 5 đã giúp học sinh hình thành cách tính chủ yếu dựa vào trực
quan, cắt ghép hình.
Chẳng hạn: dạy diện tích hình thang thông qua cắt ghép hình để chuyển về dạng hình tam
giác.
A B
M

D C N
Hoặc dạy diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng cách triển khai trên đồ dùng
trực quan để học sinh nhận thấy diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật chính là diện
tích của một hình chữ nhật lớn vừa triển khai được.
Khi áp dụng công thức để tính diện tích hoặc thể tích thì phép tính giải trong mỗi bước
tính thường là phải tính “ giá trị của biểu thức chữ”, do đó khi trình bày bài giải học sinh
không phải viết kết quả của phép tính trung gian mà ghi ngay kết quả của biểu thức.
Chẳng hạn: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 20 cm, chiều rộng 12 cm, chiều cao 10
cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó.
Bài giải
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
( 20 + 12 ) x 2 x 10 = 640 (cm
2
)

3

Diện tích của mảnh 3 là:
( 6,5 + 3,5 ) x 4,2 = 42 (m
2
)
Diện tích của mảnh đất là:
24,5 + 42 = 66,5 (m
2
)
Đáp số: 66,5 m
2
Cách 2: Bài giải
Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật( như hình vẽ)
3,5 cm
3,5 m 3,5m
6,5 m
Chiều dài của mảnh 1 là: 4,2 m
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích mảnh 1 là:
11,2 x 3,5 + 39,2 (m
2
)
Diện tích mảnh 2 là:
6,5 x 4,2 = 27,3 (m
2
)
Diện tích của mảnh đất là:
39,2 + 27,3 = 66,5 (m
2

- Về phía học sinh:
HS độc lập suy nghĩ, tìm tòi và lựa chọn lời giải và phép tính đúng.
Hệ thống các bài toán có lời văn có tính cập nhật với phần lí thuyết học sinh được học và
đặc biệt là mang tính thực tế cao.
Chẳng hạn: Khi học cách tính diện tích hình thang thì Toán 5 có ngay bài toán vận dụng
thực tế về tính diện tích của thửa ruộng hình thang: Một thửa ruộng hình thang có độ dài
hai đáy lần lượt là 110m và 90,2m. Chiều cao bằng trung bình cộng hai đáy . Tính diện
tích thửa ruộng đó.( Bài 3 trang 94).
Bên cạnh những ưu điểm đó, việc giảng dạy và học Toán 5 còn có một số khó khăn như
sau:
- Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng, do sợ học sinh không hiểu bài mà giáo viên
còn nói nhiều, giảng nhiều hoặc làm thay học sinh. Qua quá trình dự giờ tôi còn nhận
thấy rằng: một số giáo viên chưa chú ý tới hình thành cho học sinh kĩ năng toán học như:
kĩ năng phân tích đề, kĩ năng tóm tắt và kĩ năng nhận dạng dạng toán cơ bản.
16

- Về phía học sinh:
Học sinh còn vội vàng, hấp tấp, không đọc kĩ bài toán. Trong khi phân tích đề chưa chú ý
đến những “ thuật ngữ” toán học để tìm ra “ chìa khoá” mở bài toán.
Trong quá trình trình bày bài giải, học sinh còn dập xoá vì chưa xác định kĩ câu lời giải
hoặc câu lời giải chưa phù hợp với phép tính, chưa ngắn gọn để đáp ứng được yêu cầu
toán học.
Chẳng hạn với bài toán sau:
Bài 3 trang 165: Một huyện có 320 ha đất trồng cây cà phê và 480 ha đất trồng cây cao
su. Hỏi
a, Diện tích trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích trồng cây cà phê?
b, Diện tích trồng cây cà phê bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cao su?
Với bài tập này, có rất nhiều học sinh đã giải như sau:
Bài giải
a, Diện tích đất trồng cây cao su bằng phần trăm diện tích trồng cây cà phê là:

nắm vững khái niệm thuật ngữ toán học. Chẳng hạn tổng của 2 số; hiệu của 2 số; số này
hơn số kia,…
Hướng dẫn học sinh giải toán và nêu thành các bài toán điển hình ( bài toán có phương
pháp giải thống nhất), chẳng hạn:
- Các bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
- Các bài toán liên quan đến quan hệ tỉ số.
- Các bài toán về tỉ số phần trăm.
- Các bài toán về chuyển động đều.
- Các bài toán có nội dung hình học…
2.2. Tổ chức thực hiện các bước giải toán.
a, Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài toán bằng các thao tác:
- Đọc bài toán ( đọc thầm, đọc to ).
- Tìm hiểu một số từ ngữ quan trọng để hiểu nội dung, nắm bắt bài toán cho biết cái gì,
bài toán yêu cầu phải tìm cái gì?
Ví dụ: Bài 4 trang 145.
Hai thành phố A và B cách nhau 135 km. Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 42 km/
giờ. Hỏi sau khi khởi hành 2 giờ 30 phút xe máy đó còn cách B bao nhiêu ki-lô- mét?
Giáo viên cho học sinh tìm hiểu bài toán qua hệ thống câu hỏi:
18

-Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
b, Tìm cách giải bài toán bằng các thao tác:
- Tóm tắt bài toán ( tóm tắt bằng lời, tóm tắt bằng hình vẽ, tóm tắt bằng sơ đồ ).
Ví dụ: Bài 4 trang 145
Sau khi tìm hiểu nội dung bài toán, giáo viên định hướng cho học sinh tóm tắt bài toán
bằng sơ đồ:

Xe máy: 42 km/giờ. 2giờ 30 phút
A B

- Tổ chức cho học sinh lập đề toán tương tự với bài toán đã giải hoặc lập bài toán ngược
với bài toán đã giải.
- Rèn luyện cho học sinh có kĩ năng lập bài toán dựa vào tóm tắt hoặc dựa vào lời giải.
2.4 Đề xuất.
a/- Cần phân hoá trình độ ,đối tượng học sinh có thể phân hoá như sau :
+ Đối với học sinh yếu : Tạo tình huống để các em tri giác nhận dạng các bài tập.
+ Đối với học sinh trung bình :Có thể giúp các em nhận diện các bài tập hình học
qua việc phân tích đặc điểm các dạng bài tập hình học qua việc phân tích đặc điểm dạng
bài tập bằng con đường trực giác , nhận dạng góc , cạnh. . .
+ Đối với học sinh khá : Ở trình độ này đã có thể thực hiện đuợc các bài tập có
tính lôgích giữa các tính chất của các hình và bản thân các hình . Một số bài tập có tính
chất định nghĩa hình. Còn những tính chất khác sẽ được xây dựng bằng suy diễn, Hình
thành hệ thống câu hỏi từ định nghĩa đến các tính chất của các hình : Hình bình hành ,
hình thoi . . . . .
+ Đối với học sinh giỏi :Các em nhận dạng bài tập một cách nhanh nhẹn thực hiện
tư duy trừu tượng . Tự đặt câu hỏi gợi mở vấn đề trong các bài tập dần dần tiến tới xây
dựng hệ thống tư duy suy diễn trừu tượng.
Sau khi đã phân hoá đối tượng cần tổ chức đa dạng phong phú giúp học sinh lĩnh
hội kiến thức và thành thạo kĩ năng . Điều này có nghĩa là phải tổ chức cho học sinh hoạt
động một cách tính cực ,Học sinh là người tham gia vào các hoạt động ấy , chúng tự tìm
tòi , tự khám phá . . . tổ chức cho các em tự học , tự đọc sách ,cách lấy thông tin , cách
20

phân tích và hiểu thông tin . Những câu hỏi những tình huống của giái viên có ý nghĩa
hết sức quan trọng đối với học sinh , làm cho học sinh hứng thú , tó mò học sinh tìm hiểu
câu trả lời đúng , tạo niềm tin chiến thắng cho các em.
- Giáo viên quan tâm đồng đều tới các đối tượng học sinh trong lớp, chấm chữa tay
đôi với những học sinh kém và luôn có những lời động viên, nhắc nhở để các em tiến bộ
hơn.
b/- Trong quá trình dạy học giải các bài toán có lời văn Giáo viên cần hướng dẫn học chu


1, Mục đích – yêu cầu thực nghiệm.
- Nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mà nội dung đề tài được nghiên cứu, tìm hiểu về giải
toán có lời văn ở lớp 5.
- Kiểm nghiệm các đề xuất để thấy được hiệu quả của các đề xuất đưa ra.
- Xử lí kết quả thực nghiệm.
2, Nội dung thực nghiệm.
- Hướng dẫn học sinh giải toán của 2 tiết dạy:
Tiết 130: Vận tốc ( SGK Toán 5- trang 138 ).
Tiết 161: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình.(SGK Toán 5- trang 168 ).
- Ra đề kiểm tra 15 phút để đánh giá kết quả.
3, Tổ chức dạy thực nghiệm.
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 5B-Trường Tiểu học Bảo Lý
- Đối tượng đối chứng: Học sinh lớp 5A – cùng trường.
Sau khi dạy bài “ Vận tốc” tôi đã ra đề kiểm tra 15 phút để cả lớp cũng làm với đề bài
sau:
Bài 1:
Bạn Hoa đi bộ từ nhà đến trường là 3km hết 36 phút. Tính vận tốc của bạn Hoa
( theo đơn vị km/giờ ).
Bài 2:
Một ca nô đi từ 7 giờ 45 phút đến 9 giờ được quãng đường 30 km. Tính vận tốc của
ca nô.
Đối với lớp 5B, tôi dạy bài “ Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình” và cũng
tiến hành đánh giá kết quả với đề kiểm tra 15 phút có nội dung sau:
Bài 1:
Một hộp phấn dạng hình lập phương có diện tích một mặt là 31 dm
2
. Tính diện tích
xung quanh, diện tích toàn phần của hộp phấn.
Bài 2:

tình trạng sau:
+ Các em xác định thời gian ca nô đi là 9 giờ.
23

+ Hoặc: sau khi tính được thời gian ca nô đi là 1 giờ 15 phút thì các em không chuyển đổi
về 1 đơn vị đo thời gian để tính mà lại để nguyên kết quả đó ghi vào phép tính.Chẳng
hạn, một số HS đã giải bài toán như sau :
Bài giải
Thời gian ca nô đi là:
9 giờ – 7 giờ 45 phút = 1 giờ 15 phút
Vận tốc của ca nô là
30 : 1 giờ 15 phút = 24 ( km / giờ )
Đáp số : 24 km / giờ.
Hoặc có những bài HS không nắm chắc được quy ước trình bày bài giải dẫn tới các em
đã lồng ghép phép đổi ngay trên kết quả của phép tính. Chẳng hạn :
Bài giải
Thời gian ca nô đi là
9 giờ – 7 giờ 45 phút = 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô là:
30 : 1,25 = 24 giờ
Đáp số : 24 giờ
Điều này chứng tỏ các em rất lúng túng trong việc xử lí dữ kiện của đề bài và nó cũng
xuất phát từ việc trong phần giảng bài hoặc dự kiến sai lầm giáo viên đưa ra chưa phù
hợp.
* Đối với lớp 5B:
Kết quả thu được có khả quan hơn và cách làm bài của các em có phần khoa học hơn
so với lớp 5A.Các em đã biết huy động các kiến thức liên quan đến việc giải quyết bài tập
, đó là các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần ,thể tích. Ở bài tập 2,
học sinh đã có những cách làm khác nhau và câu lời giải phù hợp với phép tính. Chẳng
hạn :

Đáp số : 360 lít .
Qua khảo sát và thực nghiệm, tôi nhận thấy rằng : lớp 5B có khả năng làm bài tốt và
nắm bắt vấn đề nhanh hơn. Điều đó có được là do khi làm bài, học sinh đọc kĩ đề bài và
phân tích chính xác yêu cầu của đề. Hơn nữa việc nắm bắt các công thức hình học và các
bước giải toán đã giúp các em có kĩ năng giải toán.
V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Giáo viên cần có kế hoạch bài học cụ thể của từng bài tập .Nếu không nắm vững
nội dung dạy học khi lên lớp sẽ lúng túng , hướng dẫn học sinh không mạch lạc làm cho
hoạt động suy nghĩ của các em lẫn quẩn và gây mất niềm tin ở các em.
Muốn có một giờ học tốt đòi hỏi người giáo viên phải có cái tâm ( yêu nghề mến
trẻ ) .Không ngại khó , ngại khổ mà phải đầu tư suy nghĩ. Tích cực sáng tạo , tìm tòi cái
mới để dạy, nghiên cứu phương pháp thích hợp. Thầy giáo tồi là nguời thầy giáo dạy học
sinh chân lý có sẳn . Thầy giáo giỏi là thầy giáo hướng dẫn cho học sinh con đường tìm
ra chân lí . Chính vì vậy trong quá trình dạy học , để đảm bảo mục tiêu của giáo dục hiện
đại .Người giáo viên cần dạy cho học sinh các kĩ năng , quan sát phân tích , Đặt vấn đề và
lập kế hoạch giải quyết vấn đề , rèn cho học sinh tính kiên nhẫn , tinh thần làm việc say
mê dưới sự gợi y ùcủa giáo viên. Trong suốt quá trình giải các bài tập nói chung và các
yếu tố có nội dung hình học , người giáo viên sẽ trực tiếp chỉ ra cho học sinh được cái
hay , cái chưa được trong cách giải của mình . đồng thời cũng là cơ hội để các em tự đánh
giá kết quả việc làm của mình .
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status