sang kien kinh ngiem rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 - Pdf 14

Báo cáo: Sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”
___________________________________________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Họ và tên tác giả : Nguyễn Văn Trường.
Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm.
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Dương Thành.
1. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến:
Bậc Tiểu học là bậc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh.
Đây là bậc cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên, xã hội, trang bị những
phương pháp kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn bồi
dưỡng tình cảm thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Trong các
môn học ở Tiểu học đều có mối quan hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Cùng với
những môn học khác môn Toán có vị trí rất quan trọng. Môn Toán giúp học sinh
Tiểu học phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng và phát triển những thao tác tư duy trí
tuệ cần thiết để nhận thức thế giới như: khái quát hoá, trừu tượng hoá. Nó rèn
luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn
đề,… giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy học tập, linh hoạt, sáng tạo.
________________________________________________________________
Nguyễn Văn Trường- Đơn vị: Trường Tiểu học Dương Thành, Phú Bình, Thái Nguyên.
1
Báo cáo: Sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”
__________________________________________________________________
Đặc biệt toán có lời văn có một vị trí rất quan trọng trong chương trình toán phổ
thông.
Trong dạy - học Toán ở Tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan
trọng. Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy
động tích cực các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong
nhiều trường hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu

- Học sinh chưa có kĩ năng phân tích và tư duy khi gặp những bài toán phức
tạp. Hầu hết, các em làm theo khuân mẫu của những dạng bài cụ thể mà các em
thường gặp trong sách giáo khoa, khi gặp bài toán đòi hỏi tư duy, suy luận một
chút các em không biết cách phân tích dẫn đến lười suy nghĩ.
- Trình bày bài giải chưa khoa học.
- Sai lời giải.
- Khi giải xong bài toán, đa số học sinh bỏ qua bước kiểm tra lại bài, dẫn đến
nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do tính nhầm, do chủ quan
______________________________________________________________
Nguyễn Văn Trường- Đơn vị: Trường Tiểu học Dương Thành, Phú Bình, Thái Nguyên.
3
Báo cáo: Sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”
__________________________________________________________________
Năm học 2013 - 2014 tôi được phân công dạy lớp 5B với 28 học sinh. Khi mới
nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát:
Kết quả như sau (chỉ phần giải toán có lời văn):
Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu
SL % SL % SL % SL %
5 17,9 6 21.4 13 46,4 4 14,3
Với những lý do đó, học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói
riêng, việc học toán và giải toán có lời văn là rất quan trọng và rất cần thiết. Từ đó
tôi đã lựa chọn và thực hiện sáng kiến "Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học
sinh lớp 5 ” để nghiên cứu, với mục đích là:
Tìm hiểu những kỹ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ việc giải toán có lời
văn cho học sinh lớp 5 và hướng dẫn học sinh giải cụ thể một số bài toán, một số
dạng toán có lời văn ở lớp 5, từ đó đúc rút kinh nghiệm, đề xuất một số ý kiến góp
phần nâng cao chất lượng dạy - học giải toán có lời văn.
- Giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực
hành đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán bước tập được vận dụng kiến thức và rèn
luyện kỹ năng thực hành vào thực tiễn.

______________________________________________________________
Nguyễn Văn Trường- Đơn vị: Trường Tiểu học Dương Thành, Phú Bình, Thái Nguyên.
5
Báo cáo: Sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”
__________________________________________________________________
Dựa vào đề bài tóm tắt bài toán bằng lời ngắn gọn, hoặc sơ đồ đoạn thẳng.
Tóm tắt đủ ý, chính xác, ngắn gọn và cô đọng.
b. Lập kế hoạch giải:
Dựa vào phần tóm tắt, tôi lựa chọn câu hỏi thích hợp để giúp học sinh xác
định đầy đủ. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? (Yêu cầu cần tìm).
Bằng phương pháp gợi mở, tôi dẫn dắt học sinh bằng cách đưa ra những tình
huống gợi mở để học sinh tìm ra cách giải bài toán: Làm thế nào? tại sao?,…
c. Giải bài toán:
Đây là bước rất quan trọng bởi khi học sinh đã tìm ra được phép tính đúng
nhưng khi trình bày bài giải lại chưa hoàn chỉnh ( câu trả lời chưa đúng). Vì vậy
khi hướng dẫn học sinh trình bày bài giải tôi đã hướng dẫn học sinh cần lưu ý dựa
vào phần tóm tắt bài toán để tìm ra câu trả lời đúng và ghi đúng danh số.
( dựa vào đề bài).
d. Thử lại:
Sau khi giải bài toán xong, tôi hướng dẫn học sinh thử lại.
3.1.3. Hướng dẫn học sinh thực hiện các bước giải một bài toán có lời văn.
a. Dạy bài toán tìm số trung bình cộng:
Đối với dạng toán này tôi hướng dẫn học sinh giải bài toán theo các bước:
- Tìm tổng.
- Chia tổng đó cho số các số hạng.
* Ví dụ:
______________________________________________________________
Nguyễn Văn Trường- Đơn vị: Trường Tiểu học Dương Thành, Phú Bình, Thái Nguyên.
6
Báo cáo: Sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”

5
bể
TB 1 giờ: phần bể?
Bước 2: Lập kế hoạch giải:
Muốn tìm trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được bao nhiêu phần bể ta làm
thế nào? ( Ta lấy giờ đầu cộng giờ hai rồi chia cho 2)
Bước 3: Giải bài toán:
Bài giải
______________________________________________________________
Nguyễn Văn Trường- Đơn vị: Trường Tiểu học Dương Thành, Phú Bình, Thái Nguyên.
7
Báo cáo: Sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”
__________________________________________________________________
Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được là:
(
2 1 1
( ) :2
15 5 6
+ =
( bể nước)
Đáp số:
1
6
bể
Bước 4: Thử lại.
Muốn thử lại bài toán ta làm thế nào? ( lấy
1
6
nhân với 2 rồi trừ
2

+) Bài toán yêu cầu tìm gì? (Tìm 2 số đó)
- Tóm tắt bài toán:
Hãy nêu cách vẽ sơ đồ bài toán? ( Dựa vào tỉ số của hai số, ta có thể vẽ sơ đồ bài
toán. Tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là
7
9
, nếu số thứ nhất là 7 phần thì số thứ
hai sẽ là 9 phần như thế )
Bước 2: Lập kế hoạch giải.
- Làm thế nào để tìm được hai số đó? ( Tính tổng số phần bằng nhau, sau đó
tìm số thứ nhất số thứ hai)
- Dựa vào sơ đồ em có thể tìm số nào trước ?
( số thứ nhất hoặc số thứ hai trước đều được).
- Em tìm số thứ nhất bằng cách nào? ( tính tổng số phần sau đó lấy tổng chia
cho tổng số phần rồi nhân với số phần biểu thị số đó).
- Tìm được số thứ nhất rồi em làm cách nào để tìm được số thứ hai? (lấy
tổng trừ đi số thứ nhất).
Bước 3: Giải bài toán.
Cách 1: Ta có sơ đồ:
Số thứ nhất:
Số thứ hai:
______________________________________________________________
Nguyễn Văn Trường- Đơn vị: Trường Tiểu học Dương Thành, Phú Bình, Thái Nguyên.
9
80
?
?
Báo cáo: Sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”
__________________________________________________________________
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:


c. Dạy bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Đối với dạy toán này tôi cũng hướng dẫn các em làm bài toán theo bước:
- Xác định hiệu của 2 số .
- Xác định tỉ số của hai số.
- Tìm hiệu số phần bằng nhau.
- Tìm giá trị 1 phần .
- Tìm mỗi số theo số phần biểu thị.
* Ví dụ: Hiệu của hai số là 55. Số thứ nhất bằng
9
4
số thứ hai. Tìm hai số đó.
( Bài 1/b - trang 18- SGK Toán 5)
Bước 1: Tìm hiểu đề.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài và tìm hiểu những dữ liệu đã biết của
bài, yêu cầu của bài toán.
+) Bài toán cho biết gì?
( Hiệu của hai số là 55. Số thứ nhất bằng
9
4
số thứ hai)
+) Bài toán yêu cầu tìm gì? (Tìm 2 số đó)
______________________________________________________________
Nguyễn Văn Trường- Đơn vị: Trường Tiểu học Dương Thành, Phú Bình, Thái Nguyên.
11
Báo cáo: Sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”
__________________________________________________________________
- Tóm tắt bài toán.
Hãy nêu cách vẽ sơ đồ bài toán?
( Dựa vào tỉ số của hai số, ta có thể vẽ sơ đồ bài toán. Tỉ số của số thứ nhất và số

55 : ( 9 - 4) x 4 = 44
Số thứ nhất là :
44 + 55 = 99
Đáp số: Số thứ hai: 44
Số thứ nhất: 99
Cách 2:
Ta có sơ đồ:
Số thứ nhất:
Số thứ hai:
Theo sơ đồ, số thứ nhất là :
55 : ( 9 - 4) x 9 = 99
Số thứ hai là :
99 - 55 = 44
Đáp số: Số thứ nhất: 99
Số thứ hai: 44
Bước 4: Thử lại.
Hướng dẫn HS thử lại bài toán.
______________________________________________________________
Nguyễn Văn Trường- Đơn vị: Trường Tiểu học Dương Thành, Phú Bình, Thái Nguyên.
13
55

?

?
Báo cáo: Sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”
__________________________________________________________________
Hiệu giữa 2 số là : 99 - 44 = 55
Tỉ số của số thứ nhất bằng
9

Muốn tính số HS nữ chiếm bao nhiêu số phần trăm số HS của lớp ta
làm thế nào ?
(Tìm thương của 13 và 25 sau đó nhân thương đó với 100, viết thêm kí hiệu phần
trăm vào bên phải tích vừa tìm được ).
Bước 3 : Giải bài toán.
Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là:
13 : 25 = 0, 52
0,52 = 52%
Đáp số: 52 %
Bước 4: Thử lại
Muốn thử lại bài toán ta làm thế nào? (Thực hiện phép tính ngược lại để kiểm
tra kết quả) 52 : 100
×
25 = 13
* Dạy bài toán tìm một số phần trăm của một số.
Đối với dạng toán này tôi hướng dẫn học sinh giải bài toán theo các bước:
- Lấy số đó chia cho 100.
- Nhân thương đó với số phần trăm.
Hoặc: - Lấy số đó nhân với số phần trăm
- Nhân tích đó với 100.
* Ví dụ :
______________________________________________________________
Nguyễn Văn Trường- Đơn vị: Trường Tiểu học Dương Thành, Phú Bình, Thái Nguyên.
15
Báo cáo: Sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”
__________________________________________________________________
Một lớp học có 32 học sinh, trong đó số học sinh 10 tuổi chiếm 75%, còn lại
là học sinh 11 tuổi. Tính số học sinh 11 tuổi của lớp học đó.
(Bài 1 - trang 77 - SGK Toán 5)
Bước 1: Tìm hiểu đề.

75 = 24 (học sinh )
Số học sinh 11 tuổi là:
32 - 24 = 8 (học sinh)
Đáp số: 8 học sinh
Bước 4: Thử lại.
Hướng dẫn học sinh thử lại: 8 + 24 = 32
* Dạy bài toán tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
Đối với bài toán này tôi đã hướng dẫn giải bài toán theo các bước giải:
- Lấy giá trị phần trăm chia cho số phần trăm.
- Nhân thương đó với 100.
Hoặc: - Lấy giá trị phần trăm nhân với 100.
- Lấy tích chia cho số phần trăm.
* Ví dụ: Số học sinh khá của trường Vạn Thịnh là 552 em, chiếm 92% số học sinh
toàn trường. Hỏi trường Vạn Thịnh có bao nhiêu học sinh?
(BT1 - trang 78 - SGK Toán 5 )
______________________________________________________________
Nguyễn Văn Trường- Đơn vị: Trường Tiểu học Dương Thành, Phú Bình, Thái Nguyên.
17
Báo cáo: Sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”
__________________________________________________________________
Bước 1: Tìm hiểu đề.
- Tôi hướng dẫn các em đọc đề toán nhiều lần để tìm hiểu các dữ liệu tường
minh của bài toán.
+) Bài toán cho biết gì? ( Số HS khá 552 em chiếm 92% số HS cả trường).
+) Bài toán yêu cầu tìm gì? ( Trường đó có bao nhiêu học sinh).
- Tóm tắt bài toán:
HS khá trường 552 em : chiếm 92% số HS toàn trường.
Trường: học sinh?
Bước 2 : Lập kế hoạch giải.
- Làm thế nào để tính được số HS của trường Vạn Thịnh?

Nội dung dạy giải Toán ở Tiểu học có 5 mạch kiến thức gồm:
- Yếu tố số học.
- Yếu tố đại lượng và đo đại lượng.
- Yếu tố hình học.
- Yếu tố thống kê.
- Yếu tố giải toán có lời văn.
Môn Toán ở Tiểu học là một môn thống nhất, không chia thành phân môn. Hạt
nhân của nội dung môn Toán là số học (bao gồm các số tự nhiên,phân số,số thập
phân). Những nội dung về đại lượng cơ bản, yếu tố đại số,yếu tố hình học,giải toán
có lời văn được gắn bó chặt chẽ với hạt nhân số học, tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau giữa
______________________________________________________________
Nguyễn Văn Trường- Đơn vị: Trường Tiểu học Dương Thành, Phú Bình, Thái Nguyên.
19
Báo cáo: Sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”
__________________________________________________________________
các nội dung đó của môn Toán. Sự sắp xếp các nội dung trong mối quan hệ gắn
bó, hỗ trợ nhau với hạt nhân số học không làm mất đi hoặc mờ nhạt đi đặc trưng
của từng nội dung. Vì vậy ,dạy các yếu tố đại số,các yếu tố hình học,các đại lượng
cơ bản…vừa giúp cho việc chuẩn bị dạy học các nội dung có liên quan ở trung học
cơ sở ,vừa phục vụ cho dạy học nội dung trọng tâm của môn Toán ở Tiểu học. Đó
là sự thể hiện bước đầu quan điểm tích hợp cấu trúc nội dung môn Toán ở Tiểu
học.
Cấu trúc nội dung môn Toán ở Tiểu học quán triệt các tư tưởng của toán học
hiện đại và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh tiểu học. Sự phối
hợp hợp lí giữa số học với các đại lương cơ bản,yếu tố đại số,yếu tố hình học, giải
toán có lời văn là thể hiện tư tưởng coi trọng tính thống nhất của toán học.Việc
hình thành khái niệm số tự nhiên theo tinh thần của lí thuyết tập hợp và dần dần
hình thành các tính chất, đặc điểm của các phép tính… Căn cứ vào tâm sinh lí của
học sinh Tiểu học mà cấu trúc nội dung môn Toán cho phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của học sinh.

______________________________________________________________
Nguyễn Văn Trường- Đơn vị: Trường Tiểu học Dương Thành, Phú Bình, Thái Nguyên.
21
Báo cáo: Sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”
__________________________________________________________________
diện tích, thể tích của các hình. Điều này sẽ giúp học sinh có khả năng giải quyết
bài toán nhanh và chính xác.
- Giáo viên cần nắm bắt phương pháp giảng dạy mới phù hợp với nội dung
thay sách. Trước khi lên lớp, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài, tìm ra cách
truyền thụ kiến thức cho học sinh bằng con đường ngắn nhất và dự kiến các sai lầm
để giúp học sinh tiếp nhận kiến thức nhẹ nhàng, dễ hiểu và không có những sai lầm
đáng tiếc.
Ví dụ: Một khối kim loại có thể tích 3,2 cm
3
cân nặng 22,4 g. Hỏi một khối kim
loại cùng chất có thể tích là 4,5 cm
3
cân nặng bao nhiêu gam?
( Bài 3 trang 170 ).
Ở bài tập này, giáo viên phải yêu cầu học sinh chỉ ra được dạng toán có liên
quan đến “ quan hệ tỉ lệ” và sử dụng phương pháp giải “ rút về đơn vị”.
Đối với những dạng toán cơ bản, giáo viên cần cho học sinh nhận biết được
nó ngay sau khi phân tích đề bài để học sinh nhớ lại các bước giải dạng toán đó.
3.4. Tính hiệu quả:
Qua quá trình hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn theo hướng đi trên. Tôi
nhận thấy năm học 1013 - 2014 học sinh ở lớp 5B đã nắm chắc được trình tự giải
bài toán về Tìm số trung bình cộng; Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của
hai số đó; Bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó; Bài toán về tỉ số
phần trăm. Các em đã biết tóm tắt bài toán, biết tìm lời giải và phép tính đúng theo
______________________________________________________________

kỳ II
28 0 0 0 0 7
25 7 25 14 50
Cuối
kì II
28 0 0 0 0 6 21,4 8
28,6 14 50
Như vậy, với việc áp dụng kinh nghiệm "Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho
học sinh ở lớp 5" Bản thân tôi đã lựa chọn phương pháp và sử dụng các hình thức
dạy học phù hợp với đặc điểm, đối tượng học sinh gắn với từng nội dung của từng
bài cụ thể. Nhờ đó mà kết quả học tập môn Toán của lớp tôi được nâng lên rõ rệt
so với khảo sát đầu năm học.
______________________________________________________________
Nguyễn Văn Trường- Đơn vị: Trường Tiểu học Dương Thành, Phú Bình, Thái Nguyên.
23
Báo cáo: Sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”
__________________________________________________________________
4. Phạm vi áp dụng:
Xuất phát từ thực trạng và tầm quan trọng của toán có lời văn trong chương
trình Toán lớp 5, tôi đã mạnh dạn chọn mảng kiến thức này để tìm hiểu và tiến
hành áp dụng đối với học sinh lớp 5B- trường Tiểu học Dương Thành, do tôi giảng
dạy và chủ nhiệm trong năm học 2013- 2014.
5. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5 đã củng cố kĩ năng giải toán
với các bài toán hợp (có lời văn ) có đến 3, 4 bước. Cụ thể các dạng toán: “Tìm hai
số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó”, toán chuyển động đều. Việc dạy
học sinh giải tốt các loại toán trên là một vấn đề đang đề cập tới. Vì ngoài việc
củng cố kĩ năng thực hiện các phép số học cần phải củng cố kĩ năng tiến hành các
bước giải thông qua việc tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. Ngoài ra, thông qua quá
trình tóm tắt và giải các loại toán này còn rèn luyện cho học sinh khả năng diễn đạt

các đại lượng v v đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn
______________________________________________________________
Nguyễn Văn Trường- Đơn vị: Trường Tiểu học Dương Thành, Phú Bình, Thái Nguyên.
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status