một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 - Pdf 33

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN TOÁN

----

Đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI
TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS Dương Hữu Tòng

Lâm Thị Mĩ Kim
Ngành: Sư phạm Tiểu học
Khóa: 37
MSSV: 1110305

Cần Thơ, tháng 04 năm 2015


z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

Hoàn thành Luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô Trường
Đại học Cần Thơ, đã truyền thụ cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Dương Hữu Tòng, người
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để em có thể hoàn thành Luận văn này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các Thầy Cô trường Tiểu học Ngô Quyền đã
luôn tạo điều kiện giúp em tiến hành Thực nghiệm để hoàn tất quá trình nghiên
cứu.

Em xin chân thành cảm ơn.
Kính chúc quý Thầy Cô và các bạn thật nhiều sức khỏe và thành công trong
công việc !

Cần Thơ, tháng 4 năm 2015
Người viết

Lâm Thị Mĩ Kim


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phạm vi và đối tượng của nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu
6. Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề
7. Cấu trúc luận văn
8. Một số từ ngữ được viết tắt trong Luận văn



2.1.2. Sự khác nhau giữa hai giai đoạn các lớp 1,2,3 và giai đoạn các lớp
4,5 của dạy học toán ở tiểu học.
2.2. Trình độ chuẩn của học sinh về giải toán có lời văn ở các lớp bậc tiểu học.
3. Một số phương pháp dạy học được sử dụng.
3.1. Phương pháp giảng giải
3.2. Phương pháp đàm thoại
3.3. Phương pháp trực quan
3.4. Phương pháp thực hành luyện tập
4. Dạy học giải toán có lời văn ở Tiểu học
4.1 Ý nghĩa của việc dạy học giải toán có lời văn ở Tiểu học
4.2 Cấu trúc của một bài toán có lời văn
4.2.1 Các thành phần của một bài toán có lời văn
4.2.2 Cấu trúc của bài toán
4. 3 Các bước cơ bản để giải một bài toán có lời văn
4.3.1 Bước 1: Đọc kĩ đề bài
4.3.2 Bước 2: Tóm tắt đề toán
4.3.3 Bước 3: Phân tích bài toán để lập kế hoạch giải
4.3.4 Bước 4: Thực hiện phép tính theo trình tự đã thiết lập và viết bài giải.
4.3.5 Bước 5: Kiểm tra bài giải và đánh giá kết quả
4.4 Các dạng toán có lời văn ở tiểu học
4.4.1 Dạng bài toán đơn
4.4.1.1 Phân loại


4.4.1.2 Cách dạy học giải toán đơn
4.4.2 Dạng bài toán hợp
4.4.2.1 Phân loại
4.4.2.2 Cách dạy học giải toán hợp
4.4.3 Dạng toán điển hình

1.1 Mục tiêu của dạy học giải toán có lời văn lớp 2
1.2 Nội dung chủ yếu của dạy học giải toán có lời văn lớp 2
1.3 Nội dung dạy học “Giải toán có lời văn” ở lớp 2 có một số đặc điểm
2. Phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở lớp 2
2.1 Bài toán: Dạng “thêm”; “nhiều hơn”
2.2 Bài toán: Dạng “bớt”, “ít hơn”
2.3 Bài toán: Dạng áp dụng trực tiếp ý nghĩa của phép nhân
2.4 Bài toán: Dạng áp dụng trực tiếp ý nghĩa của phép chia
3. Thực trạng tình hình của vấn đề rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học
sinh lớp 2
3.1 Về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
3.2 Về giáo viên
3.3 Về học sinh
4 Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
4.1 Nguyên nhân
4.2 Những giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn
cho học sinh lớp 2.
4.2.1 Tích cực hóa vấn đề sử dụng phương pháp dạy học
4.2.2 Biện pháp điều tra thực trạng việc học tập của học sinh
4.2.3 Vận dụng vào thực tiễn giảng dạy:
4.2.4 Tổ chức dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2

CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mô tả thực nghiệm
1.1 Mục đích thực nghiệm
1.2 Nội dung thực nghiệm
1.3 Đối tượng thực nghiệm


1.4 Thời gian thực nghiệm

học tập. Nhưng trong quá trình giảng dạy còn nhiều giáo viên lạm dụng
phương pháp giảng giải trong dạy học toán, chưa phát huy được hết vai trò của
học sinh trong quá trình học tập, chưa tập cho học sinh có thói quen suy nghĩ,
tìm hiểu nội dung bài để học sinh tiếp thu kiến thức. Từ thực tế đó càng làm
cho học sinh khó tiếp nhận các bài toán có lời văn, dẫn đến việc tiếp thu kiến
thức của học sinh một cách thụ động, không có hứng thú tham gia giải các bài
toán có lời văn, dẫn đến kết quả học tập ở dạng toán náy chưa cao.
Do đó, là người giáo viên tương lai em rất quan tâm về vấn đề này và em
quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho
học sinh lớp 2 ” với mong muốn góp phần vào việc hình thành kĩ năng giải
toán có lời văn và lòng say mê học toán cho các em. Đồng thời phát triển tư


duy và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao hơn nữa
chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học.

2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những khó khăn, sai sót của học sinh trong việc giải toán có lời
văn. Phân tích nguyên nhân sai sót và đề ra biện pháp khắc phục.
- Tìm hiểu thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi giải toán có lời
văn trong chương trình toán lớp 2.
- Thông qua đề tài giúp học sinh ham học toán từ đó góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả của giờ học toán đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của bản thân.
3. Phạm vi và đối tượng của nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động giảng dạy và học tập với nội dung là
giải toán có lời văn trong chương trình toán lớp 2 ở trường Tiểu học.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2 trong quá trình học tập cách giải các
bài toán có lời văn.
4. Phương pháp nghiên cứu

+ Các bài toán vận dụng trực tiếp ý nghĩa của các phép tính (được tích
hợp trong các mạch kiến thức khác).
6. Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề
- Qua đề tài giúp các em học sinh nắm vững kiến thức khi giải các bài toán
có lời văn.
- Giúp giáo viên có thêm một vài kinh nghiệm và dạy tốt các bài toán có lời
văn trong chương trình toán 2.
7. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho
học sinh lớp 2.
Chương 2: Thực trạng tình hình của vấn đề rèn kĩ năng giải toán có lời
văn cho học sinh lớp 2.
Chương 3: Những biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học
sinh lớp 2.


Chương 4: Thực nghiệm sư phạm.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
8. Một số từ ngữ được viết tắt trong Luận văn

STT

Viết tắt

Viết nguyên văn


đạo . Hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo trong suốt thời kì mẫu giáo, nay
những yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh để tiến tới giữ vị trí chủ đạo
khi trẻ bắt đầu đến trường.
Bước vào trường phổ thông là một bước ngoặc trong đời sống của trẻ. Đó là sự
chuyển qua lối sống mới với những điều kiện hoạt động mới, chuyển qua những
quan hệ với người lớn và bạn bè cùng tuổi.
Khi đến trường trẻ là một học sinh đang thực hiện nghĩa vụ xã hội trao cho
bằng hoạt động học tập nghiêm túc. Hoạt động tập làm thay đổi một cách cơ bản
những động cơ của hoạt động trẻ, nó mở ra những nguồn phát triển mới của sức
mạnh nhận thức và đạo đức của trẻ. Hoạt động học phải được xem là đối tượng để
lĩnh hội sau đó, để trở thành phương tiện tiếp thu trí thức, kinh nghiệm khoa học.
Hoạt động học bắt đầu nảy sinh ở lớp 1 và lớp 2, hình thành ở lớp 3 và dần định
hình ở lớp 5.
1.5.

Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học

Tri giác của học sinh tiểu học mang tính chất đại thể ít đi sâu vào chi tiết và
mang tính chất không chủ định . Khả năng phân tích một cách có tổ chức và khi tri
giác ở học sinh các lớp đầu bậc Tiểu học còn yếu, các em thường thâu tóm sự vật


về toàn bộ, về đại thể để tri giác. Ví dụ : Các em khó phân biệt hình 5 cạnh với
hình 6 cạnh. Tuy vậy ta cũng không nên nghĩ rằng các em chưa có khả năng phân
tích để tách các dấu hiệu các chi tiết nhỏ của một đối tượng nào đó.
Tri giác không chủ định vẫn chiếm ưu thế ở học sinh Tiểu học. Các em chưa tri
giác đúng đơn vị, độ dài và còn nhìu khó khăn khi tri giác khoảng cách( học sinh
chưa ước lượng đúng độ dài m và Km). Tri giác thời gian phát triể n chậm so với
tri giác không gian.
Chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế so với chú ý có chủ định. Những kích

những nguyên nhân, quy luật về các mối liên hệ, quan hệ ( lớp 3,4,5). Nhu cầu đọc
sách phát triển cùng với việc phát triển kỉ xảo đọc. Cần phải hình thành nhu cầu
nhận thức cho trẻ ngay từ sớm.
2.1.2 Đặc điểm đời sống tình cảm
Đối tượng gây xúc cảm, tình cảm của các em gắn liền với trực quan, hình ảnh
cụ thể. Học sinh Tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của
mình. Tình cảm của học sinh Tiểu học còn mong manh, chưa bền vững, chưa sâu
sắc. Sự chuyển hóa xúc cảm nhanh.
Việc hiểu đặc điểm tâm lí học sinh giữ vai trò quan trọng trong quá trình dạy
học. Nếu chúng ta tác động vào đối tượng mà không hiểu tâm lí của chúng thì
cũng như đập búa vào một thanh sắt nguội. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học
giáo viên cần phải dựa vào những đặc điểm tâm lí đối tượng để lựa chọn và xây
dựng những phương pháp dạy học mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
2.
2.1.

Khái quát chương trình toán Tiểu học
Sự giống nhau và khác nhau giữa 2 giai đoạn dạy học toán ở Tiểu học

2.1.1. Sự giống nhau giữa 2 giai đoạn các lớp 1,2,3 và giai đoạn các lớp 4,5 của
dạy Toán ở Tiểu học
Môn Toán là môn khoa học thống nhất về cơ sở khoa học bộ môn Toán và về
cấu trúc nội dung. Ở cả hai giai đoạn môn Toán đều bao gồm 4 mạch nội dung : số
học, đo lường, yếu tố hình học, giải toán có lời văn. Các mạch nội dung không
phải là phân môn, chúng được sắp xếp xen kẻ nhau trong từng chủ đề, từng
chương mục, thậm chí trong nhiều bài học của Sách giáo khoaa, tạo sự hỗ trợ và
gắn bó với nhau. Mạch số học là mạch nội dung chủ chốt bao gồm : số, phép tính,
một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê được tích hợp với số học. Các nội dung




kiến thức và kĩ năng được sắp xếp theo kiểu “đồng tâm mở rộng”, từ đơn giản và
cụ thể đến phức tạp hơn, khái quát hơn và trừu tượng hơn.
Giai đoạn các lớp 4,5 có các đặc điểm là: Việc dạy môn Toán vẫn tập trung
vào các kiến thức và kĩ năng cơ bản nhưng ở mức sâu hơn, trừu tượng , khái quát
hơn và tường minh hơn các lớp 1,2,3. Nhiều kiến thức có thể coi là trừu tượng,
khái quát đối với các học sinh lớp 1,2,3 thì đến lớp 4,5 lại trở nên cụ thể, trực quan
và thường được dùng làm chổ dựa để học các lớp 4,5 đã được nâng lên một bậc so
với các lớp 1,2,3. Từ đầu lớp 4, học sinh có thể nhận biết và vận dụng một số tính
chất của số, phép tính, hình học ở dạng khái quát và tường minh hơn so với lớp 3.
Trong mỗi giai đoạn (nêu trên) đều có khoảng thời gian chuyển tiếp. Chẳng
hạn, ở giai đoạn các lớp 1,2,3 thì khoảng thời gian đầu lớp 1 có sự chuyển tiếp từ
giai đoạn xem vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ (ở các lớp mẫu giáo) sang giai
đoạn xem học tập là hoạt động chủ đạo của trẻ, đến cuối lớp 3 lại có thời gian
chuyển tiếp từ giai đoạn học tập cơ bản sang giai đoạn học tập sâu. Với vấn đề trên
đòi hỏi giáo viên dạy Toán phải có phương pháp dạy và cách tổ chức dạy học phù
hợp với năng lực của từng đối tượng học sinh.
2.2. Trình độ chuẩn của học sinh về giải toán có lời văn ở các lớp bậc tiểu học.
* Lớp 1:
- Nhận biết bước đầu về cấu tạo của bài toán có lời văn.
- Biết giải các bài toán về thêm, bớt (giải bằng một phép cộng hoặc một
phép trừ) và trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
* Lớp 2:
- Biết giải và trình bày bài giải một số bài toán đơn (có một bước tính) về
cộng, trừ trong đó có các bài toán về “nhiều hơn”, “ít hơn” một số đơn vị.
- Biết giải và trình bày bài giải một số bài toán đơn về nhân, chia; Chủ yếu
là các bài toán tìm tích của hai số trong phạm vi các bảng nhân 2,3,4,5 và các bài


toán về chia thành phần bằng nhau hoặc chia theo nhóm trong phạm vi các bảng

3. Một số phương pháp dạy học được sử dụng.
3.1. Phương pháp giảng giải
Khái niệm: phương pháp giảng giải (hay thuyết trình) là phương pháp giảng
dạy trong đó giáo viên dùng lời nói sinh động và chính xác để đưa ra vấn đề vừa
giải thích nội dung vấn đề cho học sinh tìm hiểu và tiếp thu dễ dàng.
Ưu điểm : Tiết kiệm thời gian, giáo viên có thể dễ tiến hành. Trong một thời
gian ngắn có thể truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Nhược điểm : Thuyết trình bằng lời nói quá lâu khiến cho học sinh dễ thụ
động, mệt mỏi. Nhất là đối với các em học sinh nhỏ.
3.2. Phương pháp đàm thoại
Khái niệm: Phương pháp đàm thoại (hay hỏi đáp) là phương pháp giảng dạy
trong đó giáo viên nêu vấn đề, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, trên cơ sở ấy giáo
viên giúp học sinh rút ra kết luận.
Ưu điểm: Phát huy được tính tích cực của học sinh, làm cho lớp thêm sinh
động. Rèn luyện được năng lực tư duy, khả năng diễn đạt.
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian.
3.3. Phương pháp trực quan
Khái niệm: Phương pháp trực quan lá phương pháp giảng dạy dựa trên cơ sở
những hình ảnh cụ thể: Hình vẽ, đồ vật và hình ảnh thực tế xung quanh để hình
thành kiến thức cho học sinh.


Ưu điểm: Bổ sung vốn hiểu biết cho học sinh, cung cấp chỗ dựa cho hoạt động
tư duy; giúp học sinh dễ chú ý để từ đó các em có thể nắm các tri thức trừu tượng
một cách vững chắc. Đồng thời giúp học sinh phát triển khả năng tư duy trừu
tượng và trí tưởng tượng của các em.
Nhược điểm: Không nên lạm dụng trực quan vì việc đó chẳng những làm tốn
nhiều thời gian mà còn hạn chế khả năng hình thành các biểu tượng của các em.
3.4. Phương pháp thực hành luyện tập
Khái niệm: Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp dạy học thông

luyện, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống xung quanh. Ví dụ như: tình
huống mua bán, trao đổi hàng hóa, trao đổi tiền,… bài toán liên quan đến kỹ năng
đo đại lượng như “cân, đo, đong, đếm” với các đơn vị đo như xăng- ti- mét, ki- lômét, ngày, tháng, giờ, phút,…
4.2 Cấu trúc của một bài toán có lời văn
4.2.1 Các thành phần của một bài toán có lời văn
Ta có thể xem một bài toán ở tiểu học gồm:
- Hai phần cơ bản: là dữ kiện và các ẩn số.
- Hay ba phần cơ bản: là


Các dữ kiện (cái đã cho).



Các ẩn số (cái phải tìm).



Các quan hệ (giữa các dữ kiện và ẩn số).

Ví dụ: Bài 4 trang 62 (SGK toán 4): “ Một tấm kính có chiều rộng 30cm, chiều
dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích của tấm kính đó.”
30cm

Chiều rộng:
? cm


Chiều dài:
Nhận xét: Trong bài toán này có

- Kết quả của phép tính giải (II) là cái phải tìm cuối cùng (hay là ẩn số của bài
toán).
4.2.2 Cấu trúc của bài toán
Cấu trúc của bài toán là hệ thống những quan hệ toán học ở trong bài toán đó.
Khi xem xét cấu trúc của bài toán ta chỉ nên quan tâm đến sự tồn tại của dữ kiện,
mà không nên để ý đến giá trị cụ thể của dữ kiện đó.
Có 2 cách thường dùng để mô tả cấu trúc của bài toán:
- Sử dụng biểu thức chữ để ghi lại cách tím ẩn số thông qua giá trị của các
dữ kiện. Ta chỉ cần thay dữ kiện bằng các chữ.
Ví dụ bài 4 trang 62 (mục 4.3.1) có cấu trúc là: a x b x a
- Sử dụng công thức chữ để ghi lại mối quan hệ giữa các ẩn số và dữ kiện.
Ở đây ta thêm các chữ x,y,… để biểu thị các ẩn số.
Ví dụ bài 1 trang 148 (SGK toán 4): “Tổng của hai số là 333. Tỉ số của hai

2
số đó là . Tìm hai số đó.” Có cấu trúc là:
7

x+y=a

x
b
y

4. 3 Các bước cơ bản để giải một bài toán có lời văn
Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn phức tạp, hình thành kỹ năng giải
toán khó hơn nhiều so với kỷ xảo tính. Vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều
khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Nắm chắc các ý nghĩa phép tính đòi hỏi khả
năng độc lập suy luận của học sinh, đòi hỏi biết cách tính thông thạo, đặc biệt là
biết nhận dạng bài toán và lựa chọn thích hợp.

Ví dụ bài 3 trang 153 (SGK toán 2): “Tính chu vi tam giác có độ dài các
cạnh là 24mm, 16mm và 28mm ?”
 Cái cần tìm: Tính chu vi hình tam giác.
 Cái đã cho độ dài các cạnh là: 24mm, 16mm và 28mm.


4.3.2 Bước 2: Tóm tắt đề toán
Mỗi bài toán có các cách tóm tắt khác nhau, tuy nhiên các em cần lựa chọn
cách tóm tắt sao cho phù hợp từng bài để dể hiểu, đơn giản và ngắn gọn nhất. Có
những bài toán nên tóm tắt bằng lời song cũng có những bài toán nên tóm tắt bằng
sơ đồ đoạn thẳng (nên dùng sơ đồ đoạn thẳng để biểu thị được trực quan khái niệm
“ít hơn”, “nhiều hơn”).
Ví dụ:
* Tóm tắt bằng lời:
Bài 3 trang 96 (SGK toán 2): “Mỗi xe đạp có hai bánh xe. Hỏi tám xe đạp
có bao nhiêu bánh xe ?
Một xe đạp : 2 bánh xe
Tám xe đạp : … bánh xe ?
* Tóm tắt bằng sơ đồ:
Bài 2 trang 24 (SGK toán 2): “Nam có 10 viên bi, Bảo có nhiều hơn Nam 5
viên bi. Hỏi Bảo có bao nhiêu viên bi ?
10 viên bi

Nam có :

5 viên bi

Bảo có :
? viên bi


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status