Sáng kiến kinh nghiệm “một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3″ - Pdf 45

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Trong môn toán ở bậc tiểu học các bài toán có lời văn có một vị trí rất
quan trọng. Một phần lớn thời gian học toán của học sinh dành cho việc học giải
các bài toán ấy. Kết quả học toán của học sinh cũng được đánh giá qua khả năng
giải toán, cả kết quả thi kiểm tra cũng vậy. Biết giải thành thạo các bài toán là
một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá trình độ toán học của mỗi học
sinh. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt
kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học. Theo tôi các
phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí mục đích và nhiệm vụ
mục tiêu giáo dục của môn toán ở bài học nói chung và trong giờ dạy toán lớp 3
nói riêng. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến toán học, rèn kĩ năng giải
toán mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập
và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho học sinh tức
là dạy cách học. Vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp và các hình thức
dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học.
Môn toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy
nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, nó góp phần pháp
triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo sáng tạo, nó góp
phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao
động mới.
Trong dạy học toán ở tiểu học thì giải các bài toán có lời văn có vị trí đặc
biệt quan trọng và chiếm khoảng thời gian tương đối lớn trong nhiều tiết học
cũng như trong toàn bộ chương trình môn toán.
Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói
riêng là dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa
cao, trí nhớ chưa bền vững, thích học nhưng chóng chán. Vì vậy, giáo viên phải

1



2


2. Điểm mới của đề tài:
Đây là đề tài mới lần đầu tiên bản thân tôi lựa chọn. Tìm hiểu thực trạng
giải toán có lời văn của học sinh lớp 3 trong năm học 2015 - 2016. Nhằm tạo
cho học sinh lớp 3 kỹ năng giải toán có lời văn đạt kết quả tốt. Đề xuất một số
giải pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3
3. Phạm vi áp dụng của đề tài :
Đề tài này được áp dụng trong trường Tiểu học.
Đối tượng nghiên cứu: giáo viên và học sinh lớp 3.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH.
1.1: Thực trạng chung của nhà trường.
* Thuận lợi:
- Nhà trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của hội phụ
huynh học sinh.
- Ban giám hiệu nhà trường năng nổ nhiệt tình, sáng tạo luôn chỉ đạo sát sao
việc dạy học của giáo viên và học sinh.
- Đội ngũ giáo viên trong trường luôn nhiệt tình giảng dạy, yêu nghề mến
trẻ.
- Về học sinh: nhìn chung các em đều ngoan, có ý thức vươn lên trong học
tập.
- Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn gặp phải không ít khó khăn.
* Khó khăn:
- Về cơ sở vật chất của nhà trường: Tuy nhà trường đã có đủ phòng học
nhưng thiết bị nhà trường còn có nhiều hạn chế.
- CSVC của nhà trường mới ở mức tối thiểu, một số công trình lâu năm đã
bị xuống cấp cần phải nâng cấp, thay thế bổ sung thêm.
- Hoàn cảnh gia đình của một số em còn gặp nhều khó khăn. Một số phụ

phần bài tập hầu hết là ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu đề, nêu câu trả lời
không được nhiều mà học sinh chỉ thành thạo việc đọc đề toán.
Đây cũng là lý do mà tôi chọn sáng kiến này, mong tìm ra những giải
pháp nhằm góp phần nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3
4


nói riêng và trong môn toán nói chung. Để từ đó, các em có thể thành thạo hơn
với những bài toán có lời văn khó và phức tạp ở các lớp trên.
1.3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng ban đầu.
Bước vào đầu năm học tôi đã khảo sát kĩ năng giải toán của 35 học sinh
lớp 3B và thu được kết quả như sau:

Học sinh

Sĩ số

HS cả lớp

35

Mức 3
13

37,3%

Mức 2
9

25,7%

năm tôi đã trao đổi với phụ huynh những ưu điểm, tồn tại mà các em còn hạn
chế như:
5


- Học sinh chưa biết xác định dạng toán.
- Học sinh chưa có kỹ năng tìm hiểu mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần
tìm.
- Một số học sinh thực hiện đúng các bước nhưng tính sai kết quả.
Trong một lớp học, lực học của các em không đồng đều, ý thức học của
nhiều em chưa cao. Để thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” của ngành
giáo dục và giúp cho phụ huynh có biện pháp phù hợp trong việc giáo dục con
cái, tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh học sinh về chỉ tiêu phấn đấu của
lớp và những yêu cầu cần thiết giúp các em học tập như: Mua sắm đầy đủ sách
vở, đồ dùng, cách hướng dẫn các em tự học ở nhà, dành thời gian nhắc nhở,
quan tâm cho các em học tập….Rất mừng là đa số phụ huynh đều thống nhất
cao biện pháp trên vì lâu nay các phụ huynh còn đang vướng mắc nhiều về cách
dạy học cho các em. Sách giáo khoa mới còn nhiều kí hiệu, các lệnh, yêu cầu
của sách, phụ huynh chưa rõ yêu cầu bài tập. Riêng trong phần bài tập của sách
Toán, tôi hướng dẫn phụ huynh cách dạy các em luyện nêu miệng các đề toán,
luyện nói và trả lời nhiều…
b. Chuẩn bị cho việc giải toán.
Để có được giờ dạy giải toán có lời văn theo phương pháp đổi mới đạt kết
quả tốt, phát huy được tính tích cực của học sinh thì giáo viên phải có thiết kế cụ
thể rõ ràng, nó sẽ quyết định lớn đến chất lượng giờ dạy và đồng thời giáo viên
cũng là người tổ chức, hướng dẫn thiết kế cho từng học sinh. Các em đều chủ
động học tập và phát triển cao nhất, chính vì lẽ đó cả hai đối tượng cô và trò đều
phải có sự chuẩn bị chu đáo.
* Học sinh nắm được phương pháp cơ bản để giải được một bài toán.
+ Giáo viên thường hướng dẫn học sinh giải theo quy trình:

bằng...) giúp học sinh dễ dàng trong tiếp cận nội dung bài toán có lời văn.
+ Về tóm tắt bài toán: Ở bước này nên để học sinh tự tóm tắt bài toán. Có
như vậy học sinh mới xác lập được các yếu tố toán học trong bài toán và mối
liên quan của các điều kiện cho biết và cái phải tìm.
+ Việc lập lời giải và phép tính là nội dung quan trọng nhất trong quy trình
giải toán. Chỉ có nhận thức đầy đủ các bước tiếp đó học sinh mới thực hiện tốt
việc lập lời giải và phép tính. Giáo viên cần định hướng cho học sinh mỗi lời
7


giải và phép tính là một bước đi tuần tự đúng của việc thực hiện kế hoạch giải
bài toán.
Ví dụ 1 : Bài 4 trang 56: Có ba thùng dầu, mỗi thùng chứa 125l, người ta đã
lấy ra 185l dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu?
Kế hoạch giải :
Tìm số dầu của cả 3 thùng→ Tìm số dầu còn lại
- Tuần tự đúng ở đây là tuần tự xuôi theo kế hoạch giải đã phân tích (tính tổng
số dầu trước, tìm số dầu còn lại sau). Nếu đi sai tuần tự đó thì bài toán không
giải được.
- Căn cứ kế hoạch giải:
+ Đặt lời giải thứ nhất : Số dầu của 3 thùng là :
Và viết phép tính :

125 x 3 = 375 (l)

+ Đặt lời giải thứ hai: Số dầu còn lại là :
Và viết phép tính :

375 – 185 = 190 (l)


(Lấy 375 – 185 = 190 l )
Như vậy, bằng các hình thức trên, giáo viên giúp học sinh tư duy, động não,
tư duy độc lập, dần dần tạo được phương pháp học tập, ghi nhớ của học sinh.
Đặc biệt tạo hứng thú khám phá sáng tạo của học sinh trong học tập giải toán có
lời văn.
* Về dạy học sinh lập lời giải và phép tính:
- Dạy học sinh xác định căn cứ để lập lời giải:
+ Căn cứ vào câu hỏi của bài toán.
+ Căn cứ vào kế hoạch giải bài toán đã lập.
+ Căn cứ vào yêu cầu tìm những dữ kiện chưa biết hoặc kết quả cần tìm.
- Những dự kiện chưa biết cần tìm để trả lời câu hỏi cuối cùng của bài toán
hay nói cách khác phục vụ tìm đáp số cuối cùng.
- Nội dung lời giải mô tả định tính mục đích thực hiện phép tính.
Ví dụ ở bài 4 trang 56:
Lời giải "Số dầu còn lại là:" học sinh lập được nhờ:
+ Căn cứ vào kế hoạch giải bài toán.
+ Căn cứ vào yêu cầu cần tìm dữ kiện chưa biết phục vụ tìm đáp số cuối cùng.
+ Nội dung lời giải mô tả định tính mục đích phép tính đó là “tìm số lít dầu còn
lại ...”
- Dạy học sinh lập phép tính.
Ở học sinh lớp 3 là các em đã có óc khái quát cơ bản phát triển. Vì vậy, việc
tìm phép tính đặt lời giải là hợp lôgic tư duy khoa học. Từ nội dung lời giải, học
sinh dễ dàng có phép tính cụ thể:
9


Ví dụ: Cùng với lời giải trên sẽ có phép tính: 375 – 185 = 190 (l)
Ví dụ 2: Bài 3 trang 58: Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 127kg cà chua, ở
thửa ruộng thứ hai được nhiều gấp ba lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất. Hỏi
thu hoạch ở cả hai thửa ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam cà chua?

127 x 3 + 127 = 508 (kg)
Đáp số: 508kg.

Qua hai cách giải của học sinh giáo viên giải thích cho học sinh biết: thực
ra cách này chính là cách giải trên: gộp hai phép tính trên. Từ đó giáo viên gợi ý
học sinh tóm tắt bằng sơ đồ, tìm cách giải. Giáo viên cho học sinh nhận xét:
+ Số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất biểu thị mấy phần? (1 phần)
+ Số cà chua ở thửa ruộng thứ hai biểu thị mấy phần? (3 phần)
+ Số cà chua cả hai thửa ruộng biểu thị mấy phần? (4 phần)
10


Tóm tắt

127 kg

Thửa 1:

? kg

Thửa 2:
Nhìn vào sơ đồ em hãy tìm cách giải

Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 3 = 4 (phần)
Số ki-lô-gam cà chua thu được của cả hai thửa ruộng là:
127 x 4 = 508 (kg)
Đáp số: 508kg.
Khi làm một bài toán giải học sinh phải chú ý tên đơn vị của mỗi phép


HS cả lớp

35

18

47,9%

10

28%

7

19,9%

0

0%

* Nhận xét kết quả đạt được:
- Chất lượng giải toán có lời văn của học sinh sau khi có tác động những
biện pháp hợp lý đã có sự tiến bộ rõ nét. Tỷ lệ học sinh chưa đạt tăng rất nhiều
so với đầu năm.
- Tỷ lệ học sinh nắm chắc quy trình các bước giải do tác động đúng các
phương pháp gia tăng rõ nét. Phần đa các em biết đọc và nắm vững nội dung bài
toán, biết phân tích bài toán, biết lập kế hoạch giải bài toán và tiến hành giải bài
toán, trình bày bài giải đúng (còn lại 3 em còn non: Tiến, Duy, Phát). Chính vì
vậy, tỷ lệ học sinh chưa đạt giảm nhiều so với đầu năm.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

13




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status